Nguyên của nguyện là cái gốc của nguyện, mà thiếu nó lời nguyện sẽ trở thành lời nguyền, sự ám ảnh hay quán tính nghiệp.
- Buổi thiền ngày 1/3/2024
- Đề tài : Nguyện & Nguyền
- Người dẫn : Thu Hương
- Người thiền : Họ L. N.
Có nghiệp quả chu di, giữa hai nhánh của chi họ, một nhánh mạnh về âm và một nhánh mạnh về hình. Hai nhánh đều có rất nhiều mảnh làm ma mà giết lẫn nhau và nguyền lẫn nhau, không thể về lại cây dòng họ, khiến cho chi họ bi suy.
Lời nguyền : “Không thằng nào cản trở được sinh tồn của tao”
Truy nguyên lời nguyền “Không thằng nào cản trở được sinh tồn của tao” gặp
– Lời nguyền : “Thằng nào cản trở sinh tồn của tao sẽ phải chết”
– Lời nguyện bình an
===
Dòng nghiệp của lời nguyền : “Thằng nào cản trở sinh tồn của tao sẽ phải chết”
Đời 1.
– Nhánh mạnh về hình, nhánh “Nguyên” ở các vị trí lãnh đạo phong trào yêu nước và giải phóng dân tộc
– Nhánh mạnh về âm, nhánh “Lê” có nhiều người, nhiều đời làm Việt gian, làm mật thám và báo tin cho quân địch giết hết người trong cùng họ thuộc nhánh “Nguyên” trên.
Nhánh Nguyên có lời nguyện quyết hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ truyền thống Tổ tiên. Lời nguyện này là cái lề, một nguyên tắc sống xuyên các đời đầu thai của nhóm này. Nhánh này có nhiều người và nhiều đời ở vai trò lãnh đạo phong trào bảo vệ đất nước, hiển lộ với số đông. Khi bị phản bội, nhánh yêu nước coi nhánh Việt gian là bọn giặc, nguyền cho bọn này chết không có chỗ chôn trên mảnh đất quê hương.
Nhánh “Lê” có lời nguyền “Không thằng nào cản trở được sinh tồn của tao”, và cho rằng việc chống lại quân xâm lược là lấy yếu chống mạnh, là kéo nhau vào chỗ chết, không thức thời. Nhánh này xuyên đời làm Việt gian, đi theo quân xâm lược, chống lại nhánh kia. Nhánh này chuyên chơi ném đá giấu tay, lẩn trốn.
Người của nhánh Nguyên sau khi hy sinh thường đứng trấn hết các đền thờ mà đời sau lập ra cúng họ theo lời nguyện bảo vệ truyền thống Tổ tiên và ở các điểm trọng yếu trên đất nước theo lời nguyện bảo vệ Tổ quốc lúc sống, cho nên rất nhiều người trong số họ không siêu thoát được.
Nhiều người của nhánh Lê, khi chết thành ma vẫn cứ ám ảnh về việc lẩn trốn. Những con ma luôn trong tình trạng chay trốn chiến tranh, họ trốn cả phe địch mà lúc sống họ cộng tác và trốn cả phe ta, cả những người trong dòng họ, mà lúc sống họ giết.
Đời 2 : Giai đoạn Hậu Lê
Các anh em ruột và anh em họ giết nhau trong cuộc chiến ngôi vị.
– Nhóm Nguyên công khai thể hiện bản thân và muốn lên làm vua
– Nhóm Lê không muốn lên làm vua nhưng cũng không yên tâm khi nhóm Nguyên nên làm vua, nên âm thầm câu kết với thế lực ngoài để giết dần nhóm Nguyên
Rất nhiều đời khác tương tự.
===
Đi theo nhánh Lê, nghiêp quả đi cùng lời nguyền : “Thằng nào cản trở sinh tồn của tao sẽ phải chết”
Đời 3 : Đời dân tộc thiểu sổ vùng Tây Nguyên
Một người nhánh “Lê” đưa giặc Pháp vào giết sạch làng mình. Người này nghĩ rằng giặc Pháp vừa mạnh, vừa tân tiến, hiện đại, giặc Pháp đại diện cho xu thế mới, thời đại mới, còn làng mình vừa nhỏ, vừa yếu, vừa lạc hậu, sớm muộn cũng bị giặc Pháp giết sạch, cho nên mình chủ động đưa Pháp vào thì còn giữ được mạng của mình, còn có đường để sống.
Toàn bộ dân làng nguyền rủa tên phản bội này.
Đời 4 : Cách mạng văn hoá
Đứa con nhánh “Lê” đưa người giết đến hết gia đình mình.
Đêm trước đó, nó gặp mẹ và bảo rằng “Tôi nể bà là mẹ tôi, tôi mới nói. Bà thức thời thì đi theo tôi, làm theo tôi, hỗ trợ tôi, nếu không thì cũng nên trốn đi thì có có đường sống”. Bà mẹ hận thằng con đến xương tuỷ, nhưng nghĩ nó chỉ doạ, nên bà thách nó dám làm những việc nó nói, bà bảo bà không đi đâu hết, có chết bà cũng quyết ở đây chờ nó xem nó dám làm gì. Nó bảo bà mẹ rằng bà là người cổ hủ, nói không nghe, người thức thời chỉ cho cũng không hiểu, mai tôi đưa người đến đây, bà không trốn thì đừng có ân hận.
Trước khi chết, người mẹ nguyền đứa con : Tao không sinh ra đứa con như mày, tao không có đứa con như mày. Tao nguyền mày chết không có nơi chôn, không bao giờ về được với tổ tiên ông bà.
===
Trong dòng nghiệp của lời nguyện bình an, nhánh Lê liên tục cảm thấy bất an
Đời 1. Ở Trung Quốc
Có 1 anh nho sỹ có ám ảnh về an toàn. Anh này cho rằng cứ cái gì trung bình là tốt, cứ cái gì thái quá là không tốt, mình cứ không có gì nổi bật là an toàn nhất. Sau khi đỗ một chức nhỏ, anh ta dừng lại và cưới một cô vợ. Sau một thời gian chung sống anh ta thấy vô cùng bất an vì cô vợ vừa xinh đẹp, vừa công dung ngôn hạnh, thực sự vượt xa anh ta. Thế là anh ta tìm cách cưới một cô trung bình rồi tìm cớ bỏ đi chỗ khác sống với cô vợ sau này. Cô vợ đầu rất đau khổ hoàn toàn không hiểu gì cả.
Đời 2. Ở Nhật
Có 1 anh nhân viên làng nhàng nhưng luôn thoải mái với công việc, mà anh nghĩ là an toàn và ổn định. Nào ngờ, sếp rất quý anh ta nên thường xuyên công khai khen ngợi anh ta trước đám đông, từ đó anh ta bị ghét. Anh ta cảm giác rất bất an, nên càng cố gắng chăm chỉ và khiêm nhường hơn. Càng như vậy, anh ta lại càng bị bảo là thằng xu nịnh, thằng hai mặt. Biết thế kẹt của anh ta, sếp quyết định thăng chức cho anh ta. Không từ chối được, anh ta đành nhận chức mới, nhưng anh ta vô cùng bất an ở cái vị trí cao không tới, thấp không xong, chịu sức ép từ cả hai phía này. Thế là anh ta bỏ việc, xin vào làm một công ty khác, nhỏ hơn, vị trí thấp hơn, lương thấp hơn, để tìm lại cảm giác an toàn. Nhưng chỗ nào không hiểu sao anh ta luôn bi chú ý, thế là để có được cảm giác an toàn, anh ta liên miên đổi việc, để luôn được ở vị trí rất thấp mà không ai biết đến trong công việc.
Rất nhiều đời khác tương tự
===
Truy nguyên “lời nguyện bình an” về một đời cổ xưa vào thời kỳ kiến tạo của Trái đất.
Mảnh gốc của nhánh Lê là con của bà Chúa xứ (không xem được xứ nào).
Trong lúc các anh chị nghịch ngơm chơi đùa, nó chỉ muốn quanh quẩn bên mẹ. Nó thích nghịch cát, xếp cát thành các hình, rất kỳ công. Nhưng các anh chi nghịch chạy qua, chạy lại thì cái hình cát nó xếp lại hỏng mất, nó lại phải xếp lại. Nó cứ xếp, các anh chi cứ “phá”. Chán quá nó chạy đi mách mẹ. Mẹ chỉ cười, bảo hỏng cái này thì con hãy xếp cái khác. Nhưng cái khác cũng sẽ lại bị phá thôi, nó không muốn thế, nó cảm giác rất là bất an.
Sau đó có tin một đợt tấn công Trái đất, mảnh Lê rất lo lắng hỏi mẹ có đi trốn không thì cho nó đi trốn với. Mẹ bảo rằng đây là nhà mình, nơi khác là nhà của người khác, mình có trốn cũng chỉ trốn ở chính chỗ này thôi. Nếu có người tấn công nhà mình thì mình sẽ bảo vệ. Nghe nói bị tấn công, phải bảo vệ, nó càng bất an hơn. Mẹ bảo nếu con không muốn bảo vệ, thì hãy theo các anh chị vui chơi hay làm bất kỳ điều gì con muốn. Nhưng trước đây nó không muốn vui chơi, giờ lại càng chẳng muốn vui chơi. Thấy mẹ chẳng đi đâu cả, nên nó miễn cưỡng ra nhập đội bảo vệ để được ở gần mẹ, bởi vì đúng như mẹ nói, nó chẳng biết trốn đi đâu và trốn ai.
Sau đó xảy ra chiến tranh ác liệt. Chẳng thấy mẹ đâu nữa, nó thấy bất an tràn ngập. Bên địch rất mạnh, càng đánh quân ta càng thương vong nhiều hơn, cuối cùng mẹ nó phải rút xuống lòng đất. Đội bảo vệ lại càng quyết tử bảo vệ mảnh đất, mà cũng là bảo vệ chính mình và bảo vệ mẹ. Không thấy mẹ đâu, nó rất sợ, nó nghĩ mẹ trốn mất rồi, nên nó cũng tìm cách chạy trốn, nó muốn tránh xa cả phe tấn công lẫn phe bảo vệ, nó muốn đi tìm mẹ, nhưng chẳng biết mẹ ở đâu.
Nó đi mãi đi mãi, cô đơn trên những con đường dài. Cứ chỗ nào có dấu hiệu chiến tranh là nó chạy trốn, mà chỗ nào cũng có chiến tranh. Đi mãi, đi mãi như vậy, cuối cùng nó quên mất mục tiêu là đi tìm mẹ. Nó chỉ còn cảm giác phải đi trốn, đi trốn, trốn đi đâu không biết. Thậm chí nó quên cả khát vọng về sự bình an, mà chỉ còn cảm giác bất an, mà thúc đẩy bước chân nó đi mãi.
Một ngày nó đến một nơi dường như chưa có chiến tranh. Mệt mỏi quá, nó dừng lại xin ở nhờ. Biết nó chạy trốn chiến tranh, người dân ở đó thương lắm, đùm bọc nó như người nhà. Nó sống ở đó rất hạnh phúc. Nhưng chỉ được một thời gian ngăn thì chiến tranh cũng lan đến chỗ đó. Người dân nơi này cũng lại bàn nhau bảo vệ nơi mình sống. Nó muốn bảo người dân là sao không hợp tác với quân tấn công, cho nó làm gì cũng được, miễn sao mình được sống bình an, nhưng nó chả dám nói, vì sợ bị phản đối. Nó cũng sợ rằng nếu mình thân thiết với mọi người thế này, nhất định là phải về phe bảo vệ. Thế là nó lại lặng lẽ bỏ đi.
Cứ như vậy nó lang thang hết nơi này đến nơi khác, không nơi nào nó có được sự bình yên.
Một ngày nó bị quân địch bắt, nó bảo nó chẳng biết gì, quân địch bảo nó làm gì thì nó xin làm, nó chỉ nguyện được bình an
Quân địch bảo nó đứng ra làm trung gian giúp hai bên đạt được thoả thuận hợp tác và chấm dứt chiến tranh để tất cả được cùng sinh sống bình an. Sau đó nó được thả tự do.
Thoát được quân địch, nó mừng quá, mừng hơn là hoá ra quân địch không đáng sợ, mà cứ phải chạy trốn mãi.
Nó thấy đánh nhau với kẻ mạnh, bảo vệ trong thế yếu là điều nguy xuẩn. Nó thấy hợp tác với kẻ mạnh, mới là con đường sống, mới là bến bờ bình an. Thế là nó nguyện sẽ giúp quân ta hợp tác với quân địch, để tất cả được bình an.
Không biết mình đã bị quân địch cài chip, nó tìm cách quay lại nơi đã cưu mang nó, để xem tình hình chỗ đó ra sao và cũng để thuyết phục người dân ở đó hợp tác với quân địch. Khi được chào đón trở về nơi ở cũ, nó thật thà kể lại câu chuyện xảy ra với mình. Đội bảo vệ không muốn làm theo phương án đầu hàng và hợp tác. Chán nản nó định bỏ đi, trong lòng lại dậy lên cảm giác bất an.
Nào ngờ ngay khi nhận ra nó sẽ bỏ đi, quân địch kích chip cùng ngòi kích nổ gắn sẵn trên người nó, đồng thời tấn công nơi ở của quân ta theo định vị của nó.
Nó chết, mà không hề biết mình chết vì cái gì, chỉ còn ước nguyện mơ hồ về việc để được bình an thì cần hợp tác với quân địch, mà nó mang theo suốt các kiếp sau.
===
Thu Hương :
– Thứ 1 : Nhân vật chính quên mất khởi nguyên của lời nguyện của mình là tìm được mẹ và ở bên mẹ.
– Thứ 2 : Nhân vật chính đã nguyện bình an với … quân địch, đối tượng gốc đem lại sự bất an cho mình.
– Thứ 3 : Lời nguyện đích thực phải luôn phải tự nguyện và luôn phải gắn với động lực tự thân nhưng ở đây nhân vật chính lại kỳ vọng rằng đối tượng bên ngoài là cái gốc cho mình sự bình an
– – – đối tượng hàng đầu nhân vật chính kỳ vọng đem lại bình an cho chính mình là quân địch
– – – đối tượng tiếp theo nhân vật chính kỳ vọng đem lại bình an cho chính mình là những người hợp tác với quân địch
Kết quả : Lời nguyện bình an của nhân vật chính đã biến thành lời nguyền bất an cho chính bản thân người này và lời nguyện hợp tác với quân địch, hợp tác với kẻ mạnh, để tìm được bến bờ bình an, mà đi theo người này đi xuyên bao kiếp luân hồi.
Đây là một ví dụ về một lời nguyện bị chuyển hoá
– Lời Nguyên (bình an) —> Lời Nguyền bản thân
– Lời Nguyện (bình an) —> Lời Nguyến vì tạo ra cam kết hành động với đối tượng bên ngoài
– Lời Nguyện (bình an) —> Lời Nguyển vì loạn đối tượng