THĂNG LONG TỨ XỨ & 12 SỨ QUÂN

Loading

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta được học về sử về thời kỳ Loạn 12 sứ quân.
Một ngày khi lớn lên, chúng ta có thể thấy rằng thời kỳ này không hề loạn hơn những thời kỳ, mà chỉ có một ông vua đứng đầu. Thời kỳ mà chúng ta gọi là loạn lạc này, kinh tế, xã hội và đặc trưng của nhiều địa phương được phát triển tốt, và vì điều này một số vị sứ quân như Trần Lãm còn được dân thờ nhiều hơn cả vua Đinh Tiên Hoàng, con nuôi của ông.
Bản chất của cuộc sống là 9 người 10 ý, trong khi bản chất của phong kiến tập quyền là triệu người đều theo ý vua. Thực ra là nhiều người đâu có muốn theo ý một người, nhưng bị bắt phải theo, hoặc dân cứ sống đời dân, vua làm việc vua, quyền lợi song hành được đến đâu thì tốt, mà không thì sẽ có đánh nhau.
Một trong những đặc điểm của công nguyên là tập trung quyền lực, tập trung đất đai, tập trung của cải, tập trung quản trị. Những quốc gia tập trung mạnh sẽ bành trướng và đè bẹp các quốc gia phân tán hơn, rồi đồng hoá thậm chí xoá sổ chúng. Điều đó bắt buộc nhiều quốc gia đều phải tập trung hơn để sinh tồn, cho dù điều này có thể khác với bản chất dân tộc của họ.
Nhưng bên dưới bề ngoài tập trung luôn luôn là sự phân tán và đa dạng của chủng tộc, ngôn ngữ, văn hoá và lối sống. Nếu không có sự đa dạng ấy, những quốc gia tập trung quá mức rồi sẽ tự nội chiến, tự tan rã. Ngoài ra một thằng mạnh về tập trung đánh một thành có tính đa dạng, phân tán và linh hoạt hơn, như Trung Quốc đánh Việt Nam, Việt Nam đánh Chămpa thì thằng tập trung dễ thắng về mặt quân sự, đất đai và chính quyền, nhưng dòng máu, văn hoá, tập tục của thằng bị tấn công sẽ tràn sang, hoà vào và phân tán bên trong thằng bị tấn công. Trong một tương tác lớn như chiến tranh, anh không thể toàn thắng, anh thắng mặt này thì anh phải “thua” mặt khác.
Cứ nhìn vào lịch sử Trung Quốc, cái mà chúng ta cho là một nhà nước, một đất nước Trung Quốc thống nhất từ thời Tần Thuỷ Hoàng có thể siêu ảo, vì các quốc gia thống nhất kiểu này hầu như chẳng tồn tại bao lâu trong lịch sử, so với các thời kỳ đa quốc gia hay nội chiến. Đó là còn chưa kể nhiều điều trong lịch sử mà chúng ta được đọc khác xa hiện thực, bởi vì lịch sử được đưa ra bởi các thế lực tập trung luôn là lịch sử phục vụ sự tập trung đó, đôi khi thậm chí thường xuyên ở mức xuyên tạc sự thật. Khi chúng ta đến từng địa phương, chúng ta sẽ có cơ hội được chạm vào sự thật của thiên nhiên, của xã hội, của con người sống động và chân thực hơn nhiều những trang sách.
Vấn đề nữa là nếu dòng máu của chúng ta là người Việt, thì chúng ta có sang Trung Quốc sống hay sống ở đất nước chúng ta mà rơi vào giai đoạn bị đô hộ bởi Trung Quốc thì dòng máu của chúng ta vẫn vậy, nghĩa là chúng ta vẫn là người Việt. Còn nếu một người định nghĩa người ấy theo lãnh thổ sinh sống, ví dụ người Trung Quốc, thì nếu anh chuyển sang lãnh thổ khác sinh sống lâu dài, hoặc lãnh thổ của anh mơ rộng quá mức độ, anh sẽ không còn biết mình là ai. Cho nên việc nói cái này cái kia là của Trung Quốc hay sinh ra từ Trung Quốc rất nhiều khi là hoàn toàn vô nghĩa.
Một điều hiển nhiên là các vị sứ quân mà không đóng đô ở nơi phù hợp, không chăm lo cho dân, thì họ sẽ chết trước, nên vì quyền lợi của chính bản thân, họ phải chăm lo đời sống người dân mà họ cát cứ, cho nên gần như chắc chắn, vua không lo được cho dân địa phương bằng sứ quân. Một số sứ quân là hiện thân của các vị thần bản thổ hay thành hoàng bản cảnh, là con của mẹ xứ sở Thăng Long tứ xứ, và họ được thờ như vậy.
Nếu không có các sứ quân phát triển các xứ trước, làm nền móng địa phương mạnh thì Đinh Bộ Lĩnh cũng không thống nhất được đất nước hoặc sự thống nhất quá sớm thì tạo ra một quốc gia tổng thể yếu vì bộ phận nào cũng yếu, thì nó rồi cũng tan rã để phát triển tiếp các bộ phận cho đến lúc chín muồi.
Hãy cứ hình dung rằng, thời kỳ 12 sứ quân, là lúc bông hoa Thăng Long nở rộ nhất, rực rỡ nhất, ngào ngạt nhất, để rồi sau đó kết quả thành thời kỳ độc lập và thống nhất của các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần …
Một ngày nào đó, sự tập trung trở nên quá đà, Việt Nam, Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào sẽ lại có các sứ quân.
Chúng ta hãy cùng nhìn lại giai đoạn lịch sử rất đặc biệt này và các sứ quân, những vị anh hùng địa phương, mà được ghi nhớ và thờ phụng, gồm
– Thời kỳ Tĩnh Hải Quân tính từ nhà họ Khúc, họ Dương, họ Kiều và họ Ngô thay nhau nắm quyền
– Thời kỳ 12 sứ quân
– Thời kỳ Đinh Bộ Lĩnh
===
TĨNH HẢI QUÂN : THỜI HỌ KHÚC (nắm quyền 905 – 923 hoặc 930)
Họ Khúc truyền nối làm chức Tiết độ sứ gồm 3 đời : Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ. Tiết độ sứ là chức danh quản lý Tĩnh Hải Quân (tên đất nước ta thời đó) do nhà Đường (618-907 đặt ra), nhưng nhà Đường lúc này đã đi vào giai đoạn cuối, không còn đủ sức quan tâm đến khu vực phía Nam, nên bản chất chính quyền của họ Khúc là chính quyền độc lập của người Việt. Thủ phủ được đặt ở thành Đại La (thành Tống Bình cũ), nay là Hà Nội, như các đời Tiết độ sứ trước.
– Khúc Thừa Dụ (sinh 830 – mất 907, trị vì 905 – 907)
– – – Phía Đông Bắc : Nhà Đường (618-907) ở giai đoạn cuối, chuẩn bị chuyển sang nhà Hậu Lương
– – – Phía Đông Nam : Chiêm Thành (859 hoặc 875–1471)
– Khúc Hạo (sinh 860 – mất 917, trị vì 907 – 917)
– – – Phía Bắc : Nhà Hậu Lương (907-923) chiếm An Nam từ nhà Đường
– – – Phía Đông Nam : Chiêm Thành (859 hoặc 875–1471)
– Khúc Thừa Mỹ (sinh ??? – mất 931, trị vì 917 – 923 hoặc 930)
– – – Phía Bắc : Nhà Hậu Lương (907-923)
– – – Phía Đông Bắc : Nam Hán (917 – 971) chiếm An Nam từ nhà Hậu Lương
– – – Phía Đông Nam : Chiêm Thành (859 hoặc 875–1471)
Đền thờ & lăng mộ
– Đền Cúc Bồ ở thôn Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, thờ Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo và Khúc Thừa Mỹ (Đây là quê hương của Khúc Thừa Dụ)
Khúc Thừa Dụ là người mở đầu cho thời kỳ độc lập dân tộc lâu dài của người Việt. Điều đáng nói nữa là ông được suy tôn là Chúa. Ông là Tiên Chúa đầu tiên ở phương Bắc, sau đó Ngô Quyền cũng được gọi là Ngô Tiên Chúa, và sau này có Chúa Tiên Nguyễn Hoàng ở phương Nam.
Khúc Hạo là người đã thực hiện cái hành chính toàn diện đầu tiên. Hành chính Tĩnh hải quân cơ bản gồm 12 châu và 1 châu tự trị
– Giao châu tương đương với vùng phía nam sông Hồng và sông Đuống, thuộc Hà Nội, Bắc Ninh, một phần Hưng Yên
– Lục châu tương đương gồm một phần phía nam Khâm Châu (Quảng Tây, Trung Quốc) và dải đất dọc biển của tỉnh Quảng Ninh hiện nay. Miền núi tỉnh Quảng Ninh vẫn là các châu ki mi (ràng buộc lỏng lẻo)
– Phong châu: được xác định vị trí ở ngã ba Bạch Hạc, phần dưới thung lũng sông Chảy, sông Thao và sông Đà.
– Trường châu được xác định vị trí tương đương miền Nho Quan, Yên Khánh tỉnh Ninh Bình.
– Ái châu tương đương tỉnh Thanh Hóa
– Diễn châu tương đương miền bắc Nghệ An gồm các huyện Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Quỳ Châu
Hoan châu tương đương các huyện phía nam Nghệ An và một phần tỉnh Hà Tĩnh
– Phúc Lộc châu được xác định vị trí tại phía nam Hà Tĩnh và Quy Hợp, Ngọc Ma phía bắc Hoành Sơn
– Thang châu: Được xác định vị trí ở gần Ung châu, tức thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc
– Chi châu: được xác định là huyện Hàn Thành, phủ Khánh Viễn, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc
– Vũ Nga châu: được xác định vị trí tại phủ Khánh Viễn tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc
– Vũ An châu: Được xác định vị trí tại phủ Thái Bình, Quảng Tây, Trung Quốc
– Các châu ki mi: vùng Quy Hóa, Cam Đường, Yên Bái, Lào Cai, thượng du sông Đà, châu Bình Nguyên ở Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn hiện nay.
Lãnh thổ này bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, kéo dài tới phía bắc dãy Hoành Sơn, thêm một phần phía tây nam tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc hiện nay
Các câu hỏi là
– Hồng Châu, quê hương của Khúc Hạo nằm ở đâu trong bản đồ 12 châu ? Hồng châu (châu Hồng) là một châu thuộc quận Giao Chỉ thời thuộc Đường nằm gọn vào huyện Chu Diên. Tên Hồng Châu hay Hồng Lộ xuất hiện vào thời Lý – Trần. Đến cuối Trần đầu Hậu Lê thì Hồng Châu chia thành Thượng Hồng và Hạ Hồng. Thượng Hồng là Cẩm Giàng, Bình Giang, Yên Mỹ, Văn Lâm ngày nay. Hạ Hồng gồm: Tứ Kỳ, Gia Lộc, Ninh Giang, Thanh Miện ngày nay. Sang đời Quang Thuận nhà Hậu Lê (1460 – 1469) phủ Hạ Hồng quản 4 huyện: Trường Tân (Gia Lộc), Tứ Kỳ, Thanh Miện, Vĩnh Lại (gồm Ninh Giang, Vĩnh Bảo). Năm Minh Mạng thứ 3 (1822) phủ Hạ Hồng mang tên mới là phủ Ninh. Như vậy, Hồng Châu xưa bao gồm một phần đất của tỉnh Hưng Yên, một phần đất của Hải Dương và một phần của Hải Phòng bây giờ.
– 4 châu biến mất đến thời Ngô Quyền là lý do gì ?
– Biến động các châu tự trj ra sao ?
===
TĨNH HẢI QUÂN : THỜI DƯƠNG ĐÌNH NGHỆ (nắm quyền 931 – 937)
Dương Đình Nghệ (sinh 874 – mất 937), ban đầu làm tướng cho Khúc Hạo.
Năm 931, ông dẫn quân từ Thanh Hoá quê hương ông và cũng là nơi ông được giao cai quản, đánh quân Nam Hán, giải phóng thành Đại La, rồi xưng Tiết Độ Sứ, chức vị trông coi các châu hơn là vua, đóng đô ở thành Đại La.
Sau 6 năm cầm quyền, ông bị giết bởi người dưới quyền, Kiều Công Tiễn
Biên giới
– – – Phía Đông Bắc : Nhà Nam Hán (917-971)
– – – Phía Đông Nam : Chiêm Thành (859 hoặc 875–1471)
Đền thờ & lăng mộ
– Đền thờ ở Dương Xá, nay là phường Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa
Dòng họ Dương là dòng họ giữ sợi dây xuyên suốt thời kỳ này, dù họ chỉ làm vua 2 lần, trong thời gian ngắn ngủi chen với nhà Ngô. Hầu hết các nhân vật quan trong giai đoan này đều lấy vợ họ Dương bao gồm Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn (lấy Dương Vân Nga).
===
TĨNH HẢI QUÂN : THỜI KIỀU CÔNG TIỄN (nắm quyền 937–938)
Kiều Công Tiễn (sinh 870 – mất 938) sau khi giết Dương Đình Nghệ, ông cai trị dưới chức danh Tiết độ sứ, vẫn đóng đô ở Đại La.
Ngô Quyền con rể của Dương Đình Nghệ phát lời kêu gọi hào kiệt khắp nơi, tập hợp quân đội, quyết giết Kiều Công Tiễn. Bị cô lập Kiều Công Tiễn cầu viện nhà Nam Hán. Quân Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn trước, sau đó đón đánh quân và đại thắng quân Nam Hán ở cửa biền Bạch Đằng.
Biên giới
– – – Phía Đông Bắc : Nhà Nam Hán (917-971)
– – – Phía Đông Nam : Chiêm Thành (859 hoặc 875–1471)
===
TĨNH HẢI QUÂN : THỜI NGÔ QUYỀN (939 – 944)
Ngô Quyền (sinh 898 – mất 944) lên ngôi vua, chứ không xưng tiết độ xứ như họ Dương và họ Khúc. Ông cũng không đóng ở Đại La mà dời về Cổ Loa.
Một bí ẩn thời Ngô là lãnh thổ Tĩnh Hải Quân đến thời Ngô, bỗng nhiên từ 12 châu chuyển thành 8 châu
– Giao Châu
– Lục Châu
– Phúc Lộc
– Phong Châu
– Trường Châu
– Ái Châu
– Hoan Châu
– Diễn Châu
Các châu ky my, châu tự trị các tù trưởng nắm giữ từ thời nhà Đường ở phía Tây không thuộc danh sách này. 4 châu phía Đông Bắc đã chuyển sang nhà Nam Hán và ở bên Trung Quốc cho đến tận ngày nay.
Biên giới
– – – Phía Tây Bắc : Nhà Đại Lý (937 –1253)
– – – Phía Đông Bắc : Nhà Nam Hán (917-971)
– – – Phía Đông Nam : Chiêm Thành (859 hoặc 875–1471)
– – – Phía Tây : các châu ky my, châu tự trị các tù trưởng nắm giữ từ thời nhà Đường không thuộc
Di tích
– Bãi cọc Bạch Đằng.
Lăng mộ
– Lăng Ngô Quyền ở thôn Cam Lâm làng Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.
Đền thờ : nhiều nhất là ở quê hương ông Đường Lâm, Sơn Tây và ở Hải Phòng nơi ông đánh trận Bạch Đằng
– Đền thờ Ngô Quyền (Cam Lâm, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) thờ Ngô Quyền.
– Đền Già (Dị Chế, Tiên Lữ, Hưng Yên) thờ Ngô Quyền và Hoàng hậu Dương Thị Vy.
– Đền Vương (Thị trấn Vương, Tiên Lữ, Hưng Yên) thờ Ngô Quyền và Hoàng hậu Dương Thị Vy.
– Đình Ngô Xá (Nguyễn Xá, Bồ Đề, Bình Lục, Hà Nam) thờ Ngô Quyền và Hoàng hậu Dương Thị Vy.
– Đình Hiền Lương (An Tiến, Mỹ Đức, Hà Nội) thờ Ngô Quyền.
– Đình Thượng Tiết (Đại Hưng, Mỹ Đức, Hà Nội) thờ Ngô Quyền.
– Đền Trạng Chiếu (Hải Triều, Tân Lễ, Hưng Hà, Thái Bình) thờ Ngô Quyền và Phạm Đôn Lễ.
– Đình Hải Triều (Tân Lễ, Hưng Hà, Thái Bình) thờ Ngô Quyền.
– Đền Chẹo (Nam Cường, Tam Nông, Phú Thọ) thờ Ngô Quyền.
– Đình Ninh Xá, xã Lê Ninh, TX Kinh Môn, Hải Dương thờ Ngô Quyền và Phùng Hưng.
– Đình Hàng Kênh, phường Hàng Kênh, quận Lê Chân, Hải Phòng thờ Ngô Vương Quyền
– Đền thờ Ngô Quyền (Thị trấn Mỹ Đức, Thủy Nguyên, Hải Phòng) thờ Ngô Quyền.
– Đình Lạc Viên (108 Lạc Xuân Đài, Lạc Viên, Ngô Quyền, Hải Phòng) thờ Ngô Quyền.
– Đình Phụng Pháp, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải Phòng thờ Ngô Vương Quyền
– Đình Nam Pháp, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, Hải Phòng thờ Ngô Vương Quyền
– Miếu Trung Hành, phường Đằng Lâm, quận Hải An, Hải Phòng thờ Ngô Vương Quyền
– Miếu Xâm Bồ, phường Nam Hải, quận Hải An, Hải Phòng thờ Ngô Vương Quyền.
– Ngoài ra các di tích đình miếu thuộc các làng cổ tại Quận Hải An, Hải Phòng đều thờ Đức Ngô Vương Thiên Tử làm thánh thành hoàng.
Rất nhiều bộ tướng của ông được phong thần và được thờ như các vị thần lớn trên khắp đất nước Việt, đặc biệt ở Hải Phòng nơi ông đánh trận Bạch Đằng
– Nguyễn Tất Tố (913 – 984) người làng Gia Viên (thuộc nội thành Hải Phòng ngày nay)
– – – Đền Cấm, Hải Phòng
– Đào Nhuận người làng Gia Viên (tên gọi khác là Da Viên hay làng Cấm thuộc nội thành Hải Phòng ngày nay), ông là người tham gia vào trận thủy chiến trên cửa sông Bạch Đằng năm 938.
– Ba anh em họ Lý ở làng Hoàng Pha (nay thuộc xã Hoàng Động, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) là Lý Minh, Lý Khả, Lý Bảo
Đền thờ các tướng lĩnh
– Đền Cấm, Hải Phòng
– Đình Đông Khê, phường Đông Khê, quận Ngô Quyền, Hải Phòng, thờ Ngô Vương Thiên Tử cập tùy tòng tướng lĩnh
– Đình Gia Viên
– Từ Lương Xâm (Nam Hải, An Hải, Hải Phòng) đại bản doanh của nghĩa quân thờ Ngô Vương Quyền cùng các tướng lĩnh.
BÀ CHÚA NĂM PHƯƠNG (BÀ CHÚA VŨ QUẬN)
Tất cả các ngôi đình, đền thời Đức vương Ngô Quyền ở Hải Phòng đều có phối hưởng thờ bà Chúa Vũ Quận, người được coi là Thánh Chúa Bản Cảnh Hải Phòng, có tích đầu thai thời Ngô Quyền, có công đánh trận Bạch Đằng, được phong tước
– Năm ngôi miếu cổ , có sắc phong của các triều Vua cho Thánh Chúa Bản Cảnh Hải Phòng
– – – Đền Tiên Nga (địa chỉ 53 Lê Lợi, phường Máy Tơ, Quận Ngô Quyền)
– – – Chùa Cấm thuộc Phố Cấm, Hải Phòng (tên tự: Cấm Giang Bản Cảnh Linh Từ hay Linh Quang Tự) chùa được xây trên nền nhà của Chúa bà;
– – – Miếu Chúa Bà Vườn Hoa Chéo, trên đường Trần Hưng Đạo, Hải Phòng
– – – Miếu Chúa tại Cây đa Mười ba gốc, xóm Trại, phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền
– – – Miếu Chúa Bà trong Khách Sạn Harbour View nằm ở đường Trần Phú có ngôi đền tên chữ là “Bảo Phúc Linh Từ”.
– Bà còn được người dân xã Chính Mỹ, huyện Thủy Nguyên thờ phụng tại miếu Đông Bến như một vị thành hoàng làng vv…
– Một số ngôi điện nhỏ trước đây cũng thờ phụng chân nhang Chúa Bà như Đền Cây Cậy (Ngõ Đặng Kim Nở), Đền Thái Hòa (Hạ Lý) , Đền Đồng Lùn (Lê Lợi),… .
===
TĨNH HẢI QUÂN : THỜI DƯƠNG TAM KHA (944 – 950)
Dương Tam Kha (sinh ??? – mất 980) truất ngôi vua của Ngô Xương Ngập, nhưng lại nhận Ngô Xương Văn em trai của Ngô Xương Ngập làm con nuôi, để sau truyền ngôi.
Sau khi bị Ngô Xương Văn lật đổ, năm 953, Dương Tam Kha cùng gia quyến và thuộc hạ tiếp tục đi xuống phía Nam để khai khẩn vùng đất mới, Giao Thủy (Nam Định). Tại đây, ông đã đổi tên là Dương Tùng Khuê. Ông còn khuyến khích việc khai khẩn đất hoang ở Cổ Lễ hay còn gọi là Cổ Lĩnh (nay thuộc huyện Trực Ninh, Nam Định), lập ra các làng trại là Tùng Khê, Trúc Khê, Lệ Khê, Lộ Khê và Nga Khê. Ông đã dạy dân canh tác, đắp đê phòng lụt, khai khẩn sông ngòi, làm thủy lợi, tạo điều kiện cho nhân dân sản xuất. vùng đất và Cổ Lễ (Nam Định).
Năm 980, ông trở về quê cũ làng Giàng (Dương Xá, Thiệu Hoá, Thanh Hoá) và mất tại đây. Sau khi ông mất, dân làng đã lập đền thờ tôn ông làm “Dương cảnh phúc thần”.
Ông chính là cha của hoàng hậu Dương Vân Nga và ông ngoại của Đinh Phế Đế và ông còn sống tới lúc gả bà cho Đinh Bộ Lĩnh năm 966.
Biên giới
– – – Phía Bắc : Nhà Nam Hán (917-971)
– – – Phía Đông Bắc : Nhà Tống (960 –1279)
– – – Phía Tây Bắc : Nhà Đại Lý (937 –1253)
– – – Phía Đông Nam : Chiêm Thành (859 hoặc 875–1471)
Đền thờ & lăng mộ
– Lăng mộ & đền thờ Bình Vương Dương Tam Kha tại thôn Thành Đạt xã Thiệu Long huyện Thiệu Hóa
– Nhân dân nhiều nơi ở Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định và Thanh Hóa đã xây dựng đền thờ, tôn thờ ông là Thành Hoàng làng.
– – – Đền Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, Nam Định
===
TĨNH HẢI QUÂN : THỜI NGÔ XƯƠNG VĂN (950 – 965)
– Ngô Xương Văn (sinh 934 – mất 965), ông lật đổ Dương Tam Kha, lên ngôi vua đóng đô ở Cổ Loa
– – – Trị vì cùng anh trai : 950 – 954
– – – Trị vì một mình : 955 – 965
– Ngô Xương Ngập được Ngô Xương Văn mời về làm vua cùng, nhưng chết trước Ngô Xương Văn
– – – Trị vì cùng em trai : 950 – 954
– Ngô Xương Xí kế nghiệp Ngô Xương Văn khi Ngô Xương Văn chết trận, nhưng lúc đó không đủ lực giữ ngôi vị, nên rút về làm một sứ quân cát cứ ở Thanh Hoá. Sau đó ông đầu hàng Đinh Bộ Lĩnh, rồi lui về ở ẩn ở Thanh Hoá đến cuối đời. Ông là người chính thức kết thúc triều đại nhà Ngô.
Biên giới
– – – Phía Tây Bắc : Nhà Đại Lý (937 –1253)
– – – Phía Đông Bắc : Nhà Nam Hán (917-971)
– – – Phía Đông Bắc : Nhà Tống (960 –1279)
– – – Phía Đông Nam : Chiêm Thành (859 hoặc 875–1471)
Đền thờ & lăng mộ
– Đình làng Nghĩa Chế (Dị Chế, Tiên Lữ, Hưng Yên) thờ Ngô Quyền, Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn.
– Đình Hương Canh (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) thờ Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn làm thành hoàng làng
– Đình An Trì (Hùng Vương, Hồng Bàng, Hải Phòng) thờ Ngô Quyền, Ngô Xương Ngập.
=== === ===
THỜI 12 SỨ QUÂN
Sứ quân Ngô Xương Xí cát cứ ở Thanh Hoá, hàng Đinh Bộ Lĩnh, rồi rút về ở ẩn ở Thanh Hoá.
– Đền thờ Ngô Xương Xí ở làng Phú Duy, xã An Tiến, huyện Mỹ Đức, Hà Nội
– Đền thờ Ngô Xương Xí ở làng Phí Trạch, xã Phương Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.
– Đền Khai Long thờ Ngô Xương Xí ở xã Tân Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An…
Sứ quân Ngô Nhật Khánh, cát cứ ở Đường Lâm, quê của Ngô Quyền, hàng Đinh Bộ Lĩnh, làm con rể Đinh Bộ Lĩnh 10 năm rồi chạy sang Chiêm Thành, chết trên đường đi cùng quân Chiêm Thành đánh Hoa Lư
Sứ quân Kiều Công Hãn (??? – mất 967) cát cứ ở Phong Châu
– Di tích
– – – Thành Tam Giang (phía nam Phú Thọ)
– – – Thành Phù Lập (phía nam Phú Thọ)
– Đền & Lăng mộ
– – – Đền Gin xóm Chiền, thôn Hiệp Luật, xã Nam Dương, huyện Nam Trực, Nam Định, nơi ông mất
– – – Đền Tây Lạc, xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực thờ Kiều Công Hãn
– – – Đền An Lá (Đền Cả) là nơi thờ tướng nhà Đinh – Nguyễn Tấn trên vùng đất do ông gây dựng lên, và được thờ làm thành hoàng làng. Ông là người giết Kiều Công Hãn, khi Kiều Công Hãn chạy trốn truy đuổi của Đinh Bộ Lĩnh đến đúng đất của ông
Sứ quân Kiều Thuận, cát cứ ở Hồi Hồ phía Bắc Phong Châu, ông là người trấn giữ và phát triển vùng này 20 năm, xây thành luỹ, đạo tạo quân đội chặt chẽ, phát triển kinh tế xã hội, kết nối với dòng họ Ma của địa phương. Ông có công lớn với đất và dân bản xứ. Ông là xứ quân cuối cùng bị tiêu diệt bởi Đinh Bộ Linh.
– Đền thờ và lăng mộ của ông là ở Trù Mật, Xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc, cát cứ ở vùng Đỗ Động Giang, là xứ quân mạnh nhất về quân sự.
– Đền thờ chính của ông, đền Tam Xã ở chân núi Sài Sơn, gần chùa Thầy là nơi ông mất vì trúng tên độc.
– Ông được thờ làm thành hoàng ở nhiều nơi ở Thanh Oai, Quốc Oai, Thạch Thất (Hà Nội).
Sứ quân Nguyễn Khoan, Nguyễn Thủ Tiệp và Nguyễn Siêu là ba anh em ruột, trong đó Nguyễn Khoan là cả, chiếm giữ vùng Tam Đái, sông Loan núi Biện, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Ông được thờ ở
– Đền Gia Loan ở thị trấn Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
– Đình Lác ở làng Giã Bàng, xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
– Đình Phan Dư, xã Cao Phong, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc
– Chùa Biện Sơn, cũng thuộc thị trấn Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc (theo tích là ông sau đi tu ở đây)
Sứ quân Nguyễn Thủ Tiệp cát cứ ở châu Vũ Ninh (nay là Bắc Ninh, Bắc Giang và Hải Dương). Ông được thở ở
– Đình, chùa làng Ném Đoài, thành phố Bắc Ninh
– Đình Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh
– Đình làng Tiên Xá, thành phố Bắc Ninh;
– Đình Phúc Nghiêm, xã Phật Tích, Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Sứ quân Nguyễn Siêu (924 – 967) cát cứ ở Phù Liệt, Thanh Trì, Hà Nội. Hệ thống di tích của Nguyễn Siêu tập trung ở Phù Liệt huyện Thanh Trì nơi ông cát cứ và ở Khoái Châu, Hưng Yên nơi xác ông dạt về
– Đền Hậu thuộc thôn Đông Kết, xã Đông Kết, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
– Đình Lạc Thủy ở xã Đông Kết, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
– Đình Trung Hà ở xã An Vĩ, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
– Đền Quan Trấn Bắc ở xã Đại Tập, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Sứ quân Lữ Đường, sinh ở thị trấn Khoai, nay thuộc Hưng Yên, đóng ở Tế Giang nay là Hưng Yên,
– Đình Bến, gò Nghè (làng Phụng Công, huyện Văn Giang, Hưng Yên) thờ Lã Tá Đường và phu nhân
– Đình Phi Liệt (huyện Văn Giang, Hưng Yên) thờ Lã Tá Đường
– Đình Thắm làng Đan Nhiễm, thị trấn Văn Giang có thần tích rằng Lã Tá Đường bị tướng Chu Công Mẫn, người làng Đan Nhiễm chém đầu, thủ cấp bị mang về thành Hoa Lư
– Đền Thượng, làng Quang Sán, xã Mỹ Hà, Mỹ Lộc, Nam Định thờ Lã Tá Đường
– Miếu Bản Thổ và đình Cự Chính ở Hà Nội thờ Lữ Tá Đường cùng với cha ông là Lữ Đại Liệu
Sứ quân Lý Khuê cát cứ iêu Loại, nay là vùng giữa Hưng Yên và Bắc Ninh, xưa là xứ Kinh Bắc. Ông là người không dùng binh đao, mà người chuyên về học thuật.
– Ông được thờ ở đình Yên Bình, cùng vợ ông (người thôn Yên Bình), ở thôn Yên Bình, xã Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội
– Đình Dương Đanh thôn Dương Đanh, xã Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội, thờ ông làm thành hoàng, đó là nơi ông mất.
– Cũng trên đất Siêu Loại cũ có đền thờ Lưu Cơ ở làng Đại Từ, xã Đại Đồng, tỉnh Hưng Yên. Đây là địa điểm tướng Lưu Cơ của Đinh Tiên Hoàng đóng quân để đánh dẹp sứ quân Lý Khuê.
Sứ quân Phạm Bạch Hổ, đầu hàng Đinh Bộ Lĩnh. Hệ thống di tích liên quan đến Phạm Bạch Hổ tập trung ở thành phố Hưng Yên
– Đền Mây, thành phố Hưng Yên
– Đình Xích Đằng, phường Nam Sơn, thành phố Hưng Yên.
– Đền Hàng Cá, phường Minh Khai, thành phố Hưng Yên.
– Mộ ông nằm bên bờ sông Hồng
Sứ quân Trần Lãm cát cứ ở Bố Hải Khẩu, cửa sông Hồng, nay ở tỉnh Thái Bình và Nam Đinh. Ông là bố nuôi của Đinh Bộ Lĩnh, sau khi ông mất Đinh Bộ Lĩnh dựa trên lực lưỡng có sẵn của ông mà dẹp dần các sứ quân khác. Ông được thờ ở rất nhiều nơi như thành hoàng bản cảnh vùng cửa sông Hồng, vì ông là người mở đất và giúp dân lập nghiệp
– Đình Bo, phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình
– Đình Cự Lộng thành phố Thái Bình.
– Đình Lạc Đạo, phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình.
– Miếu Vua Lãm ở thành phố Thái Bình.
Bản đồ đền thờ chính của các sứ quân
Các vùng cát cứ của 12 sứ quân nằm dọc theo sông Hồng, tính từ Phú Thọ đến vùng cửa biển Thái Bình – Nam Định ngày nay, và nằm trọn vẹn trong tứ xứ của Thăng Long là
– xứ Đoài
– – – Kiều Thuận ở Hồi Hồ, nay thuộc Phú Thọ
– – – Ngô Nhật Khánh ở Đường Lâm
– – – Nguyễn Khoan
– – – Kiều Công Hãn ở Phong Châu
– – – Đỗ Cảnh Thạc ở Đỗ Động Giang
– xứ Đông
– xứ Kinh Bắc
– – – Lý Khuê ở Siêu Loại
– – – Nguyễn Thủ Tiệp ở Vũ Ninh
– xứ Sơn Nam
– – – Lã Đường ở Tế Giang
– – – Phạm Bạch Hổ ở Đằng Châu
– – – Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu
– – – Nguyễn Siêu ở Phù Liệt
=== === ===
ĐAI CỒ VIỆT : THỜI NHÀ ĐINH
Đinh Bộ Lĩnh dẹp 12 sứ quân, thống nhất đất nước và lên ngôi vua. Ông đặt tên nước là Đại Cồ Việt, kinh đô ở Hoa Lư (Hà Nội là thành Đại La, sau đến thời âm thầm được sửa đi để đón Lý Công Uẩn về)
Biên giới
– – – Phía Đông Bắc : Nhà Tống (960 –1279)
– – – Phía Tây Bắc : Nhà Đại Lý (937 –1253)
– – – Phía Đông Nam : Chiêm Thành (859 hoặc 875–1471)
Di tích
– Đàn Tế Trời ở đồi Thờ, xã Quỳnh Lưu;
– Di tích cố đô Hoa Lư, Ninh Bình
Lăng mộ & đền thờ
– Trong lịch sử Việt Nam, các vị vua không được thờ nhiều như các vị thần trong thời vua tri vì, trừ hai trường hợp là Ngô Quyền và Đinh Tiên Hoàng. Đinh Tiên Hoàng là vị vua được thờ nhiều nhất trong các vị vua của Việt Nam với hơn 500 điểm thờ, trong đó nhiều nhất là ở Hoa Lư, Ninh Bình.
– Bộ tướng và danh nhân thời Đinh, một triều đại ngắn ngủi cũng được phong thần rất nhiều và thờ cực kỳ rông rãi, hơn bất kỳ triều đại nào khác.
===
ĐAI CỒ VIỆT : THỜI NHÀ LÊ
Chia sẻ:
Scroll to Top