Chiêu – Chiễu – Chiếu – Chiều – Chiểu – Chiệu
Triêu – Triễu – Triếu – Triều – Triểu – Triệu
CHIÊU
CHIÊU : Động từ
– Chiêu binh
Chiêu binh luyện mã
Chiêu binh mộ lĩnh
Chiêu binh mãi mã
Lía ta nổi tiếng anh hào
Sơn hà một góc thiếu nào người hay
Bạc tiền thừa đủ một hai
Chiêu binh mãi mã càng ngày càng đông
– Chiêu khách
– Chiêu mộ
– Chiêu tập
– Chiêu đãi
– Chiêu nước
CHIÊU : Động từ
– Ra chiêu
– Tiếp chiêu
– Cung chiêu
CHIÊU : Danh từ
– Cậu ấm cô chiêu
– Tay chiêu
– Chân chiêu
Chân đăm đá chân chiêu.
CHIÊU : Danh từ
– Chiêu bài
– Chiêu thức
CHIÊU : Địa danh
– Hà Châu Dân địa phương cũng gọi là Hà Chiêu, một thôn thuộc xã Lộc An, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Đây là khu vực trũng thấp, thường bị ngập lụt và cô lập trong mùa mưa bão.
Hà Chiêu, Hà Chiểu, Hà Chiều
Vừa đi vừa ngó chập miều đỏ khu
TRIÊU
TRIÊU : Động từ
– Triêu mộ
– Triêu lệnh mộ cải
– Triêu tam mộ tứ
– Triêu gạo thổi cơm
—o—o—o—o—o—
CHIẾU
CHIẾU : Danh từ
– Tấm chiếu
– Chiếc chiếu
Tay cầm chiếc chiếu trải dài
Miệng chào ông Đội miền ngoài mới vô
—o—
Tay cầm chiếc chiếu trải ngang
Miệng chào ông Đội Nam Vang mới về
—o—
Tay cầm chiếc chiếu cổ, trải chỗ Gành Bà
Chàng ngồi một góc, thiếp ngồi một góc
Chàng than thiếp khóc, đau dạ xót lòng
Lời thề giữa chốn Gành Ông
Chết đi thì mất, sống em không bỏ chàng
– Manh chiếu
Hồi nào mưa gió bão bùng
Có manh chiếu rách nằm cùng với em
Bây giờ có chả có nem
Có chút tương ớt lại thèm thịt quay
—o—
Thân em như thể xuyến vàng
Thân anh như manh chiếu rách, bạn hàng bỏ quên
– Nhờ trời cho gió thổi lên
Cho manh chiếu rách nằm trên xuyến vàng
—o—
Thân em làm lẽ chẳng hề
Có như chính thất mà lê giữa giường
Tối tối chị giữ mất buồng
Chị cho manh chiếu nằm suông chuồng bò
Mong chồng, chồng chẳng xuống cho
Ðến khi chồng xuống, gà đã o o gáy dồn
Chém cha con gà kia, sao mày vội gáy dồn?
Mày cho tao mất vía kinh hồn về nỗi chồng con!
—o—
Lấy chồng làm lẽ khổ thay
Ði cấy, đi cày chị chẳng kể công
Ðến tối chị giữ lấy chồng
Chị cho manh chiếu nằm không nhà ngoài
Canh Tư chị gọi: Bớ Hai!
Trở dậy nấu cám, thái khoai, băm bèo
Vì chưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai
—o—
Hồi nào mưa gió bão bùng
Có manh chiếu rách nằm cùng với em
Bây giờ có chả có nem
Có chút tương ớt lại thèm thịt quay
– Đôi chiếu
Anh đi đâu bỏ nhện giăng mùng
Bỏ đôi chiếu lạnh, bỏ phòng quạnh hiu
—o—
Ai về Cổ Lũy xóm Câu
Nhớ mua đôi chiếu rước dâu về làng
—o—
Buồn tình em lắm anh ơi
Không phải thiếu tiền, thiếu gạo,
Chỉ thiếu chiếc chiếu đôi mà buồn
—o—
Em đà thưa với mẹ thầy
Mua chăn cho rộng ta rày đắp chung
Nhược bằng đắt vải hiếm bông
Mua đôi chiếu cói đắp chung ấm rồi
Ai ngờ vật đổi sao dời
Anh chung lưng người khác, em đứng ngồi vẩn vơ.
—o—
Hôm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin.
Hay là em để làm tin trong nhà?
Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.
Áo anh sứt chỉ đã lâu,
Mai cậy cô ấy về khâu cho cùng.
Khâu rồi anh sẽ trả công,
Đến khi lấy chồng anh lại giúp cho.
Giúp cho một thúng xôi vò,
Một con lợn béo, một vò rượu tăm,
Giúp cho đôi chiếu em nằm,
Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo.
Giúp cho quan tám tiền cheo,
Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.
– Nửa chiếu
Từ ngày vắng khách đào thơ
Chiếu đắp nửa chiếu, chăn chờ nửa chăn
– Mười chiếu
Con sắt vật ngã ông Đùng
Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay
—o—o—o—o—o—
CHIẾU : Các loại chiếu
– Chiếu manh : “Bát mê, chiếu manh”
Ăn bát mẻ nằm chiếu manh
Ăn bát Đại Thanh nằm chiếu miến
—o—
Buồn ngủ lại gặp chiếu manh
Vừa khi chồng để gặp anh giữa đường
– Chiếu cói : “Chiếu cói, võng đay”
Chiếu hoa mà trải sập vàng
Điếu Ngô xe trúc sao chàng chẳng say
Những nơi chiếu cói võng đay
Điếu sành xe sậy chàng say la đà
– Chiếu lác
Thà rằng chiếu lác có đôi
Còn hơn chăn gấm lẻ loi một mình
– Chiếu rơm : “chiếu rơm, chăn rạ”
Yêu nhau chẳng quản đói nghèo
Chiếu rơm chăn rạ cũng theo anh về
– Chiếu hoa : “Chiếu hoa, ghế mây”
Mấy khi bạn đến chơi nhà
Võng điều ra rước chiếu hoa trải ngồi
—o—
Màn hoa lại trải chiếu hoa
Bát ngọc lại phải đũa ngà mâm son
—o—
Cù cù tát nước ao bèo
Mai đòi tru lên trại ai rèo cho mi?
– Thu choa biết sự thu choa
Mai đòi tru lên trại, trải chiếu hoa cho ngồi
—o—
– Anh xích lại đây, anh dịch lại đây,
Chiếu hoa em trải, ghế mây anh ngồi.
– Anh xích lại rồi, anh dịch lại rồi,
Chiếu hoa em trải, ghế ngồi anh đâu?
—o—
Trên trời có đám mây vuông
Dưới sông nước chảy như chuông chùa Thầy
Anh về xẻ gỗ cho dày
Bắc cầu sông Cái đón thầy mẹ sang
Chiếu hoa trải xuống sập vàng
Gương tàu một chiếc thiếp chàng soi chung
—o—
Thương ai ra ngóng vào trông
Thương ai ra đứng bờ sông đợi chờ
Thương ai đi ngẩn về ngơ
Đêm mất giấc ngủ, ngày ngơ ngẩn sầu
Thương ai ra đứng đầu cầu
Lược sưa biếng chải, gương tàu biếng soi
Chiếu hoa bỏ vắng không ngồi
Phòng loan bỏ vắng mặc người quay tơ
Muốn cho đó đợi đây chờ
Đừng như hoa lý hững hờ, ai ơi
—o—
Người sao kiệu bạc ngai vàng
Người sao cuối chợ đầu làng kêu ca
Người sao đệm thắm chiếu hoa
Người sao ngồi đất lê la suốt ngày
Người sao chăn đắp, màn quây
Người sao trần trụi thân thây bẽ bàng
Người sao võng giá nghênh ngang
Người sao đầu đội vai mang nặng nề
Người sao năm thiếp bảy thê
Người sao côi cút sớm khuya chịu sầu
Người sao kẻ quạt người hầu
Người sao nắng dãi mưa dầu long đong
Trời ơi! Trời ở bất công!
—o—
Hôm qua anh nằm nhà anh
Chiếu hoa khăn gấm xung quanh vây màn
Gió lạnh mà thương
Đêm nằm giở giấc
Chăn bông không đắp
Màn trướng để rơi
Lấy được mình rồi
Vui vầy nhân ngãi
Lược ngà lại chải
Gương ố lại trong
Lại đắp chăn bông
Chiếu hoa lại trải
Đàn bầu sáo thổi
Vui lắm mình ơi
Mong mình lắm lắm mình ơi
Khác gì mạ úa mong trời đổ mưa
– Chiếu miến : “Chiếu miến, võng đào”, “Chăn bông, chiếu miến”
Những nơi mà chát như sung
Mà cay như ớt, em tung mình vào
Những nơi chiếu miến, võng đào
Điếu ngà bịt bạc, em nào có say
Những nơi chiếu cói, võng đay
Điếu sành, xe sậy, em say lừ đừ
—o—
Anh về thưa với mẹ cha
May chăn cho rộng để mà đắp chung
Sập, bình phong, chăn bông, chiếu miến
Trong thì lụa xuyến, ngoài miến the đôi
Chẳng đâu hơn nữa anh ơi!
– Chiếu tốt
Thà nằm tàu chuối có đôi
Còn hơn chiếu tốt lẻ loi một mình
– Chiếu trắng
– Chiếu bông
Chiếu bông chiếu trắng chiếu ngắn chiếu dài
Tự em trải chiếu cho em ngồi
Gá duyên không đặng bồi hồi lá gan
—o—
Chiếu bông mà trải góc đền
Muốn vô làm bé, biết bền hay không
—o—
Ai mua chiếu hông
Chiếu bông chiếu trắng
Chiếu vắn chiếu dài
Chiếu dệt lầu đài
Cổ đồ bát bửu
Chiếu tây hột lựu
Da lợn bông bao
Chiếu rộng màu cau
Con cờ, mặt võng
Dệt bông chong chóng
Ngũ sắc, bá huê
Đẹp hết chỗ chê
Ngôi sao, tùng lộc
Chiếu trải giường hộc
Chiếu trải giường Tàu
Chiếu trải giường trước
Chiếu trải giường sau
Chiếu nào cũng có đủ
Trong gia chủ ai muốn mua thì mua
—o—
Gió đưa mười bảy lá xoài
Bên văn bên võ ru tài hát thi
Hát thi tao hát với mầy
Chiếu bông gối dựa nàng đây anh về
—o—
Cha mẹ nàng đòi ba ngàn anh đi đủ chín ngàn
Anh mua gấm lát đàng, mua vàng lát ngõ
Chiếu bông, chiếu hoa trải ra sáng rõ
Mâm sơn, bát sứ, đũa ngự, chén ngà
Nhà ngói chín tòa phần anh liệu trăm cái
Trai như chàng trai đà xứng rể
Gái như nàng xứng điệu xuân nương
Voi bốn ngà anh chầu chực bốn phương
Họ anh đi bảy vạn, tiền anh tương chín ngàn
Cha mẹ em thách của em đừng khoe khoang
– Chiếu nằm, chiếu ngồi
– Chiếu nghỉ,
– Chiếu treo, chiếu trải
Chiếc chiếu treo là ngãi
Chiếc chiếu trải là tình
Thiên minh minh, địa cũng minh minh
Họ xa kệ họ, hai đứa mình đừng xa
—o—
Rềnh rềnh ràng ràng
Ba gang chiếu trải
Xích lại cho gần
Một người hai chân
Hai người bốn chân
Ba người sáu chân
Bốn người tám chân
Năm người mười chân
Chân gầy chân béo
Chân nào khéo léo
Dệt vải cho bà
Vải hoa vải trắng
Đến mai trời nắng
Đem vải ra phơi.
– Chiếu trên, chiếu dưới
– Chiếu mốc
– Chiếu rách
– Chiếu ngang
Giường dọc mà trải chiếu ngang
Chàng ngồi một góc
Thiếp ngồi một góc
Chàng than, thiếp khóc
Thiếp khóc, chàng than
Khung cửi bắc ngang, thoi nàng biếng dệt
Em vắng anh một ngày, mỏi mệt chân tay
—o—o—o—o—o—
CHIẾU : danh từ
– Chiếu : chiếu vua, chiếu rời đô
Tháng tám có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng!
Không đi thì chợ không đông
Đi thì phải mượn quần chồng sao đang?
Có quần ra quán bán hàng,
Không quần đứng nấp đầu làng trông quan
—o—
Anh nay đương lúc còn trai
Anh đi học tập ở nơi kinh kì
Chiếu vua mới mở khoa thi
Anh sắm nghiên bút vào thi đỗ liền
Khoa trước thời đỗ giải nguyên
Khoa sau tiến sĩ đỗ liền hai khoa
Vinh quy bái tổ về nhà
Ăn mừng khai hạ có ba bốn ngày
—o—o—o—o—o—
CHIẾU : danh từ
– Giường chiếu
Bảo đừng thương trước uổng công
Để cho thật vợ thật chồng sẽ thương
Nào khi chung chạ chiếu giường
Bây giờ đành đoạn hai đường rẽ ngang
—o—
Chàng đi để nhện buông mùng
Đêm năm canh thiếp chịu lạnh lùng cả năm
Đêm nay bỏ thoải tay ra
Giường không chiếu vắng xót xa trong lòng
Nửa đêm súc miệng ấm đồng
Lạnh lùng đã thấu đến lòng chàng chưa?
Đêm qua tắt gió liền mưa
Chàng cầm cành bạc thiếp đưa lá vàng
Một ngày năm bảy tin sang
Thiếp những mong chàng chàng những mong ai
Má hồng còn có khi phai
Răng đen khi nhạt tóc dài khi thưa
Trông ra phố trách ông trời
Chỗ ăn thì có chỗ ngồi thì không
Chém cha cái số long đong
Càng vương với chữ tình chung càng rầy
– Mui chiếu
Xe mui chiếu thả xanh quanh
Đôi vòng Bà Chiểu thích tình dạo chơi.
– Chiếu chăn
Thương ai ai có giữ lời
Chiếu chăn để đó ngậm ngùi ngóng trông
Chiếu kia nửa đắp nửa mong
Chăn đơn nửa đắp nửa phòng đợi ai
– Chiếu bông gối dựa
Gió đưa mười bảy lá xoài
Bên văn bên võ ru tài hát thi
Hát thi tao hát với mầy
Chiếu bông gối dựa nàng đây anh về
—o—o—o—o—
CHIẾU : Động từ
– Bán chiếu
Vè bán chiếu
Ai mua chiếu hông
Chiếu bông chiếu trắng
Chiếu vắn chiếu dài
Chiếu dệt lầu đài
Cổ đồ bát bửu
Chiếu tây hột lựu
Da lợn bông bao
Chiếu rộng màu cau
Con cờ, mặt võng
Dệt bông chong chóng
Ngũ sắc, bá huê
Đẹp hết chỗ chê
Ngôi sao, tùng lộc
Chiếu trải giường hộc
Chiếu trải giường Tàu
Chiếu trải giường trước
Chiếu trải giường sau
Chiếu nào cũng có đủ
Trong gia chủ ai muốn mua thì mua
– Chung chiếu
Cái gì anh đổ vào bồ?
Cái gì róc vỏ phơi khô để dành?
Cái gì anh thả vào xanh?
Cái gì lắt lẻo trên cành tốt tươi?
Cái gì đi chín về mười?
Cái gì sống đủ trên đời được tám trăm năm?
Cái gì chung chiếu chung chăn?
Cái gì chung bóng ông trăng trên trời?
Lúa khô anh đổ vào bồ
Cau già róc vỏ phơi khô để dành
Con cá anh thả vào xanh
Bông hoa lắt lẻo trên cành tốt tươi
Cái gì đi chín về mười
Ông Bành Tổ sống đủ trên đời được tám trăm năm
Vợ chồng chung chiếu chung chăn
Đôi ta chung bóng ông trăng trên trời
—o—
Nhớ cơn chung chiếu chung giường
Nhớ cơn chung lược, chung gương, chung phòng
Nhớ cơn chung gối, chung mùng
Loan ôm lấy phượng, phượng bồng lấy loan
Nhớ cơn nguyệt đổi sao tàn
Cùng nhau thu cúc xuân lan sánh bày
Liễu đông sánh với đào tây
Nước non chỉ nguyện rồng mây đá vàng
Nhớ cơn xuân vũ thu sương
Bóng vơ vẩn bóng tình vương vấn tình
Nhớ cơn nương cửa tựa mành
Nhớ cơn đứng đợi dưới cành hoa mai
Nhớ khi vui thú xuân đài
Nhớ khi cơn đứng cơn ngồi cùng nhau
Nào ai có phụ ai đâu
Mà tình ăn ở ra màu đong đưa
Hay thay tâm sự tương cờ
Xin tình chớ vội thờ ơ với tình
—o—
Hỡi anh áo trắng quần là
Ước gì sum họp một nhà anh ơi
Ước gì cơm chung một nồi
Canh chung một bát cùng ngồi một mâm
Ước gì chung chiếu chung chăn
Chung đũa ta cầm, chung áo chung da
Chung lâu lại đẻ con ra
Dù trai dù gái đều là con chung
Sáng thì ta gửi nhà ông
Tối về ta đón con chung ta về
– Có chiếu/Không chiếu
Có trầu mà chẳng có vôi
Có chăn, có chiếu, không người nằm chung
—o—
Theo nhau cho trọn đạo trời
Dẫu mà không chiếu trải tơi mà nằm
– Cuốn chiếu
Canh một thì trải chiếu ra
Canh hai xét vú, canh ba rà mồm
Canh tư khởi sự ép dồn
Canh năm cuốn chiếu, rửa trôn, việc rồi
Là việc gì? : Sách Địa chí Bến Tre giải thích như sau: Cái nghề lao động khá vất vả trên sông nước này lại được mọi người xem như một cuộc”mộng du” theo trình tự thời gian từ canh một cho chí canh năm: “ trải chiếu” (giăng đáy), “ xét vú” (kiểm tra rốn đáy), “rà mồm” (rà soát lại miệng đáy), “ cuốn chiếu”, “ rửa trôn” (kết thúc vật lộn trên một đêm sóng nước)
– Cuộn chiếu
Canh một thì trải chiếu ra
Canh hai bóp vú, canh ba sờ lồn
Canh tư thì lắc om sòm
Canh năm cuộn chiếu ẵm con ra về
Là gì?
– Cùng chiếu
Chữ rằng “Ngư thủy một đường”
Bây giờ cùng chiếu cùng giường bậu ơi!
– Dệt chiếu
– Đan chiếu
– Đắp chiếu
Vừa quen thì lại vừa già
Vừa đắp chiếu lại thì gà gáy canh
—o—
Nằm nhà đắp chiếu ngủ an
Em nghe bạn lạ hò khoan sân này
Dời chân ba bước tới đây
Xem trăng chưa tỏ nhìn mây chưa tường
—o—
Đêm nằm đắp chiếu bịt bùng,
Tai nghe tiếng hát dậy vùng ra đi.
Con rồng nằm bãi cát bày vi,
Vì chưng thương bạn nên ra đi làm vầy.
Ra đi cha đánh, mẹ ngầy,
Không đi bạn ở ngoài này bạn trông.
—o—
Được bữa nào xào bữa ấy
Bữa nào không thấy đắp chiếu nằm không
—o—
Ở xa nghe tiếng em hò
Nỡ nào đắp chiếu nằm co một mình
—o—
Khi vui đứng tựa cột đình
Khi buồn đắp chiếu một mình nằm suông
—o—
Xấu tre đan chẳng nên sàng
Vì chưng xấu áo, cả làng xem khinh
Khi vui đứng tựa cột đình
Khi buồn đắp chiếu một mình nằm suông
– Đối chiếu
– Đổi chiếu
– Giải chiếu
Thoạt tiên giải chiếu ra ngồi
Trầu cau ăn đoạn hỏi người thủy chung
Em hỏi chàng có yêu cùng
Tiếng tăm em chịu thẹn thùng em mang
Ví dù chàng có lòng thương
Thì em chẳng quản gì đường xa xôi
Chàng về chàng cứ cho tươi
Chàng đừng héo ủ người cười đến ta
– Giặt chiếu
– Liệt chiếu : Liệt giường liệt chiếu
– Nan chiếu
Nhựt nguyệt tuy minh,
Nan chiếu phúc bồn chi hạ
Đâu biết em còn một dạ như xưa
– Nằm chiếu
Công anh làm rể ba năm
Chiếu chả được nằm, đất lại cắm chông
Con bà bà lại gả chồng
Để tôi vất vả tốn công nhiều bề
– Phản chiếu
– Quán chiếu
– Soi chiếu
– Tham chiếu
– Trải chiếu
Cơm chung bát canh chung nồi
Ước gì ta được cùng ngồi một mâm
Ước gì trải chiếu ra nằm
Chân duỗi vào lòng đầu gối cánh tay
—o—
Ba đồng một mớ đàn ông
Mua bỏ vào lồng cho kiến nó tha
Ba trăm một mụ đàn bà
Mua về mà trải chiếu hoa cho ngồi
—o—
Dầu thầy với mẹ không thương
Đôi ta trải chiếu, lạy từ ngoài đường lạy vô
Lạy cùng ông bác bà cô
Lạy cùng hàng xóm, nói vô tôi nhờ
Lạy cùng bà Nguyệt, ông Tơ
Xe sao cho trọn một giờ bén duyên
—o—
Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Cho anh đọc sách cho nàng quay tơ
Quay tơ vẫn giữ mối tơ,
Dù năm bảy mối vẫn chờ mối anh.
—o—
Đêm khuya năm vợ ngồi hầu,
Vợ cả pha nước, têm trầu chàng xơi.
Vợ hai trải chiếu chàng ngồi,
Vợ ba coi sóc nhà ngoài, nhà trong.
Vợ tư sửa soạn giăng mùng,
Vợ năm dưới bếp trong lòng xót xa.
Chè thưng, cháo đậu bưng ra,
Chàng xơi một bát kẻo mà hết gân.
—o—
Ai bì anh có tiền bồ,
Anh đi anh lấy sáu cô một lần.
Cô Hai buôn tảo bán tần,
Cô Ba đòi nợ chỗ gần chỗ xa,
Cô Tư dọn dẹp trong nhà,
Cô Năm sắc thuốc, mẹ già cô trông.
Cô Sáu trải chiếu giăng mùng,
Một mình cô Bảy nằm chung với chồng.
—o—
Giường này ai trải chiếu đây
Đêm qua không ngủ, đêm nay không nằm
Một chăn đắp chẳng kín chân
Hai chăn đắp để muôn phần xót xa
Ba chăn thương nhớ cả ba
Hay là mình đã năm ba tớ thầy
Hay là mình giận ta đây
Mình cho ta biết một giây kẻo sầu
Tin đi mối lại đã lâu
Mình về lấy vợ để sầu cho ta
Càng nom thì bóng càng xa
Chàng về lấy vợ cho ta lấy chồng
Đố ai khuyên gió bóng thông
Đố ai xúi giục cho rồng phun mưa
Ruột tằm bối rối vò tơ
Tay khoan tay rẽ cho thưa mối sầu.
– Xuống chiếu
Tai ta nghe tiếng bạn có đôi
Đập bàn tay xuống chiếu thôi rồi còn chi
Bộ nút vàng đã tra áo cổ y
Mười hai bến nước biết bến mô thì đục trong
—o—
Thiếp xa chàng hái dâu quên giỏ
Chàng xa thiếp cắt cỏ quên liềm
Xuống sông gánh nước hũ chìm, gióng trôi
Về nhà than đứng thở ngồi
Đập bàn tay xuống chiếu: thôi rồi còn chi
Bộ nút vàng tra áo cổ y
Chàng mà xa thiếp tài chi không phiền
—o—o—o—o—o—
CHIẾU : Động từ
– Chiếu tướng
Người bệnh sợ bụng trướng
Trộm cướp sợ chiếu tướng
– Chiếu hậu
– Chiếu mệnh
– Chiếu lệnh, chiếu vua ban
– Chiếu bóng
– Chiếu cố
Xấp hàng Tàu để lâu cũng ế
Răng em không kiếm nơi chiếu cố thân lại lập thân
Thầy mẹ già không sống mãi để cầm cân cho em hoài?
– Ơn thầy nghĩa mẹ nặng lắm anh ơi
Nghĩa phu thê sớm muộn nhờ trời
Tiết thanh xuân em hãy còn nở, chưa muộn thời mà anh lo
—o—o—o—o—o—
CHIẾU : Địa danh
– Phố Hàng chiếu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
– Thôn Chiếu, Thanh Hương, Thanh Liêm, Hà Nam
– Thiền viện Thường Chiếu, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
—o—o—o—o—
CHIẾU : Làng nghề
– Làng chiếu Hới, Thái Bình : Chiếu Hới hay còn gọi là chiếu Hưng Hà
Ăn cơm hom, nằm giường hòm, đắp chiếu Hới
– Làng chiếu Nga Sơn, Thanh Hoá
– Làng chiếu cói Bàn Thạch, Quảng Nam
Anh về Bàn Thạch em trải chiếu cho anh nằm.
Tình sâu nghĩa nặng mấy con trăng rằm không phai
– Làng chiếu Thu Xà
Quê tôi phố cổ Thu Xà
Có nghề dệt chiếu ông bà truyền lưu
Thu Xà Một địa danh nay thuộc thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Phố Thu Xà trước đây là một trung tâm buôn bán sầm uất, có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa của tỉnh Quảng Ngãi xưa kia. Đây chính là quê hương của Bích Khê, thi sĩ nổi tiếng thuộc phong trào Thơ Mới.
– Làng chiếu Cẩm Nê thuộc xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng
– Làng chiếu cói Chương Hòa, Hoài Nhơn, Bình Định
– Làng nghề dệt chiếu Cà Hom, Bến Bạ, xã Hàm Tân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh
– Làng dệt chiếu Cỏi, chiếu Lác, thôn Phú Tân, xã An Cư, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên
– Làng nghề dệt chiếu Tà Niên, Vĩnh Hòa Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang
CHIỀU
CHIỀU : thời gian
– Sáng – Trưa – Chiều – Tối
– Buổi chiều
Chiều rồi kẻ bắc người đông
Trách lòng người nghĩa nói không thiệt lời.
—o—
Trăm năm xe sợi chỉ điều
Sao anh nắng sớm mưa chiều thế anh?
—o—
Sư đi chùa mốc sân rêu
Mõ khuya ai gõ, chuông chiều ai khua?
Vinh hoa là cái trò đùa
Đã tu không trót, lại mua trò cười
– Chiều chiều
– Tẩm chiều
CHIỀU : động từ
– Ra chiều
Quần thâm, lĩnh Bưởi cạp điều
Hột vàng quấn cổ ra chiều giàu sang
CHIỀU : động từ
– Chiều
Chiều như chiều vong
– Chiều chuộng
– Nuông chiều
– Cưng chiều
CHIỀU : Địa danh
– Thôn Chiều Đông, xã Vĩnh Khúc, huyện Văn Giang, Hưng Yên
CHIỀU : phương hướng
– Chín chiều
– Trái chiều
– Đa chiều
Bữa nay buồm dựt, neo dời
Anh ơi bớt ngủ nghe lời em than
– Em than ít ít anh cũng biết nhiều
Đừng than chi lắm chíu chiều ruột đau
Nghe tin anh giỏi, anh tài
Đào tiên một cõi Thiên Thai ai trồng?
– Thiên Thai là của nàng Kiều
Riêng chàng Kim Trọng sớm chiều vào ra.
—o—
Phác ngọc tối trân quân nghi vi thạch
Cao dương tuy mỹ chúng khẩu nan điều
Thế gian chuyện ít họ muốn xít ra nhiều,
Oan em anh cũng rõ, lỡ chiều anh phải theo.
TRIỀU
TRIỀU :
– Triều đình
– Triều Lý, Trần, Lê …
– Thiên triều
TRIỀU
– Thuỷ triều
– Triều cường
TRIỀU : Địa danh
– Đông Triều, Quảng Ninh
CHIỆU
TRIỆU
CHIỂU
CHIỀU : trạng từ
– Chiểu theo luật pháp
CHIỀU : Nhân vật
– Nguyễn Đình Chiểu
CHIỀU : Địa danh
– Xã Phương Chiểu, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
– Làng Phương Chiểu, tổng Tiên Châu, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
– Thôn Thanh Chiểu, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ, Hà Nội,
– Thôn Linh Chiểu, xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ, Hà Nội
– Thôn Hạ Chiểu thuộc thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn, Hải Dương,
– Phường Linh Chiểu, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
– Bà Chiểu, TP HCM
TRIỂU