ÔNG CHẰNG BÀ CHUỘC

Loading

SỰ TÍCH ÔNG CHẰNG BÀ CHUỘC

Ông chằng bà chuộc là vợ chồng nhà chẫu chàng. Một ngày nọ, có anh nông dân nọ đánh mất một viên ngọc thần. Vợ chồng nhà chẫu chàng tình cờ nhặt được. Anh nông dân muốn chuộc lại viên ngọc, nhưng hai vợ chồng chẫu chàng không nhất trí với nhau trong việc này : vợ thì cứ nói “cho chuộc, cho chuộc”, chồng thì cứ nói “chẳng chuộc, chẳng chuộc”.  Thành ra suốt ngày vợ chồng họ cứ “to tiếng” với nhau.  Vợ thì một mực “chuộc thì chuộc” (đồng ý cho chuộc), còn chồng thì dứt khoát “chẳng chuộc” (không cho chuộc). Tiếng kêu ra rả trái ngược nhau của vợ chồng chẫu chàng tạo nên câu ông chằng bà chuộc

Các nhân vật là bộ Thân – Rốn – Ối – Nhau

– Anh nông dân là Nhau

– Viên ngọc thần là Thân

– Ông Chằng Bà Chuộc là Rốn

– – – Ông : Chằng = Buộc = Giữ lại = Chẳng chuộc = Chằng buộc (vì chẳng = chằng & chuộc = buộc)

– – – Bà : Chuộc = Cho chuộc = Cho đi, đồng thời Chuộc = Buộc = Giữ lại

– – – Ông Chằng là nhất quán kết nối, bà Chuộc là lưỡng nghi phân tách, và hai ông bà là cặp đối xứng âm dương —> Rốn sẽ làm việc kết nối và phân tách giữa Nhau & Thân.

– Vợ chồng Chẫu Chàng là Ối

– – – Chàng là Chàng & nàng, chàng & thiếp

– – – Chẫu là nàng, là thiếp.

– – – Chẫu là 1 với bà Chuộc thành Chẫu Chuộc. Chẫu là Chàng, cũng là Chẫu Chàng, nữ. Chẫu Chàng & Chẫu Chuộc là vợ chồng Chẫu.

Vậy bộ nam – nữ của Thân – Rốn – Ối – Nhau là

– Anh nông dân là Nhau, anh nông dân đối xứng với bà Địa chủ, Thần Nông/Tản Viên đối xứng với Mẫu Địa

– Viên ngọc thần là Thân, viên ngọc thần đối xứng với đất đá bình thường, Ngọc Hoàng/Phục Hy đối xứng với Mẫu Địa

– Ông Chằng là Rốn, đối xứng với Bà Chuộc thành Ông Chằng Bà Chuộc

– Anh Chàng là Ối, đối xứng với Bà Chẫu thành Chẫu Chàng

Cuộc chuyển hoá giữa Ông Chằng và Anh Chàng chính là khái niệm Ông trời lăng nhăng trong ca dao, tục ngữ

—o—
Lăng nhăng dở ông dở thằng
—o—
Trời làm một cuộc lăng nhăng
Ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông
—o—
Trời làm một cuộc lăng nhăng
Ông lộn xuống thằng, thằng tếch lên ông

—o—o—o—o—o—

CHUỘC CHỒNG

Sáng trăng tôi được chồng ai
Tôi cột gốc xoài ai chuộc tôi cho
Ba quan tiền điếu bó mo
Con heo đóng cũi tôi cho chuộc chồng

Các nhân vật là bộ Thân – Rốn – Ối – Nhau

– Đêm trăng là Ối

– Gốc xoài là Nhau

– Ba quan tiền điếu bó mo là Rốn

– Con heo đóng cũi là Thân

Các nhân vật là bộ Thân – Rốn – Ối – Nhau

– “Tôi được chồng ai” = Bà “được chồng” mà cũng là Bà “không có chồng” là Ôí

– “Tôi cột gốc xoài” = Bà “Chằng buộc” là Rốn

– “Ai chuộc tôi cho” =  Bà “Cho đi để người khác có nhau” là Nhau

– “Tôi cho chuộc chồng” = “Tôi chỉ còn bản thân” là Thân

—o—

Năm quan tiền tốt bó mo
Làm tờ kí chỉ, chị cho chuộc chồng
Măng non nấu với gà đồng
Chơi nhau một trận xem chồng về ai?
Già gan cướp được chồng người
Non gan hết vía rụng rời chân tay.
Măng trúc nấu với gà mai
Chơi nhau một trận, về ai thì về.

—o—

Năm quan tiền tốt bó mo
Làm tờ kí chỉ, chị cho chuộc chồng
Măng non nấu với gà đồng
Chơi nhau một trận xem chồng về ai
Chồng về chị cả hay về chị hai
Chơi cho trận nữa về ai thì về

CHUỘC THÂN

Dao vàng liếc cạnh bình vôi
Chàng về chuộc lấy thân tôi, kẻo hoài
Tôi còn mắc bối chông gai
Liệu chàng có gỡ ra ngoài được chăng?

Dao vàng liếc miệng bình vôi
Anh ơi chuộc lấy thân tôi kẻo già
Anh mà chuộc được tôi ra
Thì tôi coi cửa, giữ nhà cho anh

CHUỘC CHA

Đồn em hay truyện Thúy Kiều
Lại đây mà giảng mấy điều cho minh
Vì đâu Kiều gặp Kim sinh?
Vì đâu Kiều phải bán mình chuộc cha?
Vì đâu Kiều phải đi xa?
Vì đâu Kiều phải vào nhà lầu xanh?
Hoa trôi bèo dạt đã đành
Vì đâu mắc phải Sở Khanh nói lừa?
Vì đâu kết tóc xe tơ?
Vì đâu Kiều phải lên chùa làm sư?
Vì đâu Kiều gặp họ Từ?
Báo ân báo oán trả thù sạch không?
Vì đâu Kiều bị mất chồng?
Vì đâu Kiều phải xuống sông Tiền Đường?
Bao nhiêu nghĩa thảm, tình thương
Em ơi giảng hết mọi đường anh nghe 

Chia sẻ:
Scroll to Top