VÂNG DẠ

Loading

Âm dạ mở một luồng thanh âm vào bên trong cơ thể. Ví dụ khi chúng ta nói dạ với một người, tai chúng ta sẽ lắng nghe người ấy, mắt chúng ta sẽ ngắm nhìn người ấy, mũi chúng ta sẽ ngửi mùi người ấy và toàn bộ thân thể chúng ta sẽ cảm nhận xúc chạm với người ấy.
Dạ là thanh âm mở lòng, chúng ta đưa người khác vào trong lòng dạ chúng ta. Làm được như vậy là mở dạ, sáng dạ, bởi vì chúng ta sẽ đánh giá được lòng dạ của người khác bằng cách mở dạ của chính mình ra. Không làm được như vậy là đóng dạ, tối dạ, bởi vì chúng ta không cảm nhận, không đánh giá được dạ của người khác vì dạ của chính ta bị đóng.
Luồng từ ngoài vào trong dạ đi theo lòng. Lòng là cấu trúc và luồng là vận hành.
Dốc lòng tháo dạ là đưa các cảm nhận của dạ theo lòng ra bên ngoài.
Dạ là hành động tự nhiên, thường xuyên của mọi sinh vật sống.
Vận hành dạ là âm, là ẩn, chủ yếu để thu vào và nung nấu trong dạ cho đến khi chín muồi, hay đủ chín tháng mười ngày, mới dốc lòng đổ ra, mới sinh thành con.
Dốc lòng, tháo dạ là hành động tự thân, bởi vì dốc lòng tháo dạ là vận hành rất nguy hiểm, liên quan đến sự sống và cái chết, kể cả trong trường hợp sinh con từ dạ con.
Dạ rất mềm mại, rất linh hoạt, nhưng là một thanh âm tự chủ của một vận hành tự thân, lấy bản thân làm trung tâm.
Âm vâng, vận hành hoàn toàn ngược lại với âm dạ, âm vâng tạo ra một luồng vận hành từ trong dạ theo lòng đi ra bên ngoài theo một động năng bên ngoài. Vâng là vận hành lê theo, lấy người khác làm động lực, lấy môi trường và khách thể làm lề lối.
Tưởng tượng một cảnh giã gạo trong cối đá bằng chày
– dạ là cối đá
– lòng cối đá chứa gạo, chứa nước, chứa khí, chứa âm
– nhịp chày giã xuống cối là âm dạ, trong nhịp dạ, lòng cối đá sẽ cảm nhận được gạo, chày, tay người giã
– nhịp chày nhấc ra khỏi cối là âm vâng, trong nhịp vâng, lòng của cối sẽ đi lên theo gạo, theo chày, về tay người giã
Tưởng tượng một cảnh đánh trống bằng dùi
– trống là dạ
– tiếng trống là tiếng lòng phát ra
Khi gạo được giã bằng nhịp tim, thì lòng của cối sẽ về theo chày lên tay rồi đến trái tim của người giã gạo. Nếu trống được đánh trống bằng hơi thở, thì lòng của trống sẽ về theo dùi lên tay rồi đến rốn đến phổi của người đánh trống.
Vâng dạ là những cây cầu đi từ lòng dạ con người ra thế giới và đưa con người trở về lại với lòng dạ của mình.
Trái đất là lòng, Trái đất là dạ, chúng ta là gạo. Gạo mà không theo nhịp chày, gạo mà rơi ra khỏi lòng cối, gạo không nên cơm cháo gì.
Tưởng tượng cảnh Mặt trời và Trái đất
– Bình minh là lúc Mặt trời đánh các tia sáng và cả bão vũ trụ đổ xuống bầu khí quyển của Trái đất và gặp cối Mặt trăng
– Chính ngọ là lúc Mặt trời đánh vào tâm của cối Trái đất/Mặt trăng
– Hoàng hôn là lúc Mặt trời rút chày lên thu thanh âm từ lòng Trái đất theo Mặt trăng về tâm Mặt trời
– Nhịp chày của Mặt trời là nhịp ban ngày và ban đêm, và tiếng vọng của nhịp chày ấy là nhịp trăng tròn và trăng khuyết.
Tưởng tượng cảnh Bầu trời và Trái đất
– Sấm sét và gió mưa là các nhịp chày của Bầu trời
– Sao Kim là khánh & là dây tơ
– Bầu trời tạo ra hơi thở xuyên tâm Trái đất
Cuộc đời của chúng ta chảy theo các nhịp điệu này. Thanh âm Đất trời là lề lối cho cuộc sống của chúng ta.
Chia sẻ:
Scroll to Top