CÁI ĐUÔI

Loading

RẮC RỐI CHUYỆN “CỤT ĐUÔI”

CÚT CỤT ĐUÔI

Cút cụt đuôi, ai nuôi mày lớn?
Dạ thưa bà tôi lớn mình ên

THẰN LẰN CỤT ĐUÔI

Thằn lằn cụt đuôi ai nuôi mày lớn?
Dạ thưa thầy con lớn mình ên

CUỐC CỤT ĐUÔI

Trời sinh con cuốc cụt đuôi
Chui bờ lủi bụi, ai nuôi mập ù

CÓC CỤT ĐUÔI

Úp chén úp dĩa
Dĩa ngu dĩa ngốc
Con cóc cụt đuôi
Ở bờ ở bụi
Ai nuôi mày lớn,
Dạ thưa thầy, con lớn mình ên.

Liên kết các bài ca dao này cho thấy rằng bọn cụt đuôi là bọn cho “lớn mình ên” hay là bọn cho rằng mình lớn lên một mình, mình tự lớn, không cần có cha mẹ nuôi thân, cũng không cần có cha mẹ xứ sở.

Việc cụt đuôi kéo theo việc đánh mất bản năng giống loài, mà liên quan đến
– Nhận ra và kết nối ở môi trường sống phù hợp, tạo hang, làm tổ nếu cần
– Nhận ra và kết nối với giống loài mình, kết nối với cha mẹ và bầy đàn nếu có
– Nhận ra bạn tình phù hợp, kết đôi, và sinh sản
– Nhận ra con mồi, loại thức ăn phù hợp, biết cách kiếm mồi
– Nhận ra kẻ thù, lẩn trốn kẻ thù, bảo vệ an toàn cho bản thân và bầy đàn trước kẻ thù

Khái niệm ta chỉ có một mình là vô nghĩa, vì chẳng ai sinh ra một mình và lớn lên một mình. Không con vật nào có thể tự mình lớn lên, kể cả khi nó tự kiếm ăn từ lúc ra đời mà không có bố mẹ, thì nó cũng lớn lên nhờ tương tác với môi trường sống, nói cách khác là nó lớn lên giữa trời và đất. Câu “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn” của đức Phật Thích Ca có nghĩa rằng ta là duy nhất, ta là độc bản giữa đất trời, chứ cũng không phải ta chỉ có một mình và ta tự lớn lên.

Đuôi chim là nơi nhận chất dinh dưỡng từ nhau trong thời kỳ chim còn chưa nở, nói cách khác là thời kỳ phôi thai. Vị trí này tương đương với vị trí rốn ở người. Khi chim nở ra, nghĩa là nó đã dùng hết chất dinh dưỡng của cái nhau, và đã đủ trường thành để chui ra khỏi vỏ. Lúc này phần đuôi chim giúp chim kết nối với đất và sống được trong môi trường của nó.

Cụt đuôi là tình trạng mất kết nối đất này, và mất kết nối nhau, dẫn đến tư tưởng cho rằng mình tự lớn lên chẳng cần có ai.

Một số con vật sống một mình, trong đó có loài chim cút, chim cuốc, con cóc, thằn lằn … , rất dễ rơi vào tình trạng “cụt đuôi” so với các giống loài sống bầy đàn và được cha mẹ nuôi nấng sau khi sinh.

Những cá thể cụt đuôi đuôi là cá thể đánh mất kết nối với giống loài nguồn cội, nghĩa là nó cứ sống mà không cần biết nó là cái giống gì.

CHÓ CỤT ĐUÔI

Anh về kiếm chốn kẻo già
Măng mọc có lứa, người ta có thì
Người ta lấy vợ đông tây
Thân anh ở vậy như cau không buồng
Cau không buồng tháng hai lại có
Anh ở vậy như chó cụt đuôi

Chó là hai con vật rất mạnh về đuôi. Chó có thể dùng đuôi để kết nối với đất, với bầy đàn và với cả các giống loài khác như con người. Chó dùng đuôi như một phương tiện biểu đạt cảm xúc và giao tiếp. Các con vật mạnh về đuôi có năng lực giống loài tốt.

Con chó bị cộc đuôi là con chó yếu đi bản năng giống loài. Trong bản năng giống loài có bản năng kết đôi và sinh sản. Chó cụt đuôi là chó yếu bản năng kết đôi và sinh sản. Chó cụt đuôi do vậy cũng như là người không vợ, không con.

Gà con ta để ta nuôi,
Đến mai ta gả con chó cụt đuôi cho mày

Trong bản năng giống loài có bản năng mẹ con, bản năng bầy đàn. Gà cũng là một con vật mạnh về đuôi. Tuy nhiên, con con gà được nuôi người, nghĩa là bản năng giống loài của nó đã kém đi.

Nuôi con gà và gà con chó cho con gà làm chồng là câu chuyện về loạn giống loài, mà điểm xuất phát của loạn không phải là chó và gà, mà là con người. Con người làm cho con gà những việc như mẹ gà, đó là nuôi con gà con lớn. Con người làm cho con gà những việc như thể nó là đứa con người, đó là gả chồng cho con gà.

Diều hâu mày lượn cho tròn
Đến mai tao gả gà con cho mày
Gà con tao để tao nuôi
Tao gả con chó cụt đuôi cho mày

Trong bản năng giống loài có
– bản năng kết đôi sinh con
– bản năng làm mẹ bản năng làm con, bản năng bầy đàn.
– bản năng tìm kiếm thức ăn và bản năng nhận diện và trốn tránh kẻ thù

Gà là thức ăn của diều hâu, diều hâu là kẻ thù của gà. Người không thể gả gà con cho diều hâu, rồi lại gả gà cho chó cuộc đời.

Bài ca dao này là câu chuyện loạn giống loài mà điểm xuất phát là con người.

MÈO CỤT ĐUÔI

Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa một mình

“Còn duyên” là bài dân ca quan họ Bắc Ninh nổi tiếng, nhưng ít ai biết một phiên bản đầy đủ của bài này

Một mình lo bảy lo ba
Lo cau trổ muộn, lo già hết duyên
Còn duyên kẻ đón người đưa
Hết duyên đi sớm về trưa một mình

Lại càng ít người biết một phiên bản “còn duyên” khác vô cùng khó hiểu

Còn duyên, anh cưới ba heo
Hết duyên, anh cưới con mèo cụt đuôi.

và bản đầy đủ của nó là

Một mình liệu bảy lo ba
Lo cau đỏ hạt lo già hết duyên
Còn duyên anh cưới con heo
Hết duyên anh cưới con mèo cụt đuôi

Bài khác về con mèo cụt đuôi, trong đó anh còn duyên và anh hết duyên chuyển thành ông đội và bà đội.

Gió đưa ông đội về dinh
Bà đội thương tình xách nón chạy theo
Ông đội thì cưỡi con heo
Bà đội thì cưỡi con mèo cụt đuôi

hoặc

Gió đưa ông Đội lên Dinh
Mụ Đội thương tình xách nón chạy theo
Ông Đội đòi cưới ba heo
Mụ Đội đòi cưới con mèo cụt đuôi.

Con cá đối nằm trên cối đá
Con mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo
Anh mà đối đặng dẫu nghèo em cũng ưng
– Con chim mỏ kiến đậu trên miếng cỏ
Con chim vàng lông đáp tại vồng lang
Anh đà đối đặng, vậy nàng tính sao?

RẮN THẰN LẰN CỤT ĐUÔI

Ông Nhăng mà lấy bà Nhăng
Đẻ được con rắn thằn lằn cụt đuôi
Ông Nhăng bảo để mà nuôi
Bà Nhăng đập chết đem vùi đống tro
Ông Nhăng bảo để mà kho
Bà Nhăng đập chết đem cho láng giềng
Có kho thì kho với riềng
Đừng kho với ớt tốn tiền uổng công

Loài người có cái xương cụt, hay dấu vết của vụ cụt đuôi. Tóm lại tình hình “cụt đuôi” của các giống loài trong đó có loài người là vô cùng rắc rối.

CÁC LOÀI CÓ ĐUÔI

 

ĐUÔI CÁ

Con cua mà có hai càng
Đầu, tai không có bò ngang cả đời
Con cá mà có cái đuôi
Hai vi ve vẩy nó bơi rất tài
Con rùa mà có cái mai
Cái cổ thụt ngắn, thụt dài vào ra
Con voi mà có hai ngà
Cái vòi nó cuốn đổ nhà, đổ cây
Con chim mà có cánh bay
Bay cùng nam, bắc, đông, tây tỏ tường

ĐUÔI TÔM

Ví dầu cá bống hai mang,
Cá trê hai ngạnh, tôm càng sáu râu
Sáu râu lột vỏ bỏ đuôi
Giã gạo cho trắng đặng nuôi mẹ già

Tôm rằn lột vỏ bỏ đuôi
Lúa nhe giã trắng mà nuôi mẹ già

Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi
Giã gạo cho trắng mà nuôi mẹ già

ĐUÔI VỊT

Cốc cốc, keng keng
Bà Rèn đi chợ
Bà Rớ ở nhà
Bắt gà làm thịt
Bắt vịt chặt đuôi
Bắt ruồi chặt cánh
Đòn gánh có mấu
Con sấu có tai
Con nai có gạc
Thợ giác có bầu
Hàng trầu hàng cau là hàng chồm hổm

—o—

Mụ sên đi chợ
Mụ rổ ở nhà
Bắt gà làm thịt
Bắt vịt chặt đuôi
Bắt ruồi chặt cánh
Đòn gánh có mấu
Con sấu có tai
Con nai có sừng
Bánh chưng thì ngọt
Roi mót thì đau
Hàng trầu hàng cau
Là hàng con gái
Hàng bánh hàng trái
Là hàng bà già
Hàng hương hàng hoa
Là hàng ông Bổn.

ĐUÔI QUẠ

Mèo già ăn trộm
Mèo ốm phải đòn
Mèo con phải vạ
Con quạ đứt đuôi
Con ruồi đứt cánh
Đòn gánh có mấu
Củ ấu có sừng
Bánh chưng có lá
Con cá có vây
Ông thầy có sách
Thợ ngạch có dao
Thợ rào có búa 

ĐUÔI CHÓ
Lạc đàng bắt đuôi chó
Lạc ngõ bắt đuôi trâu

Trùng trục như con chó thui,
Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu

Là con gì?
ĐUÔI TRÂU

Lạc đàng nắm đuôi chó
Lạc ngõ nắm đuôi trâu

Trông ra chính thực con trâu,
Chín mắt, chín mũi, chín đầu, chín đuôi

Là con gì?

ĐUÔI VOI

Con vỏi, con voi
Cái vòi đi trước
Hai chân trước đi trước
Hai chân sau đi sau
Còn cái đuôi
Đi sau rốt
Tôi xin kể nốt
Cái chuyện con voi
Con vỏi, con voi…

ĐUÔI CÓC

Khi nào cóc mọc hai đuôi
Thằn lằn hai lưỡi, gái nuôi hai chồng

Thằn lằn có thể tự đứt đuôi và mọc lại nhiều đuôi nhưng sẽ không tự đứt lưỡi và mọc lại lưỡi, hay lưỡi

Ngày qua tháng lại
Vật đổi sao dời
Nòng nọc đứt đuôi
Nhảy lên mặt đất
Rõ ràng cóc thật
Chẳng phải trê nào!
Cả xóm xôn xao
Ðồn đi khắp huyện
Cóc cho nghe chuyện
Tìm đến thử coi
Nhận rõ con rồi
Lại xin lỗi vợ
Trăm nghìn lạy mợ
Vì trót quá ghen
Ở không trọn nghĩa

ĐUÔI GÀ

Cô kia tóc bỏ đuôi gà
Lại đây anh hỏi một và mấy câu
Tóc cô chính ở đỉnh đầu
Hay là tóc mượn ở đâu chắp vào?

—0—

Thấy cô tóc bỏ đuôi gà
Anh về anh bán cửa nhà anh theo
Anh còn cái cối giã bèo
Anh về bán nốt, anh theo cô mình

—o—

Cô kia cột tóc đuôi gà
Nắm đuôi cô lại, hỏi nhà cô đâu
Nhà tôi ở dưới đám dâu
Bên cạnh đám mía, đầu cầu ngó qua
Ngó qua đám bắp trổ cờ,
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.

—o—

Chị kia bới tóc đuôi gà,
Nắm đuôi chị lại hỏi nhà chị đâu?
– Nhà tôi ở dưới đám dâu
Ở trên đám đậu đầu cầu ngó qua
Ngó qua đám bắp trổ cờ
Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông
Ngó qua nhà trống bên sông
Có con bìm bịp ăn trầu đỏ môi

—0—

Một thương tóc bỏ đuôi gà
Hai thương ăn nói mặn mà có duyên
Ba thương má lúm đồng tiền
Bốn thương răng nhánh hạt huyền kém thua
Năm thương cổ yếm đeo bùa
Sáu thương nón thượng quai tua dịu dàng
Bảy thương nết ở khôn ngoan
Tám thương ăn nói dịu dàng thêm xinh
Chín thương em ở một mình
Mười thương con mắt có tình với ai.

—o—

Loẹt quẹt như đuôi gà thiến
Liến thiến như ngọn thối lai
Chúa mất tôi ngơ ngẩn kiếm hoài
Tôi mất chúa nằm im lẳng lặng

Là cái gì?

ĐUÔI LƯƠN

Con chi đầu khỉ đuôi lươn
Ăn no tắm mát, lại trườn lên cây?

Là cái gì?

ĐUÔI CHUỘT

Lòi đuôi chuột

 

ĐUÔI PHƯỢNG – PHƯỢNG VĨ

Cá lội mương tre, cá xòe đuôi phượng
Anh có vợ rồi nói bướng thương em

Nước chảy re re con cá he nó xòe đuôi phụng
Em có chồng rồi trong bụng anh vẫn thương

ĐUÔI CÁO

ĐẦU ĐUÔI

 

TỪ ĐẦU ĐẾN ĐUÔI

ĐẦU XUÔI ĐUÔI LỌT

ĐẦU ĐUÔI CÂU CHUYỆN

GIẤU ĐẦU HỞ ĐUÔI

ĐỌC ĐẦU QUÊN ĐUÔI

Hai tay cầm nắm lạt bẻ cò
Lòng anh thương da diết, sao em giả đò làm lơ
Thương em phát dại phát khờ
Đang ăn đũa rớt bao giờ không hay
Cầm kéo quên cắt quên may
Cầm ve quên rượu, cầm khay quên trầu
Cầm đèn quên bấc quên dầu
Cầm trang sách đọc quên đầu quên đuôi
Cầm cân quên giá quên lui
Cầm tiền mà xỉa không biết mấy mươi một tiền
Thương em nhất dại nhì điên

ĐẦU RỒNG ĐUÔI PHƯỢNG

Song song hai chiếc thuyền tình
Đầu rồng đuôi phượng đóng đinh hai hàng
Một chiếc em chở năm chàng
Hai chiếc em chở mười chàng ra đi
Trách người quân tử lỗi nghì
Ăn trên ngồi trốc chẳng nghĩ gì đến em

Là cái gì?
Rồng giao đầu, phượng lại giao đuôi
Ngày nay tôi hỏi thiệt, mình thương tôi không mình?

Đầu rồng đuôi phụng cánh tiên
Nửa đêm tỉnh giấc nổi điên la làng

Là con gì?

Đầu rồng, đuôi phụng le te
Mùa đông ấp trứng, mùa hè nở con

Là cây gì?
Hạc giao đầu, phụng lại giao đuôi,
Anh về ở dưới bỏ tui một mình

ĐUÔI RẮN

Đầu rồng đuôi rắn

RỒNG RẮN LÊN MÂY

Trò “Rồng rắn lên mây” là “đối đầu giấu đuôi”

“Rồng rắn lên mây
Có cái cây lúc lắc
Hỏi thăm thầy thuốc
Có ở nhà hay không?”

Khi dứt ở câu này thì đầu rắn phải trở lại đối diện Thầy Thuốc.

Lần đầu tiên Thầy Thuốc sẽ trả lời: “Không có nhà.” Rắn lại phải lượn một vòng và hát rồi lại hỏi: “Thầy Thuốc có nhà hay không?”

Lần thứ hai Thầy Thuốc lại nói: “Không có nhà.” Rắn lại lượn một vòng và hát, rồi hỏi: “Thầy Thuốc có nhà hay không?”

Lần thứ ba này Thầy Thuốc mới nói: “Có nhà.”

Sau đó là đoạn đối thoại ngắn.

Thầy Thuốc: “Con đi đâu?”
Rắn: “Con đi mua thuốc.”
Thầy Thuốc: “Mua thuốc cho ai?”
Rắn: “Mua thuốc cho con.”
Thầy Thuốc: “Con lên mấy?”
Rắn: “Con lên một.”
Thầy Thuốc: “Thuốc chẳng hay.”
Rắn: “Con lên hai.”
Thầy Thuốc: “Thuốc chẳng hay.”
Rắn: “Con lên ba…”

Tới một con số nào đó thì Thầy Thuốc sẽ nói: “Thuốc hay vậy.”

Thầy Thuốc: “Xin khúc đầu.”
Rắn: “Những xương cùng xẩu.”
Thầy Thuốc: “Xin khúc giữa.”
Rắn: “Những máu cùng me.
Thầy Thuốc: “Xin khúc đuôi.”
Rắn: “Tha hồ Thầy đuổi.”
CÁ sấu

Cá sầu, cá trở đầu đuôi
Người sầu lên ngược, xuống xuôi vẫn sầu.

CÂN BẰNG ĐẦU ĐUÔI

 

“Cụt đuôi” trước hết gây ra tình trạng mất cân bằng đuôi đầu

Không đầu không đuôi
Đọc đầu quên đuôi
Giấu đầu hở đuôi

Nếu mạnh đuôi thì chúng ta sẽ như thế nào ?

Đuôi xuôi đuôi lọt
Từ đầu đến đuôi
Nhất thủ nhì vĩ
Kinh thiên vĩ địa (Trục trời, đuôi đất/Cùng trời cuối đất/Đầu trời cuối đất)

Có thủy có chung

Nếu mạnh đuôi thì chúng ta sẽ trở thành ai ?

Anh hùng vì có hùng vĩ
Phượng hoàng vì có phượng vĩ
Bạch Long vì có bạch long vĩ
Tiên cáo chín đuôi vì có cửu vĩ hồ
Hàn Mạc Tử với Vĩ Dạ

 

KÉO ĐUÔI

Đầu tròn trùng trục như cục kỳ lân,
Đi xa về gần, nắm đuôi mà kéo

Là cái gì?

Con gì có đuôi có lông
Trẻ già trai gái đều cùng mang theo?

Là con gì?

 

Chia sẻ:
Scroll to Top