TÍNH LỂ CỦA NGƯỜI VIỆT

Loading

Lể là một cấu trúc và vận hành đặc trưng của người Việt, thể hiện sâu sắc tính nước của người Việt. Lể có ưu điểm và nhược điểm, nhưng có thể nói nếu không có tính “lể”, thì dân tộc Việt và văn hoá Việt không sinh tồn và phát triển đến ngày nay. Các ví dụ về tính lể

  • Bọc trăm trứng là một tập hợp lể và mỗi quả trứng là một cá thể lể
  • Bách Việt là tập hợp lể và mỗi người Việt là một cá thể lể
  • Các di tích đình, đền, đài, miếu… cùng hệ thống sắc phong và tích đi cùng đều có tính lể : Không có ngôi đình làng nào giống nhau trên đất nước Việt ta, cả về kiến trúc, lễ hội và tích, kể cả thờ chung thành hoàng làng và ở trên một địa bàn. Ví dụ
    • Có hơn 300 làng thờ Linh Lang Đại Vương trên cả nước, nhưng có làng thờ riêng có làng thờ chung với các thành hoàng khác, không làng nào giống làng nào, thiết kế bố trí đình làng cũng khác nhau, tích về Linh Lang cũng khác nhau. Trong các tích mà ông là hoàng tử nhà Lý đánh Chiêm Thành, thì mỗi làng lại có lễ hội riêng về cách ông hoá và các huyền tích về những việc ông đã làm ở làng. Có tích ông chết trên chiến trường, có tích ông chết trên sông, có tích ông chết vì bệnh … nhưng người ta vẫn nhận ra đó là ông. Trường hợp tương tự với Cao Sơn, tích về Cao Sơn mỗi nơi một khác, như hai nơi thờ ông là trấn Nam Kim Liên và Tản Viên tích khác xa nhau.
    • Không thể hệ thống hóa hệ thống sắc phong : Các triều đại sắc phong khác nhau, cho những di tích khác nhau
  • Phong tục, tập quán của người Việt cơ bản là lể
  • Ca dao, tục ngữ là một tập hợp lể : nó được sáng tạo trong quá trình sống, mỗi câu ca dao và tục ngữ có đối tượng riêng và đời sống riêng, có nhiều phiên bản dạng tam sao thất bản, nhưng khó có thể nói đây là bản chính và kia dị bản, mà các bản này có đời sống riêng và tương đương
  • Kho tàng quan họ và các làn điệu dân ca, hò vè đều là các tập hợp lể
  • Văn hoá truyền miệng là lể :
  • Ngôn ngữ đơn âm tiết của tiếng Việt là lể
  • Tam sao thất bản là cách vận hành của lể mà rất sáng tạo và tự do, và đầy sức sống, khó phá hoại chứ không chỉ là dở
  • Năm người mười ý cũng là đặc trưng của lể
Nếu là người Việt mà không có lể thì có thể nói là không còn là người Việt.
Người nghiên cứu sử Việt, văn hoá Việc nào mà lại cứ muốn hệ thống hoá, làm cho rõ ràng, làm cho thống nhất, lên sơ đồ và ra kết luận chung cho thần tích và các điểm thờ cúng thì tự mình phá huỷ tính lể này, mà nếu một người VIệt làm nổi như vậy thì quân giặc cả nghìn năm nay đã nghìn lần làm được như vậy, và không còn văn hoá Việt cho chúng ta nghiên cứu rồi.
Giả sử hơn 300 làng thờ Linh Lang Đại Vương có chung một tích và sắc phong và Linh Lang Đại Vương ở các nơi cũng giống nhau, thì chỉ cần sửa một lần là phá được việc thờ cúng Linh Lang Đại Vương. Chắc chắn có nhiều làng bị mất tích, bị sai lễ hội và bị phá đình đền, nhưng hệ thống đền và đình các địa phương vẫn rất khó bị đồng hoá hoặc cải tạo. Ở hấu hết các làng mà tích ghi bằng văn bản không có sức sống bằng tích truyền miệng, thì dù có sửa tích văn bản cũng không có nhiều tác dụng.
Khi giặc Pháp chiếm nước ta, chúng ta đã huỷ rất nhiều di tích và tượng thờ, chúng cũng ép các làng phải gửi sắc phong và thần tích cho chúng, về viện Viễn Đông Bác Cổ. Nếu chúng muốn sửa sắc phong, sửa tích thì việc này không khó, và chắc chắc chúng đã làm, nhưng chúng chỉ có thể tập trung vào làm như vậy ở các điểm thờ chính mà thôi, mà không thể làm như vậy với tổng thể hệ thống thờ cúng và tích.
Thời kỳ Bắc thuộc thường được chúng ta tưởng tượng là thời kỳ 1000 năm nô lệ, đêm đen … nhưng nếu chúng ta hiểu được tính lể của dân tộc Việt thì đây là thời kỳ phát triển rực rỡ và độc lập của đất nước ta, tiếp tục xu thế phong kiến phân quyền trước đây của các bô lạc Văn Lang nhưng theo hình thức khác
  • Mỗi làng xã đều tự vận hành như một cá thể lể, với đầy đủ các cấu trúc mà đảm bảo vân hành sống của con người như ruộng, đường, nhà cửa, đình đền, nghĩa trang …
  • Các làng xã này cơ bản không cần bất kỳ bộ máy cai trị tập trung nào và hầu như không bi ảnh hưởng bởi việc ai là thái thú, ai là tiết độ sứ, đại diện cho chính quyền phương Bắc.
  • Các viên quan được cắt cử sang quản lý nước ta thực chất chỉ là giống như một viên đại sứ, một cá thể lể chả khác gì người dân bình thường, họ không có quyền lực thống nhất, tập  trung, mà vẫn chỉ là một con người sống trên xử sở Việt, và họ hoàn toàn có thể được đối xử như người Việt và sự thực về dòng máu, họ hoàn toàn có thể là người Việt
Chia sẻ:
Scroll to Top