TIÊN TRÁCH KỶ, HẬU TRÁCH NHÂN

Loading

“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” là gì ? Là trước trách kỷ, sau trách nhân.

Vậy cần hiểu “kỷ” và “Nhân” là gì, theo nghĩa rằng hai khái niệm này đối xứng âm dương với nhau

“Kỷ” là người khác, thì “Nhân” là chính mình
– Kỷ : ái kỷ, tri kỷ
– Nhân : tiểu nhân, tiện nhân, hạ nhân & cá nhân

“Kỷ” là chính mình, thì “Nhân” là người khác
– Kỷ : ích kỷ, vị kỷ, tự kỷ
– Nhân : đại nhân, siêu nhân, tiên nhân & tình nhân

“Kỷ” là cả mình đầy đủ thân tâm và người đầy đủ thân & tâm trong cấu trúc không thời gian chặt chẽ của mình và của người, thì “Nhân” là cả người khác và mình trong sự phát triển tự nhiên và tương tác lẫn nhau
– Kỷ : kỷ luật, kỷ cương, kỷ sự, kỷ thuật
– Nhân : Nhân tri sơ, tính bản năng & Nhân đạo, nhân từ, nhân ái, nhân nghĩa

“Kỷ” là chu kỳ của không gian vật chất, thì “Nhân” là chu kỳ của thời gian tinh thần
– Kỷ : phân kỷ không thời gian sống bằng số thứ tự hoặc bằng tên
– – – phân kỷ địa chất của Trái đất thành các chu kỳ mà cả không thời gian và sinh vật của Trái đất đều thay đổi : Kỷ Đệ tứ (Quaternary), Kỷ Tân cận (Neogene), Kỷ Cổ cận (Paleogene), Kỷ Phấn Trắng (Cretaceous), Kỷ Jura, Kỷ Tam điệp (Trias), Kỷ Permi, Kỷ Than đá Thạch thán (Carboniferous), Kỷ Devon, Kỷ Silur, Kỷ Ordovic, Kỷ Cambri …
– – – phân kỷ lịch sử quốc gia và đất nước thành nhất kỷ/đệ nhất kỷ/kỷ đệ nhất, nhị kỷ/đệ nhị kỷ/kỷ đệ nhị, tam kỷ/đệ tam kỷ/kỷ đệ tam, tứ kỷ/đệ tứ kỷ/kỷ đệ tứ … ví dụ sách Đại nam thực lục ghi chép lịch sử triều đại nhà Nguyễn gồm đệ nhất kỷ (thời vua Gia Long); đệ nhị kỷ (thời vua Minh Mệnh); đệ tam kỷ (thời vua Thiệu Trị); đệ tứ kỷ (thời vua Tự Đức); đệ ngũ kỷ (cuối đời vua Tự Đức đến đời vua Kiến Phúc); đệ lục kỷ (từ đời vua Hàm Nghi đến đời vua Đồng Khánh); đệ lục kỷ phụ biên (đời vua Thành Thái và Duy Tân); đệ thất kỷ (đời vua Khải Định).
– Nhân : nhân quả

“Kỷ” là chu kỳ của sự sống, thì “Nhân” là tâm của sự sống
– Kỷ
– – – kỷ là phân kỷ thời gian theo bội của 10 năm như thập kỷ (10), thế kỷ (100), thiên nhiên kỷ (1000)
– – – kỷ : 1 trong 10 thiên can ứng với 6 địa chi tạo nên 6 năm can chi là Kỷ Sửu, Kỷ Mão, Kỷ Tỷ, Kỷ Mùi, Kỷ Dậu, Kỷ Hợi
– Nhân : hạt nhân (nguyên tử), hạt nhân (hạt của quả cây), hạch nhân, hạnh nhân (cơ thể), pháp nhân (kinh tế, xã hội, pháp lý) …

“Kỷ” là vật chất hình vuông, dùng để chứa đựng và trụ cấu trúc, thì “Nhân” là thanh âm làm động lực vận hành của dòng thời gian theo các vòng tròn lặp lại
– Kỷ : kỷ là mâm, bàn … vuông vức, chắc chắn, có thành cao hoặc chân vững như tràng kỷ, bành kỷ, kỷ trà, kỷ chè, văn kỷ
– Nhân : tiên nhân, tiền nhân, cổ nhân

“Kỷ” là cột mốc vật chất, hữu hình, cụ thể của các trải nghiệm trong không thời gian, thì “Nhân” là môi trường tinh thần của các trải nghiệm không thời gian
– Kỷ : kỷ yếu, kỉ niệm, kỉ vật, kỷ lục
– Nhân : nhân tình thế thái

“Kỷ” là toàn bộ hiện thực không thời gian của sự sống, “Nhân” là chủ thể sự sống, chủ thể nhận thức và hành vi
– Kỷ : kỷ nguyên, kỷ sinh
– Nhân : nguyên nhân, nhân sinh

“Kỷ” là đơn vị sự sống, “Nhân” là tổng thể sự sống
– Kỷ : khắc kỷ là phân kỷ theo cả khắc thời gian và khắc không gian
– Nhân : Nhân gian

“Kỷ” và “nhân” tương tác tạo cho mỗi chủ thể sự sống một “nhân sinh quan” của “nhân” và “thế giới quan” về “kỷ” mà liên tục chuyển hoá.

Trách là đối chiếu, kiểm chứng, kiểm soát từ đầu đến cuối một vận hành của “nhân” trong “kỷ”, với mục đích đảm bảo cho vận hành này được thông suốt.
– Tắc trách là không đối chiếu, kiểm chứng, kiểm soát được thông suốt luồng vận hành khiến cho nó bị tắc
– Trách cứ là đối chiếu, kiểm soát vận hành dựa trên chứng cứ
– Trách nhiệm là đối chiếu, kiểm chứng, kiểm soát được thông suốt luồng vận hành với tín nhiệm, theo nhiệm vụ, trong nhiệm kỳ và tại nhiệm sở.

“Keep track” có nghĩa ngược với tắc trách, với track tiếng Anh có nghĩa chính xác như trách tiếng Việt. Ví dụ keep track một món hàng được giao từ thời điểm và địa điểm mà người mua đặt hàng, theo từng bước vận chuyện, cho đến thời điểm và địa điểm mà người nhận nhận được hàng, sao cho luồng vận hành này được thông suốt.

Hiểu “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” đã rất khó, thì làm sao mà chúng ta có thể làm nổi như thế, trừ khi chúng ta phải ở trong một trạng thái vô cùng minh triết về chính mình và hiện thực, trạng thái mà trong đạo Phật gọi là vipassana.

“Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” chính xác là nguyên tắc thiền Vipassana, mà trong đó
– vi đối ứng với trạng thái kỷ – nhân âm
– pass đối ứng với trách
– sana đối ứng với trạng thái kỷ – nhân dương

Trong thiền vipassana, “tiên trách nhân” như hơi thở vào, “hậu trách kỷ” như hơi thở ra và chúng ta cần thở vào rồi thở ra đều đặn và liên tục. Nhiều vòng “tiên trách nhân, hậu trách kỷ” lặp lại nhịp nhàng như hơi thở, tạo nên trạng thái vipassana.

Phật giáo nguyên thuỷ đã đưa ra các nguyên tắc cơ bản của thiền để giúp chúng ta dựa vào đó làm theo. Trong thiền quán thân, thiền quán tâm và thiền quan pháp, thì thân, tâm, pháp là “kỷ”, để chúng ta “nhân” xuất phát theo quy tắc “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.

Một câu thành ngữ khác cũng phản ánh sự đối xứng của “nhân” và “kỷ” là “chính nhân, chính kỷ” hoặc “chính nhơn, chính kỷ”. Nếu người hành thiền đã sai hay thiếu ở bước “trách nhân”, thì cũng sẽ sai hay thiếu ở bước “trách kỷ” và ngược lại. Tương tự, khi người thiền hoàn thiện được bước “trách nhân” thì cũng hoàn thiện được bước “trách kỷ” tương ứng, và bước “trách kỷ” hoàn thiện này lại tạo ra sự hoàn thiện của bước “trách nhân” tiếp theo.

Từng bước hoàn thiện “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” qua nhiều vòng lặp như vậy, người thiền sẽ tiến gần hơn đến trạng thái nhận thức “hiện thực như nó chính là”.

Nói chung, tục ngữ ca dao, nhớ thì dễ mà hiểu và làm theo thì khó vô cùng. Khi thày cô đem câu ca dao tục ngữ ra hỏi học trò, ví dụ câu này thì chỉ còn biết “Tiên trách thày, hậu trách trò”.

Chúng ta đang sống ở thời mạt pháp, thời mà chúng ta không còn có năng lực hiểu và làm theo gần như tất cả mọi câu ca dao, tục ngữ và thành ngữ của cha ông. Điều nghiêm trọng hơn việc chúng ta không hiểu và không làm theo được ca dao, tục ngữ, thành ngữ, là việc chúng ta luôn hoang tưởng rằng ca dao, tục ngữ, thành ngữ vô cùng đơn giản, có gì đâu để mà hiểu và làm theo.

Vậy trước hết, chúng ta hãy chấp nhận sự thực như nó chính là : Chúng ta không hiểu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, và cũng không làm theo được. Sau đó, hiểu được chừng nào thì chúng ta làm theo chừng đó, và quay lại hiểu đúng hơn để làm lại đúng hơn

Ví dụ với câu “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, nếu lấy mình làm “nhân” vận hành và câu thành ngữ này làm “kỷ” cấu trúc, và chúng ta bắt đầu làm đúng theo trật tự “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”
– Kỷ : Hiểu từng âm tiết tạo nên câu thành ngữ này, rồi lắp ghép các nghĩa khác nhau của từng âm tiết vào nhau thành bộ. Như vậy, mỗi âm tiết có bao nhiêu nghĩa và có bao nhiêu cách lắp ghép giữa các âm tiết, thì câu thành ngữ này cũng có bấy nhiêu nghĩa. Hiện nay, nhiều người thản nhiên đưa một nghĩa chung chung cho mỗi câu thành ngữ, bất chấp việc không hiểu nghĩa của từng âm tiết và trật tự sắp xếp cực kỳ chặt chẽ của chúng trong ca dao, tục ngữ và thành ngữ.
– Nhân : Tự mình vận hành câu thành ngữ này theo cách mình hiểu câu thành ngữ này

Sau khi hoàn thành việc vận hành cơ bản câu thành ngữ này rồi, chúng ta quay lại bước kỷ để hiểu sâu hơn ý nghĩa của câu thành ngữ, sau đó lại quay lại bước nhân để vận hành sâu hơn câu thành ngữ …, cứ như vậy.

Sau mỗi vòng, câu thành ngữ này thực sự sẽ được thấu hiểu và được sống thật trong chúng ta hơn. Đó chính là thiền vipassana, mà trong đó đã có chánh niệm, chánh kiến, chánh tư duy và chánh hành động rồi ….

Thiền vipassana chính là tiểu thừa, hay con đường dành riêng cho mỗi cá nhân mà chỉ cá nhân đó đi được và hiểu được : người nào tự thực hành vipassana trên đối tượng nào thì người đó tự hiểu được vipassana theo đối tượng đó. Về nguyên tắc, bất kỳ ai và bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có thể thực hành được vipassana. Trên thực tế thực hành vipassana vô cùng gian nan. Nếu vipassana dễ thế chúng ta đã đắc quả Phật và ở Niết bàn hết rồi.

Để bắt đầu thực hành vipassana, chúng ta cần chọn lấy một cặp “kỷ” – “nhân” và một kỹ thuật trách nào có tính thực tiễn để bắt đầu việc “tiên trách kỷ, hâu trách nhân”. Dù chúng ta có theo thiền quán thân hay thiền quán tâm, thì thân và tâm cũng là những bộ “kỷ” – “nhân” quá rộng và quá sâu với năng lực trách của hầu hết người bình thường. Quá dễ quan sát những người ngồi thiền nhiều năm ở thiền viện nguyên thuỷ hoàn toàn không hiểu thêm chút gì về thân tâm của họ cả, nghĩa là ngồi thiền nhưng chả “trách” được cả “kỷ” lẫn “nhân”, cũng chả biết “trách”, ‘kỷ”, “nhân” là cái gì.

Người thiền được trước hết là người sống được một cuộc đời bình thường mà mình có trách nhiệm cá nhân với mỗi việc mình làm. Trách nhiệm chính là một vận hành trách cụ thể nhất mà chúng ta có thể hiểu được và làm được. Vậy hãy có trách nhiệm với cái gì cơ bản nhất của cuộc đời mình để bắt đầu với vipassana : thân thể và cuộc sống gia đình hàng ngày.

Chia sẻ:
Scroll to Top