THỔ ĐỊA
Làn da của Trái đất như làn da người, da thú, da rắn, da chim, da cá … chia làm các mảng, mà giữa chúng có các đường hằn, có thể hoặc không thể nhìn được bằng mắt thường. Một hoặc nhiều mảng như vậy có thể có chung một ông thổ địa. Việc có một hay nhiều ông thổ địa trên một mảng đất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội, trong đó có yếu tố quan trọng là sự sinh sống của sinh vật và con người trên đất.
Giả sử một địa chủ có một ngôi nhà trong một mảng đất trong khuôn viên rộng nhiều mảng đất vây xung quanh, với một ông thổ địa quản lý cả mảnh đất gồm nhiều mảng đất của ông địa chủ.
Sau nhiều đời, mảnh đất bị nhỏ ra
– một phần là nhà đất của con cháu nhiều đời của ông địa chủ cũ sống
– một phần là nhà đất của những người khác
– một phần là mảnh đất
– một phần là đường đi của làng
– một phần là ao làng
– một phần là ruộng
– một phần là mộ của nhiều gia đình dòng họ đã từng sinh sống ở làng
Mỗi phần này, thậm chí mỗi một khu nhà của một gia đình có một ông thổ địa. Mỗi lần chia đất như vậy, ông thổ địa cũ lại rút về quản lý một mảnh đất bé hơn và một ông thổ địa mới được phân công giữ mảnh đất mới tách.
Cho nên trên một mảnh đất làng, có thể có những mảnh đất gốc hơn, sâu hơn với thổ địa trên đó lâu đời hơn, và những mảnh đất rất nông với thổ địa rất non trẻ. Đất khu đô thi nói chung là đất trẻ, nhiều nhà cao tầng, trên diện tích rộng nhưng nông.
Khi đất bị chia nhỏ quá và quá lệch so với cấu trúc gốc thì đất rất yếu. Khi đất bị gộp để xây nên những công trình quá cồng kềnh so với đất như khu đô thi nhiều nhà cao tầng và nhà máy có nhiều chất xả thải độc, thì đất cũng rất yếu. Đất những chỗ đó giống như bị chém, bị sẹo, bị ghẻ lờ, bị ung thư, thậm chí bị hoại tử. Người sống trên những khu vực này sớm hay muộn cũng sẽ bị bệnh tật về thân thể và tinh thần, và cơ bản đây chỉ là nơi sống tạm chứ không thể sống từ đời này sang đời khác vì chưa được một đời hai đời thì đã quá suy.
Đất nào có thổ địa thì đất đó mới có thần tài. Đất nào thổ địa suy thì thần tài cũng suy. Thần tài và thổ địa là cặp thần linh đi cùng với nhau và đi cùng với đất, không thể mời về thờ cúng. Mà nói chung chẳng có ông thần tài và ông thổ địa nào ở trong bàn thờ cả, nếu bạn hiểu sự vĩ đại của mảnh đất mà thần tài và thổ địa nhà bạn quản lý.
===
BẢN THỔ
Một mảnh đất do thổ địa giữ có thể gồm nhiều tầng đất
– Tầng bề mặt : gọi là tầng 0 gồm phần khí và phần đất hoặc nước (nếu là hồ, đầm, biển)
– Tầng đất dưới bề mặt (là đất thổ) : mỗi tầng lại có nhiều lớp, với tổng số lớp có thể từ 1 đến vài chục
– Tầng đất trên bề mặt (là đất khí) : mỗi tầng lại có nhiều lớp, với tổng số lớp có thể từ 1 đến vài chục
Hầu hết các mảnh đất mà tôi làm phong thuỷ cây dòng họ gồm đất thờ cúng và đất ở lâu dài của các gia đình và dòng họ có số lượng các lớp đất của cả ba tầng bề mặt, trên bề mặt và dưới bề mặt, là trên dưới 100 lớp, với chiều sâu mỗi lớp từ vào chục cm (là các lớp bề mặt bị bào mòn và phá huỷ nặng nề) đến vài km (là các vỉa đá hoặc các mảng kiến tạo).
Như vậy chiều sâu xuyên suốt từ tầng khí qua tầng bề mặt xuống dưới lòng đất của một mảnh đất chỉ vài chục hoặc vài trăm mét vuông thuộc quyền quản lý của một ông thổ địa có thể gồm trên dưới một trăm lớp cả khí và thổ, với chiều cao chiều sâu từ vài trăm mét đến vài chục km là ít.
Mỗi lớp đất như vậy thuộc về một bản thổ. Bản thổ cơ bản sẽ xếp chồng lên nhau, như thượng bì xếp trên trung bì và thương bì của da, hoặc như là các lớp thịt lợn ba chỉ vậy.
===
BÀN CỔ
Nếu như lớp đất bề mặt chịu cực kỳ nhiều tác động và liên tục biến đổi, thì đất bản thổ thường cực kỳ bền, và có thể được hình thành cùng với sự hình thành của Trái đất và các lục địa, nghĩa là có tuổi đời hàng tỷ, còn tuổi đời hàng triệu năm thì quá thường luôn.
Các lớp bản thổ liên quan đến các tầng kiến tạo cơ bản nhất của Trái đất gọi là bàn cổ, và các vị thần giữ các bàn cổ này gọi là đức Bàn Cổ.
Các lớp bản thổ sẽ trải dài bên dưới mặt đất. Các bản thổ lớn nhất, chính là bàn cổ là
– Bản thổ Pangea (tạm gọi là bản thổ toàn lục địa gồm bản đất của tất cả các lục địa ghép lai, với Pangea là tên của lục địa hợp nhất của Trái đất tồn tại cách đây 335 đến 200 triệu năm.
– Bản thổ toàn Trái đất mà còn có trước cả bản thổ Pangea
Các vị bản thổ toàn lục địa, toàn đại dương, toàn khí quyển, toàn sinh giới và toàn Trái đất gộp chung là đồng cổ.
Độ cao và tuổi đời đích thực của ngọn núi phải tính theo độ cao của bản thổ gốc tạo nên quả núi đó, chứ không theo độ cao theo mực nước biển như chúng ta đang tính. Cho nên ngọn núi Tản Viên cực kỳ cao và cực kỳ cổ, và chân của ngọn núi này cũng không phải ở Ba Vì.
===
THỔ CÔNG
Thổ địa đi dọc, bản thổ đi ngang thì thổ công đi chéo. Bàn cổ có quy mô toàn trái đất thì thổ công có quy mô một đơn vị địa phương, tương ứng với cơ thể học là một đơn vị mô của làn da, nếu ứng với da của con cá, con rùa, có rắn là một cái vảy.