Tết Nguyên tiêu

Loading

TẾT NGUYÊN TIÊU – LỊCH

Tết Nguyên Tiêu rơi ngày rằm tháng Giêng.

Đây là Tết ngay sau Tết Nguyên đán & Ngày vía Thần Tài.

Tiết khí của Tết Nguyên Tiêu

TIÊU & HÀN

Nghĩa của “nguyên tiêu” là nguyên được tán nhỏ đi hoặc trở thành nhỏ, từ một trạng thái nhưng trong quá trình tiêu thì vẫn giữ được tính nguyên.

  • Tiêu hàn đối xứng với bốn tiết Hàn
    • Đại hàn (tiết cuối cùng của mùa Đông, có Tết ông Công ông Táo),
    • Tiểu Hàn (Tiết trước Đại Hàn),
    • Hàn Lộ (Tiết trước Sương Giáng sau Thu Phân)
    • Hàn Thực (Tết 3/3, tiết Thanh Minh)

TIÊU & NGUYÊN

  • Nguyên tiêu nằm trong bộ bốn tiết Nguyên
    • Thượng nguyên, chính là Nguyên tiêu (rằm tháng giêng)
    • Trung Nguyên (rằm trung thu)
    • Hạ Nguyên (rằm tháng 10 âm lịch)
    • Nguyên Đán (đêm 30 và mùng 1, giữa năm mới và năm cũ)

So sánh Tết Nguyên Tiêu với các Tết Nguyên khác

  • Nguyên đán là Tết lớn nhất, Nguyên Đán là Tết đoàn viên
  • Nguyên Tiêu : “Tiêu” có nghĩa là nhỏ và tán đi, đối xứng với tính lớn và tính đoàn viên của Tết Nguyên đán. 
  • Thượng Nguyên có tính thượng trong khi Hạ Nguyên có tính hạ.
  • Nguyên Tiêu có tính khí, tính tán trong khi Trung nguyên có tính Thổ, tính tập trung.

Tết Nguyên Tiêu là Tết nguyện. Việc quan trọng nhất mà chúng ta cần làm trong tết Nguyên Tiêu là nguyện. Nguyện bản chất là

    • nguyên về bản chất là tâm nguyện, là ý nguyện, không phải là hành lễ hay cúng kiếng bao gồm cúng sao giải hạn
    • nguyện là tự nguyện, không có tự nguyện thì cũng không thực sự có nguyện, nguyện không phải là cầu nguyện, cầu mong, cầu xin, cầu khấn, cầu cúng …, càng không phải là nhờ cậy, mong muốn, chờ đợi, xin xỏ, vọng tưởng, giả định, gía như  …

Các tục của lễ Nguyên Tiêu liên quan đến “nguyện”

  • Tục gửi nguyện ước vào đèn hoa đăng thả lên trời hoặc thả đèn hoa đăng trong nước.
  • Tục cúng sao giải hạn, gốc của việc này chính là lời nguyện bình an.

Thả đèn hoa đăng hay cúng sao chỉ là hình thức, bản chất là mỗi người đều có lời nguyện của mình và tự mỗi người tự thắp lên, tự gửi lời nguyện đó vào trăng sao, vào trời đất.

Lời nguyện mà không được thắp lên, không được tung ra, lời nguyện mà chết lặng, chết chìm, thì coi như là không nguyện, bởi vì lời nguyện là một động lực sống.

Lời nguyện của Tết Nguyên Tiêu sẽ là đông lực sống cho cả năm, nên nó cực kỳ quan trọng.

So sánh với các Tết khác

  • Tết Nguyên đán là chúc Tết, chúc Xuân, chúc năm mới như năm mới bình an, hạnh phúc, xuân sinh xôi, vui tươi. Chúc Tết thì người này chúc người khác. Lời chúc Tết khác hẳn với những lời nguyện, vì nó không mang tính hành động.
  • Nguyên Tiêu là Tết mà chúng ta gửi những lời nguyện, mà luôn mang tính tự nguyện.
  • Tết Trung nguyên, rằm tháng 7, là Tết giải lời nguyền, mà giam giữ con người trong các trạng thái mà chúng ta gọi là địa ngục và đưa ra đại nguyện giải thoát.
  • Tết Hạ Nguyên là Tết chúng ta gửi lời cảm ơn, cho những gì tốt đẹp mà chúng ta đón nhận, đặc biệt liên quan đến những lời nguyện gửi đi trong Tết Nguyên Tiêu. Lời cảm ơn có thể dẫn đến lời nguyện nhưng lời cảm ơn không phải là lời nguyện.

Ca dao tục ngữ

  • Cúng bái quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng
  • Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng.
  • Đi lễ quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng
  • Cả năm được một rằm tháng bảy, cả thảy được một rằm tháng giêng

Quả thực là bốn ngày Tết Nguyên liên quan đến bốn vị cổ Phật

  • Nguyên đán : Mẹ Quán Âm
  • Nguyên tiêu : Đức Phật A-di-đà
  • Trung nguyên : Đức Phật Thích ca
  • Hạ nguyên : Đức Phật Di lặc

Cái gốc của lời nguyện của đức Phật Adiđà trong kinh Vô lương thọ chính là nguyện thành Phật. Đọc các lời nguyện này sẽ cho chúng ta hiểu được về tinh thần của Tết Nguyên Tiêu.

TẾT NGUYÊN TIÊU : Nguyên nào – Tiêu nấy

Tiêu là một vận hành phân hoá và chuyển hóa từ nguyên

Nguyên thuỷ

  • Tiêu thuỷ, tiêu úng, tiêu ngập, tiêu lụt, tiêu lũ,
  • Tiêu dịch, tiêu đờm, tiêu máu độc

Nguyên khí

Nguyên sinh – Nguyên tử

  • Tiêu hao

Nguyên trạng

  • Tiêu điều
  • Tiêu thổ
  • Tiêu biểu
  • Tiêu điểm
  • Tiền tiêu

Nguyên cục

  • Tiêu tiền

Nguyên nhân

  • Mục tiêu

Nguyên quán

TÍCH CỦA TẾT NGUYÊN TIÊU – TRƯƠNG CHI

Câu chuyện chàng Trương Chi

Ngày xưa, có nàng Mị Nương là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, con của một vị quan đại thần. Nàng sống mà như con chim bị giam lỏng bởi chiếc lồng khổng lồ, chính là nhà quan phủ nên lúc nào cũng buồn bã. Cha nàng thấy vậy liền cất cho nàng một ngôi nhà nhỏ ở bên con sông cạnh nhà để nàng ra đó thư giãn.

Nàng vẫn thường ra căn nhà đó thêu thùa, đọc sách và say đắm một tiếng sáo trên dòng sông. Tiếng sáo ấy là của Trương Chi, một anh thanh niên ở làng chài ven sông, thổi sáo hay nhưng tướng mạo vô cùng xấu xí.

Bỗng có một thời gian tiếng sáo không còn xuất hiện và Mị Nương do quá thương nhớ tiếng sáo mà sinh bệnh. Đã rất nhiều vị đại phu được cha nàng mời đến mà vẫn không tìm ra nguyên nhân căn bệnh.

Một hôm, vô tình cha nàng biết được tiếng sáo của anh thanh niên tên Trương Chi chính là nguyên nhân của căn bệnh của con gái. Ông liền mời chàng đến để chữa bệnh cho Mị Nương. Nhưng khi chàng đến phủ, ông thấy chàng xấu xí thì lệnh chỉ được thổi sáo từ ngoài sân vọng vào chứ không được ra mắt Mị Nương để tránh cho nàng phải thất vọng. Mị Nương nghe thấy tiếng sáo quen thuộc thì hồi phục nhanh chóng. Rồi nàng khỏi bệnh và xin cha cho mời người sáo ngoài sân vào để nàng cảm ơn. Bất đắc dĩ, cha nàng đành cho gọi chàng Trương Chi vào. Vừa thấy Trương Chi, Mị Nương đã vô cùng thất vọng vì dung mạo của chàng vô cùng xấu xí. Nàng tỏ ý lạnh nhạt, bảo Trương Chi đi ra, và không còn mê tiếng sáo của chàng như trước kia nữa.

Trương Chi kể từ khi về nhà đã thầm yêu Mỵ Nương. Một hôm chàng tìm đến nhà của Mị Nương và thổ lộ nỗi lòng mình với nàng. Nhưng nàng từ chối. Trương Chi thất vọng và đau buồn cho thân phận nghèo hèn của mình, không thiết làm ăn gì nữa, mang bệnh tương tư, biếng ăn, mất ngủ, sầu héo dần mà chết. Những người bạn cùng làng chài vớt xác chàng và đem chôn. Đến khi bốc mộ mọi người thấy một khối cầu, to bằng quả cam, trong suốt như pha lê bèn đem gắn vào mạn chiếc thuyền cũ của chàng.

Một lần tình cờ, cha Mị Nương đi ra bến sông, thấy có một viên hình cầu đẹp và sáng như ngọc ở mạn một chiến thuyền câu liền mua về rồi sai thợ ngọc làm thành chiếc chén uống trà. Nghe nói cha vừa đặt làm chiếc chén mới rất đẹp Mị Nương đòi cha cho dùng thử. Nhưng vừa rót trà vào, nàng thấy trong chén trà hiện lên hình bóng Trương Chi, tức thì tiếng sáo năm xưa hiện lên như than như trách.

Mị Nương chạnh lòng nhớ lại mối tình đã qua. Một giọt nước mắt của nàng rơi xuống chén và chiếc chén tan ra thành nước.

Quan họ Bắc Ninh về Trương Chi

Ngày xưa có anh Trương Chi

Người thì thậm xấu, hát thì thậm hay

Cô Mị nương vốn ở lầu tây

Con quan Thừa tướng ngày rày cấm cung

Trương Chi có chiếc thuyền chài

Chào thuyền ngang dọc hôm mai dãi dầu

Trương Chi mới hát một câu

Gió đưa phảng phất tới lầu Mị Nương

Mị Nương nghe hát thì thương

Nhưng trông thấy mặt anh chường lại chê

Trương Chi buồn bã ra về

Cắm sào giữa bến hát thề một câu

Kiếp này đã dở dang nhau

Có sang kiếp khác lấy nhau cũng không thành.

Các chi tiết liên quan đến “tiêu” trong tích
  • Chàng Trương Chi lúc đầu là người tiêu dao, ngược với Mỵ Nương là người trong cung cấm
  • Chàng Trương Chi lúc đầu thổi sáo (có thể là thổi tiêu) có thể chỉ như cái thú tiêu dao, tiêu khiển một mình
  • Tiếng sao làm tiêu tan trạng thái tiêu cực của công chúa, làm nàng có hy vọng
  • Tuy nhiên khi gặp chàng trai, thì sự thật về hình dáng của chàng làm tiêu tan hy vọng và sự tương tư của nàng, như vậy hiện thực hình ảnh đã làm tiêu tan tương tư và hy vọng
  • Tiêu hao, tiêu điều, tiêu đời, tiêu ma và tiêu vong là tình trạng chàng Trương Chi sau khi gặp nàng Mị Nương cho đến chết
  • Lời nguyền trong câu chuyện “Kiếp này đã dở dang nhau, Có sang kiếp khác lấy nhau cũng không thành” là lời nguyền nhằm tiêu trừ cái duyên giữa hai người

Các địa danh ở Bắc Ninh liên quan đến Tiêu liên quan đến tích

  • Sông Tiêu Tương ở Bắc Ninh mà nay dấu vết chỉ còn là ao nước ở chân núi Tiêu Sơn, nơi có chùa Tiêu là nơi Trương Chi chèo thuyền.
  • Lầu Tây có thể là đồi Hồng Vân (hay đồi Lim) nơi có hội hát Quan họ ở Bắc Ninh. Vùng này cũng trong vùng sông Tiêu tương xưa.  Lời nguyện của liền anh liền chị sẽ chi hát chứ không kết duyên, không lấy nhau giống lời nguyên Trương Chi

 

Chia sẻ:
Scroll to Top