Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ là một ngày Tết quan trọng cùng với Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, Tết Trung Thu. Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 5/5 âm lịch nên có câu “mùng 5 ngày tết”.
NGÀY CỦA CÁC QUỐC MẪU
Trong văn hóa Việt thì ngày mùng 5 tháng Năm âm lịch lại là ngày giỗ Quốc mẫu Âu Cơ. Trong dân gian đã lưu truyền câu ca dao:
Tháng Năm ngày tết Đoan Dương,
Là ngày giỗ Mẹ Việt Thường Văn Lang.
Ở vùng Đông Nam Bộ Việt Nam thì ngày mùng 5 tháng Năm còn được gọi là ngày “Vía Bà”, thờ Linh Sơn Thánh mẫu trên núi Bà Đen.
Chúng ta có rất nhiều bà Đen, là các Mẫu Địa đứng các ngọn núi khác nhau trong khu vực Nam Bộ, hay Đinh Thị Đen mẹ Tản Viên và Ma Thị Cao Sơn mẹ nuôi của Thánh Tản, mà thực ra cũng là Bà Đen. Phật Mẫu Man Nương, Mẫu Xứ sở của người Chăm Thiên Y A Na đều được mô tả dưới dạng Bà Đen. Màu đen đỏ, đen hồng, đen đồng ở đây thưc ra là màu đất và màu cơ thịt.
Vậy Bà Đen là Mẫu Địa, Mẫu Xứ Sở, Mẫu Đất Nước mà có thể lên đến cả Địa Cầu, đồng thời là Mẫu Dân Tộc, Mẫu Mẹ về cơ thể, về da thịt, như là Mẫu Âu Cơ sinh ra Bách Việt.
Vào Tết Đoan Dương không thể không nói về hai nhân vật lịch sử nữ. Đầu tiên là vị Quốc Mẫu đứng chữ Đoan là bà Man Nương, mẹ của Trưng Trắc – Trưng Nhị mà có tên thật là Trần Thị Đoan. Vị thứ hai là một vị mà theo quan điểm cá nhân của tôi xứng đáng đứng chữ Quốc Mẫu “Một vai gánh vác cả đôi sơn hà” đứng chữ Dương là bà Dương Vân Nga. Bà Dương Vân Nga được tạc tượng với sắc da đen đỏ y hệt tượng của Thiên Y A Na hay của Phật Mẫu Man Nương.
Vậy 3/3 là ngày của Mẫu Thượng Thiên Liễu Hạnh, hoá 3 lần, còn 5/5 là ngày của các Quốc Mẫu Âu Cơ & Mẫu Địa.
NGÀY CỦA TÍNH NỮ
Ở Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh Tây Nam Bộ nói chung, ngày mùng 5 tháng Năm âm lịch còn gọi là ngày “nước quay”, vì cứ theo lệ hàng năm, nước sông Mê Kông từ thượng nguồn đổ về đến nước ta thì trở thành màu đỏ đục và có nhiều xoáy nước. Và năm nào cũng vậy, ngày này được coi là ngày bắt đầu của những mùa lũ hàng năm.
Tại sao nước lại xoáy và tại sao nước lại dâng ? Bởi vì có đoan, hay những dạng cấu trúc phễu tạo xoáy nước đổ vào dòng chảy của sông, mà chúng ta có thể quan sát được dễ dàng nhất trong mô hình Bọt biển, sinh vật được cho là đã sinh ra cả Venus và Thiên Y A Na, các biểu tượng tính nữ của văn minh châu Á và châu Âu.
Vậy đây là ngày của Tính Nữ.
TẾT NGỌ, TẾT DƯƠNG
Theo văn hóa phương Đông, ngày tết Đoan Ngọ này khoảng cách từ mặt trời đến trái đất là gần nhất. Vì thế, khí dương cực thịnh, đỉnh điểm mạnh nhất là giờ Ngọ (từ 11h đến 13h). Con người và vạn vật trong ngày này hấp thụ được khí Dương, nhờ vận hành của Đoan âm. Cho nên ngày này mới có tên là Đoan Dương hay Đoan Ngọ.
Ở phương Tây, thần Venus được đặt theo tên của Sao Kim, hoặc ngược lại Sao Kim được đặt theo tên của nữ thần Venus. Thần Venus là biểu tượng của tính nữ, và gắn với hai nam thần nổi tiếng là thần chiến tranh Mars và thần thợ rèn Vulcan. Ở góc độ nào đó, sao Kim là thần Venus là một cổng vũ trụ dạng Đoan Ngọ hay Đoan Dương, cho các năng lượng cực dương đi vào trong thái dương hệ. Sao Kim là sao duy nhất nhìn được bằng mắt thường trên bầu trời trước giờ ngọ, và cũng là ngôi sao duy nhất trong Thái dương hệ được gắn với một nữ thần.
TẾT GIẾT SÂU BỌ
Tại Việt Nam mùng 5 tháng Năm là “Tết giết sâu bọ”.
Tục giết sâu bọ thực hiện sáng sớm mồng 5. Sau khi thắp hương gia tiên và dâng lễ ở đình đền cảm tạ trời đất, các nhà ăn cái rượu khi mờ sáng để trừ giun sán… Cái rượu là gạo nếp được dùng để nấu rượu. Cái rượu được ăn với hoa quả đương mùa.
Tại sao phải giết sâu bọ ? Sâu bọ là trùng, một sinh vật có tính âm, mà cấu trúc giống như một cái âu nước, hay một cái đoan nước.
Tại sao giết sâu bọ bằng rượu nếp ? Nếp là một loại gạo dẻo, dính, chắc hơn, ngọt hơn mà cũng nóng hơn so với tẻ. Nấu rươu nếp là sử dụng phản ứng lên men đường của nếp bằng vi khuẩn dạng nấm, và việc này làm tăng khí dương của nếp.
TỤC KHẢO CÂY
Tết Đoan Ngọ có nhiều tập tục trong đó có nhiều tập tục liên quan đến cây như
– Tục ăn cái rượu liên quan đến cây lúa nếp
– Tục biếu tặng quà, thường là sản vật tự nhiên
– Tục khảo cây : Dân gian cho rằng vào lúc chính Ngọ ra khảo cây xin bói quả thì sang năm cây sẽ ra trái trĩu trịt.
– Tục đổ bệnh cho cây
– Tục xâu lỗ tai
– Tục nhuộm móng tay
– Tục hái thuốc : Đông y cho rằng vào ngày này, nhằm giờ Ngọ mà thu hái thuốc nam thì sẽ rất tốt vì lúc đó cây thuốc đã hấp được vượng khí cực dương để cho chất thuốc tự nhiên tốt nhất.
– Tục làm bánh tro.
– Tục bôi rượu hùng hoàng lên ngực và thóp thở trẻ em…
– Tục hái lá : Cần hái đủ 12 loại lá cây để sắc uống trong ngày và những ngày tiếp theo để trị rôm sảy, sẩn ngứa, an thần, mát gan, lợi tiểu: Bồ công anh, ngải cứu, cà gai, kim ngân, lá vối, cây vòi voi, mã đề, lá dâu, dây tầm bốp, dây lạc tiên.
Ngẫm nghĩ thì các tục này, đặc biệt là tục Khảo cây, liên quan đến việc giải phóng sinh khí, ở luân xa 5 tuyến giáp, từ đó giúp cân bằng luân xa 2 tuyến tinh, cho sinh vât sinh sôi và phát triển.
Khảo trong tra khảo là hành động dùng hoả lực ép phải nói ra cái che dấu hay vướng mắc bên trong. Việc này liên quan đến luân xa 5.
Oản ngũ sắc là một loại bánh khảo (với khảo nghĩa là gạo) có cấu trúc kim tự tháp đáy tròn, làm bằng bột gạo, cho màu trắng, màu ngũ sắc là theo giấy gói oản. Một kim tự tháp đáy vuông là hình ngũ giác, mang tính thổ, chuyển sang đáy tròn trở thành ngũ hành thuỷ.
ĐOAN LÀ GÌ ?
Đoan ngọ, Đoan dương hay Đoan nói riêng có nghĩa là gì ?
– “phụ nữ đa đoan” nghĩa là phụ nữ nhiều “đoan”
– “phụ nữ đoan chính” nghĩa là phụ nữ chỉ có một “đoan”
– “phụ nữ đoan trang” nghĩa là phụ nữ kết hết các cái “đoan” lại thành trang. Nếu đoan chính là đoan dọc hay một đường thẳng 2D và đoan trang là đoan ngang hay một mặt phẳng 2D, thì đa đoan là đoan ngang, dọc, chéo, không còn là 2D nữa
– “mê tín dị đoan” : mê tín là cái tín u mê, dị đoan là cái đoan dị dạng, cái đoan lâp dị, cái đoan biến dị
– “tệ đoan” khá giống “dị đoan” là cái đoan tệ hại
– “quỷ kế đa đoan” nghĩa là quỷ kế nhiều “đoan”, quỷ kế nhiều diễn biến, quỷ kế nhiều chốt hạ, quỷ kế nhiều kết cục, quỷ kế nhiều đường vào, diễn biến và lối ra
– “cực đoan” là cái đoan có diễn biến và cho kết quả dạng thái cực âm hoăc thái cực dương, hoặc các đoan phân cực âm dương như các cổng giới tính ở cơ thể con người.
– “cam đoan” là cam kết về “đoan”, rằng “đoan” chỉ diễn biến thế này và đem lai kết quả thế kia mà thôi
– “chịu đoan” là chiụ mọi diễn biến, mọi kết quả
– “lòng đoan” là bằng lòng với mọi diễn biến, mọi kết quả
Đoan có một nghĩa là một cái hải khẩu cùng đường dẫn và bể chứa cho nước đi vào rồi đi ra. Mỗi cổng trên cơ thể con người ứng với một đoan, ví dụ mũi dẫn vào phổi rồi dẫn ra (hệ tiêu hoá), mồm dẫn theo đường ruột rồi ra hâu môn (hệ hô hấp) hoặc âm đạo dẫn vào tử cung rồi lại dẫn ra …. Đoan sinh dục là một dạng cực đoan vì đoan này có phân cực âm dương.
Hãy liên hệ với một cái âu bằng cơ, có miệng âu để dẫn nước vào, có âu để chữa nước và có đường cho nước ra. Cái âu chỉ có một đoan chính là thôi cho mọi chức năng, và cái đoan chính này cũng là đa đoan. Đứng về mặt sinh vật học, sinh vật đơn bào có tên choanocytes với cấu trúc một đoan duy nhất được cho là tổ của mọi động vật, và choanocytes cũng là tế bào tiêu biểu tạo nên cơ thể bọt biển, mà được cho là sinh ra Vệ Nữ và Thiên Y A Na. Âu Cơ vừa có nghĩa là cái âu bằng cơ vừa là cơ thể bằng âu, mà sẽ vận hành theo đoan.
Vậy “đoan ngọ” là “đoan phi như ngựa”, “đoan vào giữa trưa nắng”, “đoan cho ngựa đi qua” và “đoan dương” là “cái đoan rất dương”, “cái đoan đại dương”, “cái đoan dẫn dương”, “cái đoan thuỷ dẫn hoả”, “cái đoan thổ dẫn khí”, “cái đoan cơ dẫn hồn” chăng ? Cái đoan nào trong người phụ nữ mà rất âm thuỷ nhưng lại dẫn hoả ?
Hiểu được “đoan ngọ”, “đoan dương”, hiểu được “rượu nếp”, “giết sâu bọ”, “khảo cây” bản chất là cái gì, thì chúng ta sẽ hiểu được mẹ Âu Cơ, mẹ Đất, mẹ của Hai Bà Trưng, bà Dương Vân Nga và thần Vệ Nữ. Điều này không dễ nhưng chúng ta hãy cứ suy nghĩ và cảm nhận.