Đố ai quét sạch lá rừng để anh khuyên gió gió đừng rung cây
—o—
Nhiều như lá rừng
—o—
Đố ai đếm được lá rừng
Đố ai đếm được mấy từng trời cao
Đố ai đếm được vì sao
Đố ai đếm được công lao Mẹ, Thầy
—o—
Gai trên rừng, ai chuốt mà nhọn
Quả trên ngọn, nó tròn ai vo
—o—
Cây trên rừng không biết mấy trăm thước
Cá dưới nước chẳng biết mấy ngàn con
Em còn thủ tiết lòng son
Chí tâm đợi bạn, chứ chồng con đâu nà?
Phải chi em có chồng nhà
Gia cương gìn giữ, em mà không đi
—o—
Rừng than không đất cắm dùi
Kiếm nơi nương dựa nhờ trời hứng sương.
Là cây gì? Cây chùm gửi
– Rượu rừng, thịt rừng, rau rừng,
Nác khe, chè núi, củi rừng
Công đâu mà giận người dưng cho phiền
—o—o—o—
RỪNG : Động từ
– Cháy rừng
Cháy rừng bởi chưng tí lửa
– Đi rừng
– Đốt rừng
– Nhớ rừng
– Vô rừng
Vô rừng bứt một sợi mây
Đem về thắt gióng cho mày đi buôn
Đi buôn không lỗ thì lời
Đi ra cho thấy mặt trời, mặt trăng
—o—
Chiều chiều dắt vợ vô rừng
Bẻ roi đánh vợ biểu đừng theo trai
– Vào rừng
Vào rừng thủ tục chỉ gục mà thôi
– Trồng rừng
– Động rừng
Rút dây động rừng
—o—
Rút dây thì sợ động rừng
Báng đầu thằng trọc, nể lòng ông sư
– Lên rừng
Lên rừng đốt một đống rơm,
Đuổi tan quân lính, kiếm cơm qua ngày
Là việc gì?
—o—
Ăn rồi dắt vợ lên rừng
Bẻ roi đánh vợ bảo đừng theo trai
—o—
Lên rừng bẻ lá đề thơ
Đó trông hết khó, đây chờ mãn tang
—o—
Lên rừng ngắt lá nhuộm vàng
Ngả nghiên ngả bút thử lòng nhau chơi
Bây giờ ba ngả bốn nơi
Đấy có người ngãi đấy rời đây ra
Một ngày thì cũng một xa
Như chim nhớ tổ như ta nhớ mình
Dù rằng bác mẹ chẳng xin
Ta thử đứng lại xem mình lấy ai
Đêm năm canh mong cho chóng sáng chàng ơi
Hỡi người quân tử lấy người ở đâu?
—o—
Lên rừng đánh cá mè trôi
Xuống sông đốn gỗ mà lôi về rừng
Lên rừng bắt tép kho cà
Xuống sông hái quả thanh trà về ăn
Lên rừng bắt con cá măng
Xuống sông đánh hổ, đánh trăn mang về
Lên rừng bủa lưới bắt mè
Xuống sông giăng bẫy mà đè gà lôi
—o—
Mở mang mang chạy lên rừng,
Ta hay mang chạy ta đừng mở mang
—o—
Ta mang sợi chỉ lên rừng
Mà trói con hổ, hổ đừng quấy ta
Ta đem dây chão về nhà
Mà trói con kiến, kiến ra đường nào
—o—
Năm ông năm mũ,
Rủ nhau lên rừng
Bắt được thằng hùng
Cho vào cối đá
Là việc gì?
– Vô rừng
Vào rừng chẳng biết lối ra
Thấy cây núc nác ngỡ là vàng tâm
Đi đâu mà vội mà lầm
Núc nác thì nổi, vàng tâm thì chìm
– Nên rừng
Muốn cho có đấy có đây,
Sơn lâm chưa dễ một cây nên rừng
—o—
Nên rừng há dễ một cây
Muốn cho có đó cùng đây sum vầy
—o—
– Tối rừng
Sáng bể chớ mừng
Tối rừng chớ lo
—o—
Chớp bể chớ mừng,
Chớp rừng chớ lo
—o—o—o—
RỪNG : trạng từ
– Về rừng;
Thả hổ về rừng
—o—
Chở củi về rừng
– Lên rừng
Ta mang sợi chỉ lên rừng
Mà trói con hổ, hổ đừng quấy ta
Ta đem dây chão về nhà
Mà trói con kiến, kiến ra đường nào
—o—
Ngó lên trên rừng thấy cặp cu đang đá
Ngó về dưới biển thấy cặp cá đang đua
Biểu anh về lập miếu thờ vua
Lập lăng thờ mẹ, lập chùa thờ cha.
—o—
Ngó lên trên rừng hươu, nai, chồn, thỏ
Ngó xuống dưới nước lươn, lệch, chình, hôn
Dẫu mà nước chảy đá mòn
Có xa nhau đi nữa dạ em còn nhớ ghi
—o—
Ngó lên trên rừng hươu, nai, chồn, thỏ
Ngó xuống dưới hạ giới lươn, lệch, chình, hôn
Tai nghe đó phụ phàng con vợ, rứa có khôn mà họ đồn?
—o—
Ngó lên trên rừng, non cao rú rậm,
Ngó xuống dưới biển, sóng dội ba đào;
Thiếp với chàng tình nghĩa kim giao,
Dù một trăm năm náu nương cũng đợi, dù bóng xế trăng cao cũng chờ
—o—
Ngó lên trên rừng, non cao rú rậm,
Ngó xuống dưới biển, sóng dội ba đào;
Thiếp với chàng tình nghĩa kim giao,
Dù một trăm năm náu nương cũng đợi, dù bóng xế trăng cao cũng chờ
– Trên rừng
Em than một tiếng, trời đất xoay vần
Chim trên rừng còn rơi lụy, anh là người trần, sao anh lại không thương?
—o—
– Trên rừng băm sáu thứ chim
Thiếu gì loan phượng, đi tìm quạ khoang!
– Quạ khoang có của có công
Tuy rằng loan phượng nhưng không có gì
—o—
Trên rừng thì hổ lang
Dưới làng thì mặt rỗ
—o—
Ở trên rừng có cây một lá
Ở dưới biển có cá một xương
Ở ngoài mương có con một vảy
Là những gì?
—o—
Con công tố hộ trên rừng
Hễ thương con chị thì đừng con em
—o—
Xạ hương kia ở trên rừng
Khi thơm bưng bít mấy từng cũng thơm
—o—
Con công tố hộ trên rừng
Chèo ghe xuống biển nhớ chừng con công
—o—
Con cu làm tổ trên rừng
Ba bữa lúa chín nhớ chừng về ăn
Con cu làm tổ trên lăng
Ơi o bán cốm khuya trăng chưa về.
– Trong rừng
– Gần rừng
Gần sông quen với cá
Gần rừng không lạ với chim
– Ven rừng
Bấy lâu em ở ven rừng,
Chim kêu vượn hú nửa mừng nửa lo.
– Giữa rừng
Em như cây quế giữa rừng
Thơm cay ai biết ngát lừng ai hay
—o—
Thân em như cây quế giữa rừng
Thơm tho ai biết, ngát lừng ai hay
—o—
Ở như cây quế trong rừng
Cay không ai biết, ngọt đừng ai hay
—o—
Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo
—o—
Đây ta như cây giữa rừng
Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng rời
—o—o—o—
RỪNG : rất nhiều
– Như rừng
Thiên hạ như rừng;
—o—
Mía Phú Ân trồng đám, bát ngát như rừng
Chợ chiều buôn gánh bán bưng
Rủi có sâu vài đốt, khuyên anh đừng vội chê
Trăm năm giữ vẹn lời thề
Mưa đông vẫn ngọt, nắng hè càng thanh
– Một rừng
Đôi ta như lúa phơi màu
Đẹp duyên thì lấy ham giàu làm chi
Đôi ta hái củi một rừng
Bứt dây một cội xin đừng nghe ai
– Rừng người, rừng văn …
Tiền rừng bạc bể,
—o—
Rừng vàng, biển bạc
—o—
Rừng nho, bể thánh.
—o—
Rừng nho bể thánh khôn dò
—o–
Bé mà không học, lớn mò sao ra
—o—o—o—
RỪNG : tính từ
– Rừng rực : cháy rửng rực
RỪNG : Thần tích & Huyền sử
– Thần rừng
– – – Thần Thiết Lâm : Đình Thái Cam (đình Tân Khai), nằm ở phố Hàng Vải, Hàng Gà, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội thờ ba vị thần: Bạch Mã (thần Ngựa trắng), Tô Lịch (thần sông Tô Lịch) và Thiết Lâm (thần rừng lim ở hồ Tây). Tương truyền đây là ba vị thần nổi tiếng linh thiêng đã có công giúp vua Lý Thái Tổ xây dựng kinh thành và là những vị thần bảo hộ cho thành Thăng Long xưa.
– – – Tích anh em thần rừng, thần núi đỏ Hà Giang
– – – Thần Rừng của người Ba Na (Yang Bri)…Dân tộc thiểu số Tây Nguyên thường có 5 loại rừng thì mới thành làng:
– – – – – – Mảnh rừng đầu tiên làm nơi cư trú, ở đó họ dựng nhà rông, ăn ở, các nghi lễ…;
– – – – – – Mảnh rừng thứ hai làm rẫy, được phân chia cho các gia đình.
– – – – – – Mảnh thứ ba là rừng sinh hoạt – mảnh rừng mà con người đến tìm gỗ, lấy mật, hái trái rừng.
– – – – – – Mảnh rừng thứ tư là khu vực nghĩa trang, nơi những người chết trở về với rừng.
– – – – – – Mảnh thứ năm là rừng thiêng là nơi ở của các thần linh, rừng đầu nguồn giữ nước, giữ sự sống của làng.
– Mẹ Rừng
– – – Bà chúa Then, bà chúa Xứ
– – – Bà trắng: huyền thoại nữ chúa rừng xanh Lâm Đồng
– Chúa Sơn Lâm : có thể là Hổ, Sư tử, Báo, Đại bàng, Gấu, Voi, Tê giác, Cá voi …
Đạo Mẫu
– Mẹ Rừng : Tam Vị Chúa Mường
– – – Chúa đệ nhất tây thiên: Thanh Sơn Chính Phái Đệ Nhất Thượng Ngàn sắc phong Lê Mại Đại Vương hiệu viết Bạch Anh Quản Trưởng Sơn Lâm Công Chúa
– – – Chúa đệ nhị nguyệt hồ: Đệ Nhị Thượng Ngàn Cao Sơn Công Chúa Diệu Tín Thiền Sư La Bình Công Chúa
– – – Chúa đệ tam lâm thao: Đệ Tam Thượng Ngàn Sơn Trang Tàng Hình Diệu Nghĩa Thiền Sư Quế Hoa Công Chúa
– Tản Viên Sơn Thánh
Rừng trong Đạo Phật
– Phật Thích Ca với 4 sự kiện lớn: sinh, thành đạo, chuyển bánh xe pháp luân, nhập niết bàn đều diễn ra trong rừng
– Nữ thần Sarna Burhi, một vị thần gắn liền với những khu rừng linh thiêng của cây sala.
Rừng trong cổ tích phương Tây
– Thần Pan
– Tiên bông (Tinkerbell)
– Công chúa ngủ trong rừng
– Các chú lùn “gnome” bắt nguồn từ tiếng Latin “gnomus” có nghĩa là “kiến thức về kho báu ẩn giấu” và “người sống trên đất”. Theo truyền thuyết, chú lùn sống dưới lòng đất, bảo vệ trái đất vào ban đêm và chúng cũng bảo vệ các loài thực vật trong khu vực của mình (cũng như kho báu của chúng). Người ta cho rằng, tia nắng mặt trời có thể biến chú lùn thành đá.
– Tazan cậu bé rừng xanh : người rừng
—o—o—o—
RỪNG : Lễ hội
– Lễ hội mở cửa rừng
– – – Lễ hội mở cửa rừng của bà chúa Then, Mẹ Rừng hay mẹ Xứ sở ở xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang
– – – Lễ hội mở cửa rừng của người Mường Phú Thọ
– Lễ hội cúng thần rừng hay lễ cúng thần rừng, lễ cúng rừng
– – – Lễ cúng rừng (Mo đổng trư) của người Nùng tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang
– – – Lễ cúng thần rừng của người Pu Péo, xã Phố Là, huyện Đồng Văn, Hà Giang
– – – Lễ cúng rừng của người Phù Lá, xã Nàn Sỉn, huyện Xín Mần, Hà Giang
– – – Lễ cúng rừng (Mủ đẳng mai) của người Thu Lao (một nhóm người Tày) tại xã Tả Gia Khâu, huyện Mường Khương, Lào Cai
– – – Lễ cúng rừng của người Giáy tại huyện Văn Bàn, Lào Cai
– – – Lễ Gạ ma do (Cúng rừng) của người Hà Nhì, huyện Bát Xát, Lào Cai
– – – Lễ Khoi kìm (Cúng rừng) của người Dao đỏ, Lào Cai
– – – Nghi lễ Não Lũng (Cúng rừng) của người Mông, huyện Si Ma Cai, Lào Cai
—o—o—o—
RỪNG : Đền, miếu
– Đền Rừng, Ngọc Thuỵ, Long Biên, Hà Nội
– Đền Rừng Lẩm, Quang Thịnh, Lạng Giang
– Đền Rừng Già, Ba Vì, Hà Nội
– Đền Rừng Bần, Lương Sơn, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
– Đền Rừng, Quang Húc, Tam Nông, Phú Thọ
– Miếu Rừng Thờ, thị trấn Hoa Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc
– Miếu Rừng, núi Thới Hoà, Bến Cát, Bình Dương
—o—o—o—
RỪNG : Sông
– Sông Rừng : Sông Bạch Đằng
– – – Bến Rừng
– – – Cầu Bến Rừng
—o—o—o—
RỪNG : Địa danh
– Chợ Rừng, , thị xã Quảng Yên
– Giếng Rừng, thị xã Quảng Yên
– Thôn Rừng Cấm, Hoà Lạc, Hững Lũng, Lạng Sơn
– Thôn Rừng Cuông, xã Thiện Kế, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
– Đường Đỉnh Rừng, thôn Ghép, Lang Giang, Bắc Giang
– Chợ Rừng Quanh, Tân Yên, Bắc Giang
– Chợ Rừng, Lê Lợi, Quảng Yên, Quảng Ninh
– Thị Trấn Rừng Thông, Đông Sơn, Thanh Hoá : Chợ Rừng Thông
—o—o—o—
RỪNG
– Rừng cổ của vùng Tây Hồ, Hà Nội:
– – – Rừng trúc Nghi Tàm : Rừng trúc nghi tàm xưa còn gọi gọi là rừng đằng ngà
– – – Rừng bàng Yên Thái
– – – Rừng lim.
– Rừng U Minh
Rừng U Minh có nhiều củi lụt
Gái U Minh vừa hiền thục, vừa xinh
Đó với đây như bóng với hình
Nếu đó mà ưng thuận, đây xin trình song thân
—o—
Rừng U Minh có tiếng muỗi nhiều
Sông Bến Hải tiêu điều nước non
– Rừng Nưa
Em đà thuận lấy anh chưa
Để anh đốn gỗ rừng Nưa đóng thuyền
Con thuyền mang đôi chữ nhân duyên
Chồng chèo vợ chống, thuyền quyên chẳng vời
—o—
– Rừng Sơn Trà
Rừng Sơn Trà cây cao bát ngát
Nước sông Hàn dào dạt sóng xanh
Xa quê hương nhớ bao tình
Nhớ sông nhớ nước nhớ mình nhớ ta
– Rừng báng : Tào Khê Tên một con sông trước chảy qua làng Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh. Sông nay đã cạn, để lại dấu tích là những ao trũng quanh làng. Bài ca dao được cho là xuất phát từ làng Đình Bảng (Bắc Ninh), quê hương của Lý Thái Tổ, người dựng lên vương nghiệp nhà Lý. Xưa làng có rừng cây báng rậm rạp, về sau bị chặt trụi (nay người ta đang trồng lại). “Lý nay lại về” ý nói lòng thương tiếc của người dân Đình Bảng về sự kiện nhà Lý bị nhà Trần chiếm ngôi, con cháu họ Lý người bị giết, kẻ phải lưu lạc tha hương.
Bao giờ rừng báng hết cây
Tào Khê hết nước, Lý nay lại về
—o—
Bao giờ rừng báng hết cây
Đầm Long hết nước, Lý nay lại về
—o—
Bao giờ rừng báng hết cây
Tào Khê hết nước thì Tây lại về
– Rừng An Lão : Địa danh nay là huyện An Lão thuộc tỉnh Bình Định. Huyện giáp với các huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) và An Khê (Gia Lai), bốn phía bao bọc bởi nhiều dãy núi nên còn được gọi là thung lũng An Lão.
Khi nào rừng An Lão hết cây,
Sông Lại Giang hết nước, thì qua đây mới dứt tình
—o—o—o—o—o—o—o—
DỪNG
DỪNG :
– Mạch dừng : Mạch dừng và dừng mạch ngược với mạch liền và liền mạch. Mạch dừng trong xây dựng còn được gọi là mạch ngừng.
Dừng có mạch, vách có tai
—o—
Dừng có mạch, vách có tai
Kẻ trong chưa tỏ, người ngoài đã hay.
—o—
Ở đây tai vách mạch dừng
Có mồm thì nói xin đừng ba hoa
—o—o—o—
DỪNG
– Dừng
Dừng đâu là nhà, ngả đâu là giường
– Tạm dừng
– Dừng phên
Chiều chiều con quạ lợp nhà,
Con cu chẻ lạt con gà dừng phên
Phên dừng ở đâu thì ở đó có mạch dừng
– Dừng tay
– Dừng chân
Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân đứng lại em than vài lời
Đi đâu vội thế anh ơi
Công việc đã có chị tôi ở nhà
—o—
Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh
Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng
—o—
Ai đi qua phố Khoa Trường
Dừng chân ngắm cảnh núi rừng xanh xanh
Dòng sông uốn khúc chảy quanh
Trên đường cái lớn bộ hành ngược xuôi
—o—
Ai về Bình Định ban trưa
Dừng chân uống bát nước dừa Tam Quan
—o—
Rồng nằm núi Chúa
Hạc múa xa chừng
Tối trời quân tử dừng chân
Khuyên em ở lại giữ xuân má đào
Nơi nào chức trọng quyền cao
Tốt như tiên mặc kệ, em chớ trao ân tình.
—o—
Ba gian nhà khách
Chiếu sạch giường cao
Mời các thầy vào
Muốn sao được thế
Mắm Nghệ lòng giòn
Rượu ngon cơm trắng
Các thầy dù chẳng sá vào
Hãy dừng chân lại em chào cái nao
Đêm qua em mới chiêm bao
Có năm ông cử bước vào nhà em
Cau non bổ, trầu cay têm
Đựng trong đĩa sứ em đem kính mời
Năm thầy tốt số hơn người
Khoa này tất đỗ, nhớ lời em đây
—o—
Đầu làng có một cây đa
Cuối làng cây thị, ngã ba cây dừa
Dầu anh đi sớm về trưa
Anh cũng nghỉ mát cây dừa nhà tôi
Anh vào anh chẳng đứng chẳng ngồi
Hay là anh phải duyên tôi anh buồn
Anh buồn anh chẳng muốn đi buôn
Một vốn bốn lãi anh buồn làm chi
Tôi là con gái nhỡ thì
Chẳng thách tiền cưới làm chi bẽ bàng
Rượu hoa chỉ lấy muôn quan
Trâu bò chín chục họ hàng ăn chơi
Vòng vàng chỉ lấy mười đôi
Nhiễu tàu trăm tấm tiền rời một muôn
Nào là của hỏi của han
Ấy tiền dẫn cưới anh toan thế nào?
– Dừng bước
Anh đi ba bước lại dừng
Quế đây không ngậm, ngậm gừng chi cay
Em có chồng sao em chẳng cho hay
Để anh mòn mỏi, tháng ngày đợi mong
—o—
Chân đi ba bước lại dừng
Tuổi em còn bé chưa từng đi buôn
Đi buôn cho đáng đi buôn
Đi buôn cau héo có buồn hay không
—o—
Em có chồng rồi, anh sợ lỗi đạo bề trên
Em vào phòng trong an giấc, anh nằm một bên canh chừng
Đèn treo cột đáy, nước chảy đèn rung
Anh thương em thảm thiết vô cùng
Biết cha với mẹ bằng lòng hay không?
—o—
Đố ai quét sạch lá rừng
Để anh khuyên gió gió đừng rung cây
Rung cây rung cội rung cành
Rung sao cho chuyển lòng anh với nàng
—o—
Vượn bồng con lên non cắn trái
Em sớ lỡ đôi lời, rủng rải em phân
—o—
Rung rinh nước chảy qua đèo
Bà già lụm cụm mua heo cưới chồng
Là trái gì?
—o—
Gió đùng đùng mưa rung lá hẹ
Cảm thương người có mẹ không cha
—o—
Ai làm lở bể rung ngàn
Cho tổ cá vỡ cho đàn chim bay
—o—
Gió trên nhành rung cây nghiêng ngả
Ve kêu sầu trong dạ bâng khuâng
Gửi lời về nhắn với tình nhân
Bấm tay kể thử, ái ân ít nhiều
Nhớ khi mô khuya sớm mĩ miều
Gió đưa duyên đẩy, dật dìu lòng thương
Nhớ khi mô đạp tuyết, giày sương
Bóng trăng nghiêng, mặt trời ngả, khổ trăm đường bạn biết chưa?
Bạn không nhớ khi hồi miếng thuốc gửi, miếng trầu đưa,
Tình không thương sao hẹn sớm hò trưa hỡi mình?
Bạn nói bạn không tham giàu, phú quý coi khinh
Cớ sao bạn phụ nghĩa tình bạn ơi!
Con cá ham mồi lạ, quẩn khúc sông dài
Con chim ham cảnh lạ, đứng hót hoài nhành cây
Gật gù chim gáy lầu tây
Chim ca ơi, chim ca hỡi, lồng đây, hãy trở về.
—o—
Sư tu đâu, tiểu tôi tu đấy
Oản với chuối ta cùng ăn chung
Rục tùng xòe, ta rung não bạt
Dốc một lòng, thế phát đi tu
—o—
Cầu kiều ván mỏng gió rung
Bạn về sửa lại cho ta đi chung một cầu
—o—
Cầu cao ván yếu gió rung
Em qua không đặng, cậy cùng có anh
—o—
Cầu cao mỏng ván gió rung
Em sang không được đợi cùng duyên anh—o—Cầu cao ván yếu, gió rung
Em thương anh thì thương đại, ngại ngùng thì đừng thương—o—Chật hào, cá lội sen rung
Choàng ngang cổ bạn, anh hun đỡ lòng
DUNG
RÙNG
Khoe khoang có một phần rùng
Rùng đi chín bữa về không cả mười
Nói ra sợ chúng bạn cười
Về nhà vợ chửi, ra ngoài trời bêu
Rùng Loại lưới đánh bắt cá có cấu tạo dạng tường lưới, chiều cao tường lưới phải lớn hơn độ sâu nước, sao cho giềng chì luôn sát đáy và giềng phao luôn nổi trên mặt nước. Lưới bao vây một vùng nước và kéo lưới lên bờ hoặc lên thuyền để thu cá.
DÙNG
Thịt gà cơm nếp đàn bà,
Cả ba thứ ấy đều là dùng tay
RƯNG
Lả đỏ rưng còn bưng rơm đến
—o—
Chàng nhìn thiếp, rưng rưng hột lụy
Thiếp nhìn chàng, lã chã hột châu
Mẹ cha hành hạ thân dâu
Anh đau lòng phải chịu, biết làm sao bây giờ
—o—
Nhìn nhau nước mắt rưng rưng
Phải chi kiếp trước mình đừng thương nhau
—o—
Nhìn nhau nước mắt rưng rưng
Phải chi kiếp trước mình đừng thương nhau
—o—
Những người má đỏ hồng hồng
Răng đen rưng rức thì chồng chẳng yêu
Những người mặt lọ như niêu
Cái răng trắng ởn, chồng yêu cỡn cờ
—o—
Cổ tay em vừa trắng vừa tròn
Răng đen rưng rức, chồng con kém người
Khốn nạn thay nhạn ở với ruồi
Tiên ở với cú, người cười với ma
Con công ăn lẫn với gà,
Rồng kia rắn nọ, xem đà sao nên?
Nói nên mà ở chẳng nên
Quang rơm gánh đá sao bền hơn mây
—o—
Em đi khắp bốn phương trời
Chẳng đâu lịch sự bằng người ở đây
Gặp người má đỏ hây hây
Răng đen rưng rức tóc mây rườm rà.
DƯNG
Nác khe, chè núi, củi rừng
Công đâu mà giận người dưng cho phiền