Tam sao thất bản là gì ?

Loading

Tam sao thất bản

Ca dao, tục ngữ, dân ca, hò vè … nói riêng và ngôn ngữ truyền miệng nói chung chính là những minh chứng về tính lể của người Việt.

Tam sao thất bản là câu tục ngữ về tính chuyển hoá và thích nghi của thanh âm mà cũng là tính chuyển hoá và thích nghi của người Việt.

Một câu chuyện, một sự tích, một bài ca dao, một câu thành ngữ, một câu tục ngữ khi được truyền miệng sẽ có các vận hành lể sau

  • Lể vào người nghe, thẩm thấu vào người nghe theo cá tính, trải nghiêm riêng có của người nghe và hoàn cảnh mà câu chuyện này được nghe. Bất kỳ ai cũng nghe theo con người riêng của mình và theo hoàn cảnh riêng của mình, dù họ có nhận thức được việc này hay không và họ có muốn việc này hay không. Nghe và hiểu là một phần của quá trình tam sao thất bản. Người nghe có thể nghe và hiểu câu chuyện theo những cách khác xa người nói hiểu và nói
    • Người nghe có thể nghe sai lời người nói
    • Người nghe có thể hiểu sai ý người nói
    • Người nghe có thể hiểu những điều mà người nói không hiểu & người nghe có thể không hiểu những đều mà người nói hiểu
  • Lể ra khỏi người nghe khi họ kể lại câu chuyện này cho một người khác, với cá tính và trải nghiệm riêng có của mình, đồng thời làm nó trở nên tam sao thất bản. Nói là một phần khác của quá trình tam sao thất bản. Người kể có thể có những tác động sau đến câu chuyện
    • Làm câu chuyện trở nên tam sao thất bản đến mức mất nghĩa gốc có trong các phiên bản trước,
    • Làm câu chuyện khôi phục lại được nghĩa gốc đã mất trong các phiên bản trước.
    • Tách câu chuyện ra thành các câu chuyện nhỏ, các mảnh bé hơn
    • Thêm cái này vào câu chuyện và bớt đi cái khác khỏi câu chuyện
    • Giữ nguyên cái này, đổi chỉnh cái khác của câu chuyện

Một số phiên bản của tam sao thất bản có thể

  • Lưu truyền đi rất xa, rất lâu, theo kiểu tam sao thất bản
  • Không được nhớ hay kể lại nữa, nghĩa là ngừng tam sao thất bản
  • Được ghi lại và lưu truyền theo kiểu văn bản, nghĩa là sao y nguyên, dễ mất nguyên

Các câu chuyện cứ được lể ra rồi lể vào như vậy, nhờ đó câu chuyện được sống trong người nói và sống người nghe, nhờ đó câu chuyện được lan truyền, chừng nào còn có người nghe, người nhớ và người nói câu chuyện này.

Khi các luồng tam sao thất bản giao nhau, các câu chuyên có thể được tích hợp, trả về nghĩa nguyên thuỷ khi nó chưa bắt đầu quá trình tam sao thất bản.

Sự phát triển của câu chuyện này trong không thời gian từ câu chuyện nguyên thuỷ có thể được hình dung như một mô hình phân dạng (fractal).

Một người vận hành kiểu lề, khá ngược với cách vận hành tự do truyền miệng kiểu lể thì sẽ cố gắng giữ gìn hoặc tìm kiếm nguyên bản, nguyên nghĩa hoặc nguyên gốc của câu chuyện.

  • Họ có thể ghi chép lại câu chuyện để khỏi quên
  • Họ có thể phân tích và chỉnh sửa câu chuyện theo cái mà họ cho là đúng
  • Họ có thể cố gắng tìm ra bản nguyên gốc câu chuyện hơn, từ một người truyền miệng hoặc từ một văn bản khác
  • Họ có thể cất giấu bản ghi của câu chuyện
  • Họ có thể lan truyền tiếp bản ghi chép của câu chuyện

Vận hành kiểu lề thì vẫn có tam sao thất bản nhưng ít hơn so với vận hành kiểu lể.

Cách vận hành câu chuyện bằng bản ghi và cách vân hành câu chuyện bằng truyền miệng đều có thể bị phá hoại. Hình dung quân xâm lược muốn xuyên tạc hoặc làm người Việt quên lãng câu chuyện về nguồn cội của mình.

  • Chúng sẽ tịch thu và phá huỷ tất cả các ghi chép
  • Chúng sẽ bắt tất cả các làng xã ghi chép và giao nộp các câu chuyện
  • Chúng sẽ tạo ra các ghi chép xuyên tạc và bịa đặt, rồi lan truyền chúng
  • Chúng sẽ cố gắng giết hết những người có xu hướng nhớ và lưu truyền các câu truyện này như già làng, thày mo, thày cúng, người trông đền …
  • Chúng sẽ tạo ra tôn giáo mới hoặc đức tin khác biệt so với các đức tin và tôn giáo gốc của người dân bản địa
  • Chúng sẽ đào tạo và tác động đến tầng lớp già làng, thày mo, thày cúng …
  • Chúng sẽ tạo ra các câu chuyện truyền miệng xuyên tạc và bịa đặt, rồi lan truyền chúng y như các câu chuyện gốc
  • Chúng sẽ cấm đoán, xuyên tạc, làm suy, làm mất các nghi lễ mà liên quan đến các câu chuyện này
  • Chúng sẽ tạo ra các nghi lễ xuyên tạc hoặc đem nghi lễ ngoại lại vào văn hoá bản địa
  • Chúng phá huỷ các địa điểm thờ cúng của người bản địa
  • Chúng tạo ra các địa điểm thờ cúng thờ cúng các thần thánh ngoại lại

Giặc Minh và giặc Pháp đều làm những hành động như vậy. Người Việt tự hại nhau cũng có thể làm những chuyện tương tự với nhau. Người Việt mất gốc cũng tự gây những chuyện như vậy với chính mình.

Phá huỷ và xuyên tạc tích ghi chép trong giấy, vào da, khắc vào gỗ, vào đá, đơn giản hơn nhiều so với phá huỷ và xuyên tạc các câu chuyện sống trong lòng những người dân. Sự thật là câu chuyện nào càng có nhiều “tam sao thất bản”, nghĩa là nó càng được nhiều người dân tham gia, nuôi dưỡng, bảo vệ và tuyên truyền, và càng khó bị xuyên tạc và phá huỷ.

Nghiên cứu văn hoá bản địa Việt mà dựa quá nhiều vào văn bản chính thống bằng chữ viết tượng hình là con đường bề ngoài có vẻ tường minh và chắc chắn, nhưng bản chất rất dễ sai sót và mất gốc. Thứ nhất, những điều được viết ra chưa chắc là sự thật. Thứ hai, nhiều sự thật không thể viết ra được, dù vẫn có thể chọn đối tượng để nói ra được. Thứ ba, dùng hình để hiểu về văn hoá Việt là phủ nhận đặc trưng thanh âm của văn hoá Việt.

Thanh âm mới là cái gốc của bất kỳ chữ viết và ghi chép nào, bao gồm ghi chép bằng tiếng Hán Nôm.

Tại sao lại có nghệ thuật thư pháp với chữ tượng hình ? Nghệ thuật này nhắc nhở chúng ta về cách tạo ra chữ viết tượng hình, từ thanh âm gốc của chúng. Thanh âm gốc của một chữ sẽ tạo ra luồng vận hành dẫn dắt bàn tay viết chữ, nâng lên và hạ xuống như thế nào, và tạo ra thư pháp. Nếu người viết thư pháp thuộc mặt chữ, rồi viết lại theo cách mà họ cho rằng thế là đẹp, thì thư pháp chẳng còn ý nghĩa thực sự của nó. Nếu dùng cùng một kỹ thuật thư pháp để vẽ tranh thuỷ mặc, thì chúng ta sẽ gần như không được nhấc bút lên tuỳ tiện từ đối tượng này sang đối tượng khác, mà phải vẽ sao cho toàn bộ mạch chuyện được thể hiện trong luồng bút vẽ. Ví dụ nếu cần vẽ một con chó chạy ra khỏi nhà và phóng đến ngửi một bông hoa, chúng ta sẽ cần vẽ căn nhà, rồi đến luồng gió con chó để lại phía sau khi chay khỏi nhà, rồi đến con chó, rồi đến bông hoa. Và người xem tranh phải cảm được câu chuyện này, như là người nhìn chữ thư pháp được đưa vào luồng vận hành âm thanh gốc của cái chữ tượng hình này. Chữ tượng hình như thế là tượng hình không mất gốc, tượng hình mà vẫn còn cái pháp của thư, cái hồn của chữ, là thanh âm.

Tiếng Việt, chuyện Việt còn thì nước Việt còn, tiếng Việt, chuyện Việt còn thì người Việt còn, và ngược lại người Việt còn thì tiếng Việt còn, chuyện Việt còn và nước Việt còn. Nước Việt còn, người Việt còn, tiếng Việt còn chừng nào các câu chuyện về cha ông còn được con cháu Tam sao Thất bản.

Ai/không ai giầu ba họ, ai/không ai khó ba đời

 

Tam sao thất bản không chỉ đúng với văn hoá truyền miệng và còn đúng với vận hành dòng máu

Có câu

  • Không ai giầu ba họ, không ai khó ba đời
    hoặc
  • Ai giàu ba họ, ai khó ba đời

Lể là một trạng thái âm dương với nguyên

Ở trạng thái lể, trạng thái nguyên sẽ bị phá theo hai hướng

  • nguyên xi, nguyên vẹn, nguyên bản, nguyên cục, nguyên thuỷ … phân tách, phân mảnh, phân chia : cá thể lể có thể mất tính nguyên
  • phát triển, sinh sôi, chuyển hoá thành nguyên khởi, nguyên thuỷ, nguyên phát, nguyên nhân, nguyên gốc … : cá thể lể được tạo ra từ nguyên

“Khó ba đời” là trạng thái nguyên về thời gian/vận hành. Ba đời là đời ông, đời cha, đời con hoặc đời cha, đời con, đời cháu hoặc đời con, đời cháu, đời chắt … Ba đời tạo ra tam sao, ví dụ

  • F1 ông –> F2 bố —> F3 con

“Giàu ba họ” là trạng thái nguyên về không gian/cấu trúc. Ba họ có thể là ba tộc như trong nghĩa chu di tam tộc, thì gồm họ nội, họ ngoại và họ vợ/chồng.

Ba họ đi qua ba đời tạo ra thất bản di truyền của ông nội, của bà nội, của ông ngoại, của bà ngoại, của bố, của mẹ và của con như sau

  • F1 ông nội + F1 bà nội —> F2 bố
  • F1 ông ngoại + F2 bà ngoại —> F2 mẹ
  • F2 bố + F2 mẹ —> F3 con

Như vậy kết hợp ba họ và qua ba đời thì sẽ lại có tình trạng “tam sao thất bản”, mà đã “tam sao thất bản”, nghĩa là không còn nguyên, dẫn đến

  • Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời
Sáng nắng chiều mưa

Sáng nắng chiều mưa nói về sự dễ dàng thay đổi cảm xúc và trạng thái của bọn lể nữ, hơn là theo đề tài và chủ thể như “5 thằng 10 ý”

Chia sẻ:
Scroll to Top