Chúng ta thường biết đến Tam giáo đồng nguyên là
– Đạo Lão (hay Đạo thần thánh, thần tiên, Đạo muôn loài),
– Động Phật
– Đạo Nho (hay Đạo Khổng hay đạo Người, đạo hiếu, đạo vua tôi)
Các đạo này đều xuất hiện từ trước Công Nguyên, mà bắt đầu với Thiên chúa Giáng sinh gắn với đạo Thiên Chúa. Đạo Thiên Chúa khá đối xứng với đạo Mẫu, vì một bên là chúa Cha, một bên là Mẫu mẹ.
TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN Ở THỜI KỲ ĐẦU CÔNG NGUYÊN
Tam Giáo Đồng Nguyên thời kỳ đầu Công Nguyên có sự thống nhất với đạo Mẫu, thể hiện rõ nét nhất ở sự tích Phật Tổ Man Nương
Danh sách nhân vật và tôn giáo liên quan
– Phật Tổ Man Nương : Đạo Phật, Đạo Mẫu
– Sư Khâu Đà La : Đạo Phật
– Khương Tăng Hội (Sư tổ Thiền tông Việt Nam) : Đạo Phật
– Thạch Quang Phật : Đạo Phật, đạo Mẫu
– Tu Định : cư sĩ đạo Phật
– Ưu Di : đạo Mẫu
– Thái thú Sĩ Nhiếp (Nam Giao Học Tổ) : Đạo Khổng
– Tứ Pháp : Đạo Lão, đạo Mẫu
– Bà Keo : Đạo Lão, đạo Mẫu
Các nhân vật hiện thân chủ yếu theo đạo Phật và đạo Khổng, nhưng họ đều có nhận thức rất cao và thực hành tự nhiên, nhuần nhuyễn Đạo Lão, như những đạo sư kỳ tài.
Không có vị đạo sĩ đạo Lão bằng xương bằng thịt nào xuất hiện, nhưng tính chất thần tiên, chất thần thánh, chất đa thần, chất biến hoá thể hiện cực kỳ rõ trong sự tích Phật Tổ Man Nương. Nhân vật đạo Lão nổi bật không phải là người mà là cây dung thụ và các vị Phật thánh của Tứ Pháp đều hiện thân qua cây dung thụ này.
Trong thời kỳ đầu Công Nguyên, các vị đắc đạo trong một tôn giáo đều qua tôn giáo đó mà chạm vào được vào bản chất của hiện thức duy nhất, hiện thức thống nhất, về pháp của muôn loài, pháp sự sống, pháp sinh tử.
Hiện thực tự nhiên như nó chính là và pháp của muôn loài là mẫu số chung mà cũng là nguồn cội của tất cả các tôn giáo.
Càng về sau Công Nguyên, các tôn giáo càng đứt rời nhau ra, những người theo một tôn giáo nào đó càng ngày càng chết trong những cái khung hẹp tôn giáo này mà đánh mất cái mẫu số chung của các tôn giáo, nói cách khác là đánh mất hiện thực tổng thể, nguyên lý căn bản, hay pháp. Đây chính là thời kỳ Mạt Pháp.
Trong thời kỳ Mạt Pháp, tôn giáo và giáo pháp nở rộ, càng ngày càng nhiều, người tu tập càng ngày càng đông, nhưng rất hiếm người đắc đạo vì rất khó đạt được trạng thái Tam giáo Đồng nguyên. Người đắc đạo nếu có cũng không hiện ra trước đám đông bởi vì đám đông không hiểu và cũng không theo người ấy. Chánh pháp, chánh đạo không thất truyền mà chỉ thành ẩn truyền.
CÁC ĐẠI DIỆN CỦA TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN NỬA SAU CÔNG NGUYÊN
Các vị đại diện cho tam giáo đồng nguyên trong việc kết hợp đạo Lão, đạo Mẫu và đạo Khổng trong đạo Phật tiêu biểu
– Thánh Láng : Thánh Láng là một đạo sư quyền năng với cuộc đời đầy thần bí và có lúc được đưa vào danh sách Tứ Bất Tử. Thánh Láng vừa là vừa thầy, vừa là quốc sư và sau này tái đầu thai làm vua Lý Thần Tông. Chùa Láng và chùa Thày là tiền Phật hậu Thánh y như cấu trúc của chùa cổ nhất trong bộ chùa Tứ Pháp gốc gắn với Phật Tổ Man Nương – Chùa Nành. Nếu dùng các dạng quy chuẩn và giới luật cứng của đạo Phật bỉ nho hoá, thì có thể nói thánh Láng vi phạm những điều cấm rất nặng của Phật tử như sát sinh.
– Một vị sư, vị thánh, vị đạo sư khác cũng rất nổi tiếng đi theo con đường Tam Giáo Đồng Nguyên là thánh Bối, thờ ở chùa Trầm và chùa Bối Khê (Hà Nội). Phần theo đạo Nho của ông là ẩn nhất.
– Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng là người đi theo con đường này. Ông vừa là nhà nho đỗ đến Trạng nguyên, đạo sỹ. Phần theo đạo Phật của ông là ẩn nhất.
Liễu Hạnh được biết đến như là Thánh Mẫu của đạo Mẫu, Tứ Bất Tử của đạo Lão, và cũng là Phật tử. Phần nho giáo của Liễu Hạnh thể hiện rõ nét nhất ở phần đạo hiếu.
ĐẠO LÃO, ĐẠO MẪU & ĐẠO THỜ TỔ
Đao Lão phát triển mạnh trong thời kỳ Hùng Vương (trước Công Nguyên) và bắt đầu suy tàn trong Công Nguyên. Tác phầm Phong Thần Diễn Nghĩa là tác phẩm đạo Lão viết trong Công Nguyên theo tinh thần thống nhất tôn giáo nhưng kể về sự kiện trước Công Nguyên. Các tác phẩm như Lĩnh Nam Chích Quái mà đưa ra sự tích Âu Cơ & Lạc Long Quân sinh bọc trăm trứng cũng có thể hiểu là một tác phẩm chịu ảnh hưởng của đạo Lão, và ghi lại nhiều sự kiện trước Công Nguyên trong đó có sự kiện sinh bọc trăm trứng.
Đạo Mẫu xuất hiện ở trạng thái nguyên thuỷ thống nhất với đạo Lão trong sự tích Phật Tổ Man Nương.
Khi đạo Lão, mang tính dương suy, thì Đạo Mẫu là phần âm chung gốc với đạo Lão xuất hiện như một tôn giáo mới và độc lập với đạo Lão.
Đạo Mẫu được định hình rõ nét như một tôn giáo độc lập với sự tích mẫu Liễu Hạnh.
Mẫu Liễu Hạnh có ba đời đầu thai vào thời Hậu Lê, nhưng lại là một trong Tứ Bất Tử. Ba vị Tứ Bất Tử còn lại, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử & Tản Viên đều xuất hiện vào thời kỳ Hùng Vương. Tứ Bất Tử chính là bộ thánh tiêu biểu của đạo Lão còn biết đến và thờ cúng rộng rãi ngày nay. Việc Mẫu Liễu xuất hiện trong Tứ Bất Tử cho thấy, đạo Mẫu (đại diện bởi mẫu Liễu Hạnh trong Tứ Bất Tử) và đạo Lão (đại diện bởi tam thánh nam) là chung gốc.
Đạo Lão như một tôn giáo độc lập suy tàn, nhưng bản chất đa thần thánh và thần linh tự nhiên của đạo Lão không mất đi mà ẩn ở các đền, đình, miếu thờ ở các làng xã khắp nơi trên đất nước ta.
Đạo Mẫu như một tôn giáo độc lập xuất hiện khá muộn, nhưng cái gốc của đạo Mẫu là thờ mẹ thì đã có từ lâu.
Đạo Lão và đạo Mẫu có thể nói có chung gốc là đạo thờ Tổ trong đó có thờ cúng tổ tiên. Đạo thờ cúng tổ tiên có từ khi hình thành nên dân tộc với sự kiện Âu Cơ và Lạc Long Quân là cha mẹ của Bách Việt sinh bọc trăm trứng. Thờ cúng tổ tiên như một nghi lễ của gia đình dòng họ thể hiện trong sự tích bánh chưng bánh dầy của Lang Liêu, làm để cúng tổ tiên vào thời Hùng Vương thứ 6.
Thờ cúng tổ tiên có hai dạng hiện, thờ ở ban thờ nhà riêng và thờ ở nhà thờ tổ. Đền Hùng chính là một dạng nhà thờ tổ. Các đình, đền, miếu ở các làng xã cũng có thể là nhà thờ tổ, đặc biệt rõ khi các công trình này thờ cúng các vị lập đất, lập làng.
ĐAO PHẬT
Đạo Phật trong sự tích Man Nương là trạng thái đạo Phật nguyên thuỷ trong thời kỳ Tam giáo vẫn giữ được trạng thái đồng nguyên.
Đạo Phật tích hợp đạo Mẫu với ban Mẫu trong chùa. Pháp của đạo Mẫu là pháp chuyển hoá, pháp phi hình tướng, như được mô tả rất vi diệu trong sự tích Phật Tổ Man Nương. Pháp của đạo Pháp cấu trúc hơn, quy chuẩn rõ ràng hơn, dương hơn. Khi đạo Mẫu kết hợp với đạo Phật, cho đạo Phật sự huyền bí, uyển chuyển và cân bằng âm dương. Khi đạo Mẫu có đao Phật, tính trật tử, kỷ luật, quy pháp được làm mạnh, vì các thực hành đạo Mẫu trong thời kỳ Mạt Pháp rất dễ rơi vào tình trạng vô pháp và vô đạo, tà đạo như hiện tượng tràn lan hiện nay. Tức nhiên đạo Phật trong thời kỳ Mạt Pháp cũng có những sư giả, sư vô đạo, sư tà đạo, nhưng những hiện tượng ít nhất ẩn hơn đạo Mẫu.
Khi đạo Lão suy, nhiều đền thờ đạo Lão được trở thành chùa, nhưng vẫn giữ ban thờ của các vị thần thánh đạo Lão. Có thể thấy rất rõ nhiều vị thần thánh được thờ ở các chùa Đại thừa như Hộ pháp, Thánh hiền, hoặc Hậu thần. Ngoài ra mỗi chùa lại thờ thêm một số vị nữa liên quan đến lịch sử và đặc trưng của ngôi chùa, vùng đất và người sáng lập.
Đạo Phật tích hợp với đạo Khổng, mà là đạo vua tôi về mặt tinh thần bằng việc sách vở hoá, quy chuẩn hoá, giới luật, kinh sách hoá và cấu trúc xây dựng chùa và về mặt vật chất bằng các chùa của hoàng gia và chức vụ quốc sư trong triều đình. Đạo Phật tích hợp với đạo Khổng, mà là đạo hiếu là lễ Vu Lan.
Trong đạo Phật, thờ tổ thể hiện ở ban tổ và hệ thống bảo tháp, vì các vị sư đã xuất gia, cho nên họ thường không được thờ ở nhà riêng và nhà thờ tổ, mà được thờ ở ban tổ ở chùa, mà thường ở sau Tam bảo thờ Phật. Trong đạo Phật còn có chùa Tổ, nơi có sư tổ trụ trì và thờ các vị sư tổ, là người đứng đầu các dòng tu trong đó có đứng đầu các dòng tu thiền.
ĐẠO NHO
Đạo Nho bản chất không phải là những lời day của Khổng Tử và hoc trò của ông, giống như đạo Phật không phải là những lời dạy của Phật Thích Ca. Khổng Tử cũng như Phật Thích Cả chỉ là một trong các vị tổ của các đạo ấy.
Đạo Nho dạy về cách một con người phải sống, theo một quy chuẩn, một vai trò xoay quanh một trung tâm. Nhân sinh quan của đạo Nho là phải có đúng, sai, phải, trái, thiện, ác, trắng, đen, và con người phải hành xử theo một quy chuẩn xoay quanh một cấu trúc trung tâm.
Trong xã hội, cấu trúc trung tâm là vua, tạo nên đạo vua tôi và trung quân ái quốc. Trong gia đình cấu trúc trung tâm là cha/mẹ, cấu trúc xoay quanh là con, tạo nên đạo hiếu, đạo làm con. Cấu trúc nhỏ phải theo cấu trúc lớn, nhưng con người lai phải làm chủ từ cấu trúc nhỏ rồi mới lên cấu trúc lớn. Cho nên có đạo quân tử là “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.
Đạo Nho có sự liên hệ chặt chẽ với chữ Nho. Có thể nói khi dịch kinh Phật từ tiếng Phạn hay tiếng Việt sang chữ Nho (vì đạo Phật xuất hiện ở Trung Quốc rất muộn so với Ân Độ và Việt Nam), thì đạo Phật Trung Quốc đã bị nho hoá. Điều này một mặt giúp cho đạo Phật thích nghi và pháp triển ở Trung Quốc thành Phật giáo Bắc Tông, mặt khác gây ra tình trạng mất gốc và mất cân bằng, mất trung đạo cho phật giáo Trung Quốc.
Đạo Nho có tính hữu danh, định hình rất rõ, ngược hoàn toàn với đạo Lão với tuyên ngôn “Đạo khả đạo phi thường Đạo. Danh khả danh phi thường danh”. Đạo Mẫu có có tính chuyển hoá bất định như đạo Lão. Đều đi theo con đường định, nhưng đao Nho lại định theo định cực và thái cực, trong khi đạo Phật chọn con đường trung đạo.
Chính vì thế đạo Nho vừa mâu thuẫn vừa bổ sung cho đạo Lão và đạo Phật.
MẠT PHÁP THEO CÁC CÁCH KHÁC NHAU
Có thể chúng ta cho rằng đạo Nho đã suy, có thể chúng ta không biết chữ Nho, nhưng thực tế tất cả chúng ta đều bị ảnh hưởng rất nặng bởi tinh thần của đạo này.
Các hiện tượng mà liên quan đến tính xoay quanh một trung tâm
– Cuộc sống lấy công việc làm trung tâm
– Hiện tượng chạy theo người ngoài như chuyên gia, tư vấn, thần tượng
– Ám ảnh về danh hiệu, về địa vị : con ngoan, trò giỏi, mẹ hiền, phụ nữ đích thức, ..
– Ám ảnh về định nghĩa : người Việt là thế này, cha mẹ là phải thế này, con cái là phải thế kia, phụ nữ là thế này, đàn ông là thế kia
– Ám ảnh bằng cấp, học hành và thi thố
Trạng thái ám ảnh về hình thức, dẫn đến các phong trào giảm cân, làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, và các phong trào thần tượng ngỡ là cả liên quan gì đến Nho giáo nhưng lại chính là trạng thái xoay quanh một đối tượng hay một ám ảnh trung tâm nào đó.
Có thể nói tình trạng loạn thần, buôn thần bán thánh liên quan đến đạo Lão và đạo Mẫu suy. Các hoang tưởng New Age, thông điệp, thăng lên, tiền kiếp, loạn lạc các kỹ thuật tâm linh hiện nay chính là đạo Lão suy.
Đạo Phật suy khi chùa mọc lên khắp nơi, sư tranh nhau giảng đạo giảng Pháp, nhưng thiền lại suy. Ít sư hành thiền, ít sư biết thiền, mà chỉ có thiền, mới cho phép phật tử chạm vào cái huyền bí của đạo Lão, đao Mẫu và đưa tính chuẩn mực và quy tắc của Nho giáo vào thực hành huyền môn. Trong các thiền viện đông nghịt người hiện nay, rất ít người biết thiền, tệ hơn là họ còn không biết rằng họ không biết thiền nên cũng hướng dẫn thiền như thật.