SỰ TÍCH TRẦU CAU

Loading

Sự tích trầu cau

Vào đời vua Hùng Vương thứ ba có hai anh em Tân và Lang rất thương yêu nhau. Tân sau khi có vợ thì không còn chăm sóc đến em như trước nữa. Lang lấy làm buồn rầu và bỏ nhà ra đi. Tới bên bờ suối thì Lang mệt quá, gục xuống chết và hóa thành tảng đá vôi. Tân, không thấy em về, vì thương em nên quyết đi tìm. Đi đến bờ suối thì Tân mệt lả và chết, biến thành cây cau bên tảng đá vôi. Vợ Tân không thấy chồng cũng bỏ đi tìm. Nàng tìm đến bờ suối, ngồi dựa vào thân cau mà chết, biến thành dây trầu không.
Sự tích trầu cau quan trọng đến mức nào mà nó xuất hiện trong kho tàng tích truyện của nhiều dân tộc Việt. Điều này không thể lý giải được là bởi vì người Việt và các dân tộc anh em trên đất Việt ngày xưa đã hâm mộ quá đáng món trầu cau.
Lang và Tân là 2 từ cổ, dùng để chỉ hai đặc tính dương hoả, đối xứng nhau. Với ai không hiểu nghĩa của từ “Tân” và “Lang”, thì chỉ cần nhớ rằng có 3 nhân vật
– Anh chồng biến thành cây cau
– Chị vợ biến thành cây trầu quấn lấy cây cau
– Anh em chồng chưa có vợ, bỏ nhà đi, biến thành tảng đá vôi cô độc
Với ai quan tâm đến ý nghĩa của từ “Tân” và “Lang”, sự tích tưởng đơn giản trên sẽ trở thành một chuỗi chuyển đổi sinh hoá và chuyển dịch năng lượng và tinh thần, vô cùng … chóng mặt.
Sự chóng mặt của Sự tích Trầu cau cao hơn nhiều lần tích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” và câu chuyện nàng Tâm thay thân đổi xác nhiều lần, dù cả ba tích này đều là các ví dụ về Kinh Dịch.
Hãy ngồi cho vững để chúng ta bắt đầu câu chuyện về hai chàng Tân Lang
1. Chàng Lang
– Chàng Lang bỏ nhà đi lang thang và biến thành đá vôi. Bỏ nhà (thổ) đi lang thang (khí) là cách vận hành của “người mang tính khí”. Chàng Lang đi “lang thang” là quá hơp lý.
– Chàng Lang chết ngay bên cạnh bờ nước. Bờ nước còn được gọi là “hải tân”, với “tân” là bờ, là đất đá, là giới hạn không gian, còn “hải” là nước.
– Ở bên bờ nước, chàng Lang biến thành là cục đá vôi. Người mang tính khí chết đi sẽ biến thành khí, còn người mang chất thổ chết đi sẽ thành đá. La thay chàng Lang đến bờ nước, hải tân lại hoá thành đá vôi, nghĩa là, khi chết chàng Lang đã hiện nguyên hình thành “Tân”
– Cục đá vôi khô khốc, đứng riêng là biểu tượng của sự bội bạc “bạc như vôi”. Vôi ướt, dùng với cây cau và lá trầu lại là biểu tượng của cho việc chung sống đầm ấm trong một mái nhà của anh em và vợ chồng.
– Yếu tố then chốt để chuyển đổi giữa hai trạng thái “cô đơn, bội bac” và “yêu thương, chung sống”, hay giữa trạng thái vôi khô và trạng thái vôi ướt là nước. Chàng Lang chết khô bên bờ nước, biến thành chàng Tân, hay cục đá vôi, nghĩa là Tân hay Lang thì chàng ấy đều chưa gặp được nước.
2. Chàng Tân
– Chữ Tân là đất đá, vật liệu chính để xây nhà. Chàng Tân làm chủ ngôi nhà, mà trong đó có chàng và em trai sống với nhau, rồi chàng Tân lấy vợ và vợ chàng Tân cũng ở cùng hai anh em trong ngôi nhà đó.
– Chàng Tân là người chồng rất yêu vợ đến mức quên cả em. “Lang” có nghĩa là người chồng yêu thương, người chồng trẻ, hay người tình trẻ như trong nghĩa của từ “lang quân”, “tình lang”, “tân lang”. Về mặt cảm xúc tinh thần, chàng Tân từ khi lấy vợ đã trở thành chàng Lang.
– Chàng Tân bỏ nhà đi lang thang tìm em. Chàng Lang bỏ nhà đi lang thang là hợp lý, nhưng chàng Tân mà bỏ nhà đi là bỏ Tân, bỏ đi cái tôi của mình. Chàng Tân đi tìm chàng Lang, một cái tôi mới phản ánh ở em chàng hoặc một cái tôi cũ đã bị quên của chính chàng. Lúc này, chàng Tân đã hoá chàng Lang đến 80% mất rồi.
– Gặp hòn đá, chàng Tân chết và biến thành cây cau vươn lá tít lên trời.  Lang là mộc khí, là cây vươn cao.  Chàng “Tân” đã hiện nguyên hình thành “Lang”

TÂN LANG LÀ GÌ ? 

“Tân lang” là tên của cây cau và “tân lang” cũng là cách gọi chàng trai mới cưới vợ.
Trong sự tích chàng Tân vừa là cây cau vừa là chàng trai trẻ mới cưới vợ và sau đó si mê vợ. Chàng Tân càng ngày càng sống theo phong cách quá tinh thần, chả liên quan gì đến cái tên rất thân thể của chàng. Tóm lại, tên chàng là Tân, nhưng hồn chàng là Lang.
Có một khả năng cho sự tích Trầu cau là chỉ có 1 chàng trai duy nhất thôi và chàng ấy tên là Tân Lang.
– Chàng Tân Lang này phải cân bằng giữa 2 khía cạnh bên trong chính mình, là khía cạnh Tân mang tính thân thể, vật chất, địa vị, chức danh và khía cạnh Lang mang tính linh hồn, tinh thần và cảm xúc.
– Khi lấy vợ, chàng Tân Lang đánh mất sự cân bằng : Chàng chỉ sống với khía cạnh Lang và bỏ bê khía cạnh Tân của mình.
– Khía cạnh Tân bị bỏ rơi suy đi, tách rời ra khỏi bản thể đã từng thống nhất của chàng, mà giờ chỉ còn là Lang.

TỤC LỆ ĂN TRẦU CÂU VỚI VÔI

 

Người đời sau lấy vôi cho vào nhai chung với trầu và cau, là đá vôi đã gặp được nước. Nước dịch của miêng lúc này có vôi, trầu và cau kết hợp tạo nên màu đỏ của máu. Máu có màu đỏ là nhờ oxy kết hợp với sắt trong hồng cầu. Hồng cầu chỉ có thể tồn tại trong huyết thanh, hay thanh dịch. Nước trong miệng có bản chất là thanh dịch, mà Ca++, là một phần không thiếu của thanh dịch, để đảm bảo cho các phản ứng hoá học và trao đổi chất qua màng tế bào hay giữa tế bào và thanh dich có thể diễn ra.
Trong sự tích Trầu cau,
  • Tân là đá vôi Ca, là đất
  • Lang là cây cau Fe, mang lửa
  • Trầu không là khí, O trong thân thể hợp chất hữu cơ C, là nước

HẢI TÂN LÀ GÌ ?

 

Hải tân là bờ nước. Chữ đất là Tân, và chữ nước là Hải, nên chữ đất nước cũng chính là Hải Tân.

Hòn đá vôi ở bên bờ suối chính là Hải Tân. Cây trầu quấn vào cây cau nhưng cả hai cây ấy đều mọc trên đất và cần nước.
Mảnh đất Việt là bờ nước có hình chữ S.

TÂN LÀ GÌ ?

===
1. TÂN = MỚI
“Tân” trong ngôn ngữ bình dân là “mới” hoặc “non” hoặc “bắt đầu”, nhưng chỉ về về VẬT CHẤT, THÂN THỂ & HÀNH ĐỘNG
– Tân xuân : Mùa xuân mới
– Tân tiến : Tiến bộ về mặt vật chất, không gian, như nhà cao tầng, máy móc hiện đại
– Cách tân : Đổi mới về thân thể, diện mạo, hình thức, cách thức như quần áo, đầu tóc, đi lại, nói năng
– Tân lang, tân nương : Cô dâu, chú rể vừa cưới
– Tân hôn : Vừa mới cưới
– Trai tân : Người con trai, về mặt hình thức thân thể thì là đàn ông nhưng về măt trải nghiêm thân thể thì chưa phải là đàn ông, chưa giao hợp với phụ nữ, chưa có trải nghiệm tình dục
– Tân binh : Lính mới, về mặt hình thức là lính nhưng chưa có chút trải nghiệm nào về quân ngũ hay đánh đấm.
– Tân nguyệt : Trăng non
– Quý tân : Quý khách, hay người mới đến một địa điểm, môt không gian
===
2. TÂN = QUYỀN LỰC & ĐỊA VỊ
Tân là có quyền lực áp chế, đia vị tập trung và vị thế cao nhất về VẬT CHẤT, THÂN THỂ & HÀNH ĐỘNG
– Trong điển tích cổ và từ Hán Việt, vị vua cuối cùng của nhà Thương, Trụ vương còn được gọi là Trụ Tân hay Đế Tân. “Trụ Tân” là cái cột rất thổ, rất nặng, rất chắc. “Đế Tân” là cái nền, cái đáy, cái tảng cũng có tính thổ, rất thổ, rất nặng, rất chắc. “Trụ” thiên hơn về dọc và “Đế” thiên hơn về ngang, nhưng đều là kết cấu không gian tính hoả thổ. Tân mang tính hoả kim. Vua Trụ là người ham mê đánh đấm, ăn chơi, tình dục và hành hạ người khác về thân thể. Ông vua này đã đẩy là mọi hành động thân thể của mình và trải nghiêm thân thể của người khác khi tiếp xúc với ông đến mức cực đoan. Ông vua Hoả Thổ Kim này, mất cân bằng âm dương trầm trọng, khi không có chút dưỡng nuôi của Thuỷ và bay bổng tinh thần của Khí. Là người đi đến tận cùng về trải nghiệm không gian thân thể, Trụ Vương đồng thời mở ra môt thời kỳ mới về thời gian gắn với sự kiện Phong thần.
– Tân (辛) là công cụ hành hình, tra tấn thân thể, nghĩa là công cụ đó có quyền lực áp chế với thân thể và được sử dụng bởi người có quyền lực
===
3. TÂN = HÀNH ĐỘNG & ĐỐI TƯỢNG CỦA HÀNH ĐÔNG
– Tân là đối tượng cụ thể của hành động. Tân ngữ trực tiếp VD trong câu “anh hôn em” thì “em” là tân ngữ trực tiếp. Tân ngữ gián tiếp VD trong câu “anh mua cho em bó hoa” thì “bó hoa” là tân ngữ trực tiếp, “em” là tân ngữ gián tiếp.
– Tân rất mạnh về hành đông kiến tạo vật chất, sử dụng thân thể và tác động vào đối tượng cụ thể
===
4. TÂN = VÙNG ĐẤT, CÁC CẤU TRÚC & GIỚI HẠN KHÔNG GIAN
Tân là đất, là cấu trúc thổ để tạo ra các dạng không gian và các địa hình. Tân chia làm hai loại khô và ướt.
– Hải tân là bờ nước, là các cấu trúc chứa đựng và vân hành nước như bờ sông, kè, đập.
– Tân khô là các vùng đất, có thể rất rộng lớn mà có những đặc điểm rõ ràng như nhiều núi đá, đất cứng chắc, nhiều hoang mạc, nóng khô, ít cây và ít nước. Một ví dụ tiêu biểu là vùng Tân Cương, phía Tây Trung Quốc. Các vùng đất khô hạn kiểu này đối xứng với các vùng đất bờ nước kiểu “hải tân”
Tân là từ được dùng rất cho rất nhiều địa danh trên đất nước ta và điều này là hợp lý vì Tân gắn với đất đai và không gian. Từ nam ra bắc, nước ta có rất nhiều quận và huyện mang tên “Tân”. Tỉnh Tân Bình tồn tại một thời gian ngắn và hiện nay là quân Tân Bình của thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh còn có quận Tân Phú. Huyện mang tên Tân có Tân Phú, Tân Lạc, Tân Phước, Tân Thành, Tân Yên, Tân Hồng, Tân Hưng, Tân Uyên, Tân Sơn. Các phường, xã, khu vực mang tên Tân cũng rất nhiều. Các địa danh có chữ Tân nổi tiếng là sân bay Tân Sơn Nhất, khu căn cứ địa cách mạng Tân Trào và Hà Nội có làng đào Nhật Tân.
===
5. TÂN = ĐỊA VỊ & VỊ CAY
– Tân có vị cay, kiểu tính hoả kim thổ, gây cảm giác nóng rát cho lưỡi và da khi tiếp xúc tại điểm cụ thể có tiếp xúc. Một ví dụ là gừng hay ớt bám vào bề mặt thức ăn. Vị cay của hạt tiêu hay mù tạt chẳng hạn, lại khác hẳn, đi theo khí và có tính mộc.
– Cay là vị của trải nghiệm như chua cay (tân toan), đắng cay (tân khổ)
===
6. TÂN = THÂN THỂ
Cấu trúc vật chất gọi là hình thù hay thù hình, là thân thể của vật chất. Trái đất thì hình cầu, thù hình của sắt là lập phương. Vật chất được tạo thành từ các nguyên tố cơ bản. Cấu trúc sắp xếp của các nguyên tố cơ bản là bảng tuần hoàn.
Cấu trúc sinh hoá của sinh vật, gồm cả thực vật, động vật, con người, vi sinh vật đến các sinh vật huyền diệu đều gọi là thân thể. Thân thể của thực vật gọi là cây, thân thể của động vật gọi là thú, và thân thể của người, nếu thuần về sinh hoá gọi là cơ thể và thuần về cấu trúc năng lượng gọi là bản thể, kết hợp lại là thân thể cơ bản.
Cấu trúc sắp xếp các giống loài theo thân thể gọi là địa chi. Địa chi gồm có 12 địa chi, theo thứ tự từ 1 đến 12 là : 1. Tý, 2. Sửu, 3. Dần, 4. Mão, 5. Thìn, 6. Tỵ, 7. Ngọ, 8. Mùi, 9. Thân, 10. Dậu, 11. Tuất, 12. Hợi.
===
7. TÂN = CON HỔ, THỐNG LĨNH KHÔNG GIAN 3D
Các thù hình nguyên tố 1D được sắp xếp theo bảng tuần hoàn. Các cấu trúc tế bào 2D, cấu trúc cây, cấu rúc người và cấu trúc vi sinh vật đều được ẩn trong cấu thú 3D của bảng địa chi. 3D hay không gian 3 chiều là cấu trúc hình thể mà địa chi tập trung vào.
Hổ là con vật của địa chi số 3. Hổ là hình thể thú, đứng đầu về Hoả Kim Thổ, nghĩa mang nhiều đặc trưng của Tân nhất 12 trong con thú của bảng địa chi. Chính vì thế hổ còn được gọi là Chúa Sơn Lâm hay ông 30 với 30 = 3×10, trong đó 3 là địa chi của Dần và 10 là tổng số Thiên can.
===
8. TÂN = THIÊN CAN SỐ 8, TÍNH KIM
Tân là Thiên can thứ 8, trong số 10 thiên can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý), đứng trước nó là Canh và đứng sau nó là Nhâm.
Quy đổi ra lịch Gregory (mà cũng sử dụng hệ số đếm 10 như Thiên can), Tân ứng với các năm mở đẩu thập kỷ có số đếm kết thúc bằng 1, như 1971, 1981, 1991, 2001, 2011, 2021 …

LANG, NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ

===
Là người Việt, chúng ta cần phải nhớ rằng
– Lang là chàng trai, nam nhân
– Lang là lang quân, là chàng với thiếp
– Lang là thầy lang, pháp sư
– Lang là Lang Liêu, vua Hùng Vương thứ 7 đã tạo ra bánh trưng bánh dầy
– Lang là Tân Lang và cây cau, ăn với vôi trầu trong sự tích Trầu cau
– Lang là hồn thiêng chó sói
– Lang là rau lang, khoai lang
– Lang là hành lang dẫn khí
– Lang là Thiên Lang, vì sao sáng nhất của bầu trời
– Lang là Tham Lang, vì sao đứng đầu Bắc Đẩu
– Lang là rồng cha Lạc Long Quân
– Lang là tên của nước Văn Lang của người Việt cổ
– Lang là một âm Việt gốc thiêng liêng.
Chia sẻ:
Scroll to Top