SỰ THẬT CHE SỰ BÓNG

Loading

Khi đang dạy lớp thiền về trạng thái bóng, tôi bất ngờ phát hiện ra thành ngữ

“Sự thật che sự bóng”.

Sự thật thường được gắn với ánh sáng cho nên có câu “làm sáng tỏ sự thật” và ngược lại là “che mờ sự thật”. Bóng tối, bóng đêm thường được gắn với việc che dấu, che mờ sự thật hoặc gắn với các sự thật xấu xa, độc ác, khó nhận thức. Nghĩa là nhận thức thông thường của chúng ta là

“Sự bóng che sự thật”

Tuy nhiên, thành ngữ “Sự thật che sự bóng” lại nói về tầm quan trọng của sự bóng, với sự bóng là các khía cạnh của sự vật hiện tượng mà không thể được phơi bày ra ánh sáng để nhìn rõ được theo kiểu sự thật, nên bị sự thật làm cho lu mờ

Ví dụ việc một anh chàng mua hoa tặng người yêu là “sự thật” nhìn bằng mắt được trưng ra, nhưng việc anh chàng đó có yêu thật lòng hay không lại là sự bóng. Có thể việc tặng hoa chỉ là hành động đánh bóng hình ảnh trong khi “sự thật” lại là anh chàng này muốn lừa gạt cô gái chứ chả yêu thương gì cô ta. Nếu chúng ta coi tặng hoa là sự thật, thì ý đồ của anh chàng tặng hoa là sự bóng, còn nếu chúng ta coi ý đồ của anh chàng tặng hoa là sự thật thì việc tặng hoa là sự bóng. Trong cả hai trường hợp, rõ ràng chúng ta phải nhìn nhận cả sự thật và sự bóng thì mới đầy đủ.

Sự bóng và sự thật là hai mặt âm dương của nhau.
– Sự bóng có thể là sự bóng bẩy, mà được đánh bóng lên để che đậy hay bóp méo sự thật. Lúc này sự bóng che sự thật.
– Sự bóng có thể là ẩn ý hay bản chất tinh thần mà ẩn chứa đằng sau và thường bị lu mờ bởi sự vật thật và hiện tượng thật. Lúc này sự thật che sự bóng.

Sự bóng luôn song hành với sự thật, nhưng
– Không thể kết luận về sự bóng chỉ bằng cách nhìn vào sự thật VD không thể chỉ nhìn vào hình chụp xét nghiệm mà biết được vận hành thật sự của các bộ phận đang sống trong cơ thể
– Không thể kết luận về sự thật dựa trên suy diễn từ sự bóng VD không thể thấy đau bụng mà bảo là dạ dày đang bị viêm

Bản chất của sự vật hiện tượng được phán ánh bởi cả hình và bóng, mà hình lại có cả sự thật và sự bóng của hình và bóng cũng lại có cả sự thật và sự bóng của bóng.
– Hình và bóng là lưỡng nghi của nhau
– Sự thật và sự bóng của hình và bóng là một bộ tứ tượng

Mỗi sự vật hiện tượng đều có lưỡng nghĩ của nó, từ lưỡng nghi này sinh ra tứ tượng, rồi tứ tượng lại sinh ra bát quái.

Sách giáo khoa hay các dạng sách sử được ghi chép lại đều chỉ là những cái bóng được chiếu rất sơ sài về một số sự kiện lịch sử nào đó. Không thể chỉ đọc sách rồi suy diễn ra sự thật lịch sử. Cần phải đến các di tích lịch sử, nơi in bóng hình các sự kiện lịch sử. Không nhầm lẫn di tích lịch sử với các công trình kỷ niệm được người đời sau xây dựng hoành tráng nguỵ tạo dấu ấn và đạp lên dấu ấn lịch sử. Cần phải tìm hiểu sự tích của các nhân vật lịch sự tại các đình, đền, miếu gốc … thờ cúng các nhân vật lịch sử. Cần kết nối với sự kiện lịch sử thông qua các địa điểm, các nhân vật, các ghi chép lịch sử và các sự tích này, rồi đối chiếu chúng với nhau.

Học sử, học địa, học văn, học toán, học y … đều như nhau, cần phải có sự tiếp xúc đầy đủ theo không thời gian cả sự bóng và sự hình của mỗi sự vật và hiện tượng.

Sự thật liên quan đến nghĩa đen và sự bóng liên quan đến nghĩa bóng. Nghĩa bóng liên quan đến
– Nói bóng nói gió – Nói bóng gió
– Ăn bóng nói gió – Ăn bóng gió
– Sợ bóng sợ gió – Sợ bóng gió

Người nói bóng, nói gió đến đâu vẫn phải dựa trên một sự thật nào đó và người này vẫn có mục đích thật nào đó.

Tất cả các bài ca dao, tục ngữ đều đều có đầy đủ nghĩa đen và nghĩa bóng và cần được hiểu theo cả hai nghĩa này. Có rất nhiều điều không phải là không muốn nói thẳng mà là không thể nói thằng được, vì sự vật hiện tượng nào cũng có tính bóng, tính ẩn chứa và tính chuyển hoá, chứ không chỉ toàn là những khía cạnh có tính hình, tính hiện và tính định.

Có những bài ca dao, khi đọc từng câu, từng chữ theo nghĩa đen chúng ta thấy “không hiểu gì”. Lúc này, chúng ta nhận thức được một sự thật rằng bài ca dao này có nghĩa bóng mà chúng ta không bắt được. Ví dụ

Nu na nu nống
Cái bống nằm trong
Con ong nằm ngoài
Củ khoai chấm mật
Phật ngồi phật khóc
Con cóc nhảy ra
Con gà tú hụ
Nhà mụ thổi xôi
Nhà tôi nấu chè
Tè he cống rụt

Lại có những bài ca dao, khi đọc từng câu từng chữ chúng ta thấy vô cùng dễ hiểu. Có thể lúc này, chúng ta không nhận thức được một sự thật là bài ca dao này còn có nghĩa bóng mà chúng ta không bắt được. Ví dụ

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mải vui quên hết lời em dặn dò.

Các sự tích của đền, đình, chùa, miếu đều có nghĩa đen và nghĩa bóng và các lễ hội … cũng có sự thật và sự bóng.

Các đền đình, chùa, miếu … đều có phần sự thật vật chất là nhà cửa, bát hương, câu đối … và phần bóng tinh thần, mà liên quan đến các vị được thờ cúng ở đó. Nếu chúng ta không hiểu đầy đủ nghĩa đen và bắt chính xác nghĩa bóng của sự tích và lễ hội, thì chúng ta không thực sự biết được mình đang tiếp xúc với cái gì khi khấn vái trước các bát hương và tham gia vào các sự kiện lễ hội.

Nếu chúng ta cũng không tiếp xúc đúng sự thật vật chất, ví dụ đến đền miếu giả và không hướng đúng về sự thật tinh thần, ví dụ hướng về thày bà và các tinh thần đứng sau thày bà thì việc đi đến các địa điểm thờ cúng không những vô nghĩa mà còn nguy hiểm.

Một người nghiêm túc sẽ cần tiếp xúc đúng sự thật và bắt đúng sự bóng, và đối chiếu chéo 4 cấu phần sau của các địa điểm thờ cúng với nhau
– Địa điểm, cơ sở vật chất và người cụ thể trông coi đình, đền, chùa, miếu
– Thần thánh được thờ cúng
– Sự tích
– Lễ hội

Địa điểm thờ cúng đầu tiên mà chúng ta cần đối chiếu 4 cấu phần này là ban thờ gia tiên
– Ban thờ có những gì và có trực tiếp do chúng ta đặt không ?
– Gia tiên được thờ cúng là những ai ?
– Gia tiên này đứng vị trí nào trên cây dòng họ, sinh ra, lớn lên ở đâu và như thế nào, ngày mất (ngày giỗ) và thân xác được an táng như thế nào và mộ phần nếu có thì ở đâu ?
– Các ngày lễ Tết quan trọng cần thờ cúng trên ban thờ gia tiên là gì và những ngày đó có ý nghĩa gì ?

Chia sẻ:
Scroll to Top