LƯỚI TRỜI – LƯỚI ĐẤT
– Lưới đất
Thiên la địa võng
– Lưới trời
Lưới trời lồng lộng
—o—
Chỉ điều bốn mối xe lơi
Đố em thoát khỏi lưới trời bủa giăng
—o—
Chỉ điều ai khéo xe săn
Đố em thoát khỏi lưới giăng giữa trời
—o—
Trên trời có tấm lưới ba
Em bố vi anh lại, đố anh ra ngõ nào?
—o—
– Chữ rằng “Thiên võng khôi khôi
Sơ nhi bất lậu” lưới trời bủa giăng
Xa xôi chưa kịp nói năng
Từ qua đến bậu như trăng xế chiều
Thân em như tấm lụa điều
Phất phơ trước chợ nhiều điều đáng thương
Dốc lòng trồng cửu lý hương
Ba năm hai lá, người thương giã đầu
Sông Ngân chưa bắc nhịp cầu
Phận em là gái biết sầu mấy nơi?
Trâm vàng giắt chặt còn rơi
Huống chi em bậu ở đời rứa răng?
Ngó lên sao mọc băng xăng
Hỏi anh: anh có bất bằng sự chi?
– Thương cha thương mẹ có khi
Thương em kịp thuở kịp thì xuân xanh
Bữa ăn có cá cùng canh
Cũng không mát ruột bằng anh thấy nàng
Ngó lên am bạc chùa vàng
Tu thời đặng đó, bỏ nàng ai nuôi
Lòng ta thương bậu khôn nguôi
Nước sao như nước chảy xuôi một bề
—o—o—o—o—o—
CÁC LOẠI LƯỚI THEO SỢI
Lưới tơ
– Lưới tơ nhện hay lưới nhện
– Lưới tơ tằm : kén, sợi tơ tằm
– Lưới tơ liễu
– Lưới tơ sen
– Lưới tơ hồng
– Lưới tơ chỉ
Lưới bông
– Lưới bông gòn
– Lưới bông bồ công anh
– Lưới bông kén ngài, kén tằm
Lưới xơ
– Lưới xơ dừa
– Lưới tầm gai
– Lưới cành cây, rơm rạ : tổ chim
– Lưới xơ mướp
Lưới sợi
– Lưới sợi len
– Lưới sợi : lưới đánh cá
Lưới nan
– Lưới nan mây, tre, giang, nứa
– Lưới nan sắt, thép, đồng, nhôm
– Lưới nan nhựa
—o—o—o—o—o—
LƯỚI – MẮT LƯỚI
Mắt là điểm rỗng trên lưới
– lưới mắt cáo
– lưới ô (mắt vuông)
– lưới nhện (mắt hình thang)
– lưỡi mắt muỗi (mắt rất bé)
Mắt lơ mày láo
—o—
Mắt tròn mắt dẹt
—o—
Mắt trước mắt sau
—o—
Mắt lá dăm, mày lá liễu
—o—
Mắt sâu râu rậm
—o—
No bụng đói con mắt
—o—
Con mắt to hơn cái bụng
—o—
Anh trông cái mắt em này
Khôn thì anh lấy, dại ngây thì đừng
—o—
Hai tay cầm vạt áo dày
Chặm hai con mắt, chặm hoài không khô
—o—
Người khôn con mắt đen sì
Người dại con mắt nửa chì nửa thau
—o—
Mấy người con mắt ốc nhồi
Giỏi tài đánh vợ, đập nồi đập niêu.
—o—
Chém cha con mắt lá khoai
Liếc chồng thì ít, liếc trai thì nhiều
—o—
Những người con mắt lá răm
Lông mày lá liễu, đáng trăm quan tiền
—o—
Yêu nhau con mắt liếc qua
Chớ bấm chớ nháy, người ta chê cười
—o—
Con cá trong lờ đỏ hoe con mắt
Con cá ngoài lờ ngúc ngoắc muốn vô
—o—
Hoa thơm hoa ở trên cây
Đôi con mắt em lúng liếng, dạ anh say lư đừ
—o—
Cá nào chịu được ao này
Chẳng dập con mắt cũng trầy con ngươi
—o—
Gái một con trông mòn con mắt
Gái hai con con mắt liếc ngang
Ba con cổ ngẳng răng vàng
Bốn con quần áo đi ngang khét mù
Năm con tóc rối tổ cu
Sáu con yếm tụt, váy dù vặn ngang
—o—o—o—o—o—
LƯỚI – MẮT CÁO
Lưới mắt cáo là để ngăn cách. Đây là loại lưới phổ biến trong ngành nghề mây tre đan và các loại lưới sắt thép.
—o—o—o—o—o—
LƯỚI – MẮT DAO
Trong một lưới mắt có tính cắt, trong khi đường có tính nối.
Mắt sắc như dao cau
—o—
– Đố anh chi sắc hơn dao
Chi sâu hơn bể, chi cao hơn trời
– Em ơi mắt sắc hơn dao
Bụng sâu hơn bể, trán cao hơn trời
—o—
Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
—o—o—o—o—o—
LƯỚI – MẮT GƯƠNG
Dân gian ví con mắt sáng của trí tuệ và cảm xúc là con mắt gương.
Trời sinh con mắt là gương
Người ghét ngó ít, người thương ngó nhiều
—o—
Sự đời nước mắt soi gương
Càng yêu nhau lắm càng thương nhớ nhiều.
—o—
Mắt sáng lúng liếng như gương
Mối tình chung thủy khó đường bền lâu
—o—
Khen ai nho nhỏ mắt tỏ như gương
Trời tối như mực biết người thương ra chào
Là con gì? Con chó
—o—o—o—o—o—
LƯỚI – MẮT MUỖI
Là lưới có mắt rất bé, để không cho lọt lưới
Bé bằng cái mắt muỗi
—o—o—o—o—o—
LƯỚI – MẮT BÔNG
Bông là một dạng mắt lưới
Mặt hoa da phấn
Mặt hoa là mặt có lưới hoa, da phấn là da có lưới bông
—o—o—o—o—o—
LƯỚI – MẮT PHƯỢNG
Lưới phượng là lưới mắt và lưới hoa chồng chập và bật tắt, hoa và/hoặc mắt đều có thể vận động từ đa phương đến muôn phương
Mắt phượng, mày ngài
—o—
Thấy người yểu điệu đi qua,
Trùng triềng mắt phượng cho ta say tình.
Phật bà nghìn mắt nghìn tay đại diện cho lưới mắt phượng.
—o—o—o—o—o—o—o—o—o—
NÚT LƯỚI
Nút lưới giúp định các sợi lưới
– Thắt nút
– Buộc nút
– Gỡ nút
Đôi gióng mây anh ra tay thắt nút
Để em đi về lên xuống chợ trưa
Tình anh đã thấy được chưa
Mà sao em đợi sớt sưa đủ điều
—o—o—o—o—o—
NÚT LƯỚI – HOA
Trong một lưới, hoa có tính định cấu trúc, sợi có tính vận hành kết nối.
Hoa là các điểm giao nhau trên lưới
– hoa thị
—o—o—o—o—o—
HOA MẮT
Hoa mắt là hiện tượng chập cheng giữa lưới mắt và lưới hoa của mắt dẫn đến không thể nhìn rõ được đối tượng
—o—o—o—o—o—o—o—o—o—
MẶT LƯỚI
Trong một hệ lưới, mặt tính định xứ sở
Mặt là một lưới đặc tạo nên bởi các gian đặc, ô đặc
– lưới ô bàn cờ
– lưới ô gạch
—o—o—o—o—o—
MẶT – VẬN HÀNH
Chơi với chó, chó liếm mặt
—o—
Quen mặt đắt hàng
—o—
Bằng mặt không bằng lòng
—o—
Mất mặt
—o—
Thấy anh như thấy mặt trời
Chói chang khó ngó, trao lời khó trao
—o—o—o—o—o—
MĂT : CÁC LOẠI MẶT
Các dạng mặt
– Mặt đất
– Mặt biển, mặt sông, mặt hồ, mặt đầm …
– Mặt giấy, mặt báo
– Mặt gương
– Mặt hàng
– Mặt bàn, mặt ghế
– Mặt đường
– Mặt lá
– Mặt người
– Mặt lòng, mặt mu
– Mặt trời
– Mặt trăng
Ngó lên lỗ miệng em cười
Như búp hoa nở, như mặt trời mới lên.
—o—
Trèo lên cây khế nửa ngày
Ai làm chua xót lòng này khế ơi
Mặt trăng sánh với mặt trời
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng
Mình đi có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vược chờ trăng giữa trời
—o—o—o—o—o—
MẶT : MỘT MẶT ĐẾN MUÔN MẶT
– Bản mặt : Cái bản mặt
– Một mặt
– Hai mặt
Lá mặt, lá trái
—o—
Mặt mu, mặt lòng
—o—
Mặt tốt, măt xấu
—o—
Tiền chì hai mặt
—o—
Hai mặt mà mắt miệng không
Nhưng khi lên tiếng, sấm rung khác gì
Hai mặt chẳng thịt xương chi
Dáng tròn vành vạnh, nhẵn lì toàn da
Là cái gì? Cái trống
—o—
Một mình hai mặt co co
Ăn vô một bữa mà no cả đời
Là cái gì? Cái gối bông
—o—
Hai mặt một lời
—o—
Nước Cửu Long sóng dờn cuồn cuộn
Cửa Hàm Luông, mây cuốn cánh buồm trôi
Bậu với qua hai mặt một lời
Trên có trời, dưới có đất
Ngãi trăm năm vương vất tơ mành
Tử sanh, sanh tử chung tình
Dù ai ngăn đón, tôi với mình cứ thương
– Ba mặt
Ba mặt một lời
– Bốn mặt, tứ diện
Phạm Thiên bốn mặt
—o–
Em Tám ơi, chợ Sài Gòn cất mới
Ghe tàu lui tới, bốn mặt đều xinh
Thấy em đẹp dạng tốt hình
Chẳng hay em có chung tình đâu chưa?
– Bộ mặt
– Muôn mặt
—o—o—o—o—o—
MẶT – DIỆN
– Vô diện : Bóng
– Tứ diện : Khối tứ diện
– Lục diện
– Bát diện
– Sắc diện
—o—o—o—o—o—
MẶT – NHAN
– Hồng nhan
– Dung nhan
– Long nhan
– Nhan sắc
– Nhan nhản
– Nhan đề
—o—o—o—o—o—
MẶT HOA
Mặt hoa da phấn
—o—o—o—o—o—
MẶT GƯƠNG
Gương là cấu trúc trong mặt có gương trong gương có mặt, trong gương có mắt và trong mắt có gương. Trên gương mặt, có 2 con mắt, 2 lỗ mũi, 2 lỗ tai và lỗ miệng đều là mắt. Dân gian có các ví von : “mắt sáng như gương”, “mặt sáng như gương” và “mắt là gương”
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương
Mịt mù khói tỏa ngàn sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ
—o—
Mặt sáng như gương Tàu
Đầu bóng như vải lĩnh
—o—
Soi gương còn mặt mũi nào
Đã rỗ lại xấu soi vào sao đang
—o—
Chén tình là chén say sưa
Nón tình em đội nắng mưa trên đầu
Lược tình em chải trên đầu
Gương tình soi mặt làu làu sáng trong
Ngồi buồn nghĩ đến hình dong
Con dao lá trúc cắt lòng đôi ta
Duyên đôi ta thề nguyền từ trước
Biết bao giờ ta được cùng nhau?
Tương tư mắc phải mối sầu
Đây em cũng giữ lấy màu đợi anh.
—o—o—o—o—o—
MẶT ĐƯỜNG
Ghe em rẽ vô ngọn, anh chẳng đón chẳng chờ
Ghe anh tách bến tách bờ, em buồn cho trăng mờ sao lặn
Mình lấy nhau chẳng đặng bởi bà mai lưỡi vắn ít lời
Mật đường dù chẳng đi đôi
Chút hương rớt lại, một đời chưa quên
– Đường gạch lát
Giếng Yên Thái vừa trong vừa mát
Đường Yên Thái gạch lát dễ đi
Em về bên ấy làm chi
Nước giếng thì đục, đường đi thì lầy
– Đường lắm cát
Gió Cầu Tấn trưa chiều thổi mát
Đường Quy Nhơn mịn cát dễ đi
Phương Mai, Gành Ráng tương tri
Ngâm câu “Thuỷ tú sơn kì” thảnh thơi
—o—
Nước Tây Hồ vừa trong vừa mát
Đường chợ Bưởi lắm cát dễ đi
Cô kia bóng bẩy làm chi
Để cho anh ấy đi đi về về.
—o—o—o—o—o—
CHÓNG MẶT
Chóng mặt là hiện tượng các gian, các ô, các ván, hay cờ của vận động khiến cho toàn bộ cấu trúc mặt bị động, không trụ được
Chóng mặt cũng có thể gây ra do luồng trên lưới tơ, lưới xơ, hay lưới giang vận hành không ổn định hoặc rối