SIÊU THOÁT CHO CÁC CHIẾN SỸ

Loading

Dưới đây là ghi chép tóm tắt ca chữa gồm bốn buổi thiền để siêu thoát cho các liệt sỹ thuộc tiểu đoàn trinh sát của sư đoàn 7, hy sinh ở vùng núi Bù Đốp của tỉnh Bình Phước, theo yêu cầu của người nhà của một liệt sỹ tên là Đ.
Ngoài ra chúng tôi chữa thêm một buổi để đưa vong linh liệt sỹ về lại với dòng họ và làng quê xưa, do đến cuối buổi chữa thứ 4, người nhà liệt sỹ vẫn chưa xin được thành hoàng làng và thần linh địa phương về việc đưa liêt sỹ về làng nơi có mộ của dòng họ và ban thờ liệt sỹ.
Măc dù tôi không còn nhớ nổi mình đã chữa bao nhiêu ca cho bao nhiêu chiến sỹ trong mười năm dạy và thực hành thiền chữa lành, nhưng lần này tôi dành thời gian ghi chép buổi chữa với nguyện vọng.
  • Một là những người có ước nguyện siêu thoát cho người thân đã mất và liệt sỹ có nguồn thông tin tham khảo.
  • Hai là những người thân các liệt sỹ cùng tiểu đoàn đã hy sinh có thể có duyên đọc được bài viết này.
Để chuẩn bị cho buổi làm việc đầu thiền, người nhà của liệt đã tự chuẩn bị các việc sau
  • – Thông tin về cây dòng họ đầy đủ nội ngoại, gồm cả cả người sống và người đã khuất. Trên cây dòng họ, với người sống cần xác định rõ nơi đang sống và người đã khuất cần thông tin nơi thờ, quê hương, nơi đã từng sống và địa chỉ mộ. Người đã khuất, đặc biệt liệt sỹ mất mộ, cần tìm về quê hương, với dòng họ thì mới siêu thoát được. Tấm lòng của người thân với các chiến sỹ và sức mạnh của dòng họ giúp là hai đông lực chính giúp các chiến sỹ siêu thoát.
  • – Thông tin chính thức của liệt sỹ gồm thời điểm mất, nơi mất, tình trạng mộ, thông tin đơn vị và thông tin về đồng đôi. Cần liên lạc với những chiến sỹ hoặc người liên quan còn sống để có thông tin. Các lời kể của đồng đội chiến sỹ có thể không phải là thông tin chính thức nhưng vô cùng quý báu. Việc người nhà có thể đi thực địa đến được địa điểm có mộ hoặc nghi ngờ có mộ sẽ là sự hỗ trợ rất lớn cho việc kết nối với vong linh các chiến sỹ. Các chiến sỹ có tình cảm rất sâu sắc, sống chết có nhau, nên thường xuyên đợi nhau, giúp nhau để cùng siêu thoát, nên cần tìm thông tin của cả nhóm chiến sỹ đã hy sinh.
Sau đây là thông tin vô cùng ít ỏi mà người nhà của một liệt sỹ có được qua một bác chiến sỹ không cùng đơn vị nhưng biết về hoàn cảnh hy sinh của liệt sỹ : “Liệt sỹ thuộc đơn vị trinh sát của sư đoàn 7 (c95 sau là d27). Ngày 14/9/1969 tại tiểu đoàn an dưỡng d32 của sư đoàn 7 bị dính trận bom b52 hy sinh 17 đồng chí trong đó có có 8 là y tá nhân viên quân y và 9 người ở các đơn vị khác đang ăn dưỡng để cho về miền bắc. Số liệt sỹ này khi mai táng có sơ đồ mộ chí nhưng hiện tại nay lưu trữ đã bị thất lạc. Sư đoàn 7 có 33 tiểu đoàn, d32 an dưỡng, d33 quân y đều ở xa mặt trận và vì b52 mà không về được nhà”.

BUỔI 1 (Đầu tháng 6/2023) – NHỮNG KÝ ỨC ĐẦU TIÊN

Nhóm thiền có tôi là người dẫn chính, một thiền sinh hỗ trợ và người nhà của liệt sỹ (liệt sỹ là bác của một học sinh lớp thiền chữa lành).
Sau khi trao đổi và chốt lại các thông tin về hoàn cảnh mất của liệt sỹ, chúng tôi vào thiền. Tôi lập tức cảm nhận bị nghẹn tim, khả năng liệt sỹ mất vì vỡ tim, do sức ép của bom. Bạn đỡ ca chữa bắt được một mảnh thân dưới của bác bị vỡ và tâp trung đỡ mảnh này.
Người nhà liệt sỹ quay được về một số ký ức của liệt sỹ trước lúc mất, ghép cùng các ký ức ở ngực và thân dưới mà hai người hỗ trợ xem được, chúng tôi hình dung ra được một câu chuyện rất cảm động. Cảnh đánh bom khốc liệt. Rất nhiều người chết và xác chết. Liệt sỹ Đ đang bị thương rất nặng ở chân nhưng vẫn cương quyết kéo một người đồng chí của mình, liệt sỹ P lên khỏi hố bom dốc đứng. Xung quanh ngổn ngang các mảnh xác chết không còn hình thù. Người bạn của liệt sỹ mặc dù không thấy rõ bị thương nặng chỗ nào nhưng ở tình trạng hấp hối, cho nên thân thể rất nặng. Người bạn P muốn bác Đ để mình lại trong hố bom nhưng bác Đ cương quyết không chịu.
Xem tiếp được một ký ức khác là bác Đ và bác P rất thân, hai bác hứa với nhau là sẽ đưa nhau về quê của mình sau khi xuất ngũ. Bác Đ nhắc lại lời hứa này và tiếp tục cố gắng kéo bác P ra khỏi hố bom, trong khi một chân bác Đ gần như đã hỏng, không đi nổi. Xung quanh bom vẫn nổ, các mảnh vỡ của các xác chết rất nhiều. Sau đó là một vụ nổ bom lớn.
Khi kiểm tra thì thấy liệt sỹ bị sức ép bom làm vỡ nát nửa thân sau, vỡ tim, dập nát một bên chân và thân thể còn rất nhiều vết trọng thương khác, chúng tôi tìm cách kết nối và chữa lành các phần thân này trước.
Không thể xem tiếp được ký ức lúc chết. Người đã mất cần biết rằng họ đã mất thì họ mới có khả năng siêu thoát được, nhưng có khả năng liệt sỹ không biết là mình đã chết khi bị trúng bom quá đột ngột (đây là trường hợp phổ biến với các liệt sỹ và những người mất do tai nạn).

BUỔI 2 (đầu tháng 6/2023) – NGHĨA TÌNH CHIẾN SỸ

Sau buổi thiền thứ nhất, chúng tôi xác định mục tiêu cho buổi thứ 2 là
  • về được ký ức lúc mất để biết tình trạng thân thể rõ hơn
  • việc được ký ức sau lúc khi mất để biết được tình trạng mộ phần
  • xem được ký ức của liệt sỹ với các đồng đội
Nhóm thiền quyết định bổ sung thêm một bạn chuyên dạy thiền chữa lành của Omi School of Meditation, Wisdom & Healing để hỗ trợ phần kỹ thuật chữa lành. Tổng số nhân sự của nhóm chưa tính người nhà của liệt sỹ là 3.
Tôi giải thích cho người nhà của liệt sỹ là cần siêu thoát cả nhóm liệt sỹ của tiểu đoàn cùng hy sinh. Các chiến sỹ có tình cảm vô cùng sâu sắc, sẽ không siêu thoát một mình, mà luôn đi cùng nhau, luôn giúp đỡ nhau. Người nhà của liệt sỹ Đ đã làm một buổi lễ ở ban thờ gia tiên xin gặp cả 17 chiến sỹ và xin các chiến sỹ hỗ trợ vào các buổi thiền tiếp theo.
Ngoài ra, người nhà của liệt sỹ không thể tìm thấy người tên P trong theo danh sách liệt sỹ. Kiểm tra thông tin thì thấy có khả năng P là tên gọi ở nhà của một liệt sỹ tên T, bạn thân nhất của bác Đ.
Người nhà cũng tìm thêm thông tin để khoanh vùng chính xác hơn khu hố bom mà các liệt sỹ đã mất. Ở buổi 1, chúng tôi xác định đó là ở Bù Na, Bình Phước, nhưng ở buổi 2, chúng tôi xác định lại đó là khu vực Bù Đốp, cũng thuộc tỉnh Bình Phước.
Sau buổi chữa đầu tiên, ký ức của liệt sỹ đã tốt hơn nên vào buổi hai, chúng tôi xem ngay được tiếp cảnh nổ bom. Có rất nhiều bom nổ và quả bom giết chết liệt sỹ Đ gần như là quả bom cuối cùng. Toàn tiểu đội không ai sống sót.
Sau đó chúng tôi xem được thêm là sau cuộc tập kích vài ngày, có một chiến sỹ từ nơi khác đến chiến trường cũ nay chỉ còn là những hố bom toàn xác chết. Người chiến sỹ này vừa thu gom xác của các chiến sỹ trong hố bom, vừa cố xác định danh tính từng người đã mất, vừa khóc nức nở. Không ai còn nguyên vẹn thân xác. Cảnh tượng rất đau thương và xúc động.
Trong buổi này chúng tôi xem thêm được ký ức của một y tá, không chết trong vụ đánh bom mà bị thương nặng ở đầu khi đang đi ra khỏi lán đến bờ suối lấy nước và mất sau đó. Đây là y tá được xác định là mất và chôn cùng chỗ với cả tiểu đoàn. Kết quả là trong hố bom có 19 liệt sỹ chứ không phải 17, nhưng lại không có nữ liệt sỹ là y tá nói trên, nên thực tế là có 3 liệt sỹ không có tên trong danh sách.
Chúng tôi cũng xem được ký ức của bác P. Bác P và bác Đ, trong thời gian cùng được điều trị bởi cô y tá trên. Bác P lúc đó dường như biết trước mình không qua khỏi nên có sự chuẩn bị sẵn sàng cho cái chết. Chính vì chết trong tình trạng cơ thể rất yếu nhưng tinh thần vô cùng tỉnh táo và thông suốt này, nên bác P hoàn toàn đã tự siêu thoát được ngay lúc mất rồi, nhưng bác quyết định ở lại để đỡ cho bác Đ và các đồng đội đã hy sinh.
Thực chất nếu không có bác P thì chúng tôi không thể thực hiện được ca chữa này cũng như không thể găp được vong hồn của bác Đ. Bác P đã xuất hiện, dẫn dắt và giúp đỡ chúng tôi trong cả 2 buổi chữa đầu tiên. Người nhà bác Đ nói rằng họ linh cảm được bác Đ phù hộ nên muốn thực hiện ca chữa, nhưng dựa trên tình trạng quá năng lúc mất của bác Đ, chúng tôi cho rằng người nhà bác Đ đã tưởng nhầm là bác Đ trở về phù hộ cho người thân, trong khi đó là bác P và với sự dẫn dắt của bác P, người nhà bác Đ quyết định thực hiện ca chữa này.
Trong buổi 2 chúng tôi gom được 4 mảnh thân thể lớn của bác Đ mà bi bom xé ra, nhưng khi ghép lại thì thấy vẫn còn thiếu tim và não. Cuối buổi chữa chúng tôi mới chỉ tìm thấy được mảnh tim bị văng ra khỏi lồng ngực khi bác P bị bom đánh vỡ tan lồng ngực từ phía sau, nhưng chưa tìm được mảnh não. Tuy nhiên chúng tôi đã phải dừng buổi thiền thứ 2 vì quá nặng.
Sau buổi thứ 2, chúng tôi đã xác đinh là không có mộ và không thể tìm được mộ riêng cho từng liệt sỹ.
Mục tiêu của buổi tiếp theo, buổi thứ 3 là tìm kiếm, chữa lành và ghép lại toàn bộ cơ thể cho liệt sỹ. Chúng tôi cũng muốn kiểm tra lại lần nữa khả năng có thể tìm thấy vị trí chính xác hơn của khu vực bị đánh bom này.
Chúng tôi dừng ca chữa lại hai tuần để người nhà liệt sỹ Đ làm hai việc
  • – đi thăm mộ của gia đình, xin gia tiên giúp đỡ cho ca chữa.
  • – đi thăm đình làng và chùa làng, để xin Trời Phật và các thần linh địa phương giúp đỡ đưa vong hồn liệt sỹ về quê. Các địa chỉ cần đi là đình làng, chùa làng ở quê của liệt sỹ, một số đình, đền, miếu … dọc sông Cà Lồ và quanh khu ngòi Kim Anh nơi người nhà liệt sỹ đang sống.

BUỔI 3 (Ngày 4/7/2023) – LỜI THỀ QUÂN ĐỘI, LỜI CA CHIẾN SỸ & TIẾNG CHUÔNG CHÙA

Trong buổi thứ 3 bác P đã xuất hiện cùng 3 tinh thần hướng dẫn nữa (đều mặc quân phục nên chúng tôi đoán là một nhóm chiến sỹ đã siêu thoát) để giúp đỡ chúng tôi thực hiện tìm kiếm các mảnh thân thể của bác Đ mà bị trôi theo các vận động địa chất.
Các tinh thần hướng dẫn đã toả ra trên vùng rừng núi rất lớn dọc biên giới với Campuchia để giúp chúng tôi kết nối rất nhiều liệt sỹ đang nằm lại trên các chiến trường Bình Phước, Đăk Nông, Đăk lak, Gia Lai và Kon Tum. Vì đã quen với những sự kiện siêu thoát mở rộng cả một vùng chiến trường rộng lớn kiểu này trong nhiều ca siêu thoát chiến sỹ trước đó, nhóm thiền chúng tôi chia ra bốn hướng để phối hợp với các tinh thần hướng dẫn.
  • Tôi ban đầu trụ ở rừng quốc gia Bù Gia Mập, sau đó rút về hồ Thác Mơ. Tôi chữa chính phần hào quang và các vướng mắc về ý chí tinh thần.
  • Một ban học sinh hỗ trợ buổi thiền trụ ở rừng quốc gia Bù Gia Mập, chủ yếu làm việc với thân thể và linh hồn liệt sỹ còn vương lai ở trong đất
  • Bạn giáo viên dạy thiền của OS trụ ở một con suối đổ ra sông Măng (sông Măng chạy phía Tây Bắc của tỉnh Bình Phước, làm biên giới của Việt Nam và Campuchia, là phụ lưu của sông Bé). Nhờ bác P dẫn đường, bạn tìm được mảnh tìm được mảnh tim của bác Đ bị cuốn theo dòng suối về một xoáy nước cách rất xa chỗ bị đánh bom. Để tập trung vào việc chiến đấu, liệt sỹ đã “đóng tim” lại, một trạng thái kiểm soát và kìm nén cảm xúc để tâp trung vào ý chí và hành đông, cho nên trái tim này khi bị văng ra khỏi lồng ngực đã mất kết nối với toàn cơ thể. Trái tim của bác Đ đã về lại hồ Cần Đơn và cuối cùng là về vị trí chúng tôi hẹn nhau là hồ Thác Mơ, đầu nguồn sông Bé
  • Người nhà của liệt sỹ Đ có một tinh thần khác dẫn đường đã đi theo dòng sông Cà Lồ về sông Hồng rồi đi theo đường biển vào cửa biển Xoài Rạp, theo sông Sài Gòn, lên Hồ Trị An thuộc sông Đồng Nai, rồi ngược sông Bé lên hồ Thác Mơ. Tôi dự kiến đây cũng là con đường mà vong hồn bác sẽ trở về quê hương, nên đã yêu cầu người nhà của bác Đ đi thực địa trước buổi thiền này (dự kiến này của tôi sau đó chỉ đúng có một nửa)
Cuối buổi, tôi được quan sát một cuộc “giải lời thề chiến sỹ” vì đã kết thúc chiến tranh và hoàn thành nhiệm vụ. Buổi lễ này được các liệt sỹ thực hiên rất trang trọng theo từng đơn vị chiến đấu với chỉ huy của mình. Lời thề chiến sỹ là rất thiêng liêng, thể hiện kỹ luật quân đội và tinh thần chiến đấu vì lãnh thổ biên giới, nên nếu người nhà của liệt sỹ chỉ mang hài cốt của người thân của mình về quê, mà không làm lễ cho toàn bộ đơn vị chiến đấu và người làm lễ không giải lời thề chiến sỹ với các vị chỉ huy quân đội, thì các liệt sỹ sẽ ở lại cùng nhau trên chiến trường.
Lời thề quân đội như nếu không được giải thì các chiến sỹ sẽ không thể siêu thoát được, cũng không thể tách đơn vị về quê hương được, đúng hơn là các chiến sỹ sẽ ở lại cùng nhau và từ chối việc siêu thoát. Cách đây khoảng 10 năm, trong các buổi siêu thoát cho các chiến sỹ đầu tiên, do số lượng chiến sỹ quá lớn cùng xuất hiện để cùng được siêu thoát, tôi không chỉ xin đức Phật và các vị thần linh dẫn đường, mà đã xin cả bác Hồ, bác Giáp, cùng các vị chỉ huy của các chiến sỹ cùng giúp đỡ. Có thể do tôi đã làm việc ở vị trí quản lý trong đơn vị liên quan đến quân đội trước khi dạy thiền, nên tôi tin vào việc là các chiến sỹ tôn trọng kỷ luật quân đội, thì người nhà chiến sỹ và những người làm buổi lễ siêu thoát cũng phải tôn trọng. Sau đó, tôi hiểu ra đây là nghi thức bắt buộc của siêu thoát.
Tôi là người xemm ký ức về về lời thề này, mà nằm trong máu của bác Đ, nên trong nhóm chữa tôi là người duy nhất tham gia buổi lễ này. Không rõ vì lý do nào, tôi luôn luôn là người giải lời thề của các ca chữa siêu thoát. Tôi đoán là vì tôi giữ một kết nối nào đó khá sâu sắc với sông núi Việt Nam, mà các lời thề này thực sự không chỉ là giữa các vị chỉ huy quân đội với các chiến sỹ, mà còn là lời thề với núi sông, được thần linh quê hương đất nước chứng giám, nên buổi giải lời thề cũng cần có cả chỉ huy quân đội, các chiến sỹ và thần linh núi sông tham gia.
Bác Đ được bác P nhắc về bài hát ngày xưa mà các chiến sỹ của tiểu đoàn đã hát. Âm thanh đó sẽ giúp trái tim của bác Đ vững vàng tìm được đường về lại với các phần thân khác của mình. Lúc đầu chúng tôi chỉ nghe được bác Đ và bác P cùng hát, sau đó chúng tôi nghe được tiếng hát của các chiến sỹ vang lên suốt dọc từ Bình Phước về đường Trường Sơn. Tiếng hát vong vọng núi rừng, hoà vào âm thanh núi rừng, rất hoành tráng, tiếng hát ổn định tinh thần, ổn định tổ chức và dẫn đường cho các vong linh chiến sỹ.
Tôi còn nghe được dọc theo biển Đông những tiếng chuông chùa. Tiếng chuông chùa có một tần số rất đằm, đi ngang song song với mặt đất, giúp các liệt sỹ sỹ tiếp đất, nhớ lại về quê hương và tìm được đường về nhà.
Ở các làng quê, thành hoàng làng phụ trách trật tự theo địa giới địa phương bao gồm cả địa giới nghĩa trang nhưng chùa làng lại phụ trách phần âm. Âm thanh giúp người đã mất nhớ được rằng “Mình là ai ?”. “Quê hương mình ở đâu ?”. Đó là những câu hỏi rất thiêng liêng mà tất cả các vong hồn trước khi siêu thoát đều tự nhớ lại và tự trả lời cho chính mình.
(Người nhà của liệt sỹ mặc dù có tâm với người đã khuất, có thực hành cầu cúng nhiều, nhưng vẫn mơ màng về giá trị thiêng liêng đình làng và chùa làng, nên sau buổi bốn như dự kiến chúng tôi chỉ đưa vong hồn liệt sỹ về gần đến nhà, mà chưa đưa liệt sỹ vào được trong làng và về với ban thờ liệt sỹ. Mỗi ca chữa cho các liệt sỹ đồng thời là một sự thức tỉnh của người nhà liệt sỹ về trật tự tâm linh và ý nghĩa của thờ cúng tổ tiên cùng các thần linh địa phương, và sự thức tỉnh nào cũng phải đi từng bước từ nhận thức đến thực hành.)

BUỔI 4 (Ngày 6/7/2023) – CHỮA LÀNH TÂM TRÍ

Chúng tôi vào buổi thứ 4 với tâm thế công việc siêu thoát đã gần xong và chỉ cần đưa liệt sỹ về nhà. Hoá ra đây lại là buổi chữa nặng nhất, liên quan đến não bộ, tâm trí và hào quang.
Trong buổi chữa thứ 1, tôi đã xem được một ký ức của liệt sỹ liên quan đến sự kiện liệt sỹ bị bắt và tra tấn. Giặc chiếu ánh đèn cực chói vào mắt, với mục tiêu làm trấn động tâm trí, sau đó chúng đánh đập chiến sỹ và quẳng ra ngoài. Bạn của liệt sỹ Đ, là liệt sỹ P cứu liệt sỹ Đ, cõng về đơn vị lúc đó ở tình trạng hôn mê. Sau đợt đó liệt sỹ P phải chuyển về một khu vực điều trị. Nhưng vì hậu quả nặng nề về não, dù cố gắng chúng tôi không xem tiếp được ký ức này.
Vừa vào thiền ở buổi thứ 4, chúng tôi thấy cơ thể liệt sỹ đã được ghép lại, nhưng phần não vẫn bị rời ra. Cảnh tượng đó chúng tôi cảm giác muốn khóc.
Tôi xem tiếp ký ức về việc liệt sỹ đã từng bị giắc bắt và tra tấn, lần này thì xem được nhiều hơn và hiểu hơn. Bác Đ bị tra tấn rất nặng, mà nặng nhất là bằng âm thanh chứ không bằng ánh sáng, mục tiêu vẫn là khống chế tâm trí. Vì là chiến sỹ trinh sát, chứ không chiến đấu trực tiếp trên chiến trường, nên bác Đ có nắm được thông tin mật và việc giữ gìn tâm trí là vô cùng quan trọng.
Chúng tôi xem tiếp ký ức lúc bác bị bom. Phần não bi văng ra và chết rất nhanh do đã quá yếu.
Phần não liên quan đến lý trí, cấu trúc và ánh sáng, phải được sắp xếp và chữa lành theo giải phẫu não. Phần chữa lành này do một bạn một phụ trách.
Phần não liên quan đến tình cảm, vân hành và âm thanh, phải chữa lành bằng âm thanh, và do tôi và một bạn nữa cùng chữa lành. Đến phần này được nghe rất nhiều âm thanh quen thuộc của quê hương như tiếng mẹ ru, tiếng chim hót, tiếng sông … và cùng âm thanh hình ảnh mới về. Các ký ức này quân giặc không phá được mà làm chúng bị ẩn đi, và vì thế nhiều liệt sỹ khi mất không còn nhớ được ký ức tuổi thơ và không về được nhà.
Một phần não nữa liên quan đến thái dương, gắn với các ký ức về các mối quan hệ tuổi thơ gồm quan hệ với cha mẹ, qua mùi vị, nên xem qua hình ảnh và âm thanh cực kỳ khó, liên tục bị giật. Phần chữa này kéo dài mất khoảng 3h.
Như vậy tổng kết qua 4 buổi
  • buổi 1 chúng tôi chủ yếu kết nối với cây dòng họ và vong hồn chiến sỹ
  • buổi 2 chữa phần khung xương và thân dưới là chính
  • buổi 3 chữa tim và giải lời thề chiến sỹ là chính
  • buổi 4, chữa não và tâm trí là chính.
Sau khi cảm giác về thân đã khá vững và toàn vẹn, chúng tôi quyết định đưa bác về quê nhà.

VỀ LÀNG NHƯNG THÀNH HOÀNG KHÔNG CHO VÀO

Từ hồ Thác Mơ, tôi đi trước đưa vong linh của liệt sỹ theo đường sông Bé, sông Đồng Nai, sông Xoài Rạp và theo đường biển ra Bắc để về nhà
  • Tuyến sông Bé
    • Hồ Thác Mơ : rất nhiều chiến sỹ đi cùng, hầu hết đều có quê ở tả ngạn sông Hồng, cùng bên với quê của liệt sỹ Đ
    • Hồ Cần Đơn : các chiến sỹ đã chia tốp và luồng rất rõ
    • Đi tiếp tuyến sông Bé về sông Đồng Nai
  • Tuyến sông Đồng Nai
    • Hồ Trị An để xin phép đi tiếp và lại có người nhập đoàn, đặc biệt tại đây có cháu bé đi cùng bác về quê
    • Đi tiếp tuyến sông Đồng Nai về hợp lưu với sông Sài Gòn, để thành sông Xoài Rạp
    • Tuyến sông Xoài Rạp
    • Cửa biển, chúng tôi xin phép để đi đường biển thì được phân một luồng đi thẳng ra Bắc không rẽ vào cửa biển nào khác trên đường đi
    • Đảo Hòn Dấu : Chúng tôi chuẩn bị phương án đi sông Hồng qua cửa Ba Lạt và chỉ bảo người nhà của liệt sỹ chuẩn bị phương án này, nhưng cuối cùng tôi và liệt sỹ lại được đưa đến đảo Hòn Dấu. Tại đây tôi phải xin phép vào cửa biển để về quê liêt sỹ và chỉ có hai lựa chọn là đường Văn Úc và đường cửa sông Lạch Tray, mà đều đi qua Hải Phòng. Tôi được tư vấn đi đường sông Văn Úc. Đến đây tôi đưa bác đi trước, để người nhà của bác đi sau, nhưng người nhà của liệt sỹ đi chậm hơn rất nhiều
    • Sông Văn Úc
    • Sông Thái Bình
    • Lục Đầu Giang
    • Sông Cầu
    • Sông Cà Lồ
    • Đến ngòi Kim Anh, tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội, gần nhà liệt sỹ
Đến ngòi Kim Anh, khi đang suy nghĩ đến cách vào làng nơi gia đình liệt sỹ đang sống và có khu mô dòng họ ở đó, thì tôi thấy có một vị thành hoàng làng mặc đồ nâu đỏ ra đón cùng 3 người thân đã khuất trong dòng họ liệt sỹ trong đó có cha mẹ liệt sỹ, mà chúng tôi đã gặp trong buổi 1.
Tôi đợi khoảng 1h để cùng người nhà đưa liệt sỹ về nhà, mà người nhà liệt sỹ đi theo tôi mãi vẫn chưa đi về đến nơi, do vì lạc ở sông Thái Bình.
Thành hoàng làng là một vị thần mặc áo quan, người thấp đậm, màu nâu đỏ, dáng tay không, đi thong thả, cho nên tôi đoán thành hoàng làng có thể là quan văn hoặc là thần bàn thổ. Tôi hỏi người nhà liệt sỹ có biết thành hoàng của làng là ai không thì người nhà liệt sỹ … không biết.
Trước đó tôi đã yêu cầu người nhà đến đình làng, xin phép thành hoàng làng đưa vong linh chiến sỹ về làng, nhưng lúc này người nhà mới bảo rằng hôm đó đến thì đình làng đóng cửa, chỉ bái vọng và để lễ bên ngoài rồi về, cũng không hỏi thành hoàng làng là ai.
Đợi một lúc thì bạn trong nhóm chữa cũng về đến nơi. Vì đi chậm hơn tôi và bác liệt sỹ, nên bạn vội vã muốn lao thẳng vào làng, thì bị chặn lại. Sau khi bị thành hoàng nạt về việc không xin phép cũng không hỏi đường thì sao biết đường mà đi, bạn cũng gặp bác liệt sỹ và người nhà.
Lúc này người nhà liệt sỹ vẫn đang lac trôi trên đường về nhà … của mình.
Tôi cho dừng buổi chữa, mà đã kéo dài từ 8h sáng đến 13h30 chiều : Chúng tôi gặp được thành hoàng của làng quê nơi gia đình liệt sỹ sống nhưng vẫn chưa vào được làng.
Đây là sự kiện hy hữu chưa từng xảy ra trong 10 năm chữa lành của tôi.

TỔ TIÊN LINH THIÊNG

Vì sao thành hoàng làng và tổ tiên ra đón mà lại không cho vào làng ?
  • Một là người thân liệt sỹ đã chưa xin phép thành hoàng làng và các vị thần linh của làng cho việc đưa vong linh liệt sỹ về quê hương
  • Hai là thành hoàng làng và các vị thần linh của làng đều đã biết việc này, và chặn không cho người nhà liệt sỹ đưa liệt sỹ vào làng, và trước đó chặn không cho người nhà liệt sỹ vào đình làng, cho nên đến thì đình đóng cửa, ông từ đi vắng, người sông quanh đình không ai quan tâm giúp đỡ, và thành hoàng làng cũng không nhận lễ đặt ở cửa đình
Nếu trường hợp một xảy ra thì chỉ cần xin phép lại là được, còn trường hợp hai xảy ra thì rất nghiêm trọng.
Để chuẩn bị cho buổi chữa cuối cùng, tôi đưa môt danh sách công việc cụ thể để người nhà chuẩn bị lại. Đây vẫn là danh sách tôi đưa ra từ sau buổi 2, chỉ là cụ thể hơn.
  • 1. Xin phép thành hoàng làng đưa vong linh bác về trên đất làng
    • Vào đình làng, không được vái vọng mà không biết thành hoàng và những vị được thờ trong đình là ai, nguồn tích ra sao.
    • Xin bác từ làm lễ khấn với thành hoàng làng (thường có số điện thoại ở cổng đình hoặc hỏi người xung quanh để găp bác nếu đình không mở cửa), và cũng tự mình khấn, xin thành hoàng làng cho phép và hỗ trợ cho việc đưa vong linh bác về làng.
  • 2. Vào chùa làng làm lễ và khấn tương tự như tại đình. Có thể hỏi sư thày và gia đình về việc chùa làng và dân làng thường làm thế nào khi có người mất gửi lên chùa hoặc nhờ chùa làm lễ. Cho dù gia đình tự làm lễ siêu thoát và không gửi lên chùa vẫn nên đi chùa làng, vì chùa vẫn có vai trò quan trọng trong quản lý phần âm.
  • 3. Nếu làng có đền, miếu, quán … nên đi đầy đủ dip này. Khấn tương tự như tại đình.
  • 4. Cảm ơn thần linh sông núi đã đưa đường cho vong linh liệt sỹ về nhà và xin tiếp tục giúp đỡ.
    • Tự đi bằng xe máy đoạn sông Cà Lồ gần làng, đến đoạn ngòi Kim Anh, theo đúng con đường mà vong hồn bác đã đi dùng về quê, sau đó đi tiếp đoạn đường từ ngòi về làng.
    • Đi thêm các đình làng nối từ nhà đến chỗ ngòi Kim Anh (sau khi xin phép được thành hoàng làng mình)
  • 5. Sau khi đưa bác về bàn thờ rồi, thì cùng gia đình, làm lễ thắp hương cho bác, đón bác chính thức về với dòng họ và quê hương
Kinh nghiệm của tôi là thành hoàng rất hỗ trợ cho người làng, đăc biệt là trong vấn đề siêu thoát cho vong linh chiến sỹ. Rõ ràng là tôi còn đang cách làng cả quãng, thì thành hoàng và gia đình liệt sỹ đã ra đón, mộ cha mẹ liệt sỹ, bàn thờ liệt sỹ, họ hàng của liệt sỹ vẫn ở trong làng. Vậy thì vì lẽ gì mà người nhà liệt sỹ lại không được phép đưa liệt sỹ vào làng ?
Học sinh của tôi có dạy kể chuyện rằng khi đang nghe cô giảng về thành đình làng (khoá Đạo Của Người Việt), thì thành hoàng làng đã xuất hiện, tự giới thiệu là thành hoàng của làng. Có buổi thiền, chúng tôi định đi xem mấy cấu trúc địa tầng, chưa biết nên bắt đầu từ đâu, thành hoàng làng đã xuất hiện để giúp. Có thể vì học sinh chúng tôi chẳng cầu chẳng xin cái gì bao giờ mà gặp thánh thần chỉ hỏi về địa lý và lịch sử, một điều mà hầu hết những người chăm cầu cúng chả quan tâm.
Tôi có cảm giác thành hoàng làng chỉ chặn người nhà của liệt sỹ chứ không chặn tôi và cả bạn học sinh đi cùng hỗ trợ cho buổi siêu thoát. Nên sau buổi chữa hơn một ngày, tôi hỏi bác thành hoàng làng là bây giờ tôi phải làm gì và nguyên nhân thực sự của việc chặn người nhà liệt sỹ không cho vào làng là gì.
Câu trả lời mà tôi nhận được là người nhà của liệt sỹ có cam kết về trách nhiệm với cây dòng họ của cả gia đình bên nội và bên ngoại, cho nên người này được dẫn dắt đến với tôi để thực hiện ca chữa này.
Người nhà của liệt sỹ có tính sùng tín và có rất nhiều bài học xuyên đời về đức tin mù quáng, không phân biệt thật giả. Khi có chuyện gì, người nhà liệt sỹ muốn tìm kiếm chỉ đạo từ thần linh, luôn muốn được nghe thần linh dạy bảo, rồi nhất nhất làm theo. Thần linh thật làm chức năng nhiêm vụ của mình, thần linh có phù hộ người trần, nhưng không phải theo cách xuất hiện trong các buổi cầu cúng đạo chỉ đạo công việc người trần, mà chỉ có thần linh giả danh mới làm như vậy.
Việc nhận thần linh giả và vong linh người thân giả là cực kỳ nguy hiểm cho bản thân, cho gia đình, về cả đường âm và đường dương, nghĩa là nguy hiểm cho cả dòng họ. Để giảm thiểu rủi ro này, người nhà liệt sỹ trong ca chữa của tôi cần hoàn toàn mù câm điếc, không có năng lực giao tiếp với thần linh …. Không có năng lực giao tiếp với thần linh thì thần linh vẫn hiển linh, vẫn giúp đỡ, còn hơn là không phân biệt được thật giả, nhận bừa thần linh giả thì thần linh thật cũng không cứu nổi.
Khổ nỗi là mong muốn thần linh và vong linh liệt sỹ nói cho nghe, day cho biết, bảo cho làm, mà lại … mù câm điếc, nên một số người tìm đến sự hỗ trợ của “những người có năng lực giao tiếp tâm linh”, để khi cần gì thì găp liệt sỹ, gặp gia tiên, gặp thần linh để xin, để hỏi. Cuộc đời chả có gì đảm bảo và dễ dàng như vậy.
Hậu quả là hiện nay, tình trạng năng lượng của người này đã bị tác động rất nặng, đến mức mà nếu không thanh lọc sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý, nhân thức và tác động xấu đến gia đình. Nếu người này được phép đưa liệt sỹ vào cây dòng họ và về ban thờ gia đình, thì người này sẽ mang đủ thứ giả danh dòng họ và tâm linh theo.
Hiểu ra vấn đề tôi cũng bái phục cách làm việc của thành hoàng làng và tổ tiên quá.
Thế là tôi phải điều chỉnh lại hướng dẫn cho người nhà liệt sỹ là vào bất kỳ đình làng, chùa làng, miếu, đình, đền nào … chỉ xin
  • xin được thanh lọc mọi năng lương giả danh thần thánh và người đã khuất, ra khỏi thân thể, ra khỏi ban thờ gia tiên, ra khỏi dòng họ,
  • xin tự mình chiu trách nhiệm và tự làm mọi việc theo đúng các quy tắc đã được đặt ra, không xin xỏ hỏi han thần linh.
Khi nào người này làm được như lời khấn của mình, thì lúc đó sẽ đưa được vong linh liệt sỹ về nhà. Trong lúc chờ đợi, tôi cần quay lại đỡ cho người này làm cây dòng họ gia đình, bởi vì đây là cách duy nhất đỡ được người này thoát ra khỏi sự rối loạn và suy giảm năng lượng hiện tại, do việc tương tác nhiều và mở kết nối với các đối tượng quá phức tạp.
Chia sẻ:
Scroll to Top