RÁCH NHƯ ÁO TƠI & XƠ MƯỚP

Loading

RÁCH NHƯ ÁO TƠI
Người thì mớ bảy mớ ba
Người thì áo rách như là áo tơi
Áo tơi là áo đan bằng lá của nông dân, mặc bên ngoài áo thường, để che mưa nắng và bảo vệ cho thân thể cũng như lớp áo bên trong khi làm nông.
Trời mưa thì mặc trời mưa
Chồng tôi đi bừa đã có áo tơi
Người ta sẽ dùng áo tơi cho đến lúc nó rách nát rồi vứt bỏ. Cho nên có câu “rách như áo tơi”.
Trời ơi, trời ở chẳng cân
Kẻ ăn không hết người lần chẳng ra
Người thì mớ bảy, mớ ba
Người thì áo rách như là áo tơi
Áo tơi sẽ rách tứ phía, rồi đứt và rụng dần các lớp lá, chứ không rách sâu vào một chỗ đến khi vào thịt gây chảy máu như rách da do bị tổ đỉa.
===o===o===
RÁCH NHƯ XƠ MƯỚP
Thỉnh thoảng có người nói “rách như xơ mướp” nhưng ca dao, tục ngữ không có bài nào sử dụng so sánh này vì thực ra xơ mướp rất bền. Ví dụ : miếng xơ mướp để tắm hay để rửa bát dù phải chịu nhiều ma sát trong quá trình sử dụng, vẫn cứ trơ trơ
Mướp già mướp lại ra xơ
Bí già bí lại đợi chờ canh tôm
Mướp già thì mướp có xơ
Gái già thì gái nằm trơ một mình
“Xơ mướp” thường để nói về tình trạng nghèo túng không còn giữ tiền bạc và của cải gì trên người và trong nhà
Nghèo như xơ mướp
Một số trường hợp, bị lột sạch, trấn sạch, cướp sạch, lừa sạch tiền bạc chỉ còn cái xác thân, người ta cũng dùng
Xác như xơ mướp
Chỉ còn xơ mướp
Biết tay ăn mặn thì chừa
Đừng trêu mẹ mướp mà xơ có ngày
Chia sẻ:
Scroll to Top