Tháng một là tiết mưa xuân
Tháng hai mưa bụi dần dần mưa ra
Đàn bà như hạt mưa sa
Mưa đâu mát đấy biết là đâu hơn
Tháng năm tháng sáu trong trận mưa cơn
Bước sang tháng bảy rợp rờn mưa ngâu
Thương thay cho vợ chồng Ngâu
Cả năm chỉ mới gặp nhau một lần
Nữa là ta ở dưới trần
Cũng mong kết nghĩa Tấn Tần cùng nhau
Nữa là mưa nắng dãi dầu
Cũng mong cho vợ chồng Ngâu hợp hòa
Gặp nhau từ ngày mồng ba
Đến ngày mồng bảy là ra bơ phờ
Đã đành kết tóc xe tơ
Đã buồn cả ruột lại dơ cả đời
Mưa thì em đã họa rồi
Nắng đâu anh họa một bài cùng nghe
—o—
Năm ngoái lên ngọn sông Ngâu
Dầm sương dãi nắng chẳng tìm đâu bằng nàng
Năm nay anh về, lắm bạc nhiều vàng
Ðể anh sắm sửa thời nàng lấy anh
Lấy anh, anh sắm sửa cho
Sắm ăn, sắm mặc, sắm cho chơi bời
Khuyên em có bấy nhiêu lời
Thủy chung như nhất là người phải nghe
Mùa đông lụa lụa the the
Mùa hè bán bạc hoa xòe sắm khăn
Sắm gối thì phải sắm chăn
Sắm gương, sắm lược, sắm ngăn đựng trầu
Sắm cho em đôi lược chải đầu
Cái ống đựng sáp, vuốt đầu cho xinh
—0—
NGƯU LANG – CHỨC NỮ
—o—
Vô tình chi bấy Ngưu Lang
Nỡ xui cho trẻ dở dang thêm sầu
—o—
Đêm khuya lác đác sao thưa
Sâm, Thương ngán nỗi còn chưa chữ tòng
– Từ ngày thước bắc cầu Ngân
Chức, Ngưu còn độ tới gần lo chi
—o—
Còn trời còn nước còn non
Còn cô Chức Nữ hãy còn chàng Ngưu
—o—
Thiếp gặp chàng như Ngưu lang gặp hội
Chàng gặp thiếp như hạc đỗ lưng quy
Cứ lời anh dặn em ri
Giàu sang mặc họ, khó khăn chi cũng vợ chồng
—o—o—o—o—o—
GIAI NGẪU
BÁCH NIÊN GIAI NGẪU
Ngọc trầm thủy thượng anh ơi
Bách niên giai ngẫu ở đời với em
—o—
GIAI NGẪU TỰ NHIÊN THÀNH
Lương duyên do túc đế
Giai ngẫu tự thiên thành
Vì con trăng kia chỉ rối tơ mành
Chẳng nên chồng vợ, cũng thành đệ huynh
—o—
Lương duyên do túc đế,
Giai ngẫu tự nhiên thành,
Lời nguyền chứng có ông trời xanh,
Khiến sao nghe vậy, nên anh không phiền.
Dầu mà phên đất tấm ngả, tấm nghiêng,
Lời thề giữ trọn không quên nhân nghĩa nghèo,
Chàng đành thì cha mẹ phải đành theo,
Như chiếc tàu kia đang chạy, bỏ dây neo phải dừng.
—o—
Lương duyên do túc đế,
Giai ngẫu tự nhiên thành,
Lời nguyền chứng có ông trời xanh,
Khiến sao nghe vậy, nên anh không phiền.
Dầu mà phên đất tấm ngả, tấm nghiêng,
Lời thề giữ trọn không quên nhân nghĩa nghèo,
Chàng đành thì cha mẹ phải đành theo,
Như chiếc tàu kia đang chạy, bỏ dây neo phải dừng.
—o—o—o—o—o—
ÔNG NHĂNG – BÀ NHĂNG
NHĂNG LÀ GÌ ?
Nhăng nghĩa là lệch, không đối xứng âm dương về cấu trúc, vận hành, không gian và thời gian, cho nên mới có
– lăng nhăng : hình lục lăng là hình 6 cạnh đối xứng hoàn toàn như (+1)&(-1), (+2)&(-2), (+ 3)&(-3), với 6 là số nguyên tố âm dương nghĩa, số hoàn hảo nhỏ nhất, mà 1 số nguyên dương có tổng các ước nguyên dương của nó bằng chính nó (6 = 1+2+3), trong khi lăng nhăng là sự kết hợp bất đối xứng âm dương như 1+2 = 3 & 1+2+3=6
– nhăng nhít
– nhăng nhố
– nhăng cuội
– nhăng nhẳng
Ví dụ về nhăng trong di truyền là hiện tượng “Cha hổ mang đẻ con thìu điu”
Con rắn hổ mang có đầu và cổ rất to và khoẻ, nó có thể ngóc đầu, vươn cổ và bành mang ra. Ngược lại, con thìu điu hay con liu điu hay rắn liu điu chỉ là loài rắn thăn lằn có chân với cái đuôi cực kỳ dài, bằng 3 đến 6 lần cơ thể của nó. Rắn hổ mang và thìu điu do đó là hai loài khác xa nhau. Cha hổ mang đẻ ra con thìu điu, nghĩa là đặc trưng của bố mất đi ở con, trong khi đặc trưng của con lại không có ở bố.
—o—
ÔNG NHĂNG BÀ NHĂNG LÀ AI ?
Ông Nhăng mà lấy bà Nhăng
Đẻ được con rắn thằn lằn cụt đuôi
Ông Nhăng bảo để mà nuôi
Bà Nhăng đập chết đem vùi đống tro
Ông Nhăng bảo để bà kho
Bà Nhăng đập chết đem cho láng giềng
Có kho thì kho với riềng
Đừng kho với ớt tốn tiền uổng công
Con rắn thằn lằn chính là con liu điu với đặc điểm nổi bật nhất là cái đuôi dài bằng 3 đến 6 lần nó. Con rắn thằn lằn này là ông Dài. Con liu điu cũng như con thằn lằn bình thường có thể tự rụng đuôi khi gặp nguy hiểm và mọc đuôi lại. Khi cụt đuôi nó là ông Cộc. Vì khả đuôi tự cụt đuôi và tự mọc đuôi là đặc trưng lớn nhất của thắn lằn mà con thằn lằn này lại cụt đuôi ngay từ lúc sinh, không có khả năng mọc lại nên nó không phải là thằn lằn nữa.
Dài đuôi thì là loài Rắn, Cộc đuôi thì là loài Thú, giữa loài Thú và loài Rắn là loài Thằn lằn, nhưng con này cũng không phải cả ba con đó. Tóm lại, không biết nó là cái giống gì.
Ông Nhăng bảo để mà nuôi, nghĩa là ông chấp nhận nó là con vật. Bà Nhăng bảo đập chết đem vùi đống tro, nghĩa là bà cho rằng nó là không phải là con vật mà là củ, quả, hạt của thực vật, nên bà Nhăng cho rằng cần phải vùi nó vào đống tro để nó nảy mầm lên thành cái cây hoặc để nướng ăn như chúng ta nướng ngô, khoai, hạt dẻ.
Ông Nhăng bảo để bà kho, nghĩa là nó là động vật có thịt, vì kho là kỹ thuật nấu thịt. Thịt là cơ, là cơ thể, là thân thể. Bà Nhăng lại rằng nó là bánh nhau, nên cần phải đem nó ra ngoài nhà, ra chỗ láng giềng, vì nhà là ẩn dụ của cơ thể còn láng giềng là ẩn dụ cho nhau.
Cuối cùng thì ông Nhăng và bà Nhăng nhất trí được với nhau rằng nó là con cá rốn, không phải thân thể, không phải bánh nhau và cá cũng kho được với riềng.
Con thằn lằn cụt đuôi mà cũng là “con cá kho giềng không kho ớt” này chính là cái rốn rụng, vì phần đuôi rốn cực kỳ dài đã nằm bên bánh nhau đã bị cắt khi sinh.
Khi cơ thể chúng ta mới được sinh ra khỏi bụng mẹ thì luôn nối với rốn, và sau đó khoảng một tuần rốn mới rụng đi, cho nên ông Nhăng bà Nhăng sinh ra được cái rốn, hay con thằn lằn cụt đuôi là chuyện rất bình thường, xảy ra với mọi con người.
Rõ ràng đứa bé thì giống ông Nhăng, bà Nhăng còn cái rốn, cũng là đứa con do ông Nhăng và bà Nhăng sinh ra thì không giống gì với ông Nhăng bà Nhăng cả.
Riềng là gia vị mộc, phối hợp giữa vị thuỷ và vị hoả, nói cách khác riềng thêm vào món ăn tạo ra sự đa dạng về vị, trong khi ớt làm nổi bật lên vị chính. Vị của một con vật là bản chất giống loài của nó. Con nhiều vị là cái con chẳng biết là cái giống gì.
Cái sao cái rốn rụng lại có nhiều vị ? Vì nó kết nối cái thân, mang vị thân, với cái nhau mang vị nhau và cái ối mang vị ốn, và nó là một phần của cái rốn, mang vị rốn.
Thân – Rốn – Ối – Nhau là bốn vị chính của bào thai. Nếu coi thân là cái nhà, mang vị chính là ông Chủ nhà thì Rốn, Ối, đặc biệt Nhau chính là láng giềng.
Ông Nhăng và Bà Nhăng chính là cha mẹ Rốn, vì ông bà sinh ra cái Nhăng hay cái Rốn.
– Nhăng cuội và Lăng nhăng đều là Rốn thân
– Nhăng nhít và Nhăng nhố đều là Rốn rụng
– Nhăng nhẳng là Rốn nhau mà nối đứa bé với cha mẹ, từ đời này sang đời khác thành cái dây dài dòng máu dài lằng nhằng. Rốn nhau gồm
– – – “Rốn nhau” nối với Rốn rụng
– – – “Rốn nhau” nối với Tử cung mẹ qua điểm làm tổ của phôi thai và bào thai
—o—o—o—o—o—
NÓI NHĂNG NÓI CUỘI
Nhăng là cái rốn – không có nhau & thân, cuội là cái thân – không có nhau & rốn.
Rốn bản chất là cây đa với nhau là mặt đất, nên rốn không có nhau, nghĩa là cây đa bật rễ, bay lên trên cung trăng. Chú Cuội cũng ở trên cung trăng. Hai người, ông Cuội và ông Nhăng này đều ở trên cung trăng, nghĩa là đều mất đất, đều có chân không chạm đất. “Nói nhăng nói cuội” là nói lời không chân thật, vì chân không chạm được vào hiện thực đầy đủ.
—o—o—o—o—o—
LĂNG NHĂNG DỞ ÔNG DỞ THẰNG
—o—
Lăng nhăng dở ông dở thằng
—o—
Trời làm một cuộc lăng nhăng
Ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông
—o—
Trời làm một cuộc lăng nhăng
Ông lộn xuống thằng, thằng tếch lên ông
—o—
Ông là người đàn ông trưởng thành, đã có con và có cháu, thằng là thằng cháu, chưa trưởng thành, chưa có con. Các câu trên liên quan đến câu
Sinh con rồi mới sinh cha
Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông
Khi sinh con cắt rốn thì bong nhau, có thể nói nhau là cha nuôi cái thân lúc trong thai, và liên quan đến dòng máu cha.
Khi rốn rụng ra khỏi cái thân, thì coi như cái thân mới chính thức được sinh ra, cái thân là cái nhà, là cháu của cái rốn rụng vì trong thai cái rốn sinh ra toàn bộ hệ thống máu trong cả thân và nhau.
—o—o—o—o—o—
LĂNG NHĂNG LÍU NHÍU – VÔ VÒNG LỊU ĐỊU
Anh ở làm răng mà lăng nhăng líu nhíu
Vô vòng lịu địu dứt nỏ đặng tình
Em chờ cho truông vắng một mình
Đón anh để hỏi sự tình vì ai
Bài này giải thích “lăng nhăng líu nhíu” là “vô vòng lịu địu”, với lịu địu vẫn là con rắn thằn làn đuôi dài, không đứt đuôi tình cảm được, ví dụ không cắt được tình cảm cũ với người cũ và khi đã mở đầu tinh cảm mới với người mới.
LĂNG NHĂNG THẰNG BÉ VẼ XẰNG
Anh tiếc thay hạt mưa trong rơi xuống đống bùn,
Anh tiếc thay tờ giấy trắng để thằng bé cỏn con nó vẽ xằng
Sự đời lắm chuyện lăng nhăng
Trăm năm để nỗi đất bằng cho ai.
Bài này có “thằng bé cỏn con” đóng vai đàn ông, đóng vai người trưởng thành, để kết đôi cùng cô gái “hạt mưa trong”, khiến đời cô “rơi xuống đống bùn”, khiến “tờ giấy trắng” bị “vẽ xằng”, nên thành câu chuyện “lăng nhăng dở ông dở thằng”, nhưng lại không ra “anh”, là người đối xứng với “em”.
—o—o—o—o—o—
Vậy Nhăng là một trong các đặc tính của thằng, của anh, của ông, của nam, của trời, của thiên, với các đặc tính này là
– THIÊN TÍNH/THIÊN TÀI – TRỜI TÍNH
Nhân tính không bằng Thiên tính
Người tính không bằng Trời tính
Trời đất dễ đổi, bản tính khó dời
– THIÊN TẠO/THIÊN KIẾN – TRỜI SINH :
Trời sinh voi trời sinh cỏ
—o—
Thiên kiến vạn biến
—o—
Nhân chi sơ tính bản thiện
Nhân chi sơ tính bản ác
—o—
Bắc thang lên hỏi Thiên Tào
Cho cô bán rượu xe vào duyên ai?
—o—
Ngồi buồn đốt một đống rơm
Khói bay nghi ngút chẳng thơm chút nào
Khói lên đến tận Thiên Tào
Ngọc Hoàng phán hỏi: Đứa nào đốt rơm?
—o—
Làm chay đốt bảy đống rơm
Khói lên nghi ngút chẳng thơm chút nào
Ngọc Hoàng phán hỏi Nam Tào
Ở dưới dương thế đứa nào đốt rơm?
—o—
– Thấy anh hay chữ em hỏi thử đôi lời
Thuở tạo thiên lập địa, ông trời do ai sanh?
– Nghe em hỏi tức, anh trả lời phức cho rồi
Thuở tạo thiên lập địa, hai đứa mình chưa sanh!
—o—
– THIÊN ĐỊNH/THIÊN ĐÌNH/THIÊN TÀO/THIÊN CUNG – SỐ TRỜI
—o—
Thiên định thắng Nhân định
—o—
Đinh phận tại Số Trời
—o—
Ông trăng mà bảo ông trời
Những người hạ giới là người như tiên
Ông trời mà bảo ông trăng
Những người hạ giới mặt nhăn như tườu
—o—
Bực mình lên tận thiên cung
Bắt ông Nguyệt lão hỏi thăm vài lời
Nỡ lòng trêu ghẹo chi tôi
Lênh đênh bèo nổi mây trôi một thì
Biết người biết mặt nhau chi
Để đêm em tưởng ngày thì em mơ
Bắc Ninh cho đến Phủ Từ
Qua cầu sông Nhị ngẩn ngơ tìm người
Tìm người chẳng biết mấy nơi
Tìm ba mươi sáu phố thấy người ở đây.
—o—
– THIÊN DI/THIÊN BIẾN/THIÊN CƠ/THIÊN TAI – TRỜI SẬP
—o—
Trời làm một cuộc lăng nhăng
Ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông
—o—
Thiên biến, vạn hoá
—o—
Thiên cơ bất khả lộ
—o—
Chữ rằng “Thiên tải nhứt thì”
Ngàn năm một thuở mấy khi cho gần
Nghĩ xa xôi lại nghĩ gần
Làm thân con nhện mấy lần vương tơ
Chắc về đâu trong đục mà chờ
Hoa thơm mất tuyết, biết nương nhờ về đâu
Số em giàu, lấy khó cũng giàu
Số em nghèo, chín đụn mười trâu cũng nghèo
—o—
Phải duyên phải kiếp thì theo
Thân em có quản khó nghèo làm chi!
Chữ nhân duyên thiên tải nhất thì
Giàu ăn, khó chịu, lo gì mà lo
—o—o—o—
ÔNG CHẰNG BÀ CHUỘC
Ông chằng bà chuộc là vợ chồng nhà chẫu chàng. Một ngày nọ, có anh nông dân nọ đánh mất một viên ngọc thần. Vợ chồng nhà chẫu chàng tình cờ nhặt được. Anh nông dân muốn chuộc lại viên ngọc, nhưng hai vợ chồng chẫu chàng không nhất trí với nhau trong việc này : vợ thì cứ nói “cho chuộc, cho chuộc”, chồng thì cứ nói “chẳng chuộc, chẳng chuộc”. Thành ra suốt ngày vợ chồng họ cứ “to tiếng” với nhau. Vợ thì một mực “chuộc thì chuộc” (đồng ý cho chuộc), còn chồng thì dứt khoát “chẳng chuộc” (không cho chuộc). Tiếng kêu ra rả trái ngược nhau của vợ chồng chẫu chàng tạo nên câu ông chằng bà chuộc
– – – Bà : Chuộc = Cho chuộc = Cho đi, đồng thời Chuộc = Buộc = Giữ lại
– – – Ông Chằng là nhất quán kết nối, bà Chuộc là lưỡng nghi phân tách, và hai ông bà là cặp đối xứng âm dương —> Rốn sẽ làm việc kết nối và phân tách giữa Nhau & Thân.
– Vợ chồng Chẫu Chàng là Ối
– – – Chàng là Chàng & nàng, chàng & thiếp
– – – Chẫu là nàng, là thiếp.
– – – Chẫu là 1 với bà Chuộc thành Chẫu Chuộc. Chẫu là Chàng, cũng là Chẫu Chàng, nữ. Chẫu Chàng & Chẫu Chuộc là vợ chồng Chẫu.
Vậy bộ nam – nữ của Thân – Rốn – Ối – Nhau là
– Anh nông dân là Nhau, anh nông dân đối xứng với bà Địa chủ, Thần Nông/Tản Viên đối xứng với Mẫu Địa
– Viên ngọc thần là Thân, viên ngọc thần đối xứng với đất đá bình thường, Ngọc Hoàng/Phục Hy đối xứng với Mẫu Địa
– Ông Chằng là Rốn, đối xứng với Bà Chuộc thành Ông Chằng Bà Chuộc
– Anh Chàng là Ối, đối xứng với Bà Chẫu thành Chẫu Chàng
Cuộc chuyển hoá giữa Ông Chằng và Anh Chàng chính là khái niệm Ông trời lăng nhăng trong ca dao, tục ngữ
—o—
Lăng nhăng dở ông dở thằng
—o—
Trời làm một cuộc lăng nhăng
Ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông
—o—
Trời làm một cuộc lăng nhăng
Ông lộn xuống thằng, thằng tếch lên ông
—o—o—o—o—o—
Sáng trăng tôi được chồng ai
Tôi cột gốc xoài ai chuộc tôi cho
Ba quan tiền điếu bó mo
Con heo đóng cũi tôi cho chuộc chồng
Các nhân vật là bộ Thân – Rốn – Ối – Nhau
– Đêm trăng là Ối
– Gốc xoài là Nhau
– Ba quan tiền điếu bó mo là Rốn
– Con heo đóng cũi là Thân
Các nhân vật là bộ Thân – Rốn – Ối – Nhau
– “Tôi được chồng ai” = Bà “được chồng” mà cũng là Bà “không có chồng” là Ôí
– “Tôi cột gốc xoài” = Bà “Chằng buộc” là Rốn
– “Ai chuộc tôi cho” = Bà “Cho đi để người khác có nhau” là Nhau
– “Tôi cho chuộc chồng” = “Tôi chỉ còn bản thân” là Thân
—o—
Cóc chết bỏ nhái mồ côi
Chẫu ngồi, chẫu khóc “Chàng ôi là chàng!”
Ễnh ương đánh lệnh đã vang,
Tiền đâu mà trả nợ làng ngoé ơi!
Các nhân vật là bộ Thân – Rốn – Ối – Nhau
– Cóc là Thân – Cóc & Nhái là một đôi : Cóc là cóc cần, là một mình, là độc bản, mang tính dương, còn nhái là hàng nhái, là phiên bản, là âm bản
– Chẫu là Ối – Chẫu & Chàng là một đôi : Chẫu là nàng, là thiếp, là âm, đối xứng với chàng là dương, Chẫu chàng là âm dương cách biệt
– Ễnh ương là Nhau, Ễnh là ễnh bụng, âm, ương là dở dở ương ương, ương gàn, dương, kết hợp âm dương là Ếch
– Ngoé là Rốn, Ngoé là “chết như ngoé”, “cắt dễ dàng”, “tréo ngoe”, trong khi Rốn là “rốn lên tý nữa”, “dấn lên chút nữa”, “còn nước còn tát”, tiếp tục
Bài này là bộ 8
—o—
Cóc chết bao thuở nhái rầu
Ễnh ương lớn tiếng, nhái bầu dựa hơi
Các nhân vật là bộ Thân – Rốn – Ối – Nhau
– Cóc : Thân – Dương
– Nhái : Nhau – Âm
– Ễnh : Ối – Âm
– Ương : Rốn – Dương
Bài này là bộ 4
—o—
Trời mưa cóc nhái chết sầu
Ễnh ương đi cưới, nhái bầu không ưng
Chàng hiu đứng dựa sau lưng
Khều khều, móc móc, cứ ưng cho rồi
Chàng hiu còn gọi là chàng hương, chàng cương, chẫu chàng, nhái bén, một loài thuộc họ ếch nhái, mình nhỏ, chân dài, sống ở đồng ruộng, ao hồ hoặc trên cây.
Các nhân vật là bộ Thân – Rốn – Ối – Nhau
– Cóc : Thân – Dương
– Nhái : Nhau – Âm
– Ễnh ương : Rốn – Âm
– Hiu : Ối – Dương
Bài này là bộ 3 dương 1 âm
—o—
Cóc chết nàng nhái rầu rầu
Chàng hiu đi hỏi lắc đầu hổng ưng
Con ếch ngồi ở gốc đưng
Nó kêu cái ẹo biểu ưng cho rồi
Các nhân vật là bộ Thân – Rốn – Ối – Nhau
– Cóc : Thân – Dương
– Nhái : Nhau – Âm
– Hiu : Ối – Dương
– Ếch : Rốn – Âm
Bài này là bộ 2 âm 1 dương
—o—
Con cóc ở góa đã lâu
Chàng hiu đến nói, lắc đầu không ưng
Nhái bầu đâu ở sau lưng
Nó kêu cái ẹo, khuyên ưng cho rồi
Các nhân vật là bộ Thân – Rốn – Ối – Nhau
– Cóc : Thân – Âm
– Nhái bầu : Nhau – Âm
– Hiu : Ối/Rốn – Dương
Bài này là bộ 2 âm 1 dương
—o—o—o—
ÔNG GIĂNG BÀ SAO
—o—
Ông Giăng mà lấy bà Sao
Đến mai có cưới cho tao miếng giầu
—o—
Ông nói gà bà nói vịt
—o—o—o—
CHỒNG THẤP VỢ CAO
—o—o—o—
Chồng thấp mà lấy vợ cao
Như đôi đũa lệch, so sao cho bằng
—o—
Mẹ em tham thúng xôi rền
Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng
Em đã bảo mẹ rằng: đừng!
Mẹ hấm mẹ hứ mẹ bưng ngay vào
Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng.