Những nhịp cầu tình duyên

Loading

CẦU Ô THƯỚC CỦA NGƯU LANG – CHỨC NỮ LÀ GÌ & CÓ BAO NHIÊU NHỊP ?

=== === ===
NHỊP CẦU LÀ GÌ ?
—o—
Nhịp cầu là các đoạn của cầu tính theo chân cầu, trụ cầu, dầm cầu, hay những kết cấu khác.
Các cây cầu qua các sông lớn thường có nhiều nhịp vì một nhịp sẽ không chịu được sức tải của chính thân cầu, chưa tính đến sức tải của phương tiện và người đi cầu.
—o—o—o—o—o—
CẦU DỪA hay CẦU MỘT NHỊP
Số lượng nhịp phụ thuộc vào nhiều yếu tố
– Khoảng cách hai bên bờ
– Khoảng cách hai đầu cầu, nhiều khi hai bên bờ không quá xa nhưng hai đầu cầu lại lại rất xa, vì đường dẫn lên cầu quá dài
– Kích thước và kết cấu nhịp : Ví dụ cây cầu dài 36m, chia đều thành 6 nhịp, mỗi nhịp 6 m. Nếu làm nhịp dài gấp đôi, là 12m thì chỉ cầu còn có 3 nhịp thôi.
Ít nhịp quá thành cầu độc mộc. Cầu độc mộc bản chất là cầu một nhịp, làm bằng một cái thân cây bắc qua hai bên bờ của một dòng chảy nhỏ. Ví dụ của cầu độc mộc là lấy cây dừa bắc ngang qua một con lạch.
Cầu một nhịp chỉ dùng được trong một số trường hợp hạn chế, nhưng đơn giản và chủ động. Cầu nhiều nhịp thì đi qua được sông rộng, chịu được nhiều tải trọng nhưng xây dưng tốn kém, cản trở dòng chảy và đặc biệt là “em qua không kịp, tội lắm anh ơi”
Phải duyên em nhất định theo
Nào ai có quản khó nghèo chi đâu
Đời này ai muốn chuốc lấy thảm sầu
Cầu dừa mà vững nhịp còn bằng vạn cầu Bồng Miêu
Cầu dừa là cầu một nhịp, cầu độc mộc lấy thân dừa làm cầu. Cầu dừa nói chung là cầu của người nghèo. Cầu Bồng Miêu là cầu của người giầu, vì ở khu vực có mỏ vàng Bồng Miêu.
Cầu dừa còn là cầu gì nữa ? Cầu dừa là một mối quan hệ có tính đơn nhất, đầu bên kia của cầu dừa là đối tượng duy nhất, và quan hệ này chỉ có một mục đích duy nhất, như tiền bạc, thân xác hay tình cảm.
Em đi lên xuống cầu dừa
Lấy ai có chửa đổ thừa cho anh
hay
Đi lên đi xuống cầu dừa
Bụng em em có chửa, sao lại đổ thừa cho anh?
“Cầu dừa” ám chỉ quan hệ cụ thể với một người, để đưa tới một kết quả cụ thể bởi vì nó chỉ có duy nhất một nhịp để đưa người bên này cầu sang đầu bên kia cầu.
“Em đi lên đi xuống cầu dừa” là em có quan hệ với một người đàn ông, và em mang thai đứa con của người đàn ông đó, thì em không thể đổ sang cho anh, vì em không hề đi cầu dừa sang anh, đầu bên kia cầu dừa của em chỉ có thể là một người, mà người đó chắc chắn không phải là anh.
Câu này nói nghĩa đen là “cô quan hệ nhiều lần với cái thằng đó, đến lúc có chửa, cô không hề quan hệ với tôi, thì làm sao mà tôi có thể làm cha của con cô được”.
—o—o—o—o—o—
CẦU ĐÔI CÓ MẤY NHỊP ?
Bờ tràm ngay thẳng, sao anh dậm cẳng kêu trời?
Chiếc Cầu Đôi còn có nhịp, sao anh chẳng có lời mối mai?
Cầu Đôi là cầu gì ?
– Cầu đôi có thể là hai cây cầu cùng bắc qua một dòng nước. Nhưng bắc cầu song song như vậy để làm gì, nếu như có thể dùng chung một cây cầu ? Điều này chứng tỏ là hai cây cầu dành cho hai đối tượng khác nhau, ví dụ một cầu dành cho người đi bộ và xe lửa, còn một cầu dành cho ô tô xe máy. Ví dụ một cây cầu đôi về tình cảm có một nhịp dành cho chồng, một nhịp dành cho người tình.
– Cầu đôi có thể là cầu bắc qua nước đôi.
– – – Lời nói nước đôi, trả lời nước đôi là lời nói lập lờ, hai nghĩa, muốn hiểu thế này cũng được mà muốn hiểu thế khác cũng được. – – – Người nói lời nước đôi có thể là người ăn ở hai lòng
Bờ tràm ngay thẳng, sao anh dậm cẳng kêu trời? : Câu này của người đàn bà trách người đàn ông không ngay thẳng. Người đàn ông đã bao biện về việc không có lời mối mai, không xin cưới người phụ nữ.
—o—o—o—o—o—
CẦU BÌNH THƯỜNG CÓ MẤY NHỊP ?
—o—
Qua cầu ngả nón trông cầu,
Cầu bao nhiêu nhịp, em sầu bấy nhiêu.
—o—
Qua cầu than thở cùng cầu
Cầu bao nhiêu nhịp, dạ sầu bấy nhiêu
Hai bài trên đều nói về nhịp cầu duyên của người con gái còn chưa thấy bóng dáng anh người yêu đâu, thì làm sao biết được cầu duyên nối giữa 2 đầu cầu là mình và anh yêu có bao nhiêu nhịp được.
—o—
Buồn trông ngọn nước chảy dưới sông Hàn
Thấy xôn xao ghe cộ, nhưng bóng chàng thấy đâu
Ngó lên Thương chánh thấy mấy nhịp cầu
Lá lay vì con ô thước khéo để sầu cho ta
Ô thước là chim nối cầu Ô Thước trong câu chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ. Người con gái, Chức Nữ, còn chưa thấy bóng dáng chàng trai Ngưu Lang đâu thì cây cầu tình cảm bắc qua sông Thương giữa em và chàng trai đến từ tương lai ấy làm sao biết có mấy nhịp.
—o—o—o—o—o—
VÌ SAO CÓ CẦU CÓ HÀNG CHỤC ĐẾN CẢ TRĂM NHỊP ?
—o—
Em đi qua cầu qua trăm cái nhịp
Em đi không kịp kêu bớ anh ơi
Nghĩa tào khang sao anh đành vội dứt
Đêm em nằm ấm ức ngày lụy ứa tuôn rơi
Bấy lâu nay em mang tiếng chịu lời
Xa nhau bởi tại ông trời biểu xa
Một cô gái đã có người yêu, đã có chồng, thì quan hệ giữa cô gái ấy và người yêu chính là một cây cầu,
– mỗi người đứng ở một bên cầu
– mỗi người đứng ở một bên bờ sông
Cầu trăm nhịp có thể
– Cầu 100 nhịp là cầu có 100 nhịp nối tiếp nhau về vật chất, hình vị và cấu trúc, hoặc
– Cầu 100 nhịp về âm thanh, vận hành, như sóng vỗ giữa đôi bờ.
– Cầu 100 nhịp về cả âm và hình
Cầu một trăm nhịp có thể là cây cầu giữa hai người ở tình trạng rất xa cách, hoặc cây cầu hai người đối xứng âm dương trọn vẹn như Âu Cơ và Lạc Long Quân, với 100 đứa con đại diện cho 100 nhịp cầu giữa cha và mẹ.
—o—
Cái cầu ba mươi sáu nhịp
Em đi chẳng kịp nhắn vội với chàng
Nghĩa tao khang sao chàng vội dứt
Đêm nằm thao thức tưởng bức thư người
Bấy lâu nay em mang tiếng chịu lời
Bây giờ anh ở bạc, có ông Trời xét soi
Cầu là biểu tượng của kết nối mà cũng là biểu tượng của chia cắt giữa hai bờ của một con sông. Khi quan hệ giữa hai bờ sông hay hai đầu cầu bị chia cắt thì cầu trở nên có rất hiều nhịp, vì hai bờ sông rất xa nhau và giữa hai bờ sông lại có có muôn trùng con sóng dữ, đến mức không thể nào qua nổi.
Cầu càng nhiều nhịp chứng tỏ ngăn cách giữa hai bờ càng lớn. Cầu trăm nhịp, cầu ba sáu nhịp ở trên là các con cầu duyên phận trắc trở, ngăn cách.
Cầu 36 = 12 x 3 nhịp là cầu của ba ông bà đầu nhau, trong tình trạng chia cắt năng lượng của bà Thị thành 12 bà mụ, 12 bến nước mà chẳng bến nào cập được vào bờ.
—o—o—o—o—o—
CẦU LONG BIÊN CÓ BAO NHIÊU NHỊP ?
—o—
Cầu sắt mà bắc ngang sông
Chàng ơi sang tỉnh mà trông chẳng lầm
Hà Nội bắc sang Gia Lâm
Tính cây lô mét độ năm cây tròn
Họa hình Tây bắc ống nhòm
Ngắm đi ngắm lại xem còn cong không
Giở về hội nghị cộng đồng
Đến năm Mậu Tuất khởi công bắc cầu
Mộ phu khắp cả đâu đâu
Xây từ Ái Mộ bắt đầu xây ra
Bắc qua con sông Nhị Hà
Chia khoang làm nhịp, mười ba cột vừa
Lập mưu xây được bây giờ
Chế ra cái chụp để mà bơm lên
Bơm hết nước đến bùn đen
Người chết như rạ vẫn phải len mình vào
Mục đích của cầu là để đưa người sang sông, vậy để biết cầu có bao nhiêu nhịp thì phải biết
– con sông mà cây cầu ấy bắc qua là con sông gì ?
– bến ở hai bên bờ sông là gì ?
– ai đi qua cầu ?
Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng có bao nhiêu nhịp, biết rằng cầu có mười ba cột vừa ?
Trả lời : Cầu Long Biên có 12 nhịp, mà cũng là 12 bến nước, ứng với mười ba cột vừa, chính là mười ba ông thày, trong câu
—o—
Mười hai bên nước, mười ba ông thầy
—o—
Về mười hai bên nước cũng có các câu
—o—
Phận gái mười hai bến nước
Bến trong thì nhờ, bến dơ thì chịu
—o—
Lênh đênh một chiếc thuyền tình
Mười hai bến nước biết mình nơi đâu.
—o—
Phận em giả tỷ như chiếc thuyền tình
Mười hai bến nước linh đinh
Biết đâu trong đục nương mình gửi thân
—o—
Tai ta nghe tiếng bạn có đôi
Đập bàn tay xuống chiếu thôi rồi còn chi
Bộ nút vàng đã tra áo cổ y
Mười hai bến nước biết bến mô thì đục trong
—o—
Thân em vừa đẹp vừa giòn
Thân đi làm mọn, cúi lòn khổ thay
Thân gái bến nước mười hai
Gặp nơi trong đục may ai nấy nhờ
—o—
Kim sứt khu đòi luồn chỉ thắm
Hoa đã tàn đòi cắm độc bình cao
Tiết trinh em để chỗ nào
Mà anh qua mười hai bến nước, bến nào cũng có em?
– Em sinh ra giữa chốn kinh kì
Không làm nghề ấy, biết lấy gì nuôi anh?
—o—o—o—o—o—
CẦU TRÀNG TIỀN CÓ BAO NHIÊU NHỊP ?
Cầu Tràng Tiền sáu vài, mười hai nhịp
Anh qua không kịp, tội lắm, em ơi !
Nghĩa tào khang ai mà vội dứt
Đêm nằm tấm tức, lụy nhỏ tuôn rơi
Bấy lâu ni chịu tiếng mang lời
Dẫu có xa nhau đi nữa cũng bởi ông trời mà xa
Cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương ở tình trạng chia cắt âm dương cũng có 12 nhịp như cầu Long Biên bắc qua sông Hồng. 12 nhịp là âm và 6 vài là dương. Âm dương đang lệch nhau, nên anh không đến được với em.
—o—
Đất Thần Kinh trai hiền gái lịch
Non xanh nước biếc, điện ngọc đền rồng
Tháp bảy tầng, miếu Thánh, chùa Ông
Chuông khua Diệu Đế, trống rung Tam Toà
Cầu Tràng Tiền mười hai nhịp bắc qua
Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ đợi khúc âu ca thái bình
Cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương ở tình trạng hoà hợp cũng vẫn có 12 nhịp. Biểu tượng của âm dương hoà hợp là “Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ đợi khúc âu ca thái bình”
—o—
Cầu Trường Tiền sáu nhịp bắc qua
Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ đợi khúc âu ca thái bình
Cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương ở tình trạng hoà hợp giữa Thanh Long & Bạch Hổ cũng có thể có 6 nhịp.
Cầu Tràng Tiền bằng sắt thép bắc qua sông Hương như hiện nay thực sự là có 6 nhịp.
–o—
Chợ Đông Ba đem ra góc thành
Cầu Trường Tiền sáu nhịp bến đò Ghềnh bắc ngang.
Cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương ở tình trạng chia cắt âm dương cũng có 6 nhịp bởi vì
– Chợ Đông Ba ít nhất phải nằm ở chỗ ngã ba thoáng đãng đông người qua lại thì bị đem ra góc thành
– Đã có cầu mà cầu chia cắt nên vẫn phải đi đò
– Bến đò Ghềnh là bến đò gập ghềnh, trắc trở
—o—o—o—o—o—
CẦU Ô CÓ MẤY NHỊP ?
– Đố anh con rết mấy chân
Cầu Ô mấy nhịp, nước Tần ở đâu?
– Em ơi, con rết trăm chân
Cầu Ô mười hai nhịp, nước Tần ở bên Ngô
Cầu Ô bắc qua sông Ngân có 12 nhịp khi Ngưu Lang – Chức Nữ ở tình trạng chia cắt. Tình trạng chia cắt này là biểu hiện ở việc
– nước Tần thì lại ở bên Ngô
– con rết 100 chân chính là cây cầu 100 nhịp đồng thời là người qua cầu rảo bước như có 100 chân mà vẫn không kịp.
—o—
Đố anh con rết mấy chân,
Cầu ô mấy nhịp, chợ Dinh mấy người
Chợ Dinh bán nón quan hai,
Bán tua quan mốt, bộ quai năm tiền,
Năm tiền một giạ đỗ xanh,
Một cân đường cát, đưa anh lên đường.
– Thôi thôi đường cát làm chi
Đỗ xanh làm gì, có ngãi thì thôi.
Chợ Dinh là chợ bán sỉ, cho người sản xuất.
Chợ Dinh bán nón quan hai,
Bán tua quan mốt, bộ quai năm tiền,
Chợ Dinh không bán cả cái nón quai thao mà bán từng phần của cái nón, đã thế mỗi phần đều đắt hơn cả cái nón vì bán sỉ một bộ, để người mua phải tự ghép các phần này lên thành một bộ cái nón đầy đủ bộ phận. Vú dụ với bộ 12 chiếc thì
– 12 Cái nón quan hai
– 12 Tua quai thao quan mốt
– 12 Bộ quai năm tiền
—> làm được 12 chiếc nón quai thao đầy đủ
Nón quai thao mua ở chợ Dinh ở tình trạng chia cắt trong tổng thể cái nón, nhưng lại kết nối trong từng bộ phận của cái nón trong bộ 12.
Nón quai thao là biểu tượng tình trạng sóng bọc hạt, hay âm hiện, dương ẩn. Đây chính là hạt âm thanh (phonon). Đỗ xanh và đường cát là trạng thái hạt. Đường cát là hạt tâm, đỗ xanh là hạt nhân. Đây là hai trạng thái của hạt ánh sáng (photon).
Trong tình trạng chia cắt giữa hạt và sóng, đồng thời chia cắt bên trong hạt và sóng này, em mời anh lên đường là mời anh “cuốn gói đi cho”. Cho nên anh mới can em “Thôi thôi đường cát làm chi, đỗ xanh làm gì, có ngãi thì thôi”. Ngãi là quan hệ và tương tác giữa hai hạt mà đóng vai trò là hai cực của con sóng kết nối giữa hai cái hạt này.
—o—o—o—o—o—
Dầu mà nước ngập bờ sông
Cầu trôi nhịp giữa, tôi cũng không bỏ nàng
Tính theo hai bờ và hai đầu cầu, cầu có hai loại nhịp
– Nhịp thuộc về hai cầu đầu, hai bờ sông là nhịp âm hoặc nhịp dương
– Nhịp ở giữa là nhịp âm dương
Với một cây cầu, anh và em đứng hai bên đầu cầu mà cũng là hai bên bờ của dòng sông mà cây cầu bắc qua.
Dầu mà nước ngập bờ sông : Nước ngập bờ sông là mất một bên bờ. Khi Ngưu Lang – Chức Nữ là hai cực bị đẩy sang hai bờ sông Ngân thì xảy ra tình trạng
– khi bờ anh bị mất do nước ngập (bên lở, bên nước), thì bờ em ở tình trạng nước rút (bên bồi, bên đất)
– khi bờ em bị mất do nước ngập, thì bờ anh ở tình trạng nước rút,
Kết quả là lúc có đất thì mất nước mà lúc có nước thì mất đất, và vì đất nước không trọn vẹn, nên Ngưu Lang Chức Nữ không gặp được nhau.
Không phải dòng sông nào trên thế giới cũng có bên lở bên bồi như các dòng sông ở nước ta, bởi vì không có hiện tượng đôi bờ âm dương, đôi bờ ngân nga.
Cầu trôi nhịp giữa, tôi cũng không bỏ nàng : Nhịp giữa là nhịp giữa hai đầu cầu, giữa hai đôi bờ, giữa âm và dương, giữa tinh thần và thân thể. Ngưu Lang và Chức Nữ không gặp được nhau chính là vì mất cái nhịp giữa này. Nhịp giữa anh và em về tinh thần là tình yêu, nhịp giữa anh và em về thân thể là con cái.
Có thể nói cầu Ô Thước bắc vào ngày Thất Tịch chính là tình yêu của Ngưu Lang và Chức Nữ với tinh thần và thân thể của nhau, mà cũng là đứa con của Ngưu Lang và Chức Nữ.
—o—o—o—o—o—

RẮC RỐI NHỮNG NHỊP CẦU TÌNH DUYÊN

=== === ===
Ai làm cho quạt long nhài,
Cầu Ô long nhịp, cửa cài long then.
Quạt long nhài : Nhài quạt là mảnh kim loại hình tròn giữ hai đầu cái suốt của quạt giấy. Quạt long nhài thì các nan quạt sẽ rời nhau ra và quạt không dùng được nữa.
Cầu Ô long nhịp : Cầu Ô là cầu âm dương nối Ngưu Lang và Chức Nữ.
Cửa cài long then : Then là cái thanh để cài hai cánh cửa vào nhau, giúp đóng cứa. Cửa cài long then thì hai cánh cửa rời nhau ra.
Bài này nói về tình trạng phân tách trong quan hệ âm dương, nam nữ.
—o—
Nếu anh chưa rõ, em tỏ anh tường
Bởi cầu Ô lỗi nhịp, mới chán chường yêu anh
Cầu Ô là cầu tình duyên nam nữ. Cầu Ô lỗi nhịp là kết nối âm dương nhầm lẫn, giữa hai người không đối xứng, và không thể thực sự có tình yêu.
Cô gái trong bài ca dao có thể đổ lỗi cho cây cầu này để không chịu trách nhiệm về sự cắt đứt tình cảm của mình. Tương tự, một số bạn bỏ vợ, bỏ chồng, bảo là do đã tìm được twinflame hay nửa của mình, ngày mai có khi lại tìm ra twinflame khác hay nửa khác, ngày kia có khi lại quay về với vợ cũ, chồng cũ, lúc đó lại bảo em mới chính là một nửa của anh, hoặc thấy chẳng ai xứng đáng là nửa của mình, chẳng ai làm mình hài lòng.
—o—
Tình cờ chẳng hẹn mà nên
Gặp nàng anh muốn kết duyên Châu Trần
Nên chăng Tấn hỏi thực Tần
Kẻ lòng nghi thị trăm phần chưa xong
Đôi ta tạc lấy chữ đồng
Ngày nào Ô Thước bắt xong nhịp cầu
Để mà kết nghĩa Trần Châu
Để mà ăn ở bền lâu một nhà
Cầu Ô Thước kết nối Ngưu Lang – Chức Nữ được bắc bởi chim Ô Thước, là loại chim màu đen, cho nên cầu đấy là cầu khí, cầu âm, cầu duyên nghiệp tình duyên không bằng vât chất để mắt thường nhìn thấy được.
—o—
Áo cưới chưa hết nếp tà,
Cô dâu xách nón về nhà cô dâu
Phải chăng cau đã chán trầu,
Đôi bờ đã gãy nhịp cầu sang sông?
“Cầu ô long nhịp” của bài ca dao trên và “cầu sang sông gãy nhịp” ở bài ca dao này đều có ý nghĩa là kết nối âm dương bị hỏng.
—o—
Yêu nhau chẳng quản xa gần
Cầu không tay vịn cũng lần mà sang
Kẻo mai quá lứa lỡ làng
Cầu kia lỡ nhịp, vơ quàng vơ xiên
Yêu nhau là cầu tình duyên đã bắc, cho dù không được ai hỗ trợ, chỉ có hai người yêu nhau, giống như “cầu không tay vịn” thì “cũng lần mà sang”.
Bây giờ có tình cảm mà không cố gắng, thì sau này quá lứa, lỡ làng, tình cảm không có, mà chỉ có thể vơ quàng vơ xiên ai đó không có tình cảm để kết hôn.
—o—
Đường trường cách trở ngàn xa
Lấy ai tin tức để mà hỏi han
Một mình em giữ phòng loan
Trăng thu, nguyệt tỏ, giãi gan héo dầu
Trách ai cắt bỏ nhịp cầu
Để cho lòng thiếp thảm sầu đắng cay
Đố ai giải được lòng này
Có ai cởi mối sầu này cho không
Mỗi ngày đứng cửa dõi trông
Trách ai chín hẹn những không cả mười
Chàng trai “cắt bỏ nhịp cầu” với cô gái là chàng trai bỏ cô gái.
—o—
Ngó ra Hòn Dứa, Hòn Than
Hòn Chùa bãi cát chứa chan nỗi sầu
Anh muốn qua thì bắt nhịp cầu
Thăm nàng tri kỷ dãi dầu nắng mưa
“Cắt nhịp cầu” là bỏ chơi, nghỉ chơi, hết yêu, thì “bắc nhip cầu” là bắt đầu kết nối, là có quan hệ tình cảm, là yêu.
—o—
Ai ơi thương lấy lúc ni,
Nhịp cầu kẻ đứng người đi sao đành
Nhịp cầu tình duyên mà kẻ đứng người đi là cầu lỡ nhịp, sai nhịp, lạc nhịp. Hai người đã từng yêu nhau không có nghĩa là họ sẽ tiếp tục yêu nhau theo cùng một cách như mấy lời thề tình yêu phi lý của mấy thứ tình yêu tưởng tượng mà chúng ta cứ nghĩ là hay ho kiểu như anh sẽ yêu em dù giàu hay nghèo, dù sung sướng hay đau khổ…. Hai người yêu nhau đến mấy sẽ có những “lúc ni”, là lúc lạc nhịp. Nếu họ không tìm cách lấy lại nhịp với nhau, họ có thể sẽ đánh mất tình yêu và người yêu mãi mãi, và đôi khi sự mất mát này cuối cùng sẽ khiến họ đánh mất chính bản thân mình.
—o—
Chia sẻ:
Scroll to Top