NHỮNG DÒNG SÔNG & NHỮNG CÂY CẦU XỨ SỞ

Loading

Con sông luôn là sự chia cắt và là ranh giới giữa các vùng đất, còn những cây cầu bắc qua các con sồng kết nối các vùng đất lai. Nhưng có những con sông và những cây cầu rất đặc biệt mà phân chia và kết nối giữa các xứ sở
Các địa danh Sông & Cầu đặc biệt
– Sông Hương – Cầu Tràng Tiền
– Sông Cầu – Chợ Cầu, chùa Cầu, thị trấn sông Cầu
– Sông Cái – Cầu Long, Cầu Rồng, Cầu Giồng
– Sông Dinh – Cầu Dinh, Chơ Dinh
– Sông Cấm – Cầu Rào, Cầu Đất
– Sông Hàn – Cầu Sắt, Cầu Sét
– Suối Thiên Thai – Cầu Tam Thai
– Sông Tam Giang – Cầu Phá Tam Giang
– Bể Đông, biển Đông – Cầu Đông là cầu về phương hương Đông, Tây, Nam, Bắc; Cầu Phú là cầu về sự đa dạng, trù phú
– Bể Bắc – Bắc Cầu là cầu đi đến mục đích, cách thức
– Cầu Nôm là cầu âm thanh, tiếng Nôm
SÔNG HƯƠNG & CẦU TRÀNG TIỀN
– Ở Huế có cả cầu Tràng Tiền bắc qua sông Hương đoạn trước mặt Kinh thành Huế,
– Ở Hà Nội có phố Tràng Tiền chạy thằng đến Nhà hát lớn, nối hồ Gươm và sông Hồng
– Ở huyện Thanh hà, tỉnh Hải dương chỉ có sông Hương, không có cầu Tràng Tiền
Cây cầu Tràng Tiền được mô tả trong ca dao tục ngữ, một phần là giống cây cầu vật lý, chín phần là cây cầu xứ sở, mà khác xa với cầu Tràng Tiền vật lý ít nhất là về số lượng nhịp
– Cầu Trường Tiền bấy nhiêu niên qua lại
Kể tự đời Thành Thái đến nay
Chạnh lòng biết hỏi ai đây,
Việc chi nên nỗi đang tay dứt cầu?
– Chí quyết thắng Pháp Tây
Nên cầu này phải phá,
Qua sông còn nhiều ngả
Đừng buồn bã em ơi
Nước non khôi phục được rồi
Cầu nầy bắc lại không mấy hồi đó em!
—o—
Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại
Cầu Trường Tiền đúc lại xi moong
Ơi người lỡ hội chồng con
Về đây gá nghĩa vuông tròn nước non
Hai bài trên là về cây cầu Tràng Tiền vật lý bắc qua sông Hương vật lý
Cầu Tràng Tiền sáu vài, mười hai nhịp
Anh qua không kịp, tội lắm, em ơi !
Nghĩa tào khang ai mà vội dứt
Đêm nằm tấm tức, lụy nhỏ tuôn rơi
Bấy lâu ni chịu tiếng mang lời
Dẫu có xa nhau đi nữa cũng bởi ông trời mà xa
—o—
Đất Thần Kinh trai hiền gái lịch
Non xanh nước biếc, điện ngọc đền rồng
Tháp bảy tầng, miếu Thánh, chùa Ông
Chuông khua Diệu Đế, trống rung Tam Toà
Cầu Tràng Tiền mười hai nhịp bắc qua
Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ đợi khúc âu ca thái bình
—o—
Ngó xuống sông Hương, nước xanh như tàu lá
Ngó về Đập Đá, phố xá nghinh ngang
Từ ngày Tây lại sứ sang
Cầu Trường Tiền khác bến, chợ Đình Ngang đổi dời
Ới em ơi, em ăn ở làm cho có đất có trời
Đừng ham duyên mới phụ lời nước non
Ba bài trên là về cây cầu Tràng Tiền xứ sở mà đã có ở đó từ lâu rồi

Sống thì canh cửa Tràng Tiền,
Chết thì bộ hạ Trung Hiền kẻ Mơ

—o—

Thứ nhất làm lính Tràng Tiền
Thứ nhì được cúng quan hiền Kẻ Mơ
Trung Hiền là tên một ngôi miếu xưa nằm ở kẻ Mơ, Hà Nội, nằm cạnh gốc cây đa ở đầu phố Trương Định hiện nay. Tương truyền, Trung Hiền là một người giỏi võ ở làng Tương Mai, hay hành hiệp trượng nghĩa. Khi ông bị kẻ gian sát hại, nhân dân đã dựng ngôi miếu này để thờ. Sau năm 1954 ngôi miếu bị dỡ bỏ. Năm 1980, cây đa cổ thụ cũng bị chặt hạ. Hiện nay Trung Hiền là tên gọi một ngã tư, nơi gặp gỡ của bốn con phố: Bạch Mai, Trương Định, Đại La, Minh Khai.
Cửa Tràng Tiền là cửa sông Hồng nối với Hồ Gươm, đã bị giặc Pháp lấp để xây Nhà hát Lớn.
Thực ra, đâu có cầu Tràng Tiền ở đó sẽ có sông Hương và ngược lại ở đâu có sông Hương ở đó có cầu Tràng Tiền, mà không phải ai cũng nhìn được cặp đôi kỳ diệu này trừ khi người đó có tình yêu và sự kết nối sâu sắc với xứ sở.
SÔNG NÚI THIÊN THAI
Thiên Thai liên quan đến âm dương nam nữ ở trạng thái thuần khiết giao hoà
Dầu tu đến cõi Thiên Thai
Không bằng lượm một nhành gai bên đường
—o—
Dốc lòng lên cõi Thiên Thai
Mũ rơm, áo vá, giày gai, tu trì
Bây giờ hỏi thật anh tài
Đào nguyên một cõi Thiên thai ai trồng?
– Thiên thai là của nàng Kiều
Riêng chàng Kim Trọng sớm chiều vào ra
—o—
Cây quế Thiên Thai mọc ngoài khe đá,
Trầm nơi Vạn Giã hương tỏa sơn lâm
Ðôi lứa ta như quế với trầm,
Trời xui đất khiến sắt cầm gặp nhau.
Vạn Giã là thị trấn của huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Vạn Giã là vựa lúa lớn nhất xứ Trầm Hương, Khánh Hoà.
Rủ lên Đá Trắng ăn xoài
Muốn ăn tương ngọt Thiên Thai thiếu gì
Thuốc nào ngon bằng thuốc lá Lỗ Quy
Nhơn cùng tắc biến phải đi lượm tàn
Đá Trắng Một ngọn núi nay thuộc xã An Dân, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Tại đây có chùa Đá Trắng (Bạch Thạc Tự, hoặc chùa Từ Quang) được xây dựng từ năm 1797, xung quanh là một vườn trồng giống xoài quý cũng có tên là xoài Đá Trắng. Tương truyền, xoài Đá Trắng trái nhỏ, vỏ mỏng, cùi ngọt lịm, để được lâu, hương không phai, mùa quả chín, mùi thơm đặc trưng bay xa vài trăm mét. Đặc biệt, các giống xoài khác khi ra hoa màu vàng, xoài Đá Trắng xưa thì hoa màu trắng và duy chỉ những cây trồng trong khuôn viên chùa thì quả mới có những đặc điểm quý hiếm kia. Thời Nguyễn đây là vật phẩm tiến vua. Mỗi năm vào tết Đoan Ngọ tỉnh Phú Yên phải dâng vua từ 1000 đến 2000 quả xoài.
Trăm năm cũng chẳng có suy
Gia Bình ngũ hổ chầu về Thiên Thai
Núi Thiên Thai nằm ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, gần Lục Đầu Giang.
Trèo lên trái núi Thiên Thai,
Thấy đôi chim phượng ăn xoài trên cây.
Đôi ta được gặp nhau đây,
Khác gì chim phượng gặp cây ngô đồng.
Núi Thiên Thai có hình con rồng uốn lượn 9 khúc (dãy núi này gồm 9 ngọn núi liền nhau). Trên núi có đền Thái sư Lê Văn Thịnh, với tượng rồng đá, xây cất trên nền nhà cũ của ông Ngày xưa rừng thông phủ kín núi, trên đỉnh ngọn Thiên Thai có một ngôi chùa cổ trăm gian và một vườn hồng đào, đây là một giống đào đặc biệt, hoa nở thành từng chùm buông xuống như những chiếc đuôi cáo nên mới có cái tên là Hồng đào. Ngày xuân khách lên lễ chùa vãng cảnh vườn đào, dạo chơi rừng thông rồi hướng ra bể đông xem loan phượng ăn xoài.
Tuy nhiên bài ca dao này mô tả cảnh sắc chung của núi Thiên Thai ở trong các xứ sở mà mắt thường không nhìn thấy được.
CẦU NÚI TAM THAI
Trông lên hòn núi Tam Thai
Thấy đôi chim quạ ăn xoài chín cây
Quạ kêu ba tiếng quạ bay
Để bầy chim én đêm ngày chắt chiu
Tam Thai Còn gọi là Tả Phụ Sơn, tên một ngọn núi thấp thuộc phường An Cựu (Huế). Tam Thai nằm cạnh núi Ngự Bình, cùng với núi Bân (Hữu Bật Sơn) tạo nên thế “Đệ nhất án sơn” cho kinh thành Huế.
Ở Thanh Hoá, có núi Tam Thai nằm bên bờ sông Mã, nơi có đền Đồng Cổ.
Tiền Tam Thai
Hậu cũng Tam Thai
Tả Di Lĩnh Hai Vai
Hữu Kỳ Giang ba ngả
Trai trong làng trong xã
Đều rả rích giao hiền
Trai đèn sách luyện rèn
Gái tằm tơ bông vải
Theo phong tục nhiều làng quê Nghệ Tĩnh, người ta đắp trước làng 3 cồn đất, sau làng 3 cồn đất, tượng trưng những cái thai sinh nở bất tận.
SÔNG TAM GIANG, PHÁ TAM GIANG,
Sông Tam giang, cầu Tam giang liên quan đến các ngã ba sông, hay sông bắc cầu với sông, và cũng là ẩn dụ về kết hợp dòng máu bố và dòng máu mẹ để sinh ra dòng máu con
Sông Tam Giang hay còn gọi là sông Cửa Lớn, sông Năm Căn… tùy theo địa danh mà đoạn sông đi qua. Đây là con sông duy nhất ở Việt Nam có khởi nguồn từ biển và chảy ra biển. Đây cũng là con sông lớn nhất, sâu nhất, dài nhất (58 km) và có dòng chảy mạnh nhất so với các con sông khác ở tỉnh Cà Mau.
Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ
Thương em anh cũng muốn vô
Sợ truông Nhà Hồ, sợ phá Tam Giang
– Phá Tam Giang ngày rày đã cạn
Truông Nhà Hồ nội tán phá tan
Đường vô muôn dặm quan san
Anh vô anh được bình an em mừng
Thương nhau chẳng quản chi thân
Phá Tam Giang cũng lội, đèo Hải Vân cũng trèo
Tam Giang rộng lắm ai ơi
Có ai về Sịa với tôi thì về
Đất Sịa có lịch có lề
Có sông tắm mát, có nghề làm ăn
Phá Tam Giang nằm ở Huế
—o—o—
SÔNG CẦU – CHÙA CẦU & CHỢ CẦU
Nước ta có hai địa danh Sông Cầu
– Sông Cầu chảy từ Bắc Cạn đến Lục Đầu Giang ở miền Bắc
– Thi trấn sông Cầu Phú Yên : Ở đây không có sông Cầu, cũng không có cầu sông Cầu.
Ngó vô Vũng Lấm, Sông Cầu
Cù lao Ông Xá đứng hầu một bên
Dừa Sông Cầu
Sắn Phường Lụa
Lúa Tuy Hòa
Bông Hòa Đa
Hai bài trên nói về Sông Cầu Phú Yên
Sông Cầu vừa là cầu vừa là sông. Sông cầu vừa là sóng vừa là hạt. Sông Cầu là dòng sông tiểu cầu, hồng cầu, bạch cầu, và các dạng tế bào máu khác. Ca dao,. tục ngữ về sông Cầu toàn nói về quan hệ trai gái để sinh con, nói cách khác là di truyền dòng máu
Sông Cầu làm đầu câu chuyện
Sông Cầu nói đâu bỏ đấy
Sông Cầu đất thấp, nền cao
Ai qua đến đó lao đao cửa nhà
Chợ Sông Cầu một tháng sáu phiên
Anh đi không đặng, gửi lời nguyền cho em
Sông Cầu đất thấp, nền cao
Ai qua đến đó lao đao cửa nhà
Sông Cầu đất thấp, nền cao
Ai qua đến đó lao đao cửa nhà
Sông Cầu nói đâu bỏ đấy
CHÙA CẦU
Chùa Cầu ở Hội An
Chầu hầu như khỉ chùa Cầu
Cá chùa Cầu,
cau Diên Phước,
thước thợ Kim Bồng.
Hội An đất hẹp người đông
Nhân tình thuần hậu lá bông đủ màu
Dạo từ sông trước xóm sau
Dưới thì Âm Bổn, Chùa Cầu ở trên
Ai đi phố Hội, Chùa Cầu
Ðể thương, để nhớ, để sầu cho ai
Ðể sầu cho khách vãng lai
Ðể thương, để nhớ cho ai chịu sầu.
Ai qua phố Hội, Chùa Cầu,
Ghé thăm cao lầu ông Cảnh, bánh xèo Tam Tam
Bên kia bánh đập Cẩm Nam,
Chè bắp, hến trộn, khoai lang ngọt bùi
CHỢ CẦU
Chợ Cầu – Chợ Quán là căp đôi xuất hiện trong nhiều bài ca dao
Gái này là gái chả vừa,
Gái bán vải tấm, gái lừa vải con,
Gái này là gái chả non,
Gái lường chợ Quán, gái buôn chợ Cầu.
Ru em em théc cho muồi
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh
Chợ Dinh bán áo con trai
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kim
—o—o—o—
SÔNG HÀN
Sông Hàn hàn đôi bờ hoặc hàn đầu nguồn cuối nguồn
Quê ta có dải sông Hàn
Có hòn Non Nước, có hang Sơn Trà
Rừng Sơn Trà cây cao bát ngát
Nước sông Hàn dào dạt sóng xanh
Xa quê hương nhớ bao tình
Nhớ sông nhớ nước nhớ mình nhớ ta
Hai bài trên nói về sông Hàn Đà Nẵng, còn các bài dưới nói về sông Hàn xứ sở.
Chẳng thơm cũng thể hương tàn
Chẳng trong cũng thể nước sông Hàn chảy ra
Chẳng thơm cũng thể là hoa
Chẳng lịch cũng thể con nhà trâm anh
Quê em có dải sông Hàn
Anh sang không được, đò ngang biểu chờ
Anh về vạch áo đề thơ
Chờ thêm năm nữa câu thơ đã già
Buồn trông ngọn nước chảy dưới sông Hàn
Thấy xôn xao ghe cộ, nhưng bóng chàng thấy đâu
Ngó lên Thương chánh thấy mấy nhịp cầu
Lá lay vì con ô thước khéo để sầu cho ta
Tóc em dài em kết làm quang
Gánh nước sông Hán đổ sang sông Hồ
Ai ngờ sông Hán cạn khô
Để cho sông Hán sông Hồ cách xa
—o—o—
SÔNG CẤM – CẦU ĐẤT, CẦU RÀO
Hải Phòng là nơi có nhiều sông và nhiều cầu nhưng lại sông thì cấm mà cầu thì rào lại
CẦU ĐẤT, CẦU RÀO
Cầu Đất cũng là một địa danh đặc biệt ở Hải Phòng. Địa danh Cầu Đất ngoài ở Hải Phòng, còn có ở Hà Nội và Đà Lạt. Cầu đất là một cây cầu xứ sở, của Địa Phủ.
Hải Phòng còn có cầu Rào, nghĩa là cầu nhưng lại để ngăn không cho đi qua.
Người còn ở Cầu Rào, răng đã vào Cầu Đất
—o—o—
SÔNG LUỘC
Sông Luộc ở Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng liên quan đến xứ sở của Diêm Vương.
Sông Luộc chính là sông Lục Nam thứ hai
Sông Luộc, xưa kia còn có tên chữ gọi là sông Hải Triều, sông Phổ Đà, Đà Lỗ, sông Lục Đức là một trong những con sông nối sông Hồng với sông Thái Bình
Sông lục Nam là sông Nhật Đức. Sông Luộc là sông Lục Đức
SÔNG TRANH – CẦU TRANH
Sông Tranh do đức ông Tuần Tranh quản lý.
Ít nhất có 4 sông Tranh
– Sông Tranh Ninh Giang Hải Dương
– Sông Tranh Vĩnh Phúc
– Sông Tranh Quảng Nam
– Sông Tranh Kỳ Cùng Lạng Sơn
Có thể nói ở đâu có sông Tranh, ở đó có đức ông Tuần Tranh và ngược lại
BỂ ĐÔNG – CẦU ĐÔNG
Cầu Đông là cầu về phương hương Đông, Tây, Nam, Bắc mà cũng là cây cầu phương hương cuộc đời, nên người ta đến Cầu Đông để đi xem bói, để hỏi xem nên làm gì với cuộc đời mình
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn!
Sáng ngày đi chợ cầu Đông
Xem một quẻ bói lộn chồng được chăng
Thầy bói gieo quẻ nói rằng
Lộn thì lộn được nhưng năng phải đòn
Mồ cha đứa có sợ đòn
Miễn là lấy được chồng giòn thì thôi.
Cầu Đông là địa danh ở Hà Nội
Tốt đẹp là chị hàng hoa
Tuy rằng thơm ngát cửa nhà sạch không
Ngà ngày đi hái hoa hồng
Chiều chiều về ngõ Cầu Đông ăn quà
Bao giờ chợ lớn hết hoa
Đồng Xuân hết chuối thì hoa hết tiền.
Sông Tô nước chảy quanh co
Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya
Buồm tình vừa lúc phân chia
Tiếng ai như đã bên kia hẹn hò
Các bài ca dao bên dưới nói về Cầu Đông của xứ sở
Xuy xoa xuy xuýt
Bán quýt chợ Đông
Bán hồng chợ Tây
Bán mây chợ Huyện
Bán xuyến chợ Đoài
Ai vào mà mua
Bán mít chợ Đông
Bán hồng chợ Tây
Bán mây chợ Huyện
Bán quyến chợ Đào
CẦU ĐÔI – CẦU HAI
Một số nơi chỉ có một cây cầu nhưng cứ gọi là Cầu Đôi, Cầu Hai, bởi vì nơi đó có các cặp đôi, và cầu Đôi, cầu Hai là cầu cặp đôi, cầu duyên nghiệp, cầu duyên phận.
Tháp kia còn đứng đủ đôi
Cầu còn đủ cặp huống cho tôi với nường
Cầu Đôi mà tháp cũng Đôi
Dễ chi nhân nghĩa mà rời được sao?
Cầu Đôi nằm cạnh Tháp Đôi
Vật vô tri còn biết đèo bồng đôi lứa, huống chi tôi với nàng
Cầu Đôi liền với Tháp Đôi
Quanh năm suốt tháng như tôi với nàng
Cầu Đôi & Tháp Đôi nằm ở Bình Định.
Ai về Rạch Chiếc, Cầu Đôi
Thương ai lẻ bạn mồ côi một mình
Cầu Đôi này bắc qua Rạch Chiếc hay Rạch đơn chiếc, Rạch cô đơn. Rạch Chiếc thuộc xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.
Bờ tràm ngay thẳng, sao anh dậm cẳng kêu trời?
Chiếc Cầu Đôi còn có nhịp, sao anh chẳng có lời mối mai?
Chẳng thà đi Đồng Nai
Không thà đi phá Cầu Hai tháng mười
Cầu Đôi và Cầu Hai trong hai bài trên lại là cầu tình duyên, cầu duyên phận bắc giữa các cặp đôi.
CẦU TAM GIANG, THÁNH TAM GIANG
Cầu Tam Giang bắc qua sông Tam Giang
Thánh Tam Giang là người kết nối sông Tam Giang. Thánh Tam Giang được thờ ở gần 400 điểm dọc sông Cầu là một vi thánh được thờ nhiều nhất trên khắp đất nước ta.
CẦU NÔM
Nồi nát về lại Cầu Nôm
Con gái nỏ mồm về ở với cha
Cầu Nôm là cầu thanh âm, khi vật chất tan rã thì còn lại tinh thần, và khi thân thể tan rã, thì còn lại linh hồn, như “nồi nát về lại cầu Nôm”
Con gái nỏ mồm là con gái giữ được thanh, được âm của riêng mình thì dù có lấy chồng cũng sẽ không quên, cũng sẽ quay được về dòng máu của mình, dòng máu cha, ngay cả khi chết đi rồi.
Cái bống đi chợ Cầu Nôm
Sao mày chẳng rủ cái tôm đi cùng
Cái tôm nổi giận đùng đùng
Nó trôi ra bể lấy chồng lái buôn
========================
Những cái tên và những bài ca dao, tục ngữ này chúng ta cảm nhận được sự tồn tai của những xứ sở huyền bí và những long mạch ngay ở tại những vùng đất quê hương đất nước ngỡ bình thường mà chúng ta đang sống
Chia sẻ:
Scroll to Top