1 – 2 -1 -2 là nhịp bước đều và thẳng tiến theo con đường đã định hoặc theo người dẫn đường. Khi người đếm nhịp đọc hai lần số 1 ví dụ như 1-2-1-2-1-1-2 thì cẩn rảo bước hơn, nhanh chân hơn.
1-2 là nhịp tim âm dương, nhịp trống cái, có sự vững vàng và rành mạch trong vận hành. Nhịp 1-2 rất lỳ, rất bền, chỉ tăng hay giảm nhịp, nghĩa là nhanh hơn hay chậm đi, chứ không bao giờ ngừng.
Với nhịp 1-2 có hai trường hợp xảy ra
– Nếu con đường đã chọn là sai thì cái nhịp 1-2 cứ dẫn người ta đi mãi, đi mãi, đến hao tâm tổn sức, đâm đầu vào tường, hoàn toàn bế tắc. Với khẩu hiệu khi nào tim còn đập ta còn đi, người có nhịp 1-2 vẫn cứ lỳ ra đi tiếp theo đường cũ. Sau khi đâm đầu vào tường thì anh ta tiếp tục nhét cả cái người của mình vào tường, tự đổ bê tông chính mình trong các bế tắc này. Thế thì rõ ràng chỉ có anh ta là ngỏm
– Nếu con đường đã chọn là đúng thì chông gai trở ngại gì chẳng cần biết, không bao giờ ngã lòng, không bao giờ vội vàng, không bao giờ dao động, cứ lừ lừ xe tăng thắng tiến tới đích, nhất định thành công, nhất định thắng lợi.
Người có nhịp 1-2 dễ dàng dẫn nhịp cho người khác chứ không để người khác dẫn nhịp mình. Khi dẫn nhịp cho người khác, người này không luôn chơi nhịp 1-2 mà có thể dùng bất kỳ nhịp nào, nhưng nhịp 1-2 vẫn là nhịp ẩn, nhịp nền.
Khả năng ra lệnh và áp chế của người có nhịp 1-2 rất tốt nhưng khả năng lắng nghe và chấp nhận “sự thật như nó chính là” của người có nhịp 1-2 rất kém.
Người có nhịp 1-2 không chấp nhận để người khác dẫn nhịp cho mình. Dẫn thiền cho học sinh có nhịp 1-2 này, chỉ được một hai lần đầu, còn sau đó, người này coi như đã giác ngộ thiền tương đương đức Phật rồi, và băng băng đi một mình.
Nếu thiền được, kể cả khi đâm đầu vào tường, thiền đến sai bét, người có nhịp 1-2 vẫn không có năng lực tự nhận ra. Đơn giản bởi vì người này không bắt được các nhịp điệu khác nhau trong thiền và luôn dùng cái nhịp của mình đạp lên các nhịp khác. Nếu không thiền được, người này sẽ dùng tiền để yêu cầu người khác thiền cho mình. Vấn đề là các buổi cá nhân chỉ đỡ được cá nhân ở trình độ cơ bản thôi, còn sau đó thì người này cứ việc đâm đầu vào tường tiếp.
Người 1-2 có kiểu cứ đường ta, ta đi, cứ việc ta, ta làm. Người nhịp 1-2 có tính cá nhân cao, nhưng khi nội lực còn kém, trải nghiệm còn hẹp, mà tính cá nhân quá cao thì rất dễ thất bại vì thiếu tích hợp các dạng nhịp khác.
Người 1-2 mà có chút thành công dù trong công việc, gia đình thì rất dễ khinh người, cho nên va vấp và thất bại lên xuống lúc đầu thì sẽ làm tính cách cân bằng và trải nghiệm được đa dạng hơn.
Khi người có tính cá nhân mà chấp nhận được tính tập thể, tính nhóm và để cho người khác dẫn khi mình không biết đường, chứ không nhảy lên đòi dân đường hoặc tự đi đường, thì còn có đường phát triển mở rộng chính mình.
Như vậy, người có cái nhịp 1-2 này rất khó biến hoá cái nhịp của chính mình, mà chỉ có thể thay đổi cái đối tượng và mục đích mà mình theo đuổi mà thôi. Nếu người có nhịp này đã có đối tượng đúng, mục đích phù hợp, thì không cần hướng dẫn, nhắc nhở gì thêm, người này sẽ lỳ ra mà đi được đến cùng, nhịp quân hành sẽ tự mở đường cho người ấy. Ngược lại, chọn mục đích và đối tượng sai thì cái nhịp 1-2 này cũng sẽ tự đưa người ấy đâm đâu vào tường.
Người có nhịp 1-2 không yêu đương thắm thiết, mà yêu người như yêu công việc thôi, bị cuồng việc, càng nhiều việc càng tốt, nên dù không cuồng yêu nhưng càng nhiều người tự yêu mình thì bởi vì mấy đứa đó không yêu ta thì yêu ai.
Tuy nhiên, nếu người có nhịp 1-2 xác định rõ ràng đây là người yêu duy nhất của mình thì người này sẽ ở bên cạnh người mình yêu qua mọi chông gai và trở ngại, như một phần công việc cuộc đời của người ấy, dù hai bên chả tương tác gì với nhau. Cái việc mà chúng ta thường gọi là nghĩa, là thương hơn là tình yêu trai gái.
Nhóm nào cũng có các bạn chơi nhịp 1-2, thì mới đủ bộ nhịp cơ bản. Khi gặp các trường hợp này ta nên làm gì
– Nếu bạn giúp mình tốt quá cảm ơn nhận cái gì phù hợp và nhân được, không phù hợp từ chối thẳng luôn
– Không bao giờ nhờ giúp vì người ta sẽ khinh mình
– Đừng bao giờ chủ động giúp vì mình giúp người ta thì người ta có thể không vơ ơn nhưng cũng không có nhiều lòng biết ơn, mà lại có cớ khinh mình
– Đừng nói chuyện nhóm và hợp tác
– Nếu người này thành công thì chúc mừng, đường còn dài, đời còn hay, kệ mặc người ấy, đường ai nấy đi
– Nếu người này thất bai, đâm đầu vào tường, thì tường còn dầy, cũng kệ mặc người ấy, tường ai nấy đâm
Cái cần khi cùng nhóm với 1 người có nhịp 1-2 là
1. thừa nhận người ấy cùng nhóm với mình, để nhóm không thiếu và mình không bị mất tương tác
2. nhận ra nhịp 1-2 của người ấy để tránh ra, không va chạm
3. làm mạnh nhịp 1-2 của chính mình nếu buộc phải va chạm thì thằng nào lỳ hơn sẽ đi tiếp đường mình mà không bị thằng kia nghiền nát
MỘT HAI NÓI KHÔNG
Một hai bậu nói rằng không
Dấu chân ai đứng bờ sông hai người?
Một hai nói không là khăng khăng phủ nhận, nhất quyết chối, chỉ bằng cách khẳng định cái đúng của mình mà không chuyển hướng hành động để phản công người khác. Sự vững vàng của nhịp 1-2 là vững vàng trong vận hành, nó khác với sự vững vàng của cấu trúc 3 dù 1+2 thì vẫn bằng 3.
Dù ai nói ngã nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
—o—
MỘT HAI KHÔNG VỀ
Thổ Sơn có giếng nước trong
Có rừng đốn củi, có sông đi chài
Có gái sắc, có trai tài
Người ngoài đã đến một hai không về
—o—
MỘT HAI HẸN HÒ
Trầu têm một lá
Trình má biết cho
Một hai trót đã hẹn hò
Trẻ thơ trót dại đã theo đò quá giang
May ra chung quán chung làng
Thì câu tình nghĩa đá vàng cũng chung
—o—
MỘT HAI LẤY MÌNH
Nhác trông lên mái tam quan
Thấy người lịch sự khôn ngoan có tài
Cho nên em chả lấy ai
Dốc lòng chờ đợi một hai lấy mình
—o—
MỘT HAI ĐỢI CHỜ
Cầm vàng mà lội qua sông
Vàng rơi không tiếc tiếc công đợi chờ
Chờ em chờ mận chờ mơ
Chờ hết mùa mận chờ qua mùa đào
Chờ em cho tuổi anh cao
Cho duyên anh nhạt, má đào em phai
Chờ em anh chẳng lấy ai
Khăng khăng chí quyết một hai đợi chờ!
—o—
MÔT HAI NĂM
Hỡi chàng da trắng tóc dài
Em đã chờ đợi một hai năm trời
Cho nên mặt ủ chẳng tươi
Sợ chúng bạn cười chẳng dám nói ra
Nhớ chàng lòng những xót xa
Làm thơ mà dán cây đa giữa đồng
Phòng khi qua lại chàng trông
Thời chàng mới thấu nõi lòng nhớ thương
Mối sầu là mối tơ vương
Ai mà gỡ khỏi thiếp thương trọn đời
—o—
Em ơi, em ở cho ngoan
Một hai năm nữa lo toan cửa nhà
Em ơi đừng phụ mẹ già
Một vài năm nữa lo nhà cho anh
Em thời buôn bán cho lanh
Để anh chăm chỉ học hành cho thông
Mai sau anh đậu quận công
Em làm chính thất xem trông cửa nhà
Trước thời nên thất nên gia
Sau thời trả nghĩa mẹ cha sinh thành