Ở đình chúng ta thường thầy có hai con ngựa đứng hai bên tả hữu, một con trắng và một con đỏ.
– Trên lưng ngựa đỏ và ngựa trắng có phủ yên cương bọc vải điều.
– Dưới chân ngựa có thể có bánh xe.
– Trên lưng ngựa là chim phượng hoàng, chu tước.
Ngựa đỏ – Ngựa trắng và Ngựa – Phượng hoàng là biểu tượng của cấu trúc và vận hành lưỡng nghi của dòng máu, mà mang tính nữ.
2 ngựa và 2 phượng hoàng tạo nên tứ tượng.
– Phượng hoàng là biểu tượng về cấu trúc và vận hành chuyển hoá của máu về một tầng huyết cao hơn tầng của Ngựa
– Ngựa là biểu tượng của cấu trúc và vận hành chuyển hoá của máu về một tầng thấp hơn tầng của Phượng hoàng.
Các trường hợp kết hợp và chuyển hoá của ngựa đỏ và ngựa trắng
1. Ngựa trắng và ngựa đỏ là thổ huyết của thể xác
– Ngựa đỏ là hồng cầu, phượng hoàng là máu nền
– Ngựa trắng là bạch cầu, phượng hoàng là tiểu cầu
Khi ngựa đỏ và ngựa trắng hài hoà sẽ tạo ra được ngựa hồng và lên được một tầng huyết cao hơn là tinh huyết
2. Ngựa trắng và ngựa đỏ là tinh huyết của thể phách
– Ngựa đỏ là nang tuyến, phượng hoàng là tế bào gốc tuyến
– Ngựa trắng là nang trứng, phượng hoàng là tế bào trứng
Khi ngựa đỏ và ngựa trắng hài hoà sẽ tạo ra được ngựa hồng và lên được một tầng huyết cao hơn là khí huyết
3. Ngựa trắng và ngựa đỏ là khí huyết của thể vía
– Ngựa đỏ (ngựa ô chân móng gót hài) : Bộ Trí (Thượng trí – Trung trí – Hạ trí)
– Ngựa trắng : Bộ Phách (Thượng phách – Trung phách – Hạ phách)
Con ngựa đỏ này chính là ngựa ô chân móng gót hài.
Ngựa ô chân móng gót hài
Có hay cho lắm đường dài cũng kiêng
Nghiêng mình bước xuống cầu yên
Còn rùa bơi mặt nước, con chim chuyền cành mai
Bãi dài có nhảy lai rai
Cất lên một tiếng, bạn của ai nấy nhìn
Đêm nằm con nhện đem tin
Ai hò văng vẳng giống in tiếng chàng.
Khi ngựa đỏ và ngựa trắng hài hoà sẽ tạo ra được ngựa hồng và lên được một tầng huyết cao hơn vẫn của thể vía
– Ngựa hồng (đỏ) : Bộ Trí – Phách (Thượng trí phách – Trung trí phách – Hạ trí phách)
– Ngựa hồng (trắng) : Bộ Cảm (Thượng cảm – Trung cảm – Hạ cảm)
Khi ngựa đỏ và ngựa trắng hài hoà sẽ lại tạo ra được ngựa hồng mới và lên được một tầng huyết cao hơn, là thanh huyết
4. Ngựa trắng và ngựa đỏ là máu thanh huyết chạy trên thể xứ sở
2 con ngựa và 2 con phượng hoàng trên lưng ngựa là biểu tượng về vận hành tuần hoàn của huyết qua đất – nước – khí – lửa, trong đó
– 2 con ngựa thiên về đất – nước và tính kim phân tách của dòng máu
– – – Ngựa đỏ là đất
– – – Ngựa trắng là nước
– 2 con phượng hoàng thiên về khí – lửa và tính mộc tuần hoàn của dòng máu.
– – – Phượng hoàng trên ngựa đỏ là khí
– – – Phượng hoàng trên ngựa trắng là lửa
Khi ngựa đỏ và ngựa trắng hài hoà sẽ tạo ra được ngựa hồng và quay về được tầng thổ huyết.
Ngựa ô (nam) được điều khiển bởi tinh thần của vị thánh trụ ở đình. Trong lễ rước kiệu ở đình, thì hai con ngưa trắng và ngựa đỏ này sẽ hiện theo hình tướng và đi hai bên ngựa đen, mà hiện theo tinh thần của vị thánh ở đình, mà thường là nam.
Ngựa ô (nam) sẽ vận hành cùng với ngựa hồng (nữ) theo bài ca dao
Chiều chiều mượn ngựa ông Đô,
Mượn kiều chú lính đưa cô tôi về.
Cô về chẳng lẽ về không,
Ngựa ô đi trước, ngựa hồng theo sau.
Ngựa ô đi tới Quán Cau,
Ngựa hồng đủng đỉnh còn sau Gò Điều.
—0—0—0—
Ảnh : Ngựa đỏ và ngựa trắng ở tả và hữu của đình với phượng hoàng trên lưng
