Trong các mối quan hệ, có trạng thái “là một” và “trạng thái” cách ly. “Là một” nghĩa là một hệ và “cách ly” cũng là môt hệ nằm trong hệ “là một” nhưng bị cách ly.
Cách ly có nhiều kiểu
– Cách ly một bộ phận, như một hệ thống cá biệt với một tổng thể
– Cách ly chính cá thể như một hệ thống với môi trường sống và quần thể sống
Khi cách ly một đối tương, chúng ta trước hết phải thừa nhận đối tượng là một với chúng ta. Chúng ta không thể cách ly được người khác mà chỉ
– Cách ly chính mình với môi trường
– Cách ly một đối tượng trong chính mình
Cách ly xảy ra khi chúng ta không thể cắt đối tượng hay cắt chính mình, do đối tượng và chúng ta là một hệ thống. Lúc này phải cách ly
– Chính chúng ta
hoặc/và
– Đối tượng
hoặc/và
– Hệ chúng ta và đối tượng
Khi cắt bỏ đối tượng, chúng ta không cần biết đối tượng ra khỏi hệ thống này sẽ vào hệ thống nào, nhưng khi cách ly một đối tượng ra khỏi một hệ gốc chứa nó, chúng ta đưa đối tượng vào hệ cách ly, nói cách khác chúng ta chia hệ thống gốc ra làm hai
– Phần tự do
– Phần bị cách ly
Các loại cách ly
– Cách ly không gian như là phong toả một không gian, nội bất xuất, ngoại bất nhập.
– Cách ly thời gian như sự kiện chỉ có thể xảy ra vào ban ngày thì ban đêm là lúc cách ly được với sự kiện này
– Cách ly một đối tượng theo cả không thời gian như là cứ khi nào xuất hiện đối tượng thì đối tượng sẽ bị cách ly, cùng các quan hệ không thời gian do đối tượng tạo ra.
Khi một đối tượng ở trạng thái cách ly, thì chúng ta sẽ không thể kết nối và tương tác được đối tượng, dù có thể nhận thức được đối tượng về lý thuyết. Có thể đối tượng ở trạng thái tự do, và chúng ta phải tự cách ly chính mình khỏi đối tượng.
Các ví dụ thực tế về cách ly
– Bao vây diệt đồn địch, chặn mọi tiếp tế lương thực và thông tin liên lạc
– Một hòn đảo bị quân địch chiếm đóng trái phép không thể bị từ, bị cắt khỏi tổng thể đất nước, mà chỉ có thể bị cách ly
Bộ phận có tính chất cách ly tiêu biểu của tế bào là
– Lysosome : Lysosome (tiêu thể) là một bào quan của các tế bào nhân thực, được tạo ra ở bộ máy Golgi. Chúng là nơi sản xuất enzyme mạnh hỗ trợ cho sự tiêu hóa và sự bài tiết các chất và những bào quan đã bị hư hỏng. Lysosome có thể cách ly các chất độc để phá huỷ chúng
– Vesicle để đóng gói và cách ly các chất mà cần đưa ra khỏi cơ thể
– Màng tế bào cách ly bên trong và bên ngoài tế bào
Bộ phận của cơ thể có tính chất cách ly tiêu biểu là
– Da : cách ly bên trong và bên ngoài cơ thể, cách ly cơ thể và hào quang, cách ly cơ thể và môi trường
– Mạc cách ly các bộ phận nằm trong mạc như màng tim cách ly tim, màng phổi cách ly phổi, màng xương cách ly xương
– Hộp sọ cách ly não bộ
– Gan & các cơ quan thải độc, cơ quan bài tiết cách ly chất độc và chất thải trước khi cắt bỏ vĩnh viễn
– Mỡ cách ly nước và các chất hoà tan trong nước
Cơ bản các cơ quan của cơ thể đều có cách ly với nhau, để bệnh tật ở cơ quan này không tư động lan sang các cơ quan khác.
Các trạng thái của một mối quan hệ giữa hai đối tượng được mô tả bằng vòng tròn âm dương và bát quái, trong có quẻ Ly và quẻ Khảm
– “Cách ly” là quẻ Ly
– “Là một” là quẻ Khảm
Ly & Khảm là hai trạng thái âm dương với nhau. Ví dụ chúng ta khảm một mảnh trai vào gỗ thì cả mảnh trai và gỗ thành một hệ thống, dù chúng không cùng là một thứ. Nhưng nếu thứ được khảm vào lại mang tính độc hại, như chất độc hay khối u thì nó phải được cách ly.
Nếu chỉ có “là một” mà không có cách ly, thì trạng thái là một này sẽ là một mớ rác pha tạp. Nếu chỉ có “cách ly” mà không có “là một”, thì trạng thái mọi thứ sẽ đứt rời. Mẹ mang thai con là mẹ và con “là một”, nhưng khi con bị sẩy hay bị độc, thì mẹ cơ bản sẽ được cách ly khỏi con, vì mẹ mới là hệ gốc.
Nếu trong một quan hệ gia đình và dòng họ, thế hệ trên như ông bà, cha mẹ là một với thế hệ dưới như con cháu mà không có cách ly thế hệ hay cách ly cá thể, thì gia đình và dòng họ này sớm muộn cũng bị tiêu diệt bằng cách lây lan mầm bệnh từ thế hệ con, là hệ cách ly sang thế hệ cha mẹ, là hệ gốc.
Khi hai người yêu nhau quá thiên về trạng thái “là một với nhau”, họ tự cách ly bản thân khỏi trạng thái cá thể. Ngược lại, hai người yêu nhau quá thiên về trạng thái “cá thể”, họ tự cách ly khỏi trạng thái “là một với nhau”.
Vào tù đương nhiên là trạng thái cách ly với đời sống xã hội, nhưng đi học, đi làm, đi viện, thậm chí đi du lịch đều là trạng thái cách ly.
Trong bộ giác quan, vị giác có trạng thái cách ly nhất, tiếp đến là thị giác. Thức ăn được cách ly trong miệng để định vị, rồi sẽ được đẩy đi tiếp vào đường tiêu hoá hay nhè ra, nôn ra. Mắt chỉ hoạt động khi mở mắt, khi nhắm mắt là ở tình trạng cách ly và chỉ tập trung vào phía trước, cách ly với phía sau.
Thiền là một trong các trạng thái của cơ thể, mà cần được cách ly khỏi các trạng thái khác để chúng ta có thể tập trung vào thiền. An cư kiết hạ là một dạng tự cách ly để thiền.
Chúng ta ở trong trạng thái cách ly bị động rất nhiều mà chúng ta không nhận thức được vì cách ly tạo ra trạng thái rời rạc, mất ký ức và mất nhận thức tổng thể
– Cách ly với nguồn cội
– Cách ly với quê hương
– Cách ly với bản chất của mình
– Cách ly với gia đình, người thân
– Cách ly với hiện thực
– Cách ly với tâm, với mục đích
– Cách ly với giới hạn : nghĩa là chúng ta không nhận thức được giới hạn của các tồn tại bao gồm tồn tại của chính bản thân
Trong khi các trạng thái cách ly chủ động chúng ta lại không làm được gây ra tình trạng loạn suy
– Định tâm, định thân, thiền
– An nhà, an gia đình
– An dòng họ