LẠC ĐÀNG

Loading

LẠC ĐÀNG

Lạc đàng bắt đuôi chó
Lạc ngõ bắt đuôi trâu

—o—

Lạc đường bắt đuôi chó
Lạc ngõ bắt đuôi trâu

—o—

Lạc đường nắm đuôi chó
Lạc ngõ nắm đuôi trâu

Vì ít người hiểu được chữ “đàng” nên câu ca dao gốc đầu tiên được chuyển thành hai câu sau. Chúng ta hãy cùng phân tích hai câu sau trước.

Cùng là “lạc” nhưng tại sao khi “lạc đường” phải dựa vào chó, trong khi “lạc ngõ” phải dựa vào trâu ?
– “Đường” không giống “ngõ”. Người ta có câu “Đường ngang ngõ tắt”.
– – – “Lạc ngõ” là về gần đến nhà rồi, chỉ là chọn chưa đúng ngõ mà dẫn về đúng nhà mình thôi,
– – – “Lạc đường” nói chung là vẫn còn ở xa nhà.
– “Chó” không giống “trâu” về khả năng tìm đường.
– – – Loài trâu chỉ có khả năng định hướng trong phạm vi gần và địa hình quen thuộc. Người đi cày dẫn trâu về đến làng, rồi thả cho trâu tự một mình tìm ngõ về nhà, rồi về chuồng được. Tuy nhiên, nếu thả trâu giữa cánh đồng rộng lớn hay trên núi rừng xa xôi thì trâu có thể không tìm được lối về, mà nó có thể không muốn về mà ở chơi chỗ đó.
– – – Loài chó có khả năng đánh hơi và tìm đường trong những địa hình phức tạp và không gian rộng lớn. Rất nhiều con chó có thể đi rất xa trong các khoảng thời gian dài để tìm về nhà và tìm về chủ nếu bị lạc.

Bài ca dao không hề nói, con chó và con trâu này là của ai
– Trường hợp 1 : Con chó và con trâu của người đi lạc thì khả năng bị lạc là rất thấp bởi vì dắt trâu thì đi đâu xa được và dắt cho thì dù có đi xa cũng về được. Hơn nữa chủ nhân của trâu và chó thì phải “nắm đầu” đi chứ sao mà phải “nắm đuôi” trâu và chó
– Trường hợp 2 : Người đi lạc không có trâu hay chó đi cùng, vậy con chó này phải là con chó của ai đó, con trâu của ai đó mà người bị lạc vô tình bắt gặp thôi.

Bài ca dao chỉ nói về lạc, không nói là lạc đường về nhà hay lạc đường đi đến chỗ khác xa nhà.
– Nhiều người giải thích hai câu trên là “Lạc đường (về nhà) thì hãy nắm lấy đuôi lũ chó, lạc ngõ (dẫn vào nhà) thì hãy nắm lấy đuôi lũ trâu, vì đó là hai giống vật giỏi nhớ đường về hơn hết thảy”.
– Nếu trên đường đi đến một nơi xa lạ mà bị lạc, người đi đường vẫn có thể “nắm đuôi chó” và “nắm đuôi trâu”, để về được nhà ai đó, mà là chủ nhân của con chó hoặc con trâu này. Đi được về nhà ai đó tốt hơn là đi lạc ở nơi đất khách quê người, không có nơi ăn, chốn ở, chỗ trú chân, cũng như không có người để hỏi thăm.

Câu ca dao chính xác nhất có lẽ là

Lạc đàng bắt đuôi chó
Lạc ngõ bắt đuôi trâu

“Đàng” có nghĩa rộng hơn “đường” rất nhiều. Đàng giống như một trường cảnh giới, và một đàng có nhiều đường dựa trên cấu trúc và vận hành của đàng. Có thể có đường xuyên đàng, nhưng sẽ phải đi qua cổng đàng.

Chó có thể đánh hơi tìm đường ở những chỗ không có đường với địa hình từ phức tạp đến trống trải như sa mạc, thảo nguyên, hoang mạc, rừng rậm … , hay vào những thời điểm tăm tối chẳng thấy nổi đường. Trâu vào những chỗ đó giồng như là được ở nhà, sẽ rất thảnh thơi, chả cần phải đi đâu nữa cả.

Những trường hợp rơi vào các không thời gian như vậy phải gọi là “lạc đàng”, chứ không phải là “lạc đường”.

Trâu có tính đất, Mộc Thổ Thuỷ. Một con trâu đang ở đàng sẽ không về nhà, kể cả nó biết đường về nhà, mà sẽ thủng thẳng gặm cỏ hay nằm nghỉ. Một con trâu khi vào ngõ, nơi có luồng đi qua đi lại, mang tính trời, không phù hợp để gặm cỏ hay nghỉ ngơi, nó sẽ đi về nhà.

Một con chó, có tính trời, Kim Hoả Khí. Chó có xu hướng bảo vệ một không gian ở mang tính bầy đàn. Khi ở đàng, con chó sẽ có xu hướng đánh hơi để về nhà, về đàn, thay vì nằm chơi giữa đồng hay giữa sông như trâu. Ngược lại khi ở ngõ, nơi có các luồng khí vận hành không dừng lại, con chó lại có thể thủng thẳng nằm chơi hay ngắm cảnh chẳng có nhu cầu về nhà, dù nhà của nó ngay gần đó.

—o—

TÌM LÊN CHÍN CÕI

Lạc đàng, lạc ngõ là có ngõ, có đàng cần tìm, nhưng tìm sai đàng hay không tìm được, nhưng có trường họp không có ngõ và không có đàng bởi vì nơi muốn đến quá đặc biệt

Muốn lên trời, trời không có ngõ
Muốn xuống đất, đất nỏ có đàng
Phải chi em hóa đặng con chim vàng
Tìm lên chín cõi, xem dạ chàng thử sao

Bài ca dao cho thấy rất rõ ràng
– ngõ mang tính trời, nơi vận hành các luồng được quản lý bởi Thần tài
– đàng mang tính đất, nơi vận hành các trường, được quản lý bởi Thổ đia

Thứ mà cô gái trong bài ca dao này muốn tìm và không tìm được, hay bị lạc chính là lòng dạ kín bưng của anh chàng người yêu, cho nên cô muốn tìm đến chín cõi. Chín cõi vừa mang tính cấu trúc vừa mang tính vận hành của cả trời và đất.

—o—

ĐẠO BA & MẪU CỬU TRÙNG THIÊN

Chín cõi được quản lý bởi mẫu Cửu Trùng Thiên. Mẫu Cửu Trùng Thiên chính là người đối xứng với Thần Tài và Thổ Địa tạo bộ quản lý một xứ sở, tương tự như Bà thị đối xứng với ông Công và ông Táo trong bộ đầu nhau. Bộ của Mẫu cửu trùng gọi là bộ Tam hoá hay Tam tử, còn bộ Đầu nhau gọi là Tam sinh.

Tam sinh Tam hoá tạo nên Đạo Ba mà ca dao, tục ngữ nhắc đến rất nhiều. Hai bộ Tam sinh Tam hoá được thờ ở các đền Sinh – Hoá, mà tiêu biểu là đền Sinh – Hoá ở Yên Tử. Cuốn sách sổ sinh sổ tử mà Thái Bạch Kim Tinh tặng cho Tản Viên Sơn Thánh cũng liên quan đến đạo Ba.

Cùng nhau cho trọn đạo ba
Thà là lìa thác, chẳng thà lìa sinh
—o—
Làm người giữ trọn đạo ba
Sau dầu có thác cũng là thơm danh
—o—
Ghi lời hẹn ước ba sinh
Theo nhau trong trọn nghĩa tình phu thê
—o—
Chẳng qua duyên nợ ba sinh
Mơ màng ngó xuống cõi trần làm chi
—o—
Chim quyên hút mật bông quỳ
Ba sanh còn đợi, huống gì ba năm
—o—
Dãy dọc tòa ngang
Giàu sang có số
Kim Long, Nam Phổ
Nước đổ về Sình
Đôi đứa mình chút nghĩa ba sinh
Có làm răng đi nữa, cũng không đành bỏ nhau
—o—
Nhớ lời nguyện ước ba sinh
Xa xôi ai có biết tình chăng ai?
Khi về nhắn liễu Chương Đài
Cành xuân đã bẻ cho ai một cành
Có yêu thì bẻ quách cho anh!
—o—
Dẫu rằng đá nát vàng phai
Ba sinh phải giữ lấy lời ba sinh
Duyên kia có phụ chi tình
Mà toan sẻ gánh chung tình làm hai
Bây giờ người đã nghe ai
Thả chông đường nghĩa, rắc gai lối tình
Nhớ lời hẹn ước đinh ninh
Xa xôi ai có thấu tình cho ai?

Bà Ma Thị Cao Sơn, mẹ nuôi của Tản Viên Sơn Thánh chính là một vị mẫu Cửu Trùng Thiên.

Vị Mẫu Cửu Trùng Thiên của tổ Bách Việt là Hương Vân Cái Bồ Tát người lập ra Sa Môn giáo (liên quan đến Diêm Vương), mẹ của Kinh Dương Vương, người lập ra nước Xích Quỷ.

Bà đứng trong bộ ba Mẫu tổ của Bách Việt
– Bà Vụ Tiên, Mẫu Hương Vân Cái Bồ Tát, mẫu Cửu Trùng Thiên, giữ khoá Ba Tử, khi lập đạo Sa Môn, giữ khoá xứ sở vua cha Diêm Vương. Bà đồng thời là Mẫu Địa & Mẫu Sơn Trang đứng năng lượng Thổ – Khí.
– Mẫu Tiên Cát vợ Kinh Dương Vương giữ khoá Dưỡng ở giữa chuyển hoá Sinh – Tử và cây dòng họ, xứ sở vua cha Tản Viên và Long Vương (cha ba là Long Vương). Bà là Mẫu Thượng Ngàn, đứng năng lượng Kim – Mộc.
– Mẫu Âu Cơ, cũng là Tiên giữ khoá Ba Sinh, khi đưa 50 con lên núi lập nước Văn Lang, giữ khoá xứ sở Ngọc Hoàng. Bà là Mẫu Thượng Thiên kết hợp với Mẫu Thoải, đứng năng lượng Hoả – Thuỷ.

—o—

VÒNG ĐỜI

“Lạc đàng” là một giai đoạn chuyển đổi cực kỳ quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, mà “đàng” cũ ứng với giai đoạn phát triển cũ được thay thế bằng “đàng” mới, ứng với giai đoạn phát triển mới

Vòng đời của con người có rất nhiều giai đoạn, mà giữa các giai đoạn này chính là trạng thái “lạc đàng”
– Thụ thai : Trừng gặp Tinh trùng
– – – Lạc đàng : Linh hồn chuyển vào hợp tử
– Hợp tử :
– – – Lạc đàng : Hợp tử bắt đầu phân bào
– Phôi dâu :
– – – Lạc đàng : Phôi dâu làm tổ ở thành tử cung để thành phôi nang
– Phôi nang
– Phôi bào
– Phôi thai
– – – Lạc đàng : Phôi phai
– Bào thai
– – – Lạc đàng : Vỡ ối, em bé được sinh ra
– Sơ sinh
– – – Lạc đàng : Lễ đầy tháng
– Nhi đồng
– – – Lạc đàng : Lễ Đầy cữ
– Nhi đồng
– – – Lạc đàng : Lễ Thôi nôi
– Thiếu nhi
– – – Lạc đàng : Lễ Dứt căn
– Thiếu niên
– Thanh niên
– – – Lạc đàn : Lễ Thành hôn
– Trưởng thành
– Già lão
– Chết

Thụ thai, sinh, dứt căn, chết đều là các sự kiện lạc đàng. Tiến trình sống chúng ta là một chuỗi các sự kiện chuyển đàng
– Tinh thần – Linh hồn đi từ thiên đàng xuống địa đàng
– Vật chất – Thân thể đi từ địa đàng về thiên đàng

Con người, như là sự tổng hoà thân tâm cần có sự cân bằng của hai luồng này và lạc đàng chính là các bước chuyển hoá cần thiết phải xảy ra giữa các thời kỳ chuyển đổi.

Nếu hiểu “lạc đàng” như vậy thì các bài ca dao trên mở ra một tầng nghĩa phức tạp hơn nhiều, mà khi nào đủ trường thành mỗi người sẽ cần tự hiểu.

Chia sẻ:
Scroll to Top