TRƯỞNG THÀNH HAY KHÔNG TRƯỞNG THÀNH ?
Trưởng thành là gì ? Trưởng thành có cần thiết không ? Trưởng thành xảy ra vào lúc nào ? Trưởng thành đo lường thế nào ? Trưởng thành có thời hạn không ? Tôi không trưởng thành kịp thì có làm sao không ? Tôi không muốn trưởng thành được không ?
Trưởng thành là mục đích chung của mỗi và tất cả các sự tồn tại, của đứa trẻ sơ sinh, của người sắp chết, của đàn ông, của đàn bà, của hôn nhân, của học tập, của nội trợ, của chiến tranh, của tôn giáo, của giải trí, của chim, của thú, của đá, của nước, của mặt trăng, của mặt trời, của nguyên tử, của tế bào, của linh hồn, của vía phách, của ma, của quỷ, của Phật, của Chúa, của Tiên ….
Cái gì tự tồn tại đến đâu thì tự trưởng thành và biết rằng mình trưởng thành đến đó. Cho nên, câu hỏi “Trưởng thành hay không trưởng thành ?” cũng chính là câu hỏi “Tồn tại hay không tồn tại ?”.
===
Trưởng thành là tăng dần sự tự chủ.
Làm chủ thân thể và tự chủ thân thể là cái gì và để làm gì ? Tôi phải chăm sóc sức khoẻ cho con tôi và cho cha mẹ tôi hay họ phải tự lo thân thể của họ như tôi chỉ tự lo cái thân tôi ?
– Làm chủ thân thể là để trưởng thành
Thờ cúng gia tiên sinh ra từ đâu, đặt ban thờ như thế nào và làm chủ ban thờ để làm gì ?
– Thờ cúng gia tiên là để trưởng thành
Đi du lịch để làm gì ? Giải trí để làm gì ? Giải trí và du lịch có cần làm chủ không ?
– Giải trí và du lịch để trưởng thành
Mọi sự trưởng thành đều là sự tự đặt câu hỏi và sự tự trả lời, và không dễ trả lời.
Suy cho cùng không có làm chủ mà chỉ có tự chủ và tự chịu trách nhiệm, với những thứ thuộc về mình và do mình tạo ra, mình gây ra về vật chất và tinh thần.
Tự chủ thì mới trưởng thành được, và trưởng thành thì tự chủ được.
===
Yêu đương để làm gì ? Lập gia đình để làm gì ? Để hạnh phúc, để sinh con, để chăm sóc lẫn nhau, để ổn định cuộc sống hay làm gì ?
– Để trưởng thành
Ăn uống, nghe nhìn, xây nhà, trồng cây, làm việc, tình dục, du lịch, sinh sản và sống chết để làm gì ?
– Để trưởng thành
Có cần làm chủ sự trưởng thành của mình không như học hành, phấn đấu hay để tư nhiên mới là trưởng thành ?
Nấu ăn, giặt rửa, làm việc kiếm sống ngày nào cũng như ngày nào thì trưởng thành làm sao được hay chịu đựng chán nản cũng là để trưởng thành ?
Chúng ta có thể trưởng thành mọi nơi, mọi chỗ, nhưng trưởng thành vẫn là trạng thái bế tắc quá, thôi buông xuôi đến đâu thì đến chăng ?
===
Trẻ con làm không cần nghĩ, nghĩ mà không làm, bị bắt làm thì làm qua quít, làm ăn vạ, làm không đầu không đuôi, thích gì làm nấy rồi làm đâu bỏ đó …
Người trưởng thành thì trước khi làm cái gì cũng phải đặt câu hỏi về kết quả cuối cùng, chưa làm cái gì đã suy nghĩ về diễn tiến và kết thúc công việc. Nhưng đợi đến lúc trưởng thành đủ để tự trả lời được các câu hỏi mình đặt ra rồi mới bắt tay vào tự làm, thì mới chịu trách nhiệm về cái mình bị buộc phải làm, thì chết xừ rồi, còn cơ hội nào để trưởng thành nữa đâu.
Người trưởng thành tự làm cái cần làm, không đặt câu hỏi cho bất kỳ ai rồi bắt người ta phải thay mình trả lời, không đưa công việc, không trao trách nhiệm cho người khác, nhưng mà cứ làm mù quáng như thế rồi sớm muộn cũng chết vì lao lực hoặc chết vì bị lừa gạt hoặc chết vì hành vi ngu xuẩn của mình thôi, còn cơ hội nào để trưởng thành nữa đâu.
Trưởng thành cũng chết mà không trưởng thành cũng chết, thôi thì cứ sống đã, lo gì trưởng thành chăng ?
===
Suy đến cùng, chỉ có cái gì thật sự tồn tại với mình, chỉ có những thứ là một với sự tồn tại của mình, thì mình mới tự chủ được nó và trưởng thành được cùng với nó.
Khi mình muốn giữ được sự tự chủ hoàn toàn về một thứ trước một đối tượng thì thứ này phải thực sự tồn tại với mình mà không tồn tại với đối tượng kia.
Ví dụ mình chỉ làm chủ được tiền bạc khi mình luôn sử dụng tiền bạc mình có và nhưng tiền bạc của mình không tồn tại với trộm, với cướp, với lừa đảo, nghĩa là mình không có tiền dư thừa, tiền nhàn rỗi, để trong két, trưng trong nhà hay đắp lên người để thu hút trộm cướp.
Ví dụ nếu những thứ riêng tư của mình thực sự tồn tại với mình nhưng bí mật với người khác thì mình mới làm chủ được nó, còn cuộc sống riêng tư của mình lồ lộ cho thiên hạ, nhưng lại chẳng tồn tại với mình, thì thiên hạ sẽ làm chủ mình. Đó là câu chuyện showbiz.
LỄ TRƯỞNG THÀNH
Lễ trưởng thành của một người là nghi lễ cực kỳ lớn, gồm rất nhiều lễ nhỏ, thể hiện những sự trưởng thành khác nhau của một con người vào những thời khắc và sự kiện khác nhau trong cuộc đời của họ
– Lễ lập, huỷ và chuyển giao ban thờ
– – – Lễ tự lập ban thờ
– – – Lễ nhận ban thờ từ ông bà, cha mẹ của con cháu và truyền thừa ban thờ từ ông bà, cha mẹ sang con cháu
– – – Lễ dứt con ra khỏi ban thờ được lập sẵn của cha mẹ (có thể nằm trong lễ từ con hoặc không phải là lễ từ con)
– – – – – – Có thể được thực hiện khi cha mẹ còn sống mà muốn tách con ra khỏi cha mẹ
– – – – – – Có thể được thực hiện sau khi cha mẹ mất
– – – Lễ đóng huỷ ban thờ :
– – – – – – Có thể được thực hiện khi một người thấy cần phải điều chỉnh cách thờ cúng
– – – – – – Có thể được thực hiện trước khi cha mẹ chết, cha mẹ đóng ban thờ do mình lập ra khi sống
– – – – – – Có thể được thực hiện sau khi cha mẹ đã mất, quay về trong vòng 100 ngày tang lễ để bàn giao ban thờ cho con
– – – – – – Có thể được thực hiện rất lâu sau khi cha mẹ, ông bà, tổ tiên mất để truyền thừa ban thờ cho con cháu đến ngưỡng trưởng thành tương ứng để nhận ban thờ
– Lễ xuất nhập và lễ an ngôi nhà – gia đình :
– – – Lễ xuất gia : Không phải người đi tu mới xuất gia mà cô dâu về nhà chồng và nhiều trường hợp khác như con từ cha mẹ hoặc bị cha mẹ từ cũng xuất gia
– – – Lễ nhập gia : không phải ai cứ sống với gia đình là đã nhập gia
– – – Lễ nhận nhà, trả nhà, an nhà
– – – Lễ động thổ
– – – Lễ nhập trạch
– Lễ ban giao ngôi nhà và một số sản nghiệp và công việc gia đình từ cha mẹ sang con cái.
– Lễ cưới : Cưới là lễ trưởng thành của phụ nữ, chỉ khi một người phụ nữ đạt được sự trưởng thành, người ấy mới có năng lực kết hợp dòng máu.
– Lễ sinh :
– – – Lễ sinh con :
– – – – – – Lễ mở cổng sinh, sinh, đóng cổng sinh
– – – – – – Lễ cúng mụ
– – – – – – Lễ chôn nhau cắt rốn
– – – Lễ sinh ông bà, cha mẹ : Khi con cháu sinh ra thì cha mẹ, ông bà có sự trưởng thành, tức nhiên có người sinh con vẫn không thực sự trưởng thành
Sinh con rồi mới sinh cha
Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông
– Lễ tuổi đời của con cũng là nghi lễ trưởng thành của cha mẹ mà gồm
– – – Lễ 1 ngày và các lễ mở cổng tên, đặt tên, cổng hồn, cổng vía (Sẽ có lễ đóng cổng tên, cổng hồn, cổng vía)
– – – Lễ 3 ngày và các lễ mở cổng lòng ruột, đóng cổng lòng ruột, cổng thân, cổng tim, cổng phổi
– – – Lễ đầy tháng
– – – Lễ 100 ngày : của cả con trẻ và người mất
– – – Lễ đầy cữ và lễ mở cổng giường, nhà, đất và đóng cổng giường
– – – Lễ thôi nôi và lễ mở cổng nôi, cổng cha, cổng mẹ và đóng cổng nôi, cổng cha, cổng mẹ
– – – Lễ đầy năm và lễ mở cổng tuổi, cổng năm, cổng niên và đóng cổng tuổi, cổng năm, cổng niên & lễ giỗ đầu
– – – Lễ căn (mở căn và đóng căn) năm 3, 6, 9 tuổi hoặc sau đó
– – – Lễ mở căn, đóng căn, dứt căn 12 tuổi hoặc sau đó, liên quan rất nhiều đến sự trưởng thành của thân thể & sự phân tách trường gia đình với trường cá nhân
– Lễ 49, lễ 53 tuổi của cả người sống và người đã khuất là 49 và 53 ngày
– Lễ thượng thọ, lễ lên lão, lễ bách niên giai lão
– Tang lễ của cha mẹ, ông bà cũng là một lễ trưởng thành cho con cháu mà đứng lên lo tang lễ cho ông bà. Lễ mãn tang và đóng cửa mả có thể coi là lễ trưởng thành của người mất.
Đặc điểm chung của mọi nghi lễ trưởng thành là
– Tính CÁ THỂ : Nếu một người không đủ sức đứng một mình như một cá nhân bằng cả thân thể (thân thể & hành động bằng thân thể) và tinh thần (suy nghĩ, cảm xúc, ý chí và các hành động tinh thần), vật chất (tư trang, phương tiện, đồ dùng cá nhân, nhà cửa), và vận hành (bữa cơm, giấc ngủ …) người ấy đơn giản là chưa trưởng thành.
– Tính TỰ LẬP : Nếu một người ở tình trạng ăn sẵn nào là nhà cửa, nào là tiền bạc, nào là công ty, nào là quan hệ xã hội, nào là ban thờ, nào là dòng máu, nào là kết nối gia tiên dòng tộc … từ cha mẹ, thì người ấy có thể sẽ được chứng kiến một số thứ sụp đổ khi cha mẹ buông tay, và người này trưởng thành đến đâu thì tự lập lại những cái cha mẹ đã lập sẵn rồi phá mẫu cho mình xem đến đó, thì lúc này sự chuyển giao thế hệ từ cha mẹ sang con mới thực sự bền vững và đầy đủ giá trị. Cái gì thật sự của mình thì mình sẽ có; cái gì không thực sự của mình thì mình sẽ mất; cái gì quá tầm mình mà rơi vào tay mình thì có khi hại nhiều hơn lợi.
– Tính TỰ HÀNH : Tự hành là khả năng tự vận hành, tự hành động dựa trên tính bản thể, tính cá nhân của mình.