NGÀY ĐÀNG & NGÀY ĐẰNG

Loading

NGÀY ĐÀNG – THỜI GIAN & TRẢI NGHIỆM
– MỘT NGÀY ĐÀNG
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”
Bởi vì đàng không phải là “đằng”, cũng không phải là “đường”.
– Không ai nói “Đi một ngày đằng, học một sàng khôn”.
– Người ta cũng không nói “Đi một ngày đường, học một sàng khôn”
– MẤY NGÀY ĐÀNG
Mùa về lại nhớ cót Giàng
Cách mấy ngày đàng cũng đến tìm mua
Gặp đây anh nắm cổ tay
Buông ra em nói lời này thở than
Châu Trần chớ vội bắc ngang
Xa xôi vượt mấy ngày đàng nên quen
Tơ hồng chỉ thắm là duyên
Dẫu bao giờ gặp thì nên bấy giờ
Vậy “ngày đàng” là cái gì ? Tưởng tượng, một ngày bạn dùng hết sức lực, một mình trèo từ chân lên đỉnh núi Ba Vì rồi gặp đức Thánh Tản Viên trên đó, thì ngày đó chính là “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. “Ngày đàng” là ngày của những trải nghiệm dài vừa rộng trong cả không gian và thời gian, dẫn đến những chuyển hóa về cả thể chất và tinh thần.
NGÀY ĐẰNG – THỜI GIAN
Buồn chiều, buồn cả sáng mai
Một ngày đằng đẵng là hai cơn buồn
Một ngày đằng đẵng với hai cơn buồn lặp lại giống như là hai ngày buồn.
Trời ơi có thấu tình chăng
Một ngày đằng đẵng xem bằng ba thu
Ruột tằm bối rối vò tơ
Gan vàng sao khéo thờ ơ dạ vàng.
Có chàng nói một cười hai
Vắng chàng em biết lấy ai than cùng
Trời ơi có thấu tình chăng
Một ngày đằng đẵng xem bằng ba thu
Một ngày đằng đẵng với suy nghĩ và cảm xúc bế tắc lặp đi lặp lại cả trăm lần là ngày dài bằng 1000 ngày (1000 là số ngày của ba thu hay ba năm)
Như vậy, ngày (dài) đằng đẵng là ngày dài về mặt tinh thần vì sự bế tắc lặp đi lặp lại, không có sự chuyển hoá bên trong chủ thể trải nghiệm và không có sự thay đổi đến từ bên ngoài.
—o—
Tóm lại,
– “ngày đàng” là một ngày phát triển và rộng mở về cả không gian và thời gian, có sự chuyển hoá về cả thể chất và tinh thần, cả ở bên trong và bên ngoài;
– “ngày đằng” là ngày bế tắc không có sự chuyển hoá và lặp lại không có sự thay đổi.
—–o—o—o—–
Chia sẻ:
Scroll to Top