Các cụ có câu “yếu bóng vía” để chỉ những người hay lo sợ, dễ hoảng hốt, thường bình tĩnh, động một chút là “sợ mất vía”, “kinh hồn bạt vía”, hoặc “hồn vía lên mây”, đặc biệt là hay sợ bóng sợ gió, nghĩa là sợ những điều còn chưa xảy ra và không có nhiều tính thực tế.
Yếu bóng vía hiểu theo nghĩa đen là yếu cái bóng của thế vía.
Thể vía là một trong các thể vi tế của con người, mà mắt thường không nhìn được.
Vía là thể rất dễ bị kinh động đặc biệt khi quá sợ hãi. Người yếu bóng vía là người dễ sợ hãi bởi vì cái bóng của thể vía của họ quá yếu.
Phụ nữ thường được cho là có “ba hồn chín vía”, còn đàn ông có “ba hồn bảy vía”.
Người thì chẳng đáng hòn chì
Ba hồn chín vía đòi đi võng đào
Chửa đánh được người mày xanh mặt tía,
Đánh được người hồn vía lên mây
Eo lưng thắt đáy ngậm trái hồ lô
Mở miệng ra kinh hồn bạt vía
Là gì? Cây súng
Khi một người qua đời, thể vía của họ tan rã nhưng bóng vía của họ thì có thể tồn tại rất lâu sau cái chết, đặc biệt với những người đã đắc đạo hoá thành thần thánh tiên Phật khi chết.
Đạo Thiên Chúa thường nói về hồn (linh hồn) nhưng đạo Phật lại thường tổ chức các nghi lễ Phật Giáo vào ngày vía của các đức Phật. Trong các ngày này, bóng vía các đức Phật bao trùm nhân gian và người hữu duyên sẽ vào được các trường bóng vía này. Sở dĩ ngày vía được chọn làm ngày lễ của Phật Giáo vì vía là thể có tính trung gian giữa bóng và hình, thể hiện được tính trung đạo của đạo Phật.
– Lễ vía của Đức Quán Thế Âm
– – 19/2 : ngày vía Quán Thế Âm đản sanh
– – 19/6 : ngày vía Quán Thế Âm thành đạo
– – 19/9 : ngày vía Quán Thế Âm xuất gia.
– Lễ vía của Đức Phật Thích Ca
– – 8/2: Ngày vía Phật Thích Ca xuất gia
– – 8/4: Ngày vía Phật Thích Ca đản sanh
– – 8/12: Ngày vía Phật Thích Ca thành đạo
– Lễ vía của Đức Nhiên Đăng Cổ Phật
– – 6/1 : Vía Đức Nhiên Đăng Cổ Phật
– – 15/3 : Vía Đức Nhiên Đăng Cổ Phật
– – 22/8 : Vía Đức Nhiên Đăng Cổ Phật đản sanh
– Lễ vía của Đức Di Lặc : 1/1
– Vía Đức Phật A-di-đà : 17/11