Có bao giờ bạn hỏi câu “Lá rụng về cội” có ý nghĩa gì.
Để hiểu được ý nghĩa của điều trên, chúng ta phải hiểu lá, hiểu cây và hiểu cội.
===
Cây chi họ, cây dòng họ và cây sự sống
Tôi và bạn, mỗi người đều là một cái lá trên cây chi họ, mà sinh ra chúng ta.
Cấu trúc của cây chi họ, cây dòng họ và cây sự sống là
– Nhiều cá thể nối vào chi họ, như lá nối vào nhánh.
– Nhiều chi họ nối vào dòng họ, như nhánh nối vào cành.
– Nhiều dòng họ nối vào dòng máu như cành nối vào thân.
– Nhiều dòng máu nối với một cây sự sống, như các thân nối về gốc.
Mỗi con ong, con bướm, con hổ, con báo, con chim, con cá … đều là một cái lá của cây chi họ đã sinh ra con chim thú đó. Một cái cây cũng là một cái lá trên cây chi họ mà đã sinh ra cái cây đó.
Tất cả các cá thể sự sống như chim, thú, cây, người, virus, vi trùng, …. đều những loại lá khác nhau của cây sự sống của một xứ sở.
===
Bầu đất, mảnh đất, Trái đất và xứ sở
Một cái cây luôn đều được sinh ra và được sinh dưỡng trong bầu, rễ của nó trong bầu đất, tán của nó trong bầu trời, tổng hợp lại thì bất kỳ cái cây nào cũng sống trong bầu trời đất.
Tất cả các cái cây mà sinh ra từ một cây sự sống đều sống trong bầu xứ sở.
Tất cả các cái cây của Trái đất đều sống trong Trái đất và bầu trời của Trái đất, mà chính là vũ trụ.
Trái đất là bầu đất của mọi sự sống trên Trái đất, mà kết nối dòng máu với nhau theo cấu trúc cây sự sống.
===
Cội là gì ?
– Cội của lá là cây, mà sinh ra và nuôi dưỡng cái lá.
– Cội của cây là mảnh đất, là xứ sở mà sinh ra và nuôi dưỡng cái cây.
Như vậy có hai trạng thái cội
– Cội cây, mang tính dương
– Cội đất, mang tính âm
Một con người kết thúc cuộc đời là một chiếc lá rụng đi
– Một người âm ở trạng thái ma là một chiếc lá đã rụng về đất nhưng chưa về cội.
– Lá rụng về cội là lá đã quay trở lại được với cái cây, với vị trí ở trên cái cây mà từ đó chiếc lá ban đầu được sinh ra.
Một cây dòng họ đích thực vừa giống vừa khác một cây gia phả, bởi vì trên cây dòng họ sẽ có những chiếc lá mà vị trí bị bỏ trống, bởi vì lá rụng mà chưa về cội. Ví dụ nhìn lên một cây dòng họ sẽ thấy tình trạng sau đây
– Người đang sống xếp đúng vị trí theo các thế hệ như trên cây gia phả : Cháu, con, chúng ta, cha mẹ, ông bà, cụ kỵ …
– Người đã mất và đã về trên cây dòng họ, xếp theo đúng vị trí trên cây gia phả, mà họ đã được sinh ra
– Người đã mất mà nhưng chưa về cây dòng họ thì vị trí của họ trên cây dòng họ sẽ bỏ trống, nhưng chiếc lá rụng vẫn ở trên mảnh đất mà nuôi dưỡng cái cây, như người mất chưa về cây dòng họ nhưng vẫn ở trong xứ sở mà sinh ra và nuôi dưỡng cái cây.
Lá rụng mà thực sự về được cội thì
– Thân thể của chúng về đất, thành đất.
– Hồn của chúng về cây, thành cây
Đất là cội thân với lá. Cây là cội hồn với lá. Cội rễ là nơi cội hồn và cội thân tết lại với nhau.
===
Lá có những trạng thái nào ?
Lá rụng là hiện thực khách quan xảy ra trong cuộc đời của cái cây, mà có nhiều nguyên nhân
– Lá già quá rồi, phải rụng thôi
– Lá còn xanh nhưng bị sâu ăn, bị gió giật, rụng xuống mà còn vương dòng nhựa
– Lá già và cả lá còn xanh đến mùa thu, mùa đông, tự cắt dòng nhựa, chuyển màu và rụng xuống
Lá trên cây, chưa rụng, không rụng cũng có nhiều nguyên nhân
– Lá còn xanh, còn đang nhiều nhựa sống
– Lá chết khô trên cành cây
– Lá trên cành cây bị gãy hay bị sâu ăn, đã cạn nhựa sống, nhưng cành không lìa cây và lá cũng không lìa cành
Lá rụng chưa về cội cũng có nhiều nguyên nhân lắm
– Lá rụng ở dưới gốc cây, trở thành đất bón cây, như những người chết được phong thánh, thần, trấn giữ các đền miếu, canh các cánh cổng về cây sự sống
– Lá thành vong quên mất cái cây sinh ra mình
– Lá vọng về cội mà không về được cội như là vong ma nhớ tổ tiên mà không biết siêu thoát thế nào
– Lá đi chơi, nhưng không quên cái cây sinh ra mình, chỉ là chưa muốn về
– Lá đi chơi, lúc đầu còn nhớ nhưng lâu ngày thì quên mất cái cây. Lá này là chim lạc. Khi nào chim lạc về được tổ, nghĩa là lá rụng về cội
– Lá có việc quan trọng phải làm, như rụng đi để bay theo gió sang vùng đất mới. Những cái hạt cây chính là ví dụ của trường hợp này.
Như vậy lá có những trạng thái sau
– Ở trên cây sự sống, chờ được sinh ra : gia thế
– Được sinh ra : giáng thế
– Ở trên cây chi họ, đã được sinh ra : nhập thế
– Rụng, ngoài cái cây và ngoài mặt đất : xuất thế
– Ở trên đất, vẫn mang hình cây : hạ thế
– Thân trong đất, chuyển thành đất : chuyển thế
– Hồn tách khỏi thân chuyển vào cây : thăng thế
Vong là trạng thái lá rụng mà quyên mất cội.
Chim lạc là trạng thái xuất gia rồi chuyển từ cây chi họ này, cây dòng họ này, cây sự sống này sang cây chi họ khác, cây dòng họ khác, cây sự sống khác, nên rất dễ thành vong, tuy nhiên nếu về được tổ, thì họ sẽ mang theo những trải nghiệm rất sâu sắc hơn là cứ đứng mãi trên một cái cây.
===
Một cuộc đời con người có những trạng thái sau
– Ở trong bụng mẹ, chờ được sinh ra : gia thế
– Được sinh ra : giáng thế
– Sống với thân thể : nhập thế
– Chết : xuất thế
– Ma : hạ thế
– Thân chuyển thành đất : chuyển thế
– Hồn chuyển vào cây : thăng thế
Khi đến các đình, các đền, các miếu, chúng ta thường đọc được tích về các vị thần thánh ở các nơi ấy đã hoá thế nào. Ví dụ, trong đêm vị ấy đã mất và hôm sau mộ đã được mối xông lên, cho nên người làng biết là thánh thần đã hoá.
Hoá thông thường là về lại cây sự sống ngay sau khi mất, nghĩa là họ thực hiện xuất thế, hạ thế, chuyển thế và thăng thế ngay sau khi mất.
===
Gia là gì ?
Có bao giờ bạn thắc mắc ngày vía Quán âm xuất gia 19/9 âm lịch và ngày vía Thích ca xuất gia 8/2 âm lịch mang ý nghĩa gì.
Tổng thể gồm cả cây và môi trường sinh dưỡng của cái cây là gia.
– Cái lá nào cũng sinh ra trong một thân thể, từ một nơi chốn, vào một thời khắc. Đó là bộ gia thứ nhất. Khi người ta hỏi bạn xuất thân ở đâu, và bạn trả lời rằng bạn sinh ra ở làng Sen, xứ Nghệ. Làng Sen, xứ Nghệ là cái gia thứ nhất của bạn. Con người lớn lên rồi tương tác những thứ bên ngoài nơi sinh thành, thậm chí đi ra khỏi nơi sinh thành là xuất gia lần thứ nhất. Một sản phẩm được sản xuất ở xứ sở nào thì nơi đó là xuất xứ của sản phẩm, ví dụ sản phẩm sản xuất ở Việt Nam thì ghi xuất xứ là Made in Viẹtnam. Sản phẩm được xuất ra nước ngoài là một ví dụ của xuất gia.
– Cái lá nào cũng sinh ra trong một gia đình, từ cha và mẹ. Đó là cái gia thứ hai. Người con trai lớn lên đi xa lập nghiệp, người con gái lớn lên đi lấy chồng, người Phật tử cắt tóc vào chùa sống đều là các ví dụ về xuất gia, với gia là gia đình. Riêng trường hợp người con gái đi lấy chồng thường được gọi là xuất giá, vì vừa xuất gia này, đã nhập gia khác.
– Chi họ là cái gia thứ ba
– Dòng họ là cái gia thứ tư
– Trăm họ, gắn liền với xứ sở là cái gia thứ năm : Một người tu đích thực, khi có đại nguyện xuất gia, sẽ đi dần từ những cái gia đầu tiên liên quan đến thân thể và gia đình mình, để ra đến những cái gia rộng lớn hơn, về trăm họ.
===
Đại nguyện xuất gia
Đại nguyện xuất gia của các vị Phật và các vị tu theo đạo Phật như một tiếng vang mà đi từ những cái gia cụ thể nhất của sự sống cá thể về những cái gia của sự sống xứ sở, sự sống hành tinh, sự sống vũ trụ. Đây là con đường đại thừa.
Đại nguyện xuất gia của các vị Phật và các vị tu theo Phật cũng có thể đi về những cái gia vi tế nhất như lượng tử, nguyên tử, tế bào. Đây là con đường tiểu thừa.
Các vị Phật khi mất lại về Tây phương Cực lạc, là cội gia, cội xứ sở, chứ không phải cội cây, cây chi họ, bởi vì trước đó các vị ấy đã xuất gia, ra khỏi cây dòng họ rồi.
Con đường của xuất gia của các vị Phật là con đường đi về xứ sở thay vì đi ngược lại cây sự sống, cho nên nó chính là con đường của chiếc lá chủ động rụng xuống, chủ động đi rất xa, mà không mất kết nối với nguồn cội, thậm chí chiếc lá này sẽ càng ngày càng kết nối sâu sắc hơn với các nguồn cội mang tính bản chất của sự sống.
Xuất gia là con đường buông bỏ. Buông bỏ chỉ có thể xảy ra nếu như chúng ta không mất gốc.
Đó cũng là một trong các lý do, mà con đường của các vị Phật cũng là con đường giải thoát khỏi sự chia rẽ trong hình tướng và cứu giúp các chúng sinh trong trạng thái mất gốc về được cái gốc sự sống của mình.
Thành đạo với các vị Phật là lúc nối về được cội nguồn sự sống của mình. Thành đạo với một chiếc lá là về được cội.
Hiểu được ngày vía xuất gia của các vị Phật chính xác hơn, chúng ta sẽ hiểu được ngày vía đi học và ngày vía thành đạo của các vị Phật tốt hơn.
Ngày vía các đức Phật là dịp mà chúng ta cần tự hỏi rằng mình là chiếc lá nào và cội của mình ở đâu.
===
Xuất một cái gia cụ thể của riêng mình, của riêng gia đình mình, mà không mất gốc, để về một cái gia bao trùm nhiều cá thể sự sống hơn, là con đường của đạo Phật.
Đạo Chúa đưa chúng ta về nguồn cội theo Chúa, mà đại diện tiêu biểu là Chúa cha. Con đường này liên quan đến việc về cội theo đường cây sự sống. Cho nên cây thánh giá là biểu tượng của đạo Thiên chúa và cây thông là biểu tượng của ngày Chúa Giáng sinh. Chúa Cha chỉ là một khía cạnh của Chúa, bởi vì Chúa mẹ là hiện tượng vô cùng phổ biến trong thế giới tự nhiên
Đạo Mẫu đưa chúng ta về nguồn cội theo Mẫu, mà đại diện tiêu biểu là Mẫu mẹ. Nếu như Chúa cha chỉ là một khía cạnh của Chúa, thì Mẫu mẹ cũng chỉ là một khía cạnh của Mẫu. Cho nên trong đạo Mẫu còn có vua cha, có quan, có ông hoàng, có bà chúa, có cô, có cậu, … mà tạo nên các cấu trúc nền tảng của cây sự sống và xứ sở, nói cách khác là gia.
Với đại nguyện xuất gia, người tu Phật sẽ đi qua các giới hạn của gia, là các trần. Việc bảo vệ và vận hành các trần của gia là sứ mệnh của đức thánh Trần và đạo Trần.
Có câu “Thứ nhất là tu tại gia, thứ hai tu chợ, thứ ba tu chùa”.
– Tu tại gia là nhập gia, là ở lại trong gia, bắt đầu từ những cái gia mà thân thể chúng ta đang sống trong đó và giác quan bình thường của chúng ta đang nhận thức được. Nhập gia thì phải tùy tục và phải theo gia phong.
– Tu chùa là xuất gia, bởi vì chùa bản chất là nơi không thuộc về những cá nhân cụ thể.
– Chợ là nơi giao luồng, tu chợ là không xuất gia, cũng chẳng nhập gia, hoặc vừa xuất vừa nhập. Tu chợ đòi hỏi người tu phải vững vàng ở biên giới giữa các gia và giữa những luồng xuất nhập của các gia.