Chân nước của nữ đi hài. Biểu tượng chân nước là chiếc hài. Hài của cô Tấm đi bằng nhip sóng nước, bởi vì “hài” có cùng gốc âm với”hải”. Hài không chỉ giúp cô Tấm không chỉ giúp chân đi nhẹ nhàng như lướt sóng mà còn giúp bắt chân bắt nhịp được bới chu kỳ mặt trăng, mà liên quan đến vòng tuần hoàn của nước
Song song hai chiếc thuyền tình
Đầu rồng đuôi phượng đóng đinh hai hàng
Một chiếc em chở năm chàng
Hai chiếc em chở mười chàng ra đi
Trách người quân tử lỗi nghì
Ăn trên ngồi trốc chẳng nghĩ gì đến em
Là cái gì? Đôi chân
—o–
CHÂN ĐẤT
Chân đất mắt toét
—o—
Hai chân đạp đất giòn giòn
Ruột đau nỗi ruột, gan mòn nỗi gan
—o—
CHÂN KHÍ
Chân ngựa
Chân ngựa là chân khí phi như bay, không chạm đất
—o—
Hai tay nắm lấy hai tay
Trèo lên cái bụng, hai chân chòi chòi
Làm gì đấy? Đi xe đạp
Chân đi xe đạp là chân không chạm đất, chân khí.
—o—
CHÂN TAY
Mồm miệng đỡ chân tay
—o—
Khôn ngoan hiện ra mặt
Què quặt hiện chân tay
—o—
Bồ câu trong ổ bay ra,
Chân tay mềm mại, cổ hoa hột cườm
—o—
Cái ngủ mày ngủ cho say
Mẹ mày vất vả chân tay suốt ngày
Bắt được một giỏ cá đầy
Bán đi mua gạo cho mày nấu ăn
Một yêu em béo như bồ
Chân tay ngắn ngủn, đít to như giành
Hai yêu mắt toét ba vành
Đầu đuôi khoé mắt nhử xanh bám đầy
Ba yêu tới cặp môi dày
Mỗi khi ăn nói bắn đầy dãi ra
Bốn yêu bộ mặt rỗ hoa
Lại thêm em có nước da mực Tàu
Năm yêu mái tóc trên đầu
Hôi như tổ cú, chấy bâu đầy đàn
—o—
CHÂN HOẢ
Chân hương
—o—
Một đêm tựa mạn thuyền rồng
Còn hơn chín kiếp ngồi trong thuyền chài
Thuyền rồng là biểu tượng của chân hoả kim thổ, đi những bước dứt khoát, có lực, có mục đích và có tính đột phá, đối xứng với thuyền chài, là biểu tượng của chân hoả mộc khí mà có xu hướng lênh đênh và tản mát.
—o—
CHÂN ĐẤT NƯỚC
Cái cò là cái cò con
Mẹ đi xúc tép, để con ở nhà
Mẹ đi lặn lội đồng xa
Mẹ sà chân xuống, phải mà con lươn
Ông kia có cái thuyền buồm
Chở vào rừng rậm xem lươn bắt cò
Ông kia chống gậy lò dò
Đi vào bụi rậm xem cò bắt lươn
Con cò cắp cổ con lươn
Con lươn cũng cố quấn quanh cổ cò
Hai con, cò kéo, lươn co
Con lươn tụt xuống con cò bay lên
Con lươn đại diện cho tính thổ thuỷ mộc và con cò đại diện cho tính khí thuỷ kim, là hai khía cạnh của đất nước, mà là âm dương của nhau trong đứa con, có ông bà và cha mẹ là các cấp của cha mẹ từ xứ sở đến thân thể. Lúc đầu hai vận hành này bị lẫn lộn, sau đó mới tách bạch ra được khỏi nhau ở cuối bài ca dao
Hai con, cò kéo, lươn co
Con lươn tụt xuống con cò bay lên
—o—
Giầy thuyền là một trong các đạo cụ có tính biểu tượng của nghệ thuật tuồng (hát bội), người nghệ sỹ tuồng thường đi chiếc giầy rất to tương trưng cho khoang thuyền rộng chở được nhiều, có mũi vút lên như thuyền rồng, cổ giầy rất cao tương trưng cho buồm của thuyền. Thuyền này vừa có tính đất vừa có tính nước và đi trên đất nước. Vì chân người nghệ sỹ tuồng xỏ vào hai chiếc giầy thuyền liên tưởng đến câu “Một lái hai thuyền”, còn vai của người nghệ sỹ tuồng có hai lá cờ, tượng trưng cho cánh buồn hay lái thuyền, liên tưởng đến câu “một thuyền hai lái”. Kết hợp giầy hai thuyền và cờ hai lái, hai thuyền, sẽ tạo ra cấu trúc và vận hành cơ bản của cả đất và nước.
—o–
Chân nam đá chân chiêu : Chân vận hành đá chân trụ
Càng già càng dẻo càng dai
Càng gãy chân chõng, càng sai chân giường
—o—
Ví dầu nàng có lòng yêu
Thì anh mua chín cái niêu để dành
Cái thời nấu cơm nấu canh
Cái vỡ đựng muối cái lành đựng tương
Bốn cái kê bốn chân giường
Còn một cái nữa thắp hương thờ trời
—o—
Lấy chồng từ thuở mười lăm
Chồng chê tôi bé chẳng nằm cùng tôi
Ðến năm mười tám, đôi mươi
Tôi nằm dưới đất, chồng lôi lên giường
Một rằng thương, hai rằng thương
Có bốn chân giường gãy một còn ba
Ai về nhắn mẹ cùng cha
Chồng tôi nay đã giao hoà với tôi