HẠNH LÀ GÌ ?
—o—o—o—
HẠNH
Hạnh (danh từ, thực vật) :
– Cây hạnh : Cây tắc hoặc cây quýt
– Cây hạnh nhân, quả hạnh nhân
Hạnh (danh từ, động vật) :
– Chim hồng hạnh
Hạnh (danh từ, cơ thể học)
– Hạch hạnh nhân trong não
Hạnh (danh từ)
– Hạnh : Công, dung, ngôn, hạnh
– – – Đức hạnh
Hạnh (tính từ) : liên quan đến người phụ nữ
– Phòng hạnh, buồng hạnh, vườn hạnh …
Hạnh (danh từ)
– Hạnh : Lời chúc của các bà vãi
– Hạnh nguyện
Hạnh (tính từ)
– Bất hạnh, hạnh phúc
– Hân hạnh, vạn hạnh
Hạnh (nhân vật)
– Liễu Hạnh
– Sư Vạn Hạnh
– Thích Nhất Hạnh
– Hạnh Nguyên Cống Hồ (cải lương)
Hạnh (ca dao, tục ngữ)
Người trồng cây hạnh người chơi
Ta trồng cây đức để đời về sau
Nhất liệu, nhì hạnh, tam hoành, tứ hiến
– Thấy em anh cũng quý lòng
Hỏi em tứ đức, tam tòng là chi?
– Theo cha rồi lại theo chồng,
Khi chồng trăm tuổi, dốc lòng theo con
Tam tòng đạo ấy vuông tròn,
Thì câu tứ đức ai còn nghĩ suy
Công, dung, ngôn, hạnh nữ nhi,
Phận em là gái em thì phải theo
Đèn chong phòng hạnh biếng xem
Phải chi trời định anh với em vợ chồng
Cao cao, cao tít mù xanh
Tuy cao mù tít vẫn quanh quẩn gần
Dữ lành cân nhắc đồng cân
Mà cơ hạnh phúc chuyển vần chẳng sai
Hiện tiền quá khứ tương lai
Như vòng vòng dính như quay quay tròn
Xóm trên có cặp sinh đôi
Lại thương con chị, nhớ đời con em
Phải chi cho phép rõ ràng
Anh cưới hai nàng hạnh phúc biết bao?
Kể từ ngày xa cách người thương
Về nhà đài sen nối sáp, đọc mấy chương phong tình
Đọc tới đoạn Thúy Kiều xa gã Kim sinh
Thôi Oanh Oanh xa Trương Quân Thụy nghĩ tội cho tình biết chừng mô
Đọc tới lúc Hạnh Nguyên phụng chỉ cống Hồ
Để cho Mai Lương Ngọc ra vô ưu phiền
Hạ Nghinh Xuân còn ở bên nước Yên
Mà Tề Vương phế chánh trao quyền cho Yến Anh
Đọc tới lớp Ngọc Kỳ Lân bỏ hội công danh
Cũng vì Kim Hồ Điệp tử sanh không nài
Đã mấy phen lâm cảnh trần ai
Cho hay chữ tình làm lụy anh tài biết bao nhiêu
Huống chi chàng chừ nỡ phụ người yêu
Dầu có tan vàng nát ngọc cũng đành xiêu với tình.
—o—
HÀNH
Hành (danh từ, thực vật) :
– Cây hành, hành hoa, hành lá, hành củ, hành tây
– Hành răm, hành hẹ, hành tỏi
– Hành muối
Hành (động từ)
– Hành : học đi đôi với hành
– Hành ai đó
– – – Hành hạ
– – – Bị hành
– – – Hành động, hành hiệp, hành xử, hành pháp
– – – Hành hình
– – – Vận hành, thực hành
– – – Tu hành,
– – – Thi hành, chấp hành,
– – – Bạo hành,
– – – Học hành
– Hành : đi bộ
– – Bộ hành, hàng hành, lữ hành, song hành, kinh hành, vi hành …
Hành (danh từ)
– Hành trình
– Hành vi
– Thông hành
Hành (trạng từ)
– Nói hành
Hành (danh từ)
– Ngũ hành
Hành (địa danh)
– Phố Hàng Hành (Hà Nội)
– Ngũ Hành Sơn
– Hành Lạc, Như Quỳnh, Văn Lâm, Hưng Yên
– Hành Thiện, Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định
Hành (nhân vât)
– Ông Hành Khiển, ông Hành Binh
Hành (ca dao, tục ngữ)
Bẻ hành bẻ tỏi
Thịt đầy xanh, không hành không ngon
Lanh chanh như hành không muối
Mình đành, cha mẹ chẳng đành
Cũng như gáo nước tưới hành không tươi
Con gà cục tác lá chanh,
Con lợn ủn ỉn mua hành cho tôi
Con chó khóc đứng khóc ngồi
Bà ơi đi chợ mua tôi đồng giềng
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
Mẹ em ăn rở bằng hành
Đẻ em mắt toét, ba vành sơn son
Mẹ em ăn nửa củ hành
Đẻ mày mắt toét, ba vành sơn son
Thương em anh trèo lên ngọn ớt
Ớt gãy, anh rớt xuống ngọn hành
Hành đâm anh lủng ruột, sao em đành làm ngơ?
Giả đò buôn hẹ bán hành
Vô ra chợ Cống thăm anh kẻo buồn
Trèo lên cây ớt, rớt xuống bụi hành
Ai chẳng lòng thành, hành đâm đổ ruột
Con cá lành canh, cô bác kêu rằng tanh
Để tui kho mỡ kho hành
Nó thơm bát ngát,
Chỗ tui đành, cô bác không đành
Tui để người thương ở lại mà rách lành cũng ưng
Bậu chê ta, bậu lấy ông câu
Bậu ăn cá bống chặt đầu kho tiêu
Kho tiêu, kho ớt, kho hành
Kho ba lạng thịt để dành mà ăn
Ví dầu tình bậu muốn thôi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra bậu lấy ông câu
Bậu câu cá bống, chặt đầu kho tiêu
Kho tiêu, kho ớt, kho hành
Kho ba lượng thịt để dành mà ăn
Một anh nói anh thương,
Hai anh nói anh thương,
Ba anh nói anh thương,
Anh bảo em về mua một miếng đất, lập một miếng vườn
Để trồng hành, tỉa cải, rải hột sa kê
Bây giờ anh chê hành khô, cải úa, sa kê tàn
Em tưởng đâu đá đã thành vàng
Ai ngờ anh bạc nghĩa, lập đàng không xuống lên!
– Anh về đào lỗ sau hè
Chôn con giết vợ mới ve được nàng
– Em không ưng thời chớ
Em không thương không nhớ thời thôi
Em biểu chôn con giết vợ
Anh đứng ngồi với ai
Ví dầu áo rách còn một chéo vai
Bần cùng đi nữa anh không sai lời nguyền
Em đừng ham đồng bạc đồng tiền
Xui chôn giết vợ thêm phiền lòng anh
Em còn tuổi trẻ đầu xanh
Đừng bày chuyện ác, ông trời hành khổ thân
Chuối chát măng chua
Bốn mùa anh chịu khổ
Em tu hành anh chỉ chỗ em tu hành
Kìa kìa hai vị Phật sanh
Cha già mẹ yếu em đành bỏ đi tu
Chẳng ai xấu bằng anh chồng tôi
Cái râu rễ gộc, cái tóc rễ tre
Cái bụng bè bè, hình như bụng cóc
Học hành thời dốt, chữ nghĩa chẳng biết
Nó bắt nó lèn, nó nêm như chạch
Nó thở ành ạch, như cái ễnh ương
Vợ sư sắm sửa cho sư
Áo đen tràng hạt, mũ lư tày giành
Để sư sướng kiếp tu hành
Kẻo không mụ nổi tam bành mụ lên
Hỡi ai đi ngược về xuôi
Lại đây tôi kể đầu đuôi số mình
Số tôi quyết chí tu hành
Từ ngày bác mẹ bẩm sinh lọt lòng
Ăn chay nằm mộng long đong
Chín chùa tôi chả bỏ không chùa nào
Biết rằng duyên số làm sao
Bao nhiêu gái đẹp thì vào tay tôi
Chín chùa tu thế cả mười
Đúc chuông tô tượng xong rồi lại đi
Tôi nay tính khí cũng kỳ
Tuần rằm, mồng một tôi thì bỏ quên
Đêm nằm tưởng gái nằm bên
Bà già mặc áo bông chanh
Ngồi trong đám hẹ nói hành nàng dâu
Đường đi trên chợ dưới đò
Trong đồn ngoài điếm chẳng cho thông hành
Chẳng cho em bén duyên anh
Miền Đông thì được hoa màu
Miền Chải tôm cá, miền Cầu cửi canh
Mở chợ may vá thông hành
Miền Cuối buôn bán tập tành xưa nay.
Nhà anh chỉ có một gian
Nửa thì làm bếp nửa toan làm buồng
Anh cậy em coi sóc trăm đường
Để anh mua bán trẩy trương thông hành
Còn chút mẹ già nuôi lấy cho anh
Để anh buôn bán thông hành đường xa
Liệu mà thờ kính mẹ già
Đừng tiếng nặng nhẹ người ta chê cười
Dù no dù đói cho tươi
Khoan ăn bớt ngủ liệu bài lo toan
Cho anh đành dạ bán buôn
Quảng Nam có núi Ngũ Hành
Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương
Quê em có núi Ngũ Hành
Có nghề khắc đá lừng danh khắp vùng.
Đầu năm ra mắt mồng ba
Cúng ông Hành Khiển cùng là Hành Binh
Bói giò phải bói cho tinh
Xem tường màu sắc chân hình rủi may
Đôi giò cần để thẳng ngay
Nhuận hồng vàng ánh năm nay chắc giàu
No rồi chụm móng khít khao
Đỡ cái chặt chẽ cũng giàu cũng sang
Đỏ mà gân máu nổi loang
Là điềm hao của tan hoang cửa nhà
Trắng xanh bền bệt thây ma
Ấy điềm tang chế ông bà cháu con
Da gà tươi mượt vàng son
Đi thi chắc đậu đi buôn chắc lời
Khe chân gà hở tơi bời
Tiền vô nhiều cũng phủi rồi tay không
Ba ngón đội lên một chồng
Tốt thì có tốt, phải phòng người trên
Nhờ người giúp đỡ mới nên
Tự mình tự chủ không bền được đâu
Cũng ba ngón chân chụm đầu
Một hàng ngang mặt, thúng đâu đựng tiền
Ngón cái mà cong nghiêng nghiêng
Đâm vô khe hở, lụy phiền đến nơi
Quan phi khẩu thiệt tơi bời
Tai bay vạ gió kêu trời sao đang
Bốn chân cong quẹo loạn hàng
Cả năm bươn chải biết đàng nào yên
No rồi như nở cười duyên
Da hường tươm mỡ của tiền đầy kho
Da chân xam xám màu tro
Gân xương khô héo có lo cũng nghèo
Đôi giò cái trễ cái treo
Bên ngay bên quẹo nằm queo một mình
Da vàng mỡ đọng lung linh
Làm chơi được thiệt, mặc tình vui chơi
Bốn ngón đều ngay lên trời
Nồi gọ xẹp lép thì thôi còn gì !
Gặp năm tuổi xấu thêm nguy
Ốm đau tang chế, quan phi tụng đình
Ngón chân rời rạc thân hình
Thiếu người giúp đỡ, thiếu tình hữu giao
Gặp cơn sóng gió ba đào
Một tay lèo lái, ai nào giúp ta!
Chân gà cấm hở, quẹo ra
Da gà tươi nhuận mới là bình an
Cúng gà ra mắt nghiêm trang
Làm gà kỹ lưỡng, luộc càng thêm tinh
Có thành chắc có thần linh
Cầu ông Hành Khiển Hành Binh hộ trì
Cho mình gặp hội khả vi
Mỗi chu niên trọn, chu kỳ bình an
Mùng ba Tết tới bước sang
Lại cúng ra mắt huy hoàng như xưa.
—o—
HANH
Hanh (danh từ, thực vật)
Hanh (danh từ, động vật)
– Cá hanh
Hanh (tính từ)
– Trời hanh, gió hanh
– Khô hanh
– Hanh thông (cát tường) – Trôi chảy
Hanh (đia danh)
– Hanh Cù, Thanh Ba, Phú Thọ
Hanh (ca dao, tục ngữ)
Gió bấc thì hanh, gió nồm thì ẩm
—o—
HÁNH
Hánh = Hanh
—o—
HẢNH
Hảnh = Hanh
—o—
HÃNH
Hãnh (tính từ)
– Hãnh tiến
– Hãnh diện