GIÒ TẾT

Loading

Hôm rằm trong lúc đi bộ đi chợ, mua xong hết rồi, mình tự dưng muốn mua thêm, thế là tự khựu chân ngã quay lơ xuống đường chảy máu đầu gối phải. Hôm 21 tháng Chạp thay muối gạo nước với màn ra giữa ngã ba sông Hồng lấy nước đầy gian khổ, lúc gần kết thúc lễ mình tự tin làm vèo vèo, thế là trẹo giò trái.
Đêm mất ngủ đau chân mình đã phải xem lại mấy cú ngã khốn khổ này. Mình thấy trong cả hai lần ngã, mình đều trộn lẫn hai vận hành thuộc hai bộ cấu trúc khác nhau vào một và bị ngã. Cấu trúc chân trụ của mình không đủ mạnh để cân bằng lại với vận hành ào ào và ôm đồm của cái thằng chân chạy.
Nghiệp giò của mình đến Tết bắt đầu được kích.
Một bạn trong nhóm thực hành Đón Tết được khuyên thử tự làm giò theo kiểu truyền thống nhưng khó quá. Thế là cũng chả đứa nào dám thử. Mình thắc mắc sao mình chỉ bị đau giò chứ không thấy nói gì về việc cần làm giò như là với bánh chưng và bánh dầy.
Sau đó đến ngày 23 mình đi chợ mua giò truyền thống để biếu. Năm nào mình cũng biếu giò nhưng lần này đổi chỗ mua. Mình theo chỉ dẫn của bà chị đến một khu chợ. Do không thể tìm nổi hàng giò được chỉ, mình mua hàng của một bà tự xưng giò chả Ước Lễ với món giò chả ước lệ, nghĩa là giò xay máy rồi cho vào vỏ lá chuối như kiểu vỏ hộp dầy khự. Khi ăn giò lởm, mình tự dưng hiểu là giò thật thì nó cần thế nào và cũng hiểu là mình vẫn có vấn đề nặng với giò, bởi vì mình bị lỏng lẻo quá. 🙂
Để an ủi, một bạn gửi cho mình tấm ảnh chân giò, là bộ kiềng đất nung thời Đông Sơn hình dáng y hệt cái chân giò lợn. Cái chân giò này còn được gọi là ông đầu rau hay ông Táo, và cũng là ông Thần Bếp. Chân giò là Thần Bếp, là ông bà Đầu nhau, vậy chân giò phải một cái gì đó rất thiêng liêng của Tết Việt.
Hôm 25 tháng Chạp đi chặt tre làm cây nêu Tết, mình lại bỏ bước, bị đau vai trái và mỏi nhừ hết hai đầu gối. Cái thằng nhanh ẩu đoảng là tay phải và đầu óc nhưng cái thằng đau lại là vai trái và đầu gối. Phải đánh gió mới đỡ tạm nhưng mình vẫn mắc lỗi không đủ chặt chẽ. Đầu tiên là cây nêu lúc sáng dựng kiểu dương đến chiều mình phải dựng lại kiểu âm, thì thấy hợp lý hơn rất nhiều. Sau đó mình phải chỉnh lại bước mình đã bỏ qua lúc chặt cây tre. Đến 12h đêm, mình mới thắp hương lên ban thờ báo cáo đã xong cây nêu, mời gia tiên và thần linh về nhà ăn Tết.
Lễ thay muối gạo nước trên ban thờ với màn lấy nước ngã ba sông và lễ làm cây nêu thực sự rất giống nhau và phức tạp vào hàng bậc nhất trong các nghi lễ Tết. Để lên được 2 cây nêu ở 2 mảnh đất, mình và con mỗi người đứng một mảnh, thắp hết một bó hương luôn, cứ hết một bước lại dừng để thắp hương, tạo thành quy trình đứt đoạn y như các đốt tre. Lễ nào cũng đau hết tay chân mình mẩy vì các lỗi mắc phải, rồi thiền kiểm tra kết quả, để hiểu và chỉnh các lỗi sai. Cả hai lễ mình đều phải làm hai lần, mặc dù cuối cùng thì cũng thành công.
Nhiều giờ sau khi được dựng lại từ dạng nêu dương hiện sang nêu âm ẩn, cây nêu có sự chuyển hoá dần và bắt đầu toả sang về năng lượng, nghĩa là trạng thái tre đã chuyển sang trang thái nêu, lúc này không khí Tết qua cây nêu đã lan đi khắp nơi trên đất. Hoá ra Tết bắt đầu bằng cây nêu nghĩa là như vậy.
Cây nêu là một dạng cây cao bóng cả, có thể xuyên bóng hình từ thế giới vật lý đến thế giới thần linh, nên khi có cây nêu căn nhà trở nên dài rộng vô cùng về không gian và thời gian, nối được với nhiều căn nhà khác.
Đi ngủ trong bóng nêu mà chính là “cây cao bóng cả”, mình có giấc mơ về giò.
Trong mơ mình được cho thấy các món ăn có “giò” trong Tết
– Giò chả là cặp âm dương của các lễ Tết xưa, trong đó giò tương đương với bánh chưng và chả tương đương với bánh dầy. Ai muốn tiếp đất, mạnh chân, trở thành tay lái lụa trong mọi hoàn cảnh cuộc đời hay tìm được chân ái ? Đơn giản thôi, hãy tự làm giò lụa bằng tay gói lá. Giò gà, giò bò … đắt hơn giò lợn, nhưng không xịn bằng đâu, vì qua gói giò con lợn biến … thành lụa, còn con gà và con bò qua gói giò thì vẫn là giò gà và giò bò thôi. Muốn suy nghĩ thực tiễn, hành động có tính toán chặt chẽ thì hãy gói giò thủ, vì giò thủ là đầu chân hợp nhất.
– Canh măng chân giò là món canh huyền thoại của Tết vì nó kết hợp hai mật mã của của Tết là tre và giò. Tre trở thành cây nêu ngày Tết, sau Tết nêu lại trở thành tre. Chân tay thu lại thành giò ngày Tết sau đó thì lại thành chi sau Tết.
Trong mơ, mình được nhắc về các món ăn sử dụng kỹ thuật bó giò
– Bó giò bằng lá và lạt tre
– – – Bó giò để gói giò thủ và giò lụa
– – – Bó giò để gói bánh tét, bánh chưng, bánh tẻ… nói chung có thể nói gần như tất cả các loại bánh lá đều sử dụng ký thuật bó giò
– Bó giò bằng lạt tre
– – – Bó chân giò rút xương bằng lạt để luộc
– Bó giò bằng ống tre
– – – Cơm lam và các kỹ thuật nấu bằng ống tre
Giò có hai trạng thái
– Giò sống là thịt sống giã nhuyễn trong chày gỗ và cối đá : đây là phần gốc nhất của giò
– Giò chín là giò gói lá đã qua luộc, chân giò hầm …
Trong mơ, mình cũng thấy được thời Hùng Vương giò nguyên thủy được làm từ chân giò rút xương hoặc chân giò nguyên xương gói lá chuối và luộc 10-12h như bánh tét cho đến khi thịt mềm như thịt trong bánh chưng.
Giấc mơ về giò cho mình hiểu rằng Tết nhất định là giai đoạn có hiện tượng bó giò. Bó giò chính là trạng thái hố giun trước Giao thừa, khi các dòng nghiệp quả, các luồng, các chu kỳ được tết vào nhau và được bó giò lại để đổ về điểm Giao thừa. Nếu thực sự đón được Tết thì chúng ta sẽ nhận ra cận Tết là giai đoạn quá tải và chồng chập rất lớn, dễ tai nạn do sai luồng, do bó giò là trạng thái cực kỳ chặt chẽ, nếu bó giò không chuẩn là “30 chưa phải là Tết”, mất Giao thừa luôn.
Tỉnh dạy sau giấc mơ, mình vội đi chợ mua 2 cái chân giò lợn, 1 chân trước và 1 chân sau. Mình muốn tự cầm dao phanh cái chân giò này ra để biết là tự nhiên đã bó giò cho lợn ra sao mà con lợn có thể vác cả cái thân hơn 100kg trên 4 cái giò ngắn của nó mà chẳng bao giờ ngã lên ngã xuống như loài người chân dài. Lúc chặt chân giò, ký ức ngày bé Tết, phải nướng chân giò trên lửa để làm lông và lột móng quay về, cảm giác rất xúc động.
Lợn có chi 4 tứ trụ rất rõ (người có chi ngũ hành). Chân trước của lợn có phương dọc mạnh hơn nên bổ dọc dễ hơn và chân sau ngang mạnh hơn nên cắt khớp dễ hơn. Có 2 cách hiểu về tay và chân lợn. Cách 1 : 2 chân trước của lợn là tay, 2 chân sau của lợn là chân. Cách 2 : 8 móng tiếp đất của lợn là chân, 8 móng không tiếp đất là tay. Cách hiểu 2 tạo ra chữ giò, vì giò bản chất là bó chặt cả tay và chân với nhau. Giò mà có tính chân gọi là chân giò, còn cây giò mà chúng ta dùng tay để gói thì chỉ là giò mà thôi.
Nếu đọc ca dao, tục ngữ về giò, chúng ta sẽ thấy giò là chi vận hành trong đất, nước, khí, thuỷ.
Giã giò con cò biết bay
Xương sông, lá lốt làm chay cho cò
—o—
Con cò mắc dò mà chết
Con quạ ở nhà mua nếp làm chay
Cu cu đánh trống bằng tay
Chào mào đội mũ làm thầy đọc văn
Chiền chiện vừa khóc vừa lăn
Một bầy se sẻ bịt khăn tang cò
Trong bộ âm giò – gió – giọ – giỏ – gio – giõ
– Giò : đất lửa cấu trúc (thổ)
– Gió : khí (khí)
– Giọ : đất lửa (kim)
– Giỏ : đất nước (mộc)
– Gio : lửa (hoả)
– Giỡ : đất nước vận hành (thuỷ)
Bó giò là sử dụng da cơ xương phối hợp để bó chính da cơ xương lại. Như vậy chỉ có bó giò bằng tay thì giò mới còn được gọi là giò. Miễn sao hiểu được nguyên tắc đó là làm được giò. Cách làm giò hiện đại như hiện nay thì là thịt xay rồi gói theo kiểu giò, chứ đã mất cái gốc của giò.
Bó giò là nguyên tắc tạo nên bộ ba 2 ông 1 bà là Ông bà Đầu nhau hay Ông bà Thần Bếp, cho nên người gọi bộ ba cái kiềng bằng đất nung là ông Táo, Chân giò hay Đầu Rau.
Ba vị đầu nhau là đứng đầu với nhau, khởi đầu cùng nhau hay Thượngđế ba ngôi. Ba vụ chân giò là buộc chân vào nhau, vận hành với nhau.
Bộ kiềng chân giò thời Đông Sơn có hình 3 cái chân lợn. Biết rằng lợn có 4 chân và mỗi chân có 4 móng chia thành 2 bộ trái phải trước sau, còn ông bà đầu nhau có 3 người, ông Công là chân Thổ Kim, ông Táo là chân Khí Mộc, và bà Thị là chân đất nước khí lửa, vậy ba cái chân giò kiềng bếp thời Đông Sơn có ý nghĩa như thế nào ?
Để hiểu được ông bà Đầu nhau liên quan gì đến chân giò, chúng ta hãy quay lại với quy trình cơ bản để làm ra giò lụa sống. Đó là giã thịt lợn thăn (thớ thịt nạc chạy dọc cột sống lợn) bằng chày gỗ và cối đá. Cối đá chính là ông Công. Chày gỗ là ông Táo. Thịt thăn là bà Thị. Thịt luôn nằm giữa chày và cối. Giò sống là kết quả của sự kết hợp giữa thịt thăn và chày cối, hay sự kết hợp giữa ông Công ông Táo và bà Thị. Khi thịt thăn đã chuyển thành giò sống, người làm giò bắt đầu quá trình bó giò. Đầu tiên giò sống được gói trong lá chuối, sau đó được luộc kỹ trong nước sôi. Cả gói giò và luộc giò đều là bó giò.
Sự tích ông bà Đầu nhau nói rằng ba người đã nhảy vào ngọn lửa cùng chết với nhau. Đó chính là đỉnh cao của trạng thái bó giò và sự kiện này xảy ra vào Giao thừa, sau đó là giai đoạn bụng lụa của mùa Xuân, cho nên giò chuẩn của Tết phải là giò lụa.
Đón Giao thừa chính là đón thời khắc hợp nhất của ba ông bà Đầu nhau. Trong luân hồi này mỗi chúng ta đều có một bộ ba đã bó giò với nhau như ông bà Đầu nhau và bộ ba của chúng ta nhất định sẽ gặp lại nhau vào cuối các chu kỳ, mà Giao thừa là một thời khắc như thế.
Bó giò cũng là trạng thái cá chép vượt vũ môn với Giao thừa là thời khắc cá chép hoá rồng. Nếu chúng ta vượt được Giao thừa với trạng thái cá chép hoá rồng thì chúng ta sẽ có một năm mới khởi đầu rất thuận lợi, vì rồng luôn là năng lượng khởi nguyên. Cá chép hoá rồng là trạng thái Hoàn Nguyên, vì rồng là gốc của cá chép còn rồng vào đầu năm mới là năng lượng Khởi Nguyên. Khi đạt được hai trạng thái này chúng ta mới thật sự có Tết Nguyên Đán.
Bó giò là trạng thái quấn pháo và phải quấn thật chặt thì pháo mới nổ đanh giòn đúng Giao thừa.
Bó giò là trạng thái quấn kém của tằm trước khi bung ra thành con bướm. Trong kén, con tằm chuyển hoá thành con bướm.
Bó giò là trạng thái đổ khuôn trước khi đi qua cổng âm sinh từ để chuẩn bị sang chu kỳ mới. Thai nhi trong bụng mẹ ở trong trạng thái bó giò và xác ướp Ai Cập được để trong trạng thái bó giò. Như vậy bó giò là trạng thái trước khi sinh ra và trạng thái trước khi siêu thoát của một cuộc đời.
Thời hiện đại, sống cả đời chưa từng có được cái Tết Nguyên Đán nào là chuyện rất phổ biến, đón được Tết là chuyện rất đặc biệt, chứ không phải cứ đến Tết là có Tết như ảo tưởng của chúng ta. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng mất tết hiện nay là vì chúng ta không thể nào đạt được trạng thái bò giò trước đêm 30 và thế là 30 chưa phải là Tết và đêm 30 mãi mà không thể chạm đến Giao thừa. .
Chia sẻ:
Scroll to Top