CÁC TẾT LỄ QUAN TRỌNG

Loading

PHÂN LOẠI LỄ

Các lễ theo không gian và thời gian

  • Thời gian : dù theo lịch nào và dân tộc nào, lễ theo thời gian quan trọng nhất luôn là lễ năm mới
    • Các Lế theo lịch âm
      • Các Tết trong năm mà lớn nhất là Tết nguyên đán
      • Các Lễ Tiết trong năm âm lịch như Lễ thanh minh
    • Các Lễ theo lịch dương
      • Lễ năm mới
      • Lễ quốc khánh và các lễ kỷ niệm
  • Không gian :
    • Lễ tại gia mà quan trọng nhất là lễ Tết
    • Lễ tại đình, đền, miếu (miếu thở thần, văn miếu, võ miếu, y miếu), am, chùa, nhà thờ, điện thờ …
    • Lễ theo không gian sống như
      • Lễ làng : lễ hội làng, lễ kỳ yên, lễ mộc dục, lễ thượng điền, lễ hạ điền …
      • Lễ của cả tổng, cả trấn : lễ của nhiều làng, lễ của tổng, lễ của trấn …
      • Lễ của cả xứ sở : rừng, biển …

Các lễ theo vòng đời & đối tượng

  • Lễ tuổi đời :
      • Tuổi nhi đồng : Lễ cúng mụ
        • 3 ngày tuổi : Lễ 3 ngày (lễ đầy cữ)
        • 1 tháng tuổi : Lễ 1 tháng (lễ đầy tháng)
        • 100 ngày tuổi : Lễ 100 ngày (lễ đầy tuổi tôi)
        • 1 năm tuổi : Lễ 1 năm (lễ thôi nôi, lễ đầy năm, lễ đầy năm)
      • Tuổi thiếu nhi
        • 3, 6, 9 tuổi : Lễ cúng căn
        • 12 tuổi : Lễ cúng dứt căn
      • Tuổi thiếu niên
        • 18 tuổi : Lễ trưởng thành
      • Tuổi thanh niên
      • Tuổi trung niên :
        • 50 tuổi : Lễ lên lão
      • Tuổi cao niên : Lễ thượng thọ
        • lục tuần : Lễ thượng thọ lục tuần
        • thất tuần (thất thập – Thất thập cổ lai hy) : Lễ thượng thọ thất tuần
        • bát tuần : Lễ thượng thọ bát tuần
        • cửu tuần : Lễ thượng thọ cửu tuần
        • bách niên : Lễ bách tuế, lễ bách niên chi lão
    • Lễ vòng đời cơ bản gồm
        • Lễ sinh
        • Lễ chôn nhau cắt rốn
        • Lễ cúng mụ
        • Lễ cúng Đầu nhau
        • Lễ sinh nhật, lễ sinh
        • Lễ trưởng thành
        • Lễ tế cha mẹ
        • Lễ lên lão
        • Lễ thượng thọ
      • Lễ cưới
        • Lễ hỏi,
        • Lễ thách cheo
        • Lễ rước dâu
        • Lễ đón dâu
        • Lễ thành hôn
        • Lễ lại mặt
        • Lễ ly hôn
        • Lễ tân gia
        • Lễ khai trương
        • Lễ khai giảng, bế giảng
        • Lễ ăn mừng
        • Lễ vinh quy bái tổ

      Lễ chết

        • Lễ tang
        • Lễ viếng
        • Lễ truy điệu
        • Lễ đưa ma
        • Lễ mở cửa mả
        • Lễ hạ huyệt
        • Lễ 7 ngày (ứng với rụng rốn)
        • Lễ 49 ngày
        • Lễ 100 ngày
        • Lễ cúng vong
        • Lễ cầu siêu
          • Lễ giỗ đầu
          • Lễ giỗ sau
          • Lễ hoá, lễ kỵ
          • Lễ mãn tang
          • Lễ cải táng
          • Lễ bốc mộ
          • Lễ bỏ mả
  • Lễ theo đối tượng
    • Lễ Phật, Chúa
    • Lễ Thánh thần như lễ Thần Nông, lễ Tứ thánh Bất tử, lễ Thần tài …
    • Lễ nhiên thần & thiên thần như lễ nghing ông, lễ mở cửa rừng …
    • Lễ nhân thần trong các lĩnh vực như
      • Lễ đế, lễ vua, lễ vương
      • Lễ nhân thần về văn, võ, y,
      • Lễ nhân thần về công, nông, thương …và nghệ thuật, đặc biệt là tổ nghề

Lễ theo dân tộc, sắc tộc và tổ tiên

  • Lễ theo sắc tộc: Hai ngày lễ quan trọng nhất theo tất cả các sắc tộc là lễ năm mới và lễ dòng họ, tổ tiên
    • Lễ năm mới : Lễ năm mới của các dân tộc khác nhau không phải vì họ thuộc các dân tộc khác nhau mà vì họ sử dụng các loại lịch khác nhau. Theo https://www.vietnamplus.vn/tet-co-truyen-cua-cac-dan-toc-thieu-so-tai-viet-nam-post842418.vnp
      • Các dân tộc giữ gìn được các phong tục cổ truyền nhưng thời gian đón Tết thống nhất với Tết Nguyên đán của người Kinh.. Đó là các dân tộc Mường, Thổ, Chứt, Mảng, Kháng, Xinh Mun, Khơ Mú (vùng Tây Bắc), dân tộc Ơ Đu ở Nghệ An; các dân tộc Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Cao Lan-Sán Chỉ, Giáy, Lự, Bố Y, La Chí, La Ha, Cờ Lao, Pu Péo, Dao, Pà Thẻn, Hmông (vùng Đông Bắc); các dân tộc Hoa, Ngái, Sán Dìu, Phù Lá, Hà Nhì ở Lào Cai…
      • Các dân tộc đón Tết năm mới cổ truyền theo lịch riêng của từng dân tộc. Đó là các dân tộc Mông ở Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với Tết Nào Pồ Trầu; người Hà Nhì Hoa ở Lai Châu, Điện Biên với Tết Hồ Sự Chà; người Cống ở Điện Biên với Tết Ủy La Lóng; người La Hủ ở Lai Châu với Tết Khộ Xớ; người Si La ở Lai Châu và Điện Biên với Tết Ồ Xị Già; người Chăm đón Tết Rija Nưgar; người Khmer Nam Bộ đón Tết Bon Chôl Chnam Thmây
      • Các dân tộc ở Trường Sơn, Tây Nguyên như Gia Lai, ÊĐê, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, Hrê, Mnông, Raglai, Xtiêng, Cơ Tu, Gié Triêng, Mạ, Co, Chơ Ro, Chu Ru, Brâu, Rơ Măm ở Tây Nguyên không quan niệm ngày Tết mà đón Tết cả một thời gian dài từ tháng Giêng đến tháng Ba hàng năm.
    • Lễ Tổ là một trong các lễ quan trọng nhất mà mỗi người phải biết, và nó ở bên trong và là nền tàng tất cả các loại lễ khác
      • Lễ tổ tiên luôn là lễ quan trọng nhất của mỗi sắc tộc và dân tộc
      • Tết lớn đều liên quan đến tổ tiên
      • Lễ tổ tiên liên quan đến các không gian sống quan trọng như bàn thờ gia tiên, mộ phần, nhà thờ họ, mộ tổ, đền tổ…
      • Lễ vòng đời liên quan đến tổ tiên, mà tiêu biểu là lễ giỗ
      • Lễ cúng, lễ tế quan trọng nhất đều liên quan đến Tổ tiên

Các lễ theo sự kiện và theo kỹ thuật, mục đích

  • Lễ theo kỹ thuật, mục đích
    • Lễ hội : lễ hội làng, lễ hội chùa, lễ hội tổng
    • Lễ cúng : lễ cúng ông bà đầu nhau, lễ cúng tổ tiên, lễ cúng người vừa mất, lễ cúng giàng, lễ cúng bà mụ, lễ cúng sao, lễ cúng thần rừng …
    • Lễ tế : lễ tế trời đất, lễ tế thần nông, lễ tế thần rừng, …
    • Lễ bái : lễ bái sư, lễ bái tổ
    • Lễ chào : lễ chào cờ
    • Lễ trình
    • Lễ bẩm
    • Lễ rước : lễ rước thánh, lễ rước vua, lễ rước dâu, lễ rước kiệu long đình, lễ rước bài vị, lễ rước nước …
    • Lễ nghing, lễ nghênh, lễ đón : lễ nghing ông, lễ đón xuân, lễ tống cựu nghênh tân
    • Lễ cầu : lễ cầu siêu, lễ cầu an, lễ cầu mát …
    • Lễ nguyện : lễ đại nguyện, lễ thề nguyện
    • Lễ xin
    • Lễ tạ : lễ tạ cuối năm, lễ tạ ơn
    • Lễ tiễn : lễ tiễn đưa, lễ tiễn ông Công ông Táo về trời
    • Lễ khai : lễ khai trương, lễ khai mạc, lễ khai ấn
    • Lễ diễu : lễ diễu hành, lễ diễu binh
    • Lễ diễn, lễ trình diễn, lễ ca, lễ múa
    • Lễ cầu bông
    • Lễ kỳ yên
    • Lễ trấn
    • Lễ yểm
    • Lễ thanh tẩy, lễ rửa tội
    • Lễ mộc dục, lễ tắm tượng
    • Lễ tịch điền, lễ hạ điền, lễ thượng điền
    • Lễ khai ấn, lễ treo ấn
    • Lễ dựng nêu, lễ hạ nêu
    • Lễ khai trương, lễ khai mạc, lễ bế mạc
  • Lễ sự kiện
    • Lễ sự kiện học hành : lễ khai giảng, lễ tựu trường, lễ tốt nghiệp, lễ vinh quy bái tổ, lễ ở văn chỉ, lễ ở văn miếu
    • Lễ sự kiện buôn bán : lễ khai trương, lễ mở hàng
    • Lễ sự kiện nhà cửa : Lễ nhập trạch, lễ động thổ, lễ yểm, lễ trấn yểm, lễ trấn trạch
    • Lễ sự kiện trình diễn : lễ khai mạc, lễ bế mạc, lễ chào cờ, lễ duyệt binh, lễ diễu binh, lễ diễu hành, lễ rước, lễ tổng duyệt, lễ hát múa, lễ ca nhạc, …
    • Lễ sự kiện truyền thông : lễ bố cáo, lễ họp báo, lễ báo công, 
    • Lễ sự kiện khác : lễ tuyên thệ, lễ nhậm chức, lễ đón, lễ rước, lễ ăn mừng

Lễ theo tôn giáo :

  • Lễ liên quan đến vị Tổ/Thần/Thánh/Chúa/Phật của đạo đó
  • Lễ làm cho người tu đạo gồm
    • Lễ dành cho người tu đạo
    • Lễ dành cho giáo dân mà đi theo đời người
    • Lễ làm cho cộng đồng mà đi theo cả không gian và thời gian

Lễ nghề nghiệp và chuyên môn nghề bao gồm nghề nông, nghề thủ công, nghề thương mại, nghề văn, nghề võ và nghề y. Lễ nghề nghiệp lại gồm hai loại chính là

  • Lễ tổ nghề
  • Lễ sự kiện trong nghề như lễ mở hàng, lễ bái sư, lễ mùa mới … 

CÁC LỄ LỚN

Các Lễ Tết trong năm

    • Lễ cúng ông Công, ông Táo, lễ cúng ông bà Đầu nhau : thường vào 23 tháng Giêng
      • Tích về Ông bà Đầu nhau
      • Bữa cơm tại nhà

    • Phong tục tống cựu nghênh tân
      • Dọn dẹp nhà cửa
      • Đi chợ Tết

      • Làm đồ mặn
        • Làm bánh Tết
          • Bánh chưng (sự tích về bánh chưng & hoàng tử Lang Liêu con vua Hùng Vương VI)
          • Bánh Tét
        • Gói giò
        • Muối dưa hành

      • Làm đồ ngọt
        • Mứt Tết : mứt dừa, mứt bí, mứt khoai lang
        • Chè Tết : Chè kho
      • Bày đồ Tết
        • Cành đào, cây mai
        • Hoa Tết
        • Tranh Tết
    • Lễ cúng Tất niên & bữa cơm tất niên tại nhà : Ngày 30 Tết
    • Lễ cúng Tất niên, lễ cúng Giao thừa, lễ Trừ tịch tại nhà : Đêm 30 đến sáng mùng 1
      • Tục đốt pháo giao thừa ở mỗi gia đình

      • Lễ tiễn cựu nghênh tân Giao thừa
        • Lễ đốt pháo ở đình
          • Làng pháo Bình Đà (Thanh Oai, Hà Nội)
        • Lễ đánh trống giao thừa ở đình :
          • Làng trống Tam Đọi (Hà Nam)
        • Lễ hát tuồng ở miền Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ :
          • Đình Hòa Mỹ, phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

    • Lễ cúng năm mới tại nhà & bữa cơm năm mới tại nhà
    • Lễ chúc mừng năm mới & đón xuân
      • Lễ chúc Tết : đi chúc Tết ông bà, chú bác, anh em, họ hàng, hàng xóm, thầy cô … và lễ đình, đền, chùa … đầu năm mới
      • Lễ đình, lễ đền, lễ chùa đầu năm
      • Lễ hội xuân : lễ ca, lễ nhạc, lễ múa, và các lễ hội khác
    • Lễ hạ nêu, lễ khai hạ : mùng 7 tháng Giêng hoặc muộn hơn
      • Lễ hạ nêu, lễ khai hạ
      • Lễ vào năm mới
        • Lễ mở cửa rừng của đồng bào Mường, Nùng, Tày, Thái …

      • Lễ mở cửa biển
        • Lễ cầu ngư
        • Lễ nghing ông
  • Tết Nguyên Tiêu : mùng 10 đến rằm tháng giêng

      •  Ngày vía Thần tài : mùng 10 tháng giêng
      • Lễ Thượng Nguyên : rằm tháng giêng
        • Thả đèn hoa đăng
        • Lễ cúng sao, dâng sao giải hạn
  • Tết Thanh Minh : tiết Thanh Minh từ 1 đến 15 tháng ba âm lịch

    • Lễ Hàn Thực : mùng 3 tháng 3
      • Bánh truyền thống : bánh trôi bánh chay
    • Lễ tảo mộ
    • Hội đạp thanh
  • Tết Đoan Dương, Đoan Ngọ : mùng 5 tháng 5 (tiết Mang Xung)

    • Tục khảo cây, lễ khảo cây
    • Lễ giết sâu bọ
    • Bánh, đồ ăn truyền thống : bánh ú, bánh tro, rượu nếp …
  • Tết Ngâu : tiết Lập Thu

    • Tên khác : Tết Trung Nguyên
    • Hiện tượng mưa ngâu
    • Lễ Thất tịch : mùng bảy tháng bảy
      • Tích về Ngưu Lang Chức Nữ
    • Lễ Vu Lan, ngày xá tội vong nhân : rằm tháng bảy
      • Giai đoạn mở cửa – đóng cửa địa ngục của tháng bảy
  • Tết Trung Thu : tiết Bạch Lộ, từ mùng 1 đến rằm tháng tám

    • lễ vui chơi trước và trong rằm
      • đồ chơi dân gian : đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ ông địa, mặt nạ khác
      • các trò chơi dân gian : múa lân, rước đèn, đốt dây hạt bưởi
    • lễ phá cỗ đêm Trung thu : rằm tháng tám
      • mâm ngũ quả
      • bánh truyền thống : bánh dẻo bánh nướng
    • Tích về chị Hằng, thằng Cuội, ông Địa
  • Tết Cửu Trùng, Trùng Dương : 9/9 (tiết Hàn lộ)

  • Tết Hạ Nguyên : (tiết Lập Đông)

    • Tết Song thập : 10/10
    • Lễ mừng lúa mới : 15/10

Lễ định kỳ theo các chu kỳ thời gian và theo quãng thời gian

  • lễ ban : lễ cầu kinh sáng
  • lễ ngày
    • lễ rằm, lễ mùng 1 …
    • ngày lễ, ngày chính lễ : ngày chính của một kỳ lễ hội
  • lễ tuần
    • tuần lễ
    • tuần lễ kỷ niệm
  • lễ tháng :
    • tháng lễ
  • lễ tiết : lễ lập đông, lễ thanh minh …
  • lễ mùa
  • lễ năm : tết nguyên đán, nguyên tiêu
Lễ trong năm theo mùa và khí tiết

 

Tiết khí

Các Tiết Khí trong năm

Tiết khí

Xuân

  • Tháng Giêng
    • Lập Xuân : Có tết Nguyên đán (cúng và đón Giao thừa vào canh Tý giữa đêm), lễ Khai hạ 7/1 và tết Nguyên tiêu 15/1
    • Vũ Thuỷ
  • Tháng Hai
    • Kinh Chiết hoặc Kinh Trập
    • Xuân Phân
  • Tháng Ba
    • Thanh Minh : Có tết Thanh minh
    • Cốc Vũ

Hạ

  • Tháng Tư
    • Lập Hạ
    • Tiểu Mãn
  • Tháng năm
    • Mang Xung : Có tết Đoan Ngọ 5/5, với Chính ngọ là chính lễ
    • Hạ Chí
  • Tháng sáu
    • Tiểu Thử
    • Đại Thử

Thu

  • Tháng bảy
    • Lập Thu : Có lễ Thất Tịch 7/7 và lễ Vu Lan 15/7 với đêm là chính lễ
    • Xử Thử
  • Tháng tám
    • Bạch Lộ : Có tết Trung thu với chiều tối là chính lễ
    • Thu Phân
  • Tháng chín
    • Hàn Lộ
    • Sương Giáng

Đông

  • Tháng mười
    • Lập Đông : Có lễ Song Thập, lễ mùa mới hay tết Hạ nguyên 10/10 hoặc 15/10 (ban ngày là chính lễ)
    • Tiểu Tuyết
  • Tháng mười một
    • Đại Tuyết
    • Đông Chí
  • Tháng Chạp
    • Tiểu Hàn
    • Đại Hàn : Có lễ cúng ông bà Đầu nhau 23/12

Lễ trong năm theo đối tượng

  • Lễ theo năm âm lịch
    • Ông bà đầu nhau : Lễ cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp)
    • Thần tài : Lễ vía Thần tài (10/1)
    • Ông bà ông vải : Thanh minh (nửa đầu tháng 3)
    • Ngưu Lang Chức Nữ (Ông Ngâu Bà Ngâu) : Thất Tịch (7/7)
    • Cha, mẹ đã mất : Vu Lan (15/7)
    • Thần Nông : Lễ mùa mới (15/10)
  • Lễ theo năm dương lịch
    • Quốc tế lao động : 1/5
    • Lễ thiếu nhi 1/6
    • Lễ y bác sỹ
    • Lễ nhà báo
    • Lễ thương binh, liệt sỹ 27/7
    • Lễ nhà giáo 20/11

Lễ theo các địa điểm

  • Lễ chùa
    • Lễ hội chùa Hương
    • Lễ hội chùa Thày
    • Lễ hội chùa Bối Khê
  • Lễ đình
    • Lễ đình làng cho các tiết trong năm : lễ kỳ yên, lễ thượng điền, lễ hạ điền, lễ hạ nguyên
    • Lễ thành hoàng làng ở đình làng
  • Lễ đền
    • Lễ đền Hùng
    • Lễ đền Trần
    • Lễ đền Mẫu
  • Lễ miếu
    • Lễ miếu nhiên thần
    • Lễ miếu nhân thần
      • Văn Miếu
        • Văn Miếu Quốc Tử Giám Hà Nội
        • Văn Miếu Hưng Yên
        • Văn Miếu Mao Điền, Cẩm Giàng, Hải Dương
        • Văn Miếu Huế
        • Văn Thánh Khổng Miếu Tam Kỳ (Quảng Nam)
        • Văn Miếu Diên Khánh (Nha Trang)
        • Văn Miếu Trấn Biên (Đồng Nai)
        • Văn Thánh Miếu Vĩnh Long
        • Văn chỉ các địa phương
      • Võ Miếu
        • Võ Miếu Hà Nội
        • Võ Miếu Huế
      • Y Miếu
        • Y Miếu Hà Nội
  • Lễ am
  • Lễ nhà thờ
  • Lễ điện
    • Lễ điện Trường Bà (Quảng Ngãi)
  • Lễ tháp
    • Lễ tại các tháp Chăm

Lễ Tổ

  • Lễ ông bà Đầu nhau, Lễ ông Công, ông Táo
    • Ngày cúng Ông Công Ông Táo : 23 tháp Chạp hàng năm (lễ trước Tết Nguyên đán)
  • Lễ Thần Nông (Đế Minh là cháu ba đời của Thần Nông)
  • Lễ giỗ Hương Vân Cái Bồ Tát
    • Mộ tổ bà Đỗ Thị Quý của dòng họ Đỗ & nhà thờ họ Đỗ ở Ba La Bông Đỏ, Hà Đông
  • Lễ giỗ Kinh Dương Vương
    • Đền Á Lữ, Bắc Ninh : Cứ đến ngày 18 tháng Giêng (âm lịch) là người dân làng Á Lữ cùng với nhân dân xung quanh lại tổ chức lễ hội Kinh Dương Vương nhằm tưởng nhớ đến vị vua đầu tiên của nước Việt. “Nhớ ngày Mười Tám tháng Giêng/Giỗ vua Thủy Tổ thiêng liêng nước nhà/Dù ai xuôi ngược gần xa/Tìm về bái tổ xứng là đạo con”
  • Lễ giỗ mẫu Âu Cơ :
    • Đền Mẫu Âu Cơ, Hạ Hoà, Phú Thọ : Tương truyền rằng, Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành 100 người con. 50 người con theo cha Lạc Long Quân về miền biển cả, tạo dựng cơ đồ; 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên núi, người con cả lên ngôi vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu. Còn 49 người con cùng mẹ đến trang Hiền Lương, nay thuộc huyện Hạ Hòa dừng chân lập ấp, dạy dân cấy lúa, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải… Khi trang ấp đã ổn định, nhân dân đã biết khai khẩn ruộng nương, sinh sống ổn định, ngày 25 tháng Chạp, Tổ Mẫu Âu Cơ đã cùng các tiên nữ bay về trời. Từ đó, nhân dân tổ chức Lễ giỗ Tổ Mẫu vào ngày 25 tháng Chạp hàng năm – còn gọi là là ngày “Tiên thăng” và ngày mùng 7 tháng Giêng là ngày “Tiên giáng”.
  • Lễ giỗ tổ Lạc Long Quân
    • Đền Nội Bình Đà, Thanh Oai, Hà Nội
  • Lễ giỗ các vua Hùng
    • Đền Hùng, Phú Thọ

Lễ vòng đời

  • Lễ sinh
    • Lễ cầu tự
    • Lễ chôn nhau cắt rốn
    • Lễ cúng Mụ thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được
      • 3 ngày (ngày đầy cữ)
      • 7 ngày bé gái, 9 ngày bé trai
      • 1 tháng (ngày đầy tháng)
      • 100 ngày (ngày đầy tuổi tôi)
      • 1 năm (ngày thôi nôi).
    • Lễ bán khoán
    • Lễ kỷ niệm ngày sinh
      • Lễ sinh nhật (ngày dương)
      • Lễ Giáng sinh
      • Lễ Thánh đản,
      • Lễ Phật đản
  • Lễ độc thân
  • Lễ trưởng thành
  • Lễ sự kiện đời người
    • Lễ vinh quy bái tổ
    • Lễ kỷ niệm liên quan các sự kiện đặc biệt của thánh thần, nhân thần
  • Lễ cưới hỏi
    • Lễ (ăn) hỏi, lễ dạm ngõ, lễ rước dâu, lễ đón dâu, lễ lại mặt
    • Lễ cưới, lễ thành hôn, lễ kết hôn, lễ vu quy, hôn lễ
    • Lễ cưới vàng, bạc, kim cương (ngày dương)
  • Lễ mừng thọ, lễ thượng thọ, lễ đại thọ, …
  • Lễ tang, lễ đám, đám ma
    • Lễ phát tang
    • Lễ viếng, lễ truy điệu
    • Lễ động quan,
    • Lễ hạ huyệt
    • Lễ mở cửa mả
    • Lễ 3 ngày
    • Lễ tuần, lễ 7 ngày, lễ 21 ngày, lễ 49 ngày,
    • Lễ 100 ngày
    • Lễ cầu siêu
  • Lễ Phục sinh
  • Lễ giỗ (lễ trong gia đình dòng họ)
    • Lễ giỗ đầu
    • Lễ giỗ 2 năm
    • Lễ tiên thường
    • Lễ mãn tang
    • Lễ giỗ sau mãn tang
    • Lễ kỷ niệm ngày mất (lễ trong quan hệ xã hội, ví dụ với danh nhân)
    • Lễ viếng mộ, lễ đặt vòng hoa, lễ dâng hương (lễ trong quan hệ xã hội, ví dụ với danh nhân)
    • Lễ thánh hoá, lễ kỵ, lễ chính kỵ, lễ huý kỵ, lễ giỗ thánh (lễ đình, đền, miếu …)

Lễ tế : bản chất gốc tế xứ sở và các vị đại diện cho xử sở tạo nên môi trường sự sống

  • Lễ của vua nhà Nguyễn (liên quan đến thần Nông, thần Đất và ngày mùa)
  • Lễ của cộng đồng (liên quan đến thần Nông, thần Đất và ngày mùa)
    • Lễ tế Thần Nông : Lễ tế Thần Nông trong lễ hội Kỳ Yên cúng Thượng Điền, Hạ Điền ở Cà Mau được tổ chức hàng năm tại các Đình Thần Tân Lộc (xã Tân Lộc, huyện Thới Bình); Đình Thần Tân Thuộc (xã An Xuyên, thành phố Cà Mau)
    • Lễ hạ điền & lễ thượng điền
    • Lễ cầu mưa
      • Lễ trong hệ thống Tứ Pháp
      • Lễ ngoài hệ thống Tứ Pháp

Lễ tổ nghề

  • Lễ tổ nghề quan họ
    • Tổ nghề : Nhữ Nương Nam Hải (Bà chúa Quan họ, Vua bà), làng Diềm (xứ Kinh Bắc), ngày 6/2 âm lịch ngày (ngày hoá của bà Chúa tổ nghề)
  • Lễ tổ nghề ca trù
  • Lễ tổ nghề nông
    • Thần Nông
    • Thành hoàng đình Quán La tổ nghề lúa
  • Lễ Tổ nghề dệt
    • Đền Vạn Phúc tổ nghề dệt lụa
    • Đền Trích Sài tổ nghề dệt lĩnh
    • Chùa Kim Liên tổ nghề dâu tằm
  • Lễ tổ nghề da
  • Lễ tổ nghề kim hoàn
    • Hiên Viên, đình Kim Ngân, phố Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Lễ tổ nghề đúc đồng
    • Làng Ngũ Xá, Hà Nội : Tổ nghề Nguyễn Minh Không, Đình làng Ngũ Xá, Hà Nội
    • Làng Trà Đông, Thanh Hoá
    • Làng Đại Bái, Bắc Ninh
    • Làng Lộng Thượng, Hưng Yên
    • Làng Diên Khánh, Nha Trang

Lễ hội vùng miền

  • Lễ quốc gia
    • Lễ quốc khánh
  • Lễ kỷ niệm giải phòng
    • Lễ kỷ niệm giải phóng Hà Nội
    • Lễ kỷ niệm giải phóng Sài Gòn
  • Lễ kỷ niêm chiến thắng
    • Lễ chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa
  • Lễ hội tổng
    • Lễ hội Thập Tam Trại (Hà Nội)
    • Lễ hội Thánh Láng (Hà Nội)
    • Lễ hội Nam Trì (Hưng Yên)
    • Lễ hội Thánh Bối (Thanh Oai, Hà Nội)
    • Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng)
    • Lễ hội đình Tổng (đình Vạn Phúc, Hà Nội)
  • Lễ hội làng, lễ hội thành hoàng làng, lễ kỳ yên, lễ thượng điền, lễ hạ điền

Lễ các vị nhiên thần

  • Thuỷ thần
      • Hải thần
      • Giang thần
      • Long vương
      • Hà bá
      • Thần giếng, thần vực, thần đầm, thần rãnh
  • Hoả thần
  • Mộc thần
    • Thần nông :
      • Lễ tịch điền, lễ thượng điền, lễ hạ điền
      • Lễ mùa mới
      • Lễ tế xuân
      • Lễ xã tắc
    • Thần rừng
    • Thần Kim Quy
  • Kim thần
    • Các vị thần sao : Thái Bạch Kim TinhThổ thần
  • Lễ cúng thổ địa
        • Lễ nhập trạch
        • Lễ động thổ
      • Lễ thần bản thổ
      • Hậu thổ thần
      • Lễ thành hoàng
        • Thành hoàng của cả xứ, người mở xứ
          • Linh Lang Đại Vương, Dâm đàm đại vương (Hồ Tây, Hà Nội)
          • Thiên hộ dương (Đồng Tháp)
          • Thoại Ngọc Hầu (An Giang)
          • Nguyễn Hữu Cảnh
        • Thành hoàng làng
        • Thành hoàng bản cảnh
      • Sơn thần
      • Thạch thần

Lễ thánh thần, nhân thần

  • Lễ thánh thần
    • Lễ Tứ Bất Tử
    • Lễ Thánh : Thánh Bối, Thánh Láng, Thánh Nguyễn …
    • Lễ Thần : Thần Kim Quy, Thần Thái Bạch Kim Tinh …
  • Lễ nhân thần
    • Lễ đế, lễ vua, lễ vương
      • Lễ hội Hai Bà Trưng và các tướng của Hai Bà Trưng tại cá đền thờ
      • Lễ vua tại các đền thờ vua
    • Lễ văn thần
      •  Khổng Tử
      • Chu Văn An
      • Các vị Trạng : Trạng Trình, Trạng Bùng, Trạng Quỳnh, Trạng …
      • Các vị đỗ các thời kỳ
        • Các vị trạng nguyên : Nguyễn Hiền
        • Các vị tiến sỹ,
        • Các vị thám hoa
        • Các vị khác
    • Lễ Y thần
      • Hải Thượng Lãn Ông Lễ Hữu Trác
    • Lễ võ thần : tướng và các vị có công, các vị trợ giúp được phong thần
      • Thánh Gióng & các vị tướng của Thánh Gióng
      • Tản Viên Sơn Thánh & các vị tướng
      • Hai Bà Trưng & các vị tướng
      • Bà Triệu và các vị tướng của Bà Triệu
      • Các vị tướng của Mai Thúc Loan & Phùng Hưng
      • Các vị tướng của Lý Nam Đế & Triệu Việt Vương
      • Các vị tướng của Ngô Quyền
      • Các vị tướng của 12 xứ quân và của Đinh Bộ Lĩnh
      • Các vị tướng của các triều đại tại các đền thờ tướng
        • Lý Thường Kiệt
        • Trần Hưng Đạo
        • Lê Lai
        • Nguyễn Xí
        • Quang Trung
      • Các vị tướng khác

Lễ tết, lễ hội theo sắc tộc

  • Lễ hội của người Mường : Lễ mở cửa rừng (Đooc Moong), lễ hội Khuống mùa (khai hạ), Lễ Mát
  • Lễ hội của người Thái
    • Tiếng sấm đầu năm mới : không có sấm coi như chưa có năm mới
    • Lễ Xăng khan đầu năm
    • Tết Songkran : Ngày Wan Sungkharn Long, ngày Wan nao, ngày Wan Payawan
  • Lễ hội của người Dao : Lễ đám chay
  • Lễ hội của người Tày
  • Lễ hội của người Nùng
  • Lễ hội của người Chăm :
    • Lễ hội cầu mưa (người Chăm),
    • Lễ hội Katé : Lễ Katê được coi là một trong những lễ hội quan trọng và lớn nhất của người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận thậm chí người ta còn gọi là “Tết” Katê, Tết của dân tộc Chăm. Lễ hội Katê hàng năm được tổ chức vào ngày 1/7 lịch Chăm (tức tháng 9 hoặc tháng 10 dương lịch). Hai lễ lớn nhất trong năm được xem như Tết của người Chăm là Păng-Katê (diễn ra vào ngày 1/7 theo lịch Chăm, tức khoảng tháng 9 dương lịch) và Păng-Chabư (ngày 16/9 theo lịch Chăm, tức vào khoảng tháng 2-3 dương lịch).
    • Lễ hội Ramưwan,
    • Lễ hội Roya Phik Trok,
    • Lễ hội tháp Bà Po Nagar,
    • Lễ mở cửa tháp (Chăm) …
  • Lễ hội của người Eđê
  • Lễ hội của người Khơ me
    • Lễ Vào năm mới (Chôl chnam thmây) – thường tổ chức vào giữa tháng 4 Dương lịch tức đầu tháng Chét của người Khmer

Lễ thần thánh các tôn giáo lớn

  • Lễ các vị đạo Mẫu
    • Lễ Tam toà Thánh Mẫu
      • Mẫu Liễu Hạnh
        • Phủ Quảng Cung
        • Phủ Dầy
        • Phủ Sòng Sơn
        • Phủ Tây Hồ
        • Đền Mẫu đèo Ngang
      • Mẫu Thượng Ngàn
        • Thượng Ngàn Đông Cuông
        • Thượng Ngàn Bắc Lệ
        • Thượng Ngàn Chúa Then
      • Mẫu Thoải
        • Mẫu Thoải chùa Như Xá, Hải Dương (Liễu Nghị ở chùa Sôp)
        • Mẫu Thoải chùa Dầm
    • Lễ Vua cha
      • Long Vương, vua cha Bát Hải Động Đình
        • Đền Đồng Bằng
      • Diêm Vương, vua cha Diêm Phủ
      • Tản Viên Sơn Thánh, vua cha Nhạc phủ
      • Ngọc Hoàng Thượng Đế, vua cha Thiên phủ
    • Lễ Ngũ vị Tôn ông
      • Quan lớn Đệ nhất
      • Quan lớn Đệ nhị
      • Quan lớn Đệ tam
      • Quan lớn Đệ tứ
      • Quan lớn Đễ ngũ – Tuần tranh
    • Lễ ông Hoàng
      • Ông Hoàng Bơ
        • Đền Lảnh Giang
      • Ông Hoàng Sáu
      • Ông Hoàng Bảy
        • Đền Bảo Hà
      • Ông Hoàng Chín
        • Đền Cờn ngoài
      • Ông Hoàng Tám
      • Ông Hoàng Mười
        • Đền ông Hoàng Mười Nghệ An
        • Đền chợ Củi
        • Đền ông Hoàng mười Hà Tĩnh
  • Lễ các vị đạo Lão
    • Lễ Tam Thanh
      • Nguyên Thuỷ Thiên Tôn
      • Thái Bạch Kim Tinh
    • Lễ Đế Thiên Đế Thích
      • Đế Thích : Chùa Vua Đế Thích Hà Nội
      • Đế Thiên : Ngọc Hoàng Thượng Đế (Hải Dương)
    • Lễ Hồng Quân Lão Tổ
    • Lễ Huyền Thiên
      • Đền Huyền Thiên Trấn Vũ Long Biên
      • Quán Thánh
  • Lễ Phật
    • Lễ Phật Thích Ca :
      • Đản sinh
      • Xuất gia
      • Thành đạo
    • Lễ Phật Quán Âm
      • Đản sinh
      • Xuất gia
      • Thành đạo
    • Lễ Phật Adiđà
    • Lễ Phật Di lặc
  • Lễ Chúa & Thánh
    • Chúa Jesus
      • Lễ Giáng sinh
      • Lễ Phục sinh
    • Lễ Thánh
      • Lễ Valentine
  • Lễ Đạo Nho
    • Khổng Tử
  • Lễ Đạo Giáo
    • Tam Thanh
    • Đế Thiên, Đế Thích
Chia sẻ:
Scroll to Top