GÀ : BIỂU TƯỢNG GIA ĐÌNH
Trong bộ địa chi, Dậu là con giáp có tính gia đình cao nhất. Chữ “dậu” là bờ rào bằng mộc, dành cho vườn, nhà vườn và biên của các quan hệ dòng máu mà tiêu biểu là gia đình. Dậu mà đi với rào, là biên của ngôi nhà vườn. Dậu mà có tính hệ thống và khép kín tạo ra gia.
Dậu (kê, gà) cũng như các địa chi khác đều ứng với các bộ hạt cơ bản
– Gà mái là biểu tượng của neutron-
– Gà trống là biểu tượng của votron+.
– Đàn gà là biểu tượng của trạng thái hạt vụn
– – – Đàn gà con, đàn gà mái hoặc đàn gà con đi theo gà mẹ là trạng thái cám (neutron-/votron+)
– – – Đàn gà trống là trạng thái hạt cát (neutron+/votron-).
– – – Đàn gà đủ cả gà trống, gà mái và gà con là trạng thái neutron/votron
—o—o—o—-
ĐÀN GÀ
Đàn gà là một đơn vị cấu trúc gia đình tiêu biểu, gồm hai thế hệ, cụ thể là có một gà trống, một hoặc nhiều gà mái và gà con.
– Một đàn gà con đi theo gà mẹ cũng là một gia đình,
– Chỉ có cặp gà trống và gà mái cũng là một gia đình,
– Thậm chí chỉ có một con gà trống hay một con gà mái vẫn là một gia đình
vì tính bao bọc và gắn kết với không gian sống của gà rất tốt.
Đi cầu đi quán
Đi bán lợn con
Đi mua cái xoong
Đem về đun nấu
Mua quả dưa hấu
Về biếu ông bà
Mua một đàn gà
Về cho ăn thóc
Mua lược chải tóc
Mua cặp gài đầu
Đi mau về mau
Kẻo trời sắp tối
Tất cả những bài ca dao hay đồng dao mà nói về ngôi nhà và gia đình đều có đàn gà.
Con cuốc kêu réo rắt trên ngàn
Gà rừng tao tác gọi con tha mồi
Lạnh lùng thay láng giềng ơi
Láng giềng lạnh ít sao tôi lạnh nhiều
– Con cuốc kêu réo rắt trên ngàn : Con cuốc là con vật của xứ sở, của đất nước, tiếng của con cuốc là tiếng vọng của tổ quốc
– Gà rừng tao tác gọi con tha mồi : Con gà gọi con là biểu tượng của gia đình đùm bọc bảo vệt lẫn nhau
– Lạnh lùng thay láng giềng ơi. Láng giềng lạnh ít sao tôi lạnh nhiều : Láng giềng là người ở cạnh nhà nhưng không cùng mình lập nên gia đình, cho nên có con cuốc mà mất con gà.
—o—o—o—
GÀ TRỐNG – GÀ MÁI
Gà là biểu tượng của những con người ở trong các quan hệ gia đình mà đặc biệt liên quan đến trật tự giới tính và độ tuổi
– Gà mái là ẩn dụ về người nội trợ trong ngôi nhà, người phụ nữ của gia đình, người mẹ của các đứa con
– Gà trống là ẩn dụ về người đàn ông gieo giống (gà gáy đêm), người đàn ông của gia đình, của dòng họ
– Gà con là ẩn dụ của những đứa con chưa qua tuổi dứt căn, còn phụ thuộc vào cha mẹ, còn ở trong trường gia đình do cha mẹ tạo ra
Con gà trống đứng bên bàn thờ tổ
Con gà mái đứng dưới bàn binh
Bên kia cái miễu, bên đây cái đình
Gá duyên chẳng đặng, tức mình đi tu
Hai câu đầu nói về cấu trúc và trật tự của ban thờ, mà cũng là cấu trúc và trật tự của gia đình, dòng họ.
– Con gà trống đứng bên bàn thờ tổ. Bàn thờ tổ là bát hương gia tiên, bát hương dòng họ, mang tính dương.
– Con gà mái đứng dưới bàn binh : Bàn binh là bát hương bà tổ cô ông mãnh, bát hương xứ sở, mang tính âm.
Bên kia cái miễu, bên đây cái đình : Đình mang tính dương, miễu mang tính âm. Câu thứ ba nói về trật tự xóm làng.
Gá duyên chẳng đặng, tức mình đi tu : Gá duyên là lập gia đình, đi vào trật tự dòng họ, dòng gà trống đứng bên ban thờ tổ. Đi tu là xuất gia, về đất nước, xứ sở, dòng gà mái đứng bên bàn binh. Lập gia đình hay xuất gia chỉ là các vận hành khác nhau của trật tự gia đình
Gia đình là bộ quan hệ cơ bản, cấu trúc hệ sự sống cơ bản. Vạn vật đều ở trong một trật tự gia đình nào đó.
—o—o—o—
GÀ MÁI : NGƯỜI PHỤ NỮ, NGƯỜI MẸ, NGƯỜI VỢ CỦA NGÔI NHÀ & GIA ĐÌNH
Con gà, con gà
Nó đỗ trên nhà
Bay ra đống rác
Cục ta cục tác
Nó nhảy vào buồng
Lên giường nó nghỉ
Hỡi thằng cu Tí
Lo đi đuổi gà.
Con gà gắn với sự an định trong ngôi nhà. Bài ca dao này có nhiều dị bản, nói về con gà mái mà như một người đàn bà nội trợ.
—o—
Cục ta cục tác
Con diều hung ác
Bay lượn trên đầu
Gà con ở đâu?
Về mau mẹ ủ
Mẹ con đông đủ
Chẳng sợ diều hâu!
Bài này nói về việc gà mẹ gọi gà con về dưới cánh của mình để bảo vệ gà con trước diều hâu, bởi vì diều hâu chỉ bắt gà con, gà nhỏ, chứ không bắt được gà lớn, gà già.
—o—
Cục tác cục ta
Con gà nhảy ổ
Cái rổ đầu hè
Vàng hoe nắng lọt
Mẹ lót ổ gà
Cục ta cục tác
Hành động làm ở và ấp trứng của gà mái thể hiện bản năng ấp ủ con cái trong trường bao.
—o—
Con gà cục tác cục te
Hay đỗ đầu hè hay chạy rông rông
Má gà thì đỏ hồng hồng
Cái mỏ thì nhọn cái mồng thì tươi
Cái chân hay đạp, hay bươi
Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay
Bài này nói về con gá mái, mà cũng là người phụ nữ của ngôi nhà và gia đình.
—o—
Con gà mái ghẹ
Tè te té te
Con gà mái ghẹ
Đẻ mười gà con
Một con đi cày
Một con đi buôn
Một con ngồi buồn
Một con chết rấp
Một con béo mập
Một con béo phì
Một con theo dì
Ra đồng tập cấy
Một con cầm gậy
Đi đánh lợn rừng
Một con trợn trừng
Đánh con ó ọ
Một con dắt chó
Đi đuổi con beo…
Con gà mái ghẹ
Tè te té te
Gà mái ghẹ là con gà mái tơ bắt đầu gọi trống, sắp đẻ. Gà mái ghẹ là ẩn dụ về người mẹ của một đàn con, mà không đứa con nào giống đứa con nào, thậm chí còn thuộc những giống loài khác hẳn nhau, không phải là gà. Bài ca dao này gợi nhớ về hình tượng Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng, mà sau phát triển thành các tiểu dân tộc khác nhau trong đại dân tộc Bách Việt.
—o—
Con gà mái nó nhảy ổ nó kêu rằng:
Ruộng cao rào kín, anh thương em đã chín tháng rày
Còn ba tháng nữa thì đầy một năm
Bài này nói về con gá mái nhảy ổ, mà cũng là ẩn dụ về người phụ nữ mong muốn lập gia đình và sinh con đẻ cái với người mình yêu.
—o—
Mẹ ơi mẹ bạc như gà
Con chưa lẻ mẹ, mẹ đà lẻ con
It người từng nghe câu “bạc như gà”, mà chúng ta chỉ quen với khái niệm “bạc như vôi”. Đối tượng bạc ở đây là gà mẹ, với gà con đã đến ngưỡng tách mẹ.
Khi gà con còn nhỏ, gà mẹ rất chăm lo và bảo vệ, nhưng khi gà con đủ lớn, thì là gà mẹ cũng rất cương quyết dứt con ra.
Vì gà mẹ đẻ trứng hàng ngày hoặc cách ngày, gà con nở theo các ngày khác nhau và gà mẹ theo đó tách từng đứa, từng đứa con ra khỏi sự bao bọc của mình. Hành vi này của gà mẹ gọi là lẻ con.
Thường thì gà mẹ tự lẻ con ra và gà con buộc phải sống một mình như gà trường thành, chứ gà con không tự chủ động tách khỏi gà mẹ. Cho nên có câu “Con chưa lẻ mẹ, mẹ đà lẻ con”
Sự kiện gà mẹ lẻ con, gà con tách khỏi mẹ này tương ứng với lễ dứt căn năm 12 tuổi của chúng ta, mà hiện nay rất nhiều người không thực hiện được dù mấy chục tuổi đầu. Ăn bám là nguyên nhân dẫn đến suy dòng máu : đứa con ăn bám mẹ kéo theo sự suy kiệt của bà mẹ bị ăn bám và thế hệ cháu ngay từ lúc sinh ra đã là thế hệ ăn bám, nên sẽ có nhiều vấn đề về sinh sản và sức khỏe.
Có người đã lớn, tiền bạc đầy đủ và sống xa cha mẹ, nhưng vẫn không độc lập được về máu và năng lực sản, đặc biệt giữa con gái và mẹ, dẫn đến khó sinh hay vô sinh ở đứa con và sự suy kiệt của người mẹ do bị con âm thầm rút khí huyết theo cây dòng họ.
Đứa con càng ở xa, càng mất gốc thì ảo tưởng độc lập của nó càng lớn, nhưng sự ăn bám vô hình của nó thực chất càng mạnh. Bởi vì đứa con chỉ có thể độc lập khỏi cha mẹ và đất nước khi nó tự nối được gốc rễ với quê hương và dòng máu, còn nó không tự nối được về gốc mà vẫn đòi sống tốt, khoẻ mạnh, sinh con đẻ cái thì đó chỉ là ảo tưởng.
Nếu đứa con này vô sinh và cố tình làm các thủ thuật sinh con mà không chịu dứt căn và nối cây dòng họ, thì bản chất là đứa con giết mẹ để sinh con của mình. Nợ máu quá lớn này sẽ dẫn đến vô ơn ở thế hệ đứa con và vô sinh nặng hơn ở thế hệ tiếp theo và cuối cùng là sự tuyệt tự của chi trên cây dòng họ.
Vì vừa có khả năng bao bọc che chở cho cả đàn gà con bé bỏng, vừa có năng lực dứt từng đứa con ra khỏi sự che chở của mình khi đến ngưỡng, gà mái chính là biểu tượng của một người mẹ đích thực, cân bằng, rõ ràng và dứt khoát, để bảo vệ không chỉ từng đứa con, cả đàn con mà cả dòng máu của mình.
—o—
Đẻ như gà
Phụ nữ mắn đẻ, đẻ nhiều, đẻ dễ dàng được gọi là đẻ như gà.
—o—
Gà đẻ trứng vàng
“Gà đẻ trứng vàng” là ẩn dụ về một thứ có thể sinh lời hoặc đem lại những lợi ích to lớn, đều đặn và lâu dài.
—o—
Gà đẻ cục tác
Cục tác, tiếng gà mái kêu khi đẻ trứng. Nếu như gà trống gáy ò ò o báo hiệu chuyển giao các chu kỳ của không thời gian, thì gà mái kêu cục tác, báo hiệu sự đến hạn của các chu kỳ bên trong cơ thể nó, đặc biệt liên quan đến việc đẻ trứng.
—o—
Nuôi gà phải chọn giống gà
Gà ri tuy bé nhưng mà đẻ mau
“Ri” là một vận hành không lớn, nhưng liên tục và lâu bền. Khóc như ri là khóc không lớn tiếng nhưng nhiều người cùng khóc, khóc mãi, khóc nhiều, khóc lâu. Gà ri thì đẻ mau.
—o—
Gà mái gáy gở
hay
Gà mái gáy mai, lụn bại cửa nhà
Gà trống gáy, gà mái không gáy, mà chỉ cục tác, Gà mái gáy là điểm gở, ẩn dụ cho người phụ nữ chuyên quyền thay thế và áp chế đàn ông, làm hỏng đi trật tự âm dương, gây suy cửa nhà, gia đình.
—o—
Cục ta cục tác
Chữ kê là gà
Giữ cửa giữ nhà
Chữ khuyển là chó
Bắt chuột bắt bọ
Chữ miêu là mèo
Ăn cám ăn bèo
Chữ trư là lợn
Vừa cao vừa lớn
Chữ tượng là voi
Ăn trầu đỏ môi
Chữ phật là bụt
Ngồi cao tột bậc
Chữ vương là vua
Xuống sác mò cua
Chữ bần là khổ
Thò tay vô lỗ
Chữ nhi là mà
Cầm cổ kéo ra
Chữ đắc là được
Thuyền bè xuôi ngược
Chữ giang là sông
Phải tội mang gông
Chữ ngục là tội
Người không biết lội
Chữ trầm là chìm
Con mắt lim dim
Chữ ngọ là ngũ
Mật nấu với củ
Chữ trà là chè
Con mắt đỏ hoe
Chữ tửu là rượu
Tiếng của gà mái
– Cục ta cục tác
– Cục tác cục ta
– Cục tác cục te
– Tè té te te
Gà còn có tên là kê và dậụ. Gà, kê, dâu có cùng một nghĩa là hỗ trợ bằng cách thêm vào một cấu trúc gốc để hỗ trợ cho cấu trúc gốc lõi này, ví dụ
– gà bài
– kê gối
– rào dậu
—o—o—o—
GÀ TRỐNG : NGƯỜI ĐÀN ÔNG, NGƯỜI CHỒNG, NGƯỜI CHA CỦA NGÔI NHÀ & GIA ĐÌNH
Gà trống nuôi con
“Gà trống nuôi con” là ẩn dụ về người đàn ông vợ mất, ly dị vợ hoặc vợ ở xa, phải một mình nuôi con. Gà trống hay gà mái, đều có năng lượng bao bọc và bảo vệ ngôi nhà, gia đình và con cái.
—o—
Ai nuôi con gà trống con gà vàng
Nửa đêm dậy gáy cho nàng nấu cơm
Ai nuôi con gà trống con gà vàng : Chàng trai hỏi cô gái, như là một cách “quảng cáo” về chính mình.
Nửa đêm dậy gáy cho nàng nấu cơm : Ẩn dụ về việc phát sinh nhu cầu quan hệ tình dục của người đàn ông và sự đáp ứng của người phụ nữ.
—o—
Đêm khuya gà gáy o o
Áp chồng mà ngủ, không cho đi cày
hay
Đêm khuya gà gáy ó o
Vợ tôi thức giấc nó mò đi đâu
hay
Đêm khuya gà gáy rân trời
Bầm gan nát ruột vì lời em than
hay
Nửa đêm gà gáy le te
Muốn đi rón rén đụng nghe cái ầm
“Đêm khuya gà gáy” hay “Nửa đêm gà gáy” là ẩn dụ về sự biểu đạt nhu cầu của người đàn ông trong quan hệ vợ chồng.
—o—
Canh tàn gà gáy hết đêm
Làm sao tỏ hết nỗi niềm cho nhau
hay
Ta tức con gà, ta giận con gà
Đôi ta đang than thở, nó đà gáy lên
Hai bài trên nói về hai loại gà trống và hai kiểu gáy của gà trống
– Gà bình thường & con gà ẩn dụ của người đàn ông
– Gà gáy báo các tới hạn của chu kỳ không thời gian ví dụ canh giờ & gà gáy báo tới hạn của các chu kỳ sinh lý
—o—
Miễu thần gà gáy có đôi
Trông bậu trông đứng trông ngồi
Trông người có nghĩa bồi hồi lá gan
hay
Con chim trên núi, con gà dưới suối
Nó gáy giọng chầu đôi
Đêm năm canh, chẳng ngủ lại ngồi
Trông người thục nữ bồi hồi lá gan.
“Gá gáy có đôi” hay “gà gáy giọng chầu đôi” là gà gáy theo chu kỳ âm dương của chủ thể mà mang tính chủ quan; khác với “gà gáy sáng”, “gà gáy theo canh giờ” là gáy chu kỳ khách quan của môi trường.
—o—
Nuôi vịt, vịt đẻ trứng ra,
Có công nuôi gà, gà gáy cho nghe
Câu này nói về quan hệ vợ chồng tương hỗ, tương tự như câu “gái có công, chồng chẳng phụ”
—o—
Khi nào trâu đực sinh con
Gà trống đẻ trứng, trăng tròn ba mươi
Khi nào tháng chạp ăn rươi
Tháng giêng gặt lúa em thời lấy anh.
—o—
Gà rừng, trống tía, gà ri
Cháu ở với dì, kêu dượng bằng anh
Gà rừng, trống tía, gà ri : gà rừng, gà trống tía, gà ri, gà nào cũng được, miễn là gà trống
Cháu ở với dì, kêu dượng bằng anh : người cháu ở với dì là người cháu không có cha mẹ chăm sóc và dạy dỗ, nên với người cháu này chồng dì hay ai cũng mặc, miễn là đàn ông
Gà là biểu tượng của người đàn ông, người chồng, người cha trong quan hệ và trật tự gia đình. Ở đây trật tự và thứ bậc trong các quan hệ gia đình xã hội bị đạp đổ, như các giống loài gà bị xáo xào với nhau.
—o—
Gà con tao để tao nuôi
Tao gả con chó cụt đuôi cho mày
hay
Diều hâu mày lượn cho tròn
Đến mai tao gả gà con cho mày
Gà con tao để tao nuôi
Tao gả con chó cụt đuôi cho mày
Diều hâu mày lượn cho tròn. Đến mai tao gả gà con cho mày : Nếu người gả gà con cho diều hâu là gà trống, bố của gà con, thì diều hâu là con rể, mà điều này là không thể vì diều hâu ăn thịt gà, là kẻ thù của gà. Nếu người gả gà con cho diều hâu là ông chủ nhà, ông chủ của đàn gà, thì diều hâu là thằng ăn trộm, cũng là kẻ thù của ông chủ nhà.
Gà con tao để tao nuôi. Tao gả con chó cụt đuôi cho mày : Diều hâu là loài chuyên săn gà con, vì gà trống, gà mái đã lớn thì có khả năng tự bảo vệ và cũng nặng quá sức diều hâu. Ông bố gà trống/ông chủ nhà nuôi gà con đến lớn, thì nó sẽ không còn sợ diều hâu và gả con chó cụt đuôi cho diều hâu, thì chó là vật bảo vệ ngôi nhà của ông chủ, nên chó sẽ tấn công diều hâu.
Bài này nói về thái độ của gà trống, gà bố, người cha, người chủ gia đình bảo vệ các đứa con của mình, trước những kẻ thù rình rập làm hại con cái. Gà trống, người chủ gia đình luôn phân biệt rõ ràng ai là người trong gia đình mình, cùng đàn với mình (gà con), ai là người cùng nhà với mình, cùng phe với mình (chó), ai là kẻ thù (diều hâu) để có hành động quyết liệt và phù hợp.
—o—o—o—
GÀ CON : ĐỨA CON TRONG VÒNG BẢO VỆ CỦA CHA MẸ
Gà con háu đá, gà mạ háu ăn
“Gà con háu đá” giống như “ngựa non háu đá”. Gà mạ là gà mẹ, háu ăn vì liên tục đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con.
Khôn ngoan đá đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
—o—
Dáo dác như gà con lạc mẹ
Gà mẹ có xu hướng đi đâu là mang theo cả đàn con ríu rít phía sau và xung quanh. Khi có nguy hiểm thì gà mẹ sẽ gọi gà con về nấp dưới cảnh của mình. Khi có thức ăn gà mẹ cũng gọi để gà còn cùng đến ăn. Có lúc gà con đi xa mẹ, lạc mẹ, lúc đó vừa đói, vừa nguy hiểm, nên phải dáo dác tìm mẹ.
—o—
Rồng rồng theo nạ
Quạ theo gà con
Rồng rồng là cá tràu, cá chuối, cá sộp mới nở, thường kéo cả đàn đi cùng nhau theo mẹ (nạ). Quạ đi theo gà vì gà con là con mồi của quạ. Rồng rồng theo nạ để được ăn và được bảo vệ. Qua đi theo gà là để ăn và để tấn công.
—o—
Bao phen quạ nói với diều
Vườn hoang cỏ rậm thì nhiều gà con
hay
Chiều chiều quạ nói với diều
Vườn cau kia rậm thiệt nhiều gà con
Gà con bưới rác bưới rơm
Con anh chèo chẹo đòi cơm suốt ngày
Quạ và diều đều là giống chim săn gà con, nên chúng là hai loài cạnh tranh nhau. Quạ không thật lòng muốn diều săn được gà con, qụa không thật lòng lo cho con của diều. Quạ chỉ diều đến nơi nguy hiểm để loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Quạ chỉ diều đến vườn hoang, đống rác, đống rơm, gà con thường không đi kiếm ăn ở vườn hoang nơi có nhiều rắn rết, cáo chồn … và gà con cũng không bưới rác, bưới rơm.
Gà con là ẩn dụ của những đứa trẻ non nớt vẫn đang phụ thuộc vào bố mẹ, rất dễ là mồi ngon cho những loại cáo già như quạ và diều, nhất là chúng tách cha mẹ đi vào những nơi không phù hợp. Bình thường trong một đàn gà, gà bố và gà mẹ luôn phải bảo vệ và tạo ranh giới rõ ràng để gà con chỉ được chay trong ranh giới đó. Khi có nguy hiểm như có diều, có quạ, gà bố, gà mẹ sẽ gọi các con về trốn dưới chân và dưới cánh của mình.
—o—
Giàu lợn nái, lãi gà con
Gà đẻ rất nhiều, gà bố mẹ đem về nuôi ban đầu là gốc, gà con sinh ra từ gà bố mẹ là lãi.
—o—
Trên trời có ông sao dâu
Hạ giới cô đầu có cái lưỡi gà con
Nhà nho có cái đục cùn
Bài này nói về thời mạt vận, giai đoạn kết thúc chu kỳ, khi mọi thứ đánh mất đi đặc trưng gốc của nó, mà chính là thời hiện tại
– Trên trời có ông sao dâu : Sao dâu là sao ở đường biên chân trời hoặc sao sắp lặn. Trên trời có ông sao dâu, là trên trời chẳng có ông sao nào, hoặc nếu có thì mờ nhạt ở biên chân trời sắp biến mất.
– Hạ giới cô đầu có cái lưỡi gà con : Cô đầu làm nghề hát xướng, miệng lưỡi cô đầu phải rất mạnh, trong khi lưỡi gà con thì rất ngắn, rất yếu chỉ kêu chiêm chiếp được thôi.
– Nhà nho có cái đục cùn : Nhà nho chỉ biết viết chữ không khéo làm việc chân tay nên đục của nhà nho là đục cùn.
—o—
Giàu nuôi lợn nái,
Nghèo nuôi chó cái, gà con
Nắng lên cho mối bắt gà
Một trăm đàn bà đánh giặc cho vua
Con tép nó kẹp con cua
Một bầy cá mại cõng rùa đi ăn
Chồn đèn cắn cổ chó săn
Chuột kêu chút chít, đòi ăn con mèo
Chó chạy, chồn rượt đuổi theo
Chuột gặm chân mèo, muỗi đốt cánh dơi
Cây cao bóng mát chơi vơi
Gà con tha quạ lên ngồi cành tre
Con voi ấp trứng sau hè
Gà con đi kiện, vịt què vô Nha
Nực cười rết nuốt trứng gà
Đàn ông có chửa, đàn bà có râu
Trai tơ sắm cối giã trầu
Bà già bạc đầu nằm ngửa trong nôi
Chẳng tin đốt đuốc mà coi
Thầy chùa đang ướp cá mòi nấu chay
Đây là bài vè ngược.
– Giàu nuôi lợn nái, Nghèo nuôi chó cái, gà con : Lợn nái là lợn già ăn cơm thừa, canh cặn, cám bèo, lại sinh được con, nhà nghèo cũng nuôi được. Gà con rất khó nuôi dễ chết vì cần có gà mẹ, nên nhà nghèo có nuôi cũng phải nuôi gà trống gà mái mà đã tự kiếm ăn và tự bảo vệ được rồi.
– Nắng lên cho mối bắt gà : Mối là thức ăn của gà.
– Gà con tha quạ lên ngồi cành tre : Quạ thường tha gà con lên cành cây, để ăn thịt.