NGÀY ĐÔNG CHÍ & TIẾT ĐÔNG CHÍ

Loading

NGÀY ĐÔNG CHÍ LỚN NHƯ MỘT NĂM
Ngày đầu tiên của tiết Đông Chí là ngày Đông Chí.
Một năm có hai ngày Chí là Hạ Chí và Đông Chí. Chữ Chí trong Hạ Chí và Đông Chí không chỉ có nghĩa là giữa mùa hạ, giữa mùa đông, mà còn có nghĩa là đã đạt đến điểm cùng cực.
Người ta thường nói, “Ngày đông chí lớn như một năm.” Lịch pháp thời Thượng cổ lấy “Đông chí trước nửa đêm ngày Giáp Tý tháng 11 (Hoàng lịch) làm Lịch nguyên (khởi điểm của chu kỳ lịch pháp)”. Ban đầu, lịch pháp chính là lấy Đông chí làm ngày đầu năm mới chế định. Đến thời nhà Chu và nhà Tần, cũng lấy tháng có ngày Đông chí làm tháng đầu tiên. Sau này, khi Hán Vũ Đế thay đổi lịch Thái Sơ, lấy tháng Dần là tháng Một, bắt đầu một năm mới bằng Tết Nguyên Đán.
Trong “Sử ký” gọi Đông chí là “sơ tuế” (bắt đầu một năm). Điều này cũng phản ánh lịch pháp và phong tục dân gian lấy “Đông chí” làm ngày bắt đầu một năm thời Thượng cổ. Một số thành ấp có lịch sử lâu đời vẫn giữ phong tục dân gian đón năm mới vào ngày Đông chí này, nên ngày Đông Chí có một số phong tục y như ngày mùng Một của Tết Nguyên Đán.
Trong ngày mùng Một đầu năm, nên thống nhất tất cả mọi ý chí để làm những việc có ý nghĩa nhất, mở đầu cho cả một năm có ý nghĩa sắp tới.
—o—o—o—o—o—
TIẾT ĐÔNG CHÍ CHỚ CHO MƯỢN CHỒNG
Đông Chí là tiết khí giữa mùa đông, tiết khí số 22. Sau Đông Chí là Tiểu Hàn rồi đến Đại Hàn, tiết khí số 24 tiết khí cuối cùng của năm. Tết Nguyên Đán rơi vào tiết Đại Hàn.
Ca dao có hai bài rất lạ lùng về khoảng thời gian cuối cùng của năm âm lịch này
Làm thân con gái phải lo
Đại hàn, đông chí chớ cho mượn chồng
—o—
Mượn vàng mượn bạc thì cho
Đại hàn, đông chí không cho mượn chồng
Cho mượn chồng là thế nào ? Tại sao Đại Hàn, Đông Chí lại không cho mượn chồng ? Cuối năm mà các bà các cô không quản lý chồng chặt, thì các ông sẽ rất dễ có con riêng ? Đây có phải ý muốn nói của bài ca dao này.
Đông Chí là thống nhất ý chí của nước số đông bằng lửa. Nước không chỉ đông lại thành giọt sương qua tiết Sương Giáng, thành bông tuyết qua tiết Tiểu Tuyết, Đại Tuyết, mà nước thực sự đông lại thành khối thống nhất trong tiết Đông Chí, là lúc mà lửa ý chí đạt tới đỉnh cao.
Bào thai chính là một biểu tượng của khối nước đông đảo các giọt nước thống nhất ý chí như vậy, phát triển lên từ sự thống nhất ý chí của trứng và tinh trùng mà sinh ra giọt nước hợp tử.
Đại hàn và tiểu hàn là hai tiết liên quan đến hàn. Hàn có thể dùng nước và lửa, nước đi với mộc và lửa đi với kim.
Hàn mộc thuỷ là hàn gắn những thứ có tính mộc mà bị khô nứt nẻ và đứt rời ra vì thiếu nước bằng nước. Hàn nước giống như là vá lại áo rách, buộc nối lại các chỗ đứt.
Từ “cơ hàn” liên quan hàn mộc thuỷ. Trường hợp này các cơ bị hàn vào nhau, khiến con người bị cơ hàn bên trong thì chết đứng không vận động được mà bên ngoài thì không nắm được cơ hội.
Có ăn thiếp ở cùng chàng
Không ăn thiếp tếch, cơ hàn thiếp lui
—o—
Chim khôn đừng nệ kiểng tàn
Gái khôn đừng nệ trai cơ hàn mà xa
—o—
Trách trời sao ở chẳng phân
Làm chi ngập lụt, cho dân cơ hàn
—o—
Người ta bán vạn, buôn ngàn
Em đây làm giấy cơ hàn vẫn tươi
Dám xin nho sĩ chớ cười
Công em khó nhọc, giấy người viết thơ.
—o—
Nhà em quay mặt ra sông
Sau lưng vườn ổi mẹ trồng khi xưa
Mẹ em tần tảo sớm trưa
Mẹ mong con lớn, ổi vừa chín cây
– Nhà anh ở phía hướng Tây
Cha anh làm ruộng từ ngày đất hoang
Thương em trong cảnh cơ hàn
Ngày qua tháng lại tình thêm nặng tình
Hàn kim hoả là hàn gắn kim loại bằng hoả lực. Hàn lửa là một kỹ thuật cơ khí.
Nồi đồng có lủng thì hàn
Nồi đất có bể quăng ngang hàng rào
Nồi đồng được hàn bằng lửa khi sản xuất và tái hàn khi bị hỏng. Nồi đất chỉ hàn được một lần trong nước khi nặn đất sét và trong lửa khi nung đất sét, còn sau đó mà đã vỡ là phải bỏ, không thể hàn được nữa.
Bấy lâu ta vẫn đi hàn
Gánh rương gánh bễ gánh than gánh đồng
Hàn từ xứ bắc xứ đông
Bao nhiêu khí dụng ta cùng hàn cho.
Thợ hàn ngày xưa gánh quang gánh hai đầu, một đầu đựng đồng và dụng cụ hàn, một đầu là bễ than. Nhà nào có đồ cần hàn thì gọi thợ vào hàn giúp cho.
Câu hỏi là đại hàn và tiểu hàn thì liên quan gì đến cho mượn chồng ?
Đầu làng cây duối,
Cuối ngõ cây đa
Đàng cái ngã ba,
Anh đây thợ hàn
Con gái mười bảy hăm ba
Hai mươi, hăm mốt đem ra anh hàn
Nụ này lớn lỗ hao than
Đồng đâu anh đổ cho tràn lỗ ni
Hết đồng, thì anh pha chì
Anh hàn cho một chặp chì ì mặt ra
Bài ca dao này sử dụng ẩn dụ : người con gái mười bảy hăm ba là cái nồi đồng thủng, và người đàn ông là thợ hàn vá lỗ thủng.
Năm xưa anh ở trên trời
Đứt dây rớt xuống làm người trần gian
Năm xưa anh vẫn đi hàn
Là nghề truyền kiếp tông đàng nhà ta
Anh hàn từ nồi bảy, nồi ba
Gặp cô mười tám đem ra anh cũng hàn
Cô này to lỗ, tốn than
Đồng đâu mà đổ cho giàn lỗ ni
Hết đồng anh lại pha chì
Anh hàn chín tháng, cô thì thụ thai
Sinh được thằng bé con trai
Về sau giống bố, gặp ai cũng hàn.
Bài này tương tự như bài trên nhưng ý tứ rõ hơn nhiều, rằng sau khi anh thợ hàn, hàn lỗ thủng cho cô nồi đồng trong chín tháng thì cô mới thụ thai và sinh ra thằng bé con trai. Anh thợ hàn là bố đẻ của đứa con của cô nồi đồng. Vấn đề là anh thợ hàn không đơn giản chỉ hàn cho cô nồi đồng một lần mà cô sinh con được mà phải hàn liên tục trong chín tháng cùng với cô nồi đồng luôn.
Một lần nữa, chúng ta thấy rõ ràng rằng “Đại hàn, đông chí chớ cho mượn chồng” là đúng.
—o—o—o—o—o—
ĐÔNG CHÍ DƯƠNG SINH XUÂN LẠI TỚI
Trong ba tiết khí cuối năm, các trường điện từ của Trái đất cũng như của các sinh vật trong đó con người không những rất mạnh mà còn rất thống nhất. Cho nên có câu “Đông chí dương sinh xuân lại tới”. Dương khí được sinh ra trong Đông Chí và dương khí này tạo ra khả năng sinh sản của mùa xuân.
Vậy chuyện “cho mượn chồng” trong tiết Đại Hàn, Đông Chí là thế nào ?
Chuyện mượn chồng xảy ra khi thể điện từ trường của người chồng không chỉ khớp với người vợ mà còn khớp với người phụ nữ khác. Nếu anh ta ngoại tình với người phụ nữ này thì trong một số điều kiện thuận lợi thì họ có khả năng có con.
Trong giai đoạn Đại Hàn, Đông Chí, khả năng có con với người bình thường không khớp điện từ trường, không phải vợ chồng với nhau, nói cách khác là khả năng mượn điện từ trường để sinh con tăng lên rất cao.
—o—o—o—o—o—
NỒI ĐỒNG & NỒI ĐẤT
Xin quay lại bài ca dao về nồi đồng và nồi đất, mà nghe tưởng là đơn giản hiển nhiên nhưng thực ra cực kỳ phức tạp khi
– Nồi là ẩn dụ của vùng xương châu, vùng tuyến tinh chủ về sinh sản
– Cô nồi đất là thể xác hay thể vật lý & cô nồi đồng là thể phách điện từ hay thể tinh anh
Trong chuyện Tấm Cám thì Cám là cô nồi đất và Tấm là cô nồi đồng. Cô Tấm giữ thể điện từ nên có lực hút tự nhiên về âm dương với hoàng tử.
Ca dao tục ngữ có nhiều bài về nồi đồng và nồi đất mà là ẩn dụ về cặp thể xác và thể phách Ẩn dụ này lý giải cho việc vì sao có rất nhiều bài ca dao về hai loại nồi này ngoài bài ca dao nói trên.
Chúng ta hãy cùng điểm lại các bài ca dao về cặp nồi đồng – nồi đất
NỒI ĐỒNG – NỒI ĐẤT
Nồi đồng nấu ốc
Nồi đất nấu ếch
—o—
Nồi đồng có lủng thì hàn
Nồi đất có bể quăng ngang hàng rào
—o—
Ba má em không tham nơi nồi đồng thịt xắt
Mà chịu nơi cơm hẩm, nồi đất, muối rang
Một mai có thất cơ lỡ vận, thì thế gian khỏi chê cười
—o—
Gió phất phơ, ngọn cờ phơ phất,
Nồi đồng trôi, nồi đất cũng trôi,
Anh với em duyên nợ rã rời,
Để cho người khác đứng ngồi với anh.
Nữ là thuỷ, nên với nữ “Nồi đồng trôi, nồi đất cũng trôi”
—o—
Ngọn cỏ phất phơ, ngọn cờ phơ phất,
Nồi đồng sôi, nồi đất cũng sôi,
Anh với em duyên nợ hết rồi,
Để cho người khác đứng ngồi với em.
Nam là hoả, nên với nam “Nồi đồng sôi, nồi đất cũng sôi”
—o—
Ngọn cờ phất ngọn lau cũng phất
Nồi đồng sôi nồi đất cũng sôi
Hai ta duyên nợ thề bồi
Dù xa nhau đi nữa chỉ tại ông trời không xe
—o—
Ngọn cờ phất, ngọn lau cũng phất
Nồi đồng sôi nồi đất cũng sôi,
Bậu với qua duyên nợ rã rời
Tới lui chi nữa, đứng ngồi uổng công.
—o—
Kho tiêu cá bống thêm giòn
Trã đất sợ bể, nồi đồng sợ kêu
Tay bưng cá bống kho tiêu
Bao nhiêu cay đó, bấy nhiêu ân tình
—o—
Đồn rằng cấy lũ thì vui
Ta rủ được người ta bán lợn đi
Quan năm, quan tám ngại chi
Dù đắt dù rẻ quản chi đồng tiền
Nồi đồng đem gửi láng giềng
Nồi đất để đó, chẳng phiền chẳng sao
Cổng thì rấp chông, rấp rào
Đêm khuya thanh vắng ai vào chi đây
Còn một con khuyển nhà nầy
Nếu đem đi gửi nó hay trở về
Hay là làm thịt quách đi
Gói mo luộc kỹ đem đi ăn đường!
—o—
Tổ cha nó
Cái thằng ăn cắp
Nó bắt con gà vàng khoan cổ
Con gà nổ khoan lông
Nó nấu nồi đồng
Nó nấu nồi đất,
Nó ăn lật đật
Nó trật xương quai
Nó lòi bản họng
Mà nó cứ tọng vô mồm
Cái mồm thối mồm tha
Mồm ma mồm quỷ
Mồm đĩ mồm chó
Tổ cha nó!
—o—o—o—
Ca dao, tục ngữ có rất nhiều bài về các loại nồi đồng khác nhau
NỒI ĐỒNG
Nồi đồng cối đá
Cối đá giống như nồi đất không hàn được nhưng xịn hơn nồi đất ở điểm nó không thể nào mà vỡ được, tuy rằng cối đá có thể mòn nhưng mà lâu lắm. “Nồi đồng cối đá” đại diện cho những thứ rất bền vững, dùng mãi không hỏng.
—o—
Trai tơ lấy gái goá chồng
Như mua nồi đồng đem nấu cám heo
—o—
Nồi đồng đúc lại nên niêu
Gió to gió cuốn đưa diều lên mây
—o—
Nồi đồng thổi gạo tám xoan
Mở ra cơm trắng thơm vang cả nhà
—-o—
Nồi đồng, kiềng sắt, than lim
Đến khi lửa bọn phải tìm rơm nhen
—o—
Ai vơ rơm rác thì vơ
Nồi đồng kiềng sắt đợi chờ than lim
—o—
Tiếc thay hạt gạo tám xoan
Thổi nồi đồng điếu, lại chan nước cà
—o—
Nồi nát về lại Cầu Nôm
Con gái nỏ mồm về ở với cha
—o—
Nồi đồng lại bị thủng trôn
Con gái nỏ mồm về ở với cha
—o—
Vuốt hột nổ
Đổ bánh xèo
Xáo xác vạc kêu
Nồi đồng vung méo
Cái kéo thợ may
Cái cày làm ruộng
Cái thuổng đắp bờ
Cái lờ thả cá
Cái ná bắn chim
Cái kim may áo
Cái giáo đi săn
Cái khăn bịt trốc
Cái nốc đi buôn
Cái khuôn đúc bánh
Cái chén múc chè
Cái ve múc rượu.
—o—
Trèo lên Ba Dội tôi coi
Bốn dội tôi ngồi năm dội tôi trông
Nồi đồng lại úp vung đồng
Con gái xứ Huế lấy chồng Đồng Nai
—o—
Nồi đồng thì úp vung đồng
Con gái xứ Bắc lấy chồng Đồng Nai
—o—
Nồi đồng mà úp vung đồng
Lựa sao cho được anh chồng có duyên
—o—
Làng Chè vui lắm ai ơi
Một ngày hai bữa chỉ ngồi ăn không
Việc làm đã có ông chồng
Đúc một nồi đồng nuôi chín miệng ăn.
—o—
Con mèo con chó có lông
Bụi tre có mắt, nồi đồng có quai
—o—
Nhà em không hiếm chi hoa
Chanh chua, chuối chát, cải cà nhiều hung
Cây lê, cây lựu, cây tùng
Ba bốn cây đứng đó tứ tung một vườn
Sau hè có đám hành hương
Trong nhà có mấy cái rương đựng đồ
Đựng thời chén sứ, dĩa, tô
Gạo lúa nhe giã trắng nấu nồi đồng mắt cua
Bữa ăn chả lụa, nem chua
Đũa mun bịt bạc, có thua chỗ nào?
—o—
Nồi đồng dễ nấu
Chồng xấu dễ sai
—o—o—o—
HÀNG NỒI
Trong 36 phố phường của Kẻ Chợ không có hàng nồi, nhưng ca dao tuc ngữ thì có hàng nồi mà là chủ nhân của những cái nồi
“Cậy gần hàng nồi” là ẩn dụ gắn với câu ca dao chê bai sự thô thiển trong quan hệ tình dục của người đàn ông cậy sức và cậy thế của mình
Cậy gần hàng nồi, đấm buồi vào niêu
“Vung hàng nồi” là ẩn dụ khác khó hiểu hơn nhiều
Ai về Giáp Nhị năm xưa
Chê ao thối đặc, chê mưa ngập làng
Chê nhà mái dột, vách tàn
Chê lúa mọc mậm đầu làng, cuối thôn
Giờ về Giáp Nhị một hôm
Khen rau muống tốt nhiều hơn lá rừng
Khen ao lắm cá vẫy vùng
Khen nhà ngói đỏ như vung Hàng Nồi
—o—o—o—o—
Chia sẻ:
Scroll to Top