NỒI ĐỒNG NẤU ỐC, NỐI ĐẤT NẤU ẾCH

Loading

Dân gian có câu
Nồi đồng nấu ốc
Nồi đất nấu ếch
Câu này được biết đến là để luyện lưỡi. Bắt đầu hãy nói chậm và rõ từng tiếng, sau đó lặp lại với tốc độ tằng dần. Kết quả là bạn sẽ bị líu lưỡi, càng cố đọc đúng thì càng đọc sai loạn lên, nồi đồng thì nấu sang ếch, nồi đất thì nấu sang ốc, khi bạn cố gắng hơn nữa thì nồi ếch nấu đất luôn, rồi thì nồi gì nấu cái gì cũng không biết nữa
Tưởng tượng câu ca dao rất đơn giản này biến thành một mô hình nguyên tử Deuteurium có 1 neutron, 1 proton, 1 photon. Hình dung có một cô nàng electron đang bay trong nguyên tử Deuteurium với 1 chàng nồi đất neutron và 1 chàng nồi đồng proton cùng nhau ở hạt nhân. Chàng nồi đất dang tay chân xoay cô nàng quay tròn quanh mình, nghĩa là bắt cô nàng làm votron ếch; còn chàng nồi đồng thì kéo cô nàng lại gần mình, rồi lại đẩy cô nàng ra xa mình theo quỹ đạo số 8 như đang khiêu vũ, lúc này cô nàng là ốc electron. Yêu cả hai anh, cô nàng phải liên tục bật tắt các trạng thái, ếch lúc theo anh này, ốc lúc theo anh kia. Ngay khi cân bằng được hai anh chồng này, nàng trờ thành hạt âm thanh phonon và nhận ra anh chàng thứ ba là hạt ánh sáng photon, mà vẫn âm thầm đỡ cho nàng giữ được cân bằng trong trò chơi tình ái dễ mất mạng này. Qúa hạnh phúc nàng bay vào lòng anh photon, ngay lúc đó nàng biến thành neutron và nhận ra thực ra mình đang và vẫn luôn ở trong vòng tay của anh votron.
Một chu trình vận hành của electron như vậy gọi là một kỷ nguyên nguyên tử.
Cả bốn anh chàng thống nhất với nhau tạo nên một vị thần tên là Khai nguyên. Vị thần này trông giống một diễn viên tuồng, đúng hơn là các diễn viên tuồng hoá trang theo biểu tượng Khai Nguyên, với giầy xuống, 2 chân đi giầy xuống, 1 đi nước và 1 đi lửa, vai buộc chéo 2 cái cờ mà có thể tháo ra để múa hô phong hoán vũ, mặt tô các trạng thái khác nhau.
Cái nồi là hệ nguyên tử.
– Đố bạn biết ốc nấu bởi nồi đồng là gì ? Đó là các lốc xoáy khí gọi là vũ, xoay quanh proton. Anh nồi đồng là vị thần hô phong hoán vũ, anh tạo ra các vũ điệu của các đường sức từ với em yêu. Con ốc là sự kết hợp của trục âm dương proton và lốc xoáy từ trường votron.
– Đố bạn biết ếch nấu bởi nồi đất là gì ? Bạn cứ dang hai tay hai chân như chữ X, tim bị găm cứng lại và bạn sẽ thấy mình giống con ếch chết khô, chỉ có da bọc xương. Con ếch là sự kết hợp của cấu trúc cây photon và tâm neutron mà từ đó phân ra các nhánh cây.
– Vật lý gọi lực do nồi đồng nấu ốc là lực hạt nhân mạnh và lực điện từ.
– Vật lý gọi lực do nồi đất nấu ếch là lực hạt nhân yếu và lực hấp dẫn.
Hãy kể câu chuyện này không theo ngôn ngữ ca dao, cũng không theo ngôn ngữ vật lý hạt, mà theo ngôn ngữ huyền sử. Ngày xưa ngày xưa, có một nàng công chúa kiều diễm tên là Mỵ Nương. Một ngày vua Hùng Vương thứ 18 ra ngã ba Bạch Hạc, truyền đi hịch thi tài kén rể. Người đầu tiên đáp lại tức nhiên là Thuỷ Tinh, vì Bạch Hạc chính là lối vào Động Đình Cung của Long Vương hay là các lốc xoáy vũ. Người đến xin thi tài tiếp theo là Sơn Tinh, vì ngã ba Bạch Hạc nằm giữa hai dãy núi Ba Vì và Tam Đảo. Sơn Tinh là Tản Viên thắng Thuỷ Tinh là Long Vương. Tản Viên nồi đồng hợp nhất với Long Vương nồi đất khi tìm được “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” và lấy được Mỵ Nương. Lúc này Quý Minh là cổ loa ốc Diêm Vương, Cao Sơn là hoàng tử ếch Ngọc Hoàng xuất hiện hai bên Tản Viên. Câu chuyện diễn biến y hệt như trên nhưng theo trình tự ngược lại. Hệ nồi lúc này trụ chính bởi Tản Viên.
Hãy kể câu chuyện này theo phiên bản bào thai. Nồi là hệ bào thai. Nồi đồng nấu ốc là bào thai nhìn theo hệ nhau. Nồi đất nấu ếch là bào thai nhìn theo hệ thân. Ngọc Hoàng là thân. Diêm Vương là nhau. Tản Viên là rốn. Long Vương là bào.
Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch là cấu trúc đơn vị của vũ trụ, cho nên ở tầng vi mô hay tầng vĩ mô, bạn nào có thể thấy cấu trúc này.
Câu chuyện “Nồi đồng nấu ốc, nồi đất nấu ếch” có phiên bản lượng tử, nguyên tử, tế bào, cơ thể, bào thai, đất nước, châu lục, Trái đất, thái dương hệ, vũ trụ hệ…. vì ở đâu cũng có nồi đồng nấu ốc và nồi đất nấu ếch hết.
Nếu bạn có thể nói trôi chảy “Nồi đồng nấu ốc. Nồi đất nấu ếch”, không chỉ vì lưỡi dẻo mà vì bạn thực sự hiểu được vận hành của cái nồi này trong chính mình, bạn sẽ nổi được lửa Khai Nguyên mà mạnh nhất vào ngày Đông Chí.
Chia sẻ:
Scroll to Top