MÈO & CHUÔT CHUNG DÒNG MÁU DI TRUYỀN ĐẰNG CHA
Chiến lược mà chuột đối phó với mèo là chiến lược bầy đàn, chiến lược giống loài, kiểu mèo và chuột vẫn có thể có thoả hiệp trong các tình huống cụ thể. Đây là vận hành cực kỳ mở và linh hoạt của chuột. Bức tranh đám cưới chuột thể hiện việc đàn chuột đi cống nạp thức ăn (chủ yếu là cá) cho mèo, để mèo tha cho chuột mùa kết đôi sinh sản. Bởi vì chuột sinh sản rất nhanh, sau đó mèo sẽ vẫn thừa thức ăn chuột.
Ở góc độ dòng máu di truyền chuột và mèo dường như có chung tổ tiên, và những con chuột tổ nhận thức được rõ ràng điều đó, chứ không phải mèo. Chuột đi đường tính nam, lại đứng ở nơi giao luồng vận hành, hoa thị dòng máu, nên nhận thức và ký ức về giống loài xuyên suốt, trong khi mèo chỉ có bản năng sống lịnh hoạt trong từng hoàn cảnh mà không có ký ức giống loài tốt.
Về ý thức giống loài, biết mình là ai, tổ tiên mình là ai, chuột đạt mức giác ngộ mà loài người thua xa. Đó là ý nghĩa của bài đồng dao
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.
Chú chuột đi chợ đàng xa.
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!
Cha của con mèo chắc chắn cũng là gia tiên nhà chuột, chuột biết rõ điều đó. Thờ cúng tổ tiên là hành vi đòi hỏi một nhận thức về giống loài cực kỳ phát triển mà chỉ con người có được. Còn chuột có năng lực kết nối trực tiếp với tổ tiên. Đó mới là bản chất của thờ cúng tổ tiên mà thày bà đạo mẫu hay các nhà tâm linh tự tuyên bố còn không làm được. Hơn nữa năng lực này của chuột đạt mức có thể kết nối về tổ tiên rất gốc giữa chuột và mèo, mà rất có thể là tổ tiên của toàn bộ 12 con giáp.
Chuột và mèo chung dòng máu khác nhưng khác dòng máu mẹ. Vậy tổ tiên dòng máu cha của mèo và chuột là ai ? Chuột cũng biết luôn nên mới phải đi chợ đàng xa chuẩn bị đúng chính xác đồ cúng giỗ
– Mắm là sản phẩm làm từ cá và muối biển
– Muối là sản phẩm làm từ nước biển
Vậy chắc chắn tổ tiên của mèo và chuột là sinh vật dưới biển.
Trí tuệ của chuột rõ ràng không phải thứ trí tuệ bản năng chỉ để làm sao có được nhiều thức ăn để ăn cho no cái bụng và ngủ cho yên tâm, như con lợn, hay để sống được trong moi hoàn cảnh tự nhiên và xã hội như trâu, mà là một trí tuệ xuyên suốt về bản chất thống nhất của các sự sống.
Kiếp sau xin hãy làm chuột. Kiếp này hãy quý giấc ngủ đêm, mà sẽ cho bạn ít nhiều trí tuệ của chuột.
CON GIÁP TÝ
===
CÒN CHẠY LÀ CÒN SỐNG
Chuột là con vật có thể di chuyển trên các dạng địa hình đa dạng nhất so với bất kỳ con vật nào trong bảng địa chi.
– Đào hang và đào hầm để đi dưới đất
– Trèo leo trên các địa hình dốc ngược thậm chi trên trần nhà
– Chạy trên dây
Khả năng đi lại trên mọi địa hình này của chuột là nhờ chân nó cực kỳ mềm mai, có thể nắm giữ mọi địa hình.
Chuột gắn với hành động chạy, miễn sao còn chay, và cũng có lúc chạy cùng đường
Chân bị chuột rút : chuột rút là vì cơ bị co nổi lên như con chuột, mà cũng là vì chuột rút đi thì hết đường chạy
Chuột chạy cùng sào : chạy đến điểm chơi vơi không thể chuyển tiếp được sang đường khác
Bày đường cho chuột chạy
“Chuột chạy cùng đường” đối xứng với “Tắc ty” là hai trạng thái … chết vận hành, bởi vì với chụột thì còn chạy là còn sống và với rắn còn uốn éo thông suốt trôi chảy là còn sống.
Chuột giống rắn ở điểm là không cần gan dạ hay dũng cảm đối đầu, mà cần nhanh nhạy để chạy. Nên nhát gan bỏ chạy mới là sự khôn ranh của chuột và luồn lách né tránh xuyên suốt mới là sự trung trực của rắn
Khôn như chuột
Ranh như chuột
Nhanh như chuột
Gan chuột nhắt
Gan chuột khoác lốt hổ
Trốn (lủi) như chuột
Len lét như chuột ngày
Thì thụt như chuột ngày
Điểm khác biệt của chuột và rắn là
– Chuột chạy thẳng rồi chia nhánh muôn ngả, miễn sao cuối cùng về nhà, rắn chạy hình sóng một hướng, cuối cùng rắn chạy tuần hoàn vòng tròn. Sơ đồ chay của chuột là ma trận chia nhánh dạng cây, còn sơ đồ chạy của rắn là các vòng cung sóng.
– Chuột chạy như bay, dường như chỉ tiếp đất bằng các cung sóng âm nối tiếp (chuột chạy như tàu hoả siêu tốc chạy trên đệm từ), rắn chạy cũng nhanh, nhưng tiếp đất kiểu tiếp xúc bề măt, tạo ra vận hành dạng bò sát
Bởi vì rắn quá giống chuột về chiến lược vận hành, nên rắn hoá giải được năng lực chạy của chuột, và rắn ăn được chuôt.
Hai kẻ thù chính của chuột đều khắc chế được khả năng chạy của chuột theo cách khác nhau nhưng đều sử dụng vận hành vòng cung để cắt ngang đường chuột chạy, từ đó khắc chế chuột
– Rắn chạy hình sóng luồng lách rồi nhào vào mổ chuột
– Mèo không chạy, mà đứng một chỗ tạo vòng tròn 360 độ quanh tâm là chính nó, và từ đó xác định cung chính xác để vồ chuột
CHỖ NÀO CŨNG MÒ ĐƯỢC TỚI
Chuột nổi tiếng là thông minh, để có thể tìm kiếm thức ăn ở bất kỳ đâu, nhưng lại không bi chết kẹt ở chỗ đó
– chỗ nào cũng có thể mò tới
– chỗ nào cũng có thể ẩn nấp
– có thể vượt qua các loại bẫy
– có thể chạy trốn từ bất kỳ đâu
Chuột tìm thấy những chỗ để thức ăn của người dù tưởng được bảo vệ kỹ càng
Chuột sa chĩnh gạo
Chuột sa lọ mỡ
Chuột chui bồ thóc
Chuột chuội bồ thóc
Bắc đường cho chuột lên kho
Bắc thang cho chuột vào vựa thóc
Chuột rất khôn ranh, bắt nó không dễ. Nó có khả năng bắt nhịp vào vận hành của rất nhiều con khác, rồi lại rút ra. Cho nên chuột được dùng để chi các hành vi làm giả vận hành, mà đến lúc trải nghiệm hay kết thúc vân hành mới biết
Đầu voi đuôi chuột
Trò chim chuột
Chuột đội vỏ trứng
Treo chuột lang, bán cầy chó
Mướp đắng giả dưa chuột, mạt cưa giả cám, hai bên một phường
Chuột nếm dấm/Chuột chù nếm (nhấm, uống) giấm.
Chuột chù đeo đạc
Chuột chù lại có xạ hương
Da chuột căng làm trống
Voi đú, chó đú, chuột chù cũng nhảy cẫng
Bắt chuột thì cứ truột đi, vuột đi, tuột đi… lại còn làm hỏng những thứ khác
Bắt chuột thấy đuôi
Ném chuột vỡ chum
Ném chuột sợ vỡ đồ,
Ném chuột còn ghê cũi
Đánh chuột coi chừng đổ vỡ.
CHỈ VÌ ĂN MÀ GÂY THÙ CHUỐC OÁN
Chuột là loài bị săn và cũng là loài đi săn. Thức ăn của chúng gồm cả thực vật, đông vật và côn trùng và thức ăn của loài khác bao gồm thức ăn của con người. Một khi bị đói chuột sẽ rất liều lĩnh
Chuột đói cắn càn
Chuột phải đối phó với một số lượng kẻ thù có thể gọi là kỷ lục so với các loại động vật khác.
Canh giờ Tý (23h-1h) là giữa đêm, bời vì đêm là giờ chuột đi kiếm ăn. Nếu con trâu (canh giờ Sửu 1-3h) toàn bị chê là ngu với chậm, thì con chuột đều được công nhận là khôn và nhanh. Chuột ngược với trâu
– trâu chỉ ăn cỏ, không tranh ăn với ai, chuột ăn mọi thứ và tranh ăn với mọi loài, đặc biệt khi con người áp đảo các giống loài khác, thì chuột không có cách nào khác là tranh ăn với người, đối đầu với người
– trâu tạo thức ăn cho người, chuột ăn thức ăn của người
Cho nên, con trâu không có kẻ thù thì con chuột có rất nhiều kẻ thù, kẻ thù trên trời, kẻ thù dưới đất.
Nhiều loài ăn chuột trong đó có mèo, rắn và chim. Kẻ thù truyền kiếp của chuột là mèo, ở canh giờ Mão (5-7h).
Giả mèo giả chuột
Rình như mèo rình chuột
Mèo vườn chuột/Vờn như mèo vờn chuột/Mèo bắt được chuột còn vờn
Nuôi chó giữ nhà, nuôi mèo diệt chuột
Chuột khôn có mèo hay
Chân ngay bắt cò, chân co bắt chuột
Mèo mẹ bắt chuột cống, mèo con bắt chuột con;
Mèo lớn bắt chuột lớn, mèo bé bắt chuột bé;
Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ; Mèo nhỏ bắt chuột nhắt;
Mèo mẹ bắt chuột con, Mèo con bắt chuột cống, Mèo nhỏ bắt chuột to
Voi đóng ngõ hạng, mèo nhỏ bắt chuột con.
Mèo khóc chuột/Mèo già khóc chuột
Mèo già thua chuột nhắt…
Mèo đuổi gặp chuột chết
Sắc nanh chuột dễ cắn cổ mèo
Chuột sa cũi mèo
Chuột gặm chân mèo
Chuột cắn dây mèo
Giết một con mèo cứu vạn chuột,
Mèo vắng nhà chuột ca hát/Mèo ra cửa chuột xướng ca
Rắn ở canh giờ Tỵ (9-11h) cũng bắt nhiều chuột. Tuy rắn ở canh giờ ban ngày nhưng rắn toàn hoạt động ban đêm và bắt chuột ban đêm.
Nhiều loài chim săn mồi săn chuột như chim cú mèo, chim đại bàng, chim ưng …. bởi vì chuột chạy rất nhanh nhưng lại không bay được, nên chim từ trên cao có thể đoán luồng chạy của chuột và bổ nhào xuống bắt chuột
Nhiều người cũng coi chuột là kẻ thù tìm cách diệt trừ, bởi nguyên nhân là chuột tranh thức ăn với con người.
Ngoài ra, dù có rất nhiều kẻ thù, nhưng chuột vẫn sinh sôi nảy nở tốt. Kẻ thù chỉ là sự cân bằng tự nhiên của loài chuột.
SỐNG BẦY ĐÀN & KHÔNG THỂ ĐƯỢC HUẤN LUYỆN
Chuột có tinh thần tập thể cực cao. Chuột sống trong hang cùng với bầy đàn. Trong đàn chuột, những con chuột già có nhiều kinh nghiệm rất được tôn trọng.
Rắn chuột một ổ
Loài chuột đẻ con biết đào hang
Đàn chuột có hệ thống thông tin và báo động rất tốt. Chuột dùng sóng âm để giao tiếp cho nên chúng bị nhầm với dơi, hoặc dơi cũng chính chuột có cánh
Đầu dơi mặt chuột
Mắt dơi mày chuột
Nửa dơi nửa chuột
Dở dơi dở chuột
Nói dơi nói chuột
Làm dơi làm chuột
Chuột sống trong môi trường thấp, ẩm, tối
Gian nhà tối như cái hang chuột
Nhà ổ chuột
Bẩn như chuột
Ướt như chuột lột
Cho nên cách giết chuột là dùng môi trường ngược lại, là lửa
Lù dù như chuột chù phải khói
Khói như hun chuột
Cháy nhà trơ mặt chuột,
Cháy nhà ra mặt chuột,
Lửa cháy mới nhìn thấy chuột
Chuột có tính kỷ luật cao, nhưng đó là một thứ kỷ luật âm nhạc, kỷ luật nhịp điệu rất linh hoạt. Âm nhạc và nhịp điêu, mà cũng chính là trí tuệ, đồng thời là bản năng và sự bảo vệ của đàn chuôt với nhau. Những con chuột bị mèo và rắn bắt, hầu như là do đi ăn lẻ tách đàn.
Chuột có thể giả vận hành loài khác và đội lốt cấu trúc loài khác rất tốt, nhưng ngược lại các loài khác, gồm loài người không có năng lực giả chuột
Đầu voi đuôi chuột
Trò chim chuột
Chuột đội vỏ trứng
Mướp đắng giả dưa chuột, mạt cưa giả cám, hai bên một phường
Chuột sống theo bầy đàn và rất kỷ luật nhưng chúng lại không thể được huấn luyện bởi con người như hầu hết các loài vật khác, do kỷ luật bầy đàn của chuột được tạo ra do trường năng lượng của cả đàn chuột với những thành viên lão làng. Con người không thể tạo ra được môi trường giả lập đàn chuột này, nên người ta không thể huấn luyện được chuột, mà chỉ có thể đem chuột ra thí nghiêm. Chuột thí nghiêm được goi là chuột bạch.
Chuột một con có cả thế giới loài vật là kẻ thù và trâu không có kẻ thù lần nữa lại ngược nhau ở đây
– Chuột biết rõ nó là ai, nguồn gốc tổ tiên về dòng máu của nó là ai, nên nó sẽ chủ động đóng giả giống loài khác nhưng các loài khác không thể giả nó và bắt nó về đào tạo phục vụ cho giống loài mình được
– Trâu cũng biết rõ nó là ai, sao chiếu mệnh nó là cái gì, nên cho dù nó trần truồng trước tất cả, cho dù người ta dắt mũi nó đi đâu, đóng cho nó cái ách đi cày nào, cho nó vào cái chuồng nào, cho nó vận hành theo giờ giấc nào, nó vẫn đủng đỉnh, thủng thỉnh, vững vàng là nó
Trong khi con người ngày nay đứng trước nhiều vấn nạn
– Biến vận hành bên ngoài trở thành vân hành của mình, mà một ví dụ là chế độ ngủ 8h tiếng, làm việc 8h tiếng một ngày
– Con người sểnh ra là đánh mất bản thân, đánh mất chính mình, đánh mất nguồn cội, tưởng mình là trung tâm, là vô địch, nên có cái nhìn lệch lạc về sự sống muôn loài, nên cuối cùng chẳng biết mình là ai
MÈO & CHUÔT CHUNG DÒNG MÁU DI TRUYỀN ĐẰNG CHA
Chiến lược mà chuột đối phó với mèo là chiến lược bầy đàn, chiến lược giống loài, kiểu mèo và chuột vẫn có thể có thoả hiệp trong các tình huống cụ thể. Đây là vận hành cực kỳ mở và linh hoạt của chuột. Bức tranh đám cưới chuột thể hiện việc đàn chuột đi cống nạp thức ăn (chủ yếu là cá) cho mèo, để mèo tha cho chuột mùa kết đôi sinh sản. Bởi vì chuột sinh sản rất nhanh, sau đó mèo sẽ vẫn thừa thức ăn chuột. Mèo cũng rất biết điều, rất hợp tác với chuột.
Chuyên ăn uống của các giống loài cũng rất là có phép tắc, trật tự, có đi có lại, làm sao cho hợp lý cân bằng, chứ không chỉ là để thoả mãn bản năng, như con người mù quáng nghĩ rằng như thế.
Ở góc độ dòng máu di truyền chuột và mèo dường như có chung tổ tiên, và những con chuột tổ nhận thức được rõ ràng điều đó, chứ không phải mèo. Chuột đi đường tính nam, lại đứng ở nơi giao luồng vận hành, hoa thị dòng máu, nên nhận thức và ký ức về giống loài xuyên suốt, trong khi mèo chỉ có bản năng sống lịnh hoạt trong từng hoàn cảnh mà không có ký ức giống loài tốt.
Về ý thức giống loài, biết mình là ai, tổ tiên mình là ai, chuột đạt mức giác ngộ mà loài người thua xa. Đó là ý nghĩa của bài đồng dao
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.
Chú chuột đi chợ đàng xa.
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!
Chuột cũng không phải là loài chỉ biết chui rúc bẩn thỉu ban đêm như nhận thức của con người : Mèo biết rõ điều đó nên mèo không tìm chuột ở chỗ tối thấp, vào ban đêm, mà giữa ban ngày, mèo phải trèo tít lên cây cau để vươn tầm nhìn ra xa tìm chuột. Quan hệ của mèo và chuột rõ ràng như là tri âm tri kỷ, họ hàng ruột thịt, thấy người kia đi vắng là người này phải băn khoăn kiếm tìm.
Cha của con mèo chắc chắn cũng là gia tiên nhà chuột, chuột biết rõ điều đó. Thờ cúng tổ tiên là hành vi đòi hỏi một nhận thức về giống loài cực kỳ phát triển mà chỉ con người có được. Còn chuột có năng lực kết nối trực tiếp với tổ tiên. Đó mới là bản chất của thờ cúng tổ tiên mà thày bà đạo mẫu hay các nhà tâm linh tự tuyên bố còn không làm được. Hơn nữa năng lực này của chuột đạt mức có thể kết nối về tổ tiên rất gốc giữa chuột và mèo, mà rất có thể là tổ tiên của toàn bộ 12 con giáp.
Chuột và mèo chung dòng máu khác nhưng khác dòng máu mẹ. Vậy tổ tiên dòng máu cha của mèo và chuột là ai ? Chuột cũng biết luôn nên mới phải vất vả đi chợ đàng xa để chuẩn bị đúng chính xác đồ cúng giỗ
– Mắm là sản phẩm làm từ cá và muối biển
– Muối là sản phẩm làm từ nước biển
Vậy chắc chắn tổ tiên của mèo và chuột là sinh vật dưới biển.
Trí tuệ của chuột rõ ràng không phải thứ trí tuệ bản năng chỉ để làm sao có được nhiều thức ăn để ăn cho no cái bụng và ngủ cho yên tâm, như con lợn, hay để sống được trong moi hoàn cảnh tự nhiên và xã hội như trâu, mà là một trí tuệ xuyên suốt về bản chất thống nhất của các sự sống.
Kiếp sau xin hãy làm chuột. Kiếp này hãy quý giấc ngủ đêm, mà sẽ cho bạn ít nhiều trí tuệ của chuột.
MỘT TÝ LÀ BAO LÂU & BAO XA ?
Chuột thường được mệnh danh là con vật nhỏ và đúng là trong 12 con giáp nó là con nhỏ nhất
Bé (nhỏ) như chuột
Hình thon con chuột
Tý là sự thay đổi rất nhỏ về không gian và cả thời gian,
– Tý xíu
– Tý tẹo
– Tý chút
– Tý ty
– Tý hon
Một ví dụ về tý là tý là một đơn vị lượng tử, một quantum.
– TÝ = QUANTUM
Thay đổi nhỏ mà nhận thức được, mà nắm bắt được, mà vân hành được, mà làm chủ được, nghĩa là rất tinh tế
Tý là một cung vận hành rất nhỏ của thời gian
– Tý nữa : một cung thời gian đi tiếp về tương lai VD hướng về giờ Sửu
– Tý thôi : một cung thời gian nối tiếp từ quá khứ VD từ hướng giờ Hợi
Vậy vì sao có
– Tý mẹ
– Bú tý mẹ ?
Thân thể chúng ta vận hành trong thời gian, sữa mẹ chảy ra từ tý mẹ, cho em bé sơ sinh sự sống, mà sự sống ấy chảy như những giọt sữa trong sự liên tục của thời gian. Sữa mẹ cũng là máu mẹ.
Chuột có thể có được sự tinh tế trong vân hành và nhận thức như vậy là vì giống loài chuột luôn kết nối được về với dòng máu gốc, dòng máu mẹ, với bầu sữa gốc của mẹ, các đàn chuột giữ được âm nhạc giai điệu vận hành của mẹ Trái đất qua các địa chi.
CON GIÁP TÝ
Canh giờ Tý (23h-1h giữa đêm) và canh giờ Ngọ (11h-13h giữa trưa).
Tiết khí Tý Đại Tuyết & Đông Chí (giữa đông, nói chung rơi vào tháng 9-10 âm lịch) đối xứng với tiết khí Ngọ (giữa hạ, nói chung rơi vào tháng 5 âm lịch).
Các năm Tý đều là thiên can số chẵn, đối xứng với Ngọ
– Giáp (4) Tý – Ngọ
– Bính (6) Tý – Ngọ
– Mậu ( Tý – Ngọ
– Canh (0) Tý – Ngọ
– Nhâm (2) Tý – Ngọ
Con giáp Tý đối xứng với con giáp Ngọ, lấy ví dụ với canh giờ Tý (23h-1h giữa đêm) và canh giờ Ngọ (11h-13h giữa trưa)
– Tại hai canh giờ Tý Ngọ xảy ra chuyển hoá âm dương, kiểu cực dương hoá âm và cực âm hoá dương, để vận hành Tý được chuyển đổi trực tiếp được sang vận hành Ngọ, thay vì đi sang vân hành Sửu và ngược lại, vận hành Ngọ vận hành trực tiếp sang vận hành Tý, thay vì chạy tiếp vòng tuần hoàn sang vận hành Mùi.
– Canh giờ Tý có thể nhận luồng từ bất kỳ canh giờ nào chuyển sang và chuyển tiếp sang bất kỳ canh giờ nào, biến giờ Tý thành một hoa thị vận hành cực kỳ lớn. Những người mất giấc ngủ đêm đích thực sẽ có vận hành lối mòn do họ không chuyển đổi được tại giờ Tý.
– Canh giờ Ngọ với điểm Chính Ngọ cho tầm nhìn toàn giác, chính xác từ đầu đến cuối của các luồng, cho dù đầu luồng có thể bắt đầu và cuối luồng có thể kết thúc ở bất kỳ giờ, ngày, tháng, năm nào, của bất kỳ giai đoạn lịch sử, trong bất kỳ cảnh giới nào, chỉ cần có luồng.
Canh giờ Tý giống như cái một cái võng đón mọi luồng và phân mọi luồng, trong khi điểm Chính Ngọ giống như một trung tâm kiểm soát luồng
– Giờ Tý đóng vai trò vừa như một trái tim âm vừa như một cái rốn âm.
– Điểm Chính Ngọ đóng vai trò như là trái tim dương của cái rốn dương.
VÌ SAO LỌ LEM PHẢI VỀ TRƯỚC 12H ĐÊM ?
Trong truyện cổ tích Lọ Lem, chìa khoá về trục chuyển hoá âm dương giữa 12h đêm Tý và 12h trưa Ngọ thể hiện ở chi tiết
– Trước 12h đêm : các con chuột biến thành ngựa, đưa Lọ Lem đến cung điện Hoàng tử.
– Lọ Lem phải về trước 12h đêm, vì tại giờ Tý, thì hình sẽ bị phân rã về âm hoặc chuyển về hình với âm gốc hơn, nên sau 12h đêm thì
+++ Ngựa trở về thành Chuột
+++ Cỗ xe trở về thành bí đỏ
+++ Quần áo đẹp của Lọ Lem tan rã mất
Thế vì sao đôi giày của Lọ Lem để rơi trên bậc thềm của Hoàng cung lại biến thành giầy thuỷ tinh, nghĩa là đi ngược với vận hành phân rã trên ?
– Đôi giầy này trước 12h đã được nhảy trong nhạc điệu tình yêu của của Hoàng Tử và Lọ Lem.
– Tại 12h đêm ở bậc thềm hoàng cung là nơi giao giữa hoàng cung và thế giới bên ngoài, giầy của Lọ Lem chuyển thành thuỷ tinh, gốc cấu hình là cát (silic) nhờ sự kết hợp của 4 mật mã
+++ mật mã không gian bậc thềm hoàng cung của hoàng tử mà liên quan đến chu kỳ Thiên can
+++ mật mã về cấu trúc và âm nhạc trong bước đi của đôi chân của Lọ Lem, mà liên quan đến chu kỳ Địa chi
+++ mật mã tình yêu của Lọ Lem Hoàng Tử
+++ mật mã cát Silic, là chất liệu của giấc mơ đêm và bột tiên, đối xứng với mật mã carbon của cơ thể dương và vật chất ban ngày
Đôi giầy thuỷ tinh của Lọ Lem từ khi được Hoàng Tử nhặt lên có thêm mật mã bàn tay của Hoàng tử. Có câu
– Đầu gối tay ấp
– Tay bắt mặt mừng
– Tay đứt ruột (dạ) xót
– Nhắm mắt xuôi tay
Ai đi vừa giầy Lọ Lem, thì người đấy chắc chắn là Lọ Lem. Bàn chân bước đi của một người phụ nữ, thể hiện bản chất của con người ấy, về cả thân thể và tinh thần. Có câu
– Đo ni đóng giầy
– Đi guốc trong bụng người khác
Câu hỏi là
– Hoàng cung là cái gì ? Cung hoàng đạo
– Ngoài hoàng cung là cái gì ? Trái đất, các ngôi sao khác trong thái dương hệ mà là tinh chủ của các chòm sao cung hoàng đạo và các ngôi sao, các thiên hà, các vũ trụ bên ngoài cung hoàng đạo
– Hoàng tử là ai ? Vulcan
– Lọ Lem là ai ? Sao Kim ở trạng thái Hoàng hôn
– Vì sao có câu chuyện cổ tích này ? Câu chuyện tình yêu này nói về tương tác của hệ hoàng đạo và các hệ khác
Để có được câu trả lời sâu sắc hơn, chúng ta phải vào được giờ Tý trong một trạng thái mơ mơ thực thực.
Có rất nhiều điều kỳ diệu về loài chuột chúng ta không bao giờ biết được vì chúng ta tưởng rằng đó là giấc mơ. Chúng ta sống quá duy lý để chấp nhận những giấc mơ của hiện thực. Chúng ta không chấp nhận rằng mơ và thực là âm với dương, mơ và thực sống trong nhau, chuyển hoá cho nhau và là một với nhau.
Chúng ta chỉ cho rằng cổ tích là mơ, mà không biết cổ tích chính là hiện thực của con giáp Tý, và giấc mơ cùng ước mơ chính là cách để chúng ta đi vào hiện thực đó.
===
TÝ (con giáp)
– Canh giờ Tý (giữa đêm)
– Tiết khí Tý gồm Đại Tuyết & Đông Chí (giữa đông)
– Năm Tý : Giáp (4) Tý – Bính (6) Tý – Mậu ( Tý – Canh (0) Tý – Nhâm (2) Tý
– Tý xíu
– Tý tẹo
– Tý chút
– Tý ty
– Tý hon
– Tý nữa
– Một tý
– Bú tý
CHUỘT
– Chuột đồng, chuột nhà, chuột cống
– Chuột nhắt
– Chuột bọ
– Dưa chuột (cây, quả)
– Truột, tuột, chuội, vuột
– Chuột rút
– Chuột bạch
TRANH
– Tranh dân gian “Đám cưới chuột”
CỔ TÍCH
– Cổ tích “Lọ lem”
ĐỒNG DAO
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.
Chú chuột đi chợ đàng xa.
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo!
VÈ NÓI NGƯỢC
Bước sang tháng sáu giá chân,
Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi.
Con chuột kéo cầy lồi lồi,
Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong.
Vườn rộng thì thả rau rong,
Ao sâu giữa đồng, vãi cải làm dưa.
Đàn bò đi tắm đến trưa,
Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương.
Voi kia nằm ở gặm giường,
Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn.
Chuồn kia thấy cám liền ăn,
Lợn kia thấy cám nhọc nhằn bay qua.
CA DAO TỤC NGỮ
Khôn như chuột
Ranh như chuột
Nhanh như chuột
Gan chuột nhắt
Gan chuột khoác lốt hổ
Trốn (lủi) như chuột
Len lét như chuột ngày
Thì thụt như chuột ngày
Bé (nhỏ) như chuột
Hình thon con chuột
Xấu như chuột
Mặt như mặt chuột
Mắt như chuột kẹp
Nhăn như chuột kẹp
Rắn chuột một ổ
Loài chuột đẻ con biết đào hang
MÔI TRƯỜNG SỐNG
Gian nhà tối như cái hang chuột
Nhà ổ chuột.
Bẩn như chuột
Ướt như chuột lột
Lù dù như chuột chù phải khói
Khói như hun chuột
Cháy nhà trơ mặt chuột,
Cháy nhà ra mặt chuột,
Lửa cháy mới nhìn thấy chuột
Đầu voi đuôi chuột
Treo chuột lang, bán cầy chó
Trò chim chuột
Chuột đội vỏ trứng
Mướp đắng giả dưa chuột, mạt cưa giả cám, hai bên một phường
Chuột nếm dấm/Chuột chù nếm (nhấm, uống) giấm.
Chuột chù đeo đạc
Chuột chù lại có xạ hương
Da chuột căng làm trống
Voi đú, chó đú, chuột chù cũng nhảy cẫng
Đầu dơi mặt chuột
Mắt dơi mày chuột
Nửa dơi nửa chuột
Dở dơi dở chuột
Nói dơi nói chuột
Làm dơi làm chuột
Chân bị chuột rút
Bày đường cho chuột chạy .
Chuột chạy cùng sào
Chuột đói cắn càn
Chuột sa chĩnh gạo,
Chuột sa lọ mỡ,
Chuột chui bồ thóc
Chuột chuội bồ thóc
Bắc đường cho chuột lên kho, Bắc thang cho chuột vào vựa thóc
Bắt chuột thấy đuôi
Ném chuột vỡ chum,
Ném chuột sợ vỡ đồ,
Ném chuột còn ghê cũi,
Đánh chuột coi chừng đổ vỡ.
Giả mèo giả chuột
Rình như mèo rình chuột
Mèo vườn chuột/Vờn như mèo vờn chuột/Mèo bắt được chuột còn vờn
Nuôi chó giữ nhà, nuôi mèo diệt chuột
Chuột khôn có mèo hay
Chân ngay bắt cò, chân co bắt chuột
Mèo mẹ bắt chuột cống, mèo con bắt chuột con;
Mèo lớn bắt chuột lớn, mèo bé bắt chuột bé;
Mèo nhỏ bắt chuột nhỏ; Mèo nhỏ bắt chuột nhắt;
Mèo mẹ bắt chuột con, Mèo con bắt chuột cống, Mèo nhỏ bắt chuột to
Voi đóng ngõ hạng, mèo nhỏ bắt chuột con.
Mèo khóc chuột/Mèo già khóc chuột
Mèo già thua chuột nhắt…
Mèo đuổi gặp chuột chết
Sắc nanh chuột dễ cắn cổ mèo
Chuột sa cũi mèo
Chuột gặm chân mèo
Chuột cắn dây mèo
Giết một con mèo cứu vạn chuột,
Mèo vắng nhà chuột ca hát/Mèo ra cửa chuột xướng ca