SỬU – LÃO TỬ GIỮA THẾ GIAN
KHÔNG LỘ dù TRẦN TRUỒNG
SỬU là con giáp mà đa phần người Việt thấy quá đơn giản, quả quen thuộc, chả có gì bí mật, chả có gì nguy hiểm, chả có gì đẹp đẽ, chả có gì cao sang, chả có gì hay ho, chả có gì cá tính. Vì đây là 1 trong 12 con giáp, nên mỗi khi đến Tết năm Sửu là người ta phải cố ca ngợi con trâu, nhưng những điều tầm thường mà chúng ta vẫn nói về con giáp này mới là lời nói chân thành từ trái tim chúng ta.
– Hùng hục như trâu
– Kiếp trâu ngựa
– Thân trâu ngựa
– Dầy như da trâu
– Bị dắt mũi, bị xỏ mũi như trâu
– Ngu như bò
– Chậm như bò
– Trâu chậm uống nước dơ, trâu ngơ ăn cỏ héo
– Lo bò trắng răng
– Ngưu tầm ngưu, mà tầm mã : ngưu tầm cái gì đó mới hấp dẫn, chứ ngưu tầm ngưu thì có gì đặc biệt ?
Trong huyền sử Việt, con trâu vàng của vua Tàu đã bỏ vua, bỏ kinh thành, bỏ nước Tàu chạy về đằm nước Hồ Tây, khi nghe chuông đồng của Không Lộ vì đồng đen là mẹ của Trâu vàng. Bí mật của việc trâu vàng chạy theo đồng đen về Hồ Tây là KHÔNG LỘ dù con trâu, cái hồ Tây và đồng đen đều là những thứ vẫn hiển lộ ra trước bàn dân thiên hạ.
Trong huyền thuật và huyền môn phương Tây chòm sao Taurus được gắn với nàng Vệ Nữ. Taurus được dịch là Kim Ngưu. Cái gì là điểm chung giữa con trâu và thần Vệ Nữ ?
– Sắc đẹp ? chả ai bảo con bò đẹp, con bò hấp dẫn
– Tình yêu ? chả ai bảo con bò yêu đương, hay người ta yêu con bò, hay người ta đánh nhau vỡ đầu để tranh nhau được con bò yêu
– Trần truồng ? Dù một con bò trần truồng có vẻ không ăn nhập gì với Vệ nữ trần truồng, thì đó là điểm chung duy nhất giữa nàng Venus và con bò. Nàng Vệ nữ thường được mô tả trần truồng, cho dù ở triều đình của Zeus, khi nổi lên từ ở giữa biển hay. Nàng trần truồng dù ở bên thần Chiến tranh và thần Thợ rèn, và nàng cũng chả giấu diếm việc mình yêu cả hai. Con trâu không có lông, như các con thú khác, cho nên thân thể của nó cũng lồ lộ, cũng trần truồng. Như nàng Venus, con trâu chả có tài năng hay vật báu nào hết, ngoài cái thân, mà cái thân thì trần truồng rồi, nên che đậy làm gì nữa.
Thế con trâu giống sao Kim ở điểm nào ?
– Sao Kim là sao chiếu mệnh của con Trâu & con trâu sáng chói như sao Kim ở chỗ không ai thấy, theo cách không ai thấy. Sử dụng sóng dạng kim chữ Z và các dạng sóng khác để nối đất và cắt các tầng không gian âm thanh của Trái đất, sao Kim và của các dạng vật chất.
– Mình đồng da sắt : Cu là nguyên tố của sao Kim và sắt là nguyên tố của Vulcan. Da trâu màu đồng và toàn bộ cơ thể trâu là đồng, với làn da trâu là sắt, ứng với câu “Khoẻ như trâu” và “Da dầy như trâu”
Đây chính là một phần bí mật Không lộ của Trâu.
KHÔNG LÀM GÌ ĐỂ CÓ THỨC ĂN & KHÔNG THIẾU THỨC ĂN
Ăn uống có lẽ là chuyện phức tạp và mệt mỏi nhất của tất cả các giống loài động vật. Đố bạn tìm được con vật nào trong thế giới này bao gồm con người mà thanh thản với chuyện ăn uống như trâu.
Còn trâu
– Không săn mồi : vì chỉ ăn cỏ, chỉ ăn thịt
– Không tìm kiếm thức ăn : kể cả ở nơi hiếm cỏ
– Không tranh giành thức ăn
– Không tích trữ thức ăn
Con trâu ở với người thì người phải đi cắt cỏ, rồi tích trữ cỏ cho trâu ăn, trâu chỉ việc ăn. Công việc của trẻ trăn trâu là gì ? Đưa trâu đi ra ngoài ăn cỏ, rồi đợi trâu ăn no, dắt trâu về nhà. Con trâu thật có số hưởng.
Trong huyền thoại Việt Nam, con trâu mà chú Cuội chăn là con duy nhất đã phạm tội “ăn lúa” và chú Cuội cũng là đứa trẻ chăn trâu đầu tiên đã mắc cái lỗi “để trậu ăn lúa”. Cuội không chăn trâu, thì cha của Cuội còn phải trèo lên tận trời để cắt cỏ cho trâu ăn. Con trâu của Cuội thật quá sang chảnh
KHÔNG TRUỒNG & TRẦN TRUỒNG
Trâu cởi truồng theo nghĩa đen của từ này, cởi truồng nghĩa là
– không có lông
– không có truồng, thoát khỏi mọi ràng buộc truồng trại và lãnh thổ
Trâu
– Không làm tổ
– Không tìm hang, không đào hang
– Không tìm nơi trú ẩn
– Không dọn ổ
Người nuôi trâu thì người tự làm chuồng cho trâu, tự che chắn mưa gió cho trâu, còn trâu
– Không quan tâm việc con người làm chuồng cho mình, sửa chuồng của mình hay đập chuồng mình đi
– Không quan tâm đến việc con người buộc mình vào chuồng
– Không quan tâm đến việc con người dắt mình vào chuồng, dắt minh ra khỏi chuồng
Chỗ nào cũng là lãnh thổ của trâu, mà chỗ nào cũng không phải là lãnh thổ của trâu. Trái đất là nhà của trâu, chính vì thế trâu
– Không bảo vệ lãnh thổ
– Không đánh dấu lãnh thổ
– Không đánh nhau vì lãnh thổ
– Không sở hữu lãnh thổ
– Không có khái niệm lãnh thổ
KHÔNG QUAN TÂM THIÊN HẠ
– Không săn đuổi con nào, không bị con nào săn đuổi
– Không toan tính đấu trí, đối phó, chống đối ai
– Không vất vả chỉ đạo thằng này, không hầu hạ thằng khác
– Không đàn đúm, không bè phái, không tổ chức, không hội nhóm
– Không chống đối ai, ai làm gì mình cũng được
Thày Lão Tử chắc chắn sinh cầm tinh Sửu và không thể cưỡi con gì khác ngoài con trâu vì
– Thày Lão Tử đươc mẹ dưỡng trong bụng 72 năm : đây là ca thai trâu và chửa trâu tiêu biểu. Trâu có đặc tính có thể điều chỉnh các chu kỳ của nó bao gồm chu kỳ thai sản.
– Thầy Lão Tử chả cần học ai, chả cần dạy ai, cứ sống tự nhiên, đi đâu cưỡi trâu
– Thầy Lão Tử chả cần ai hiểu và chả cần ai làm theo Đạo, vì người ta lậy lục quá mà thày viết cuốn Đạo Đức Kinh, nhưng ngay đầu sách thầy đã viết rằng Đạo là thứ mà bọn đọc sách hiểu được đã chẳng gọi là Đạo.
KHÔNG VỘI, KHÔNG LO
Người ta liên kết lại với nhau, chống đối nhau, kiểm soát nhau, toan tính với nhau … chỉ vì miếng cơm, manh áo, trâu cởi truồng và ăn cỏ thôi thì trâu không cần làm mấy trò này
– Ai xỏ dây, dắt mũi trâu đi đâu thì trâu đi theo, vì đi đâu chả thế, đi với ai chả thế
– Trâu không vội vàng hay lo lắng. Trâu đi theo sóng âm của đất và nhịp điệu của chính nó.
– Người ta quất roi, bấm còi thì trâu cũng vẫn cứ thủng thẳng mà đi. Cho nên mới có câu “Đàn gảy tai trâu”. Thực ra tai trâu siêu thính lại còn biết ve vảy, nhưng mà trâu nghe cái nó cần nghe và nó mặc kệ cái người ta bắt nó nghe, nó mặc kệ chuyện ồn ào của thiên hạ
Con trâu chẳng cần ai lo cho nó, chả quan tâm ai lo cho nó. Tất cả đều là trò “Lo bò trắng răng”.
KHÔNG ĐI CẦY MÀ ĐI NGHỊCH ĐẤT
Con trâu dù không quan tâm đến cái gì, nhưng vẫn ưu ái một thứ ngoài cỏ. Đó là nước bùn. Bạn có thể thấy những đàn trâu đằm mình sung sướng trong bùn, cho nên chúng mới gọi là trâu nước. Nước bùn cũng như cỏ là thứ không ai tranh giành với trâu.
Con người quan sát được điều đó, nên con người dắt trâu ra ngoài đồng để ăn cỏ và nghịch bùn. Trâu thường đi cả bốn chân ngập sâu trong bùn và lê chân sâu trong đất như bò ở tầng đất sâu dưới bùn, chứ không nhấc chân lên như đi. Người quan sát thế nên trong lúc trâu nghịch bùn, người buộc cái cầy vào để trâu vừa nghịch bùn vừa cầy xới đất.
Trâu quan tâm quái gì đến cấy cầy, trâu sợ hãi quái gì con người, trâu thích đi trong bùn và cỏ, thì trâu đi ra đồng với người thôi.
Người buộc cầy hay buộc gì vào trâu là kệ người. Mấy cái việc thức khuya dạy sớm hay kéo cái cầy với trâu chỉ là trò chơi yêu thích. Trâu nằm trên đất, lê chân trên đất, dầm chân trong bùn đất, và cắt đất bằng sóng âm nhẹ nhàng bằng mấy lần máy cầy.
Con người có tật xấu là cứ tưởng mình là trung tâm vũ tru, các con vật đều xoay quanh mình, nên hay suy từ bụng ta ra bụng trâu. Những câu ca dao và thành ngữ, tục ngữ sau về con trâu, cho người ta cảm giác về trâu là “hùng hục như trâu”, “thân trâu ngựa”, “kiếp trâu ngựa”
Con trâu đi trước cái cày đi sâu : Con người mới cần cái cầy, chứ con trâu luôn thủng thẳng và hưởng thụ đất mẹ.
Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cầy cấy vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công
Con trâu có quan tâm quái gi đến công sức hay công việc của người đâu, nó chỉ đi nghịch đất.
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Con trâu có quan tâm quái gì đến ban trưa ban chiều ban tối đâu, chỉ có con người đổ mồ hôi mới quan tâm.
Tại sao chỉ có con trâu đi cày được ? Bởi vì cách di chuyển của trâu trong bùn là bò. Bò bằng chân là đi bằng bốn chân sát đất, dồn trọng lực thân xuống cả bốn chân rồi lê chân. Bò bằng người là nằm luôn cả người ra đất như là loài bò sát.
Con trâu thực sự để chân ngập trong bùn và lê chân của nó trong lớp bùn sâu, chứ không nhấc chân lên nhấc chân xuống như đi. Con trâu đào đất như con giun đất. Nó quá yêu thích đất, nó không nỡ rời chân ra khỏi đất. Nó có năng lực dùng sóng âm để cắt đất mà đi xuyên đất. Trâu là con móng guốc bò sát. Trâu là con thú móng guốc duy nhất lê chân trong lòng đất.
VÔ TRÍ hay TRÍ KHÔNG LỘ ?
Trong 12 con giáp, con trâu thật quá thanh thản thoải mái về truyện ăn ở, còn con hổ thật quá vất vả, lao tâm khổ tứ vì chuyện săn mồi và bảo vệ lãnh thổ. Chả ai đề phòng trâu, như đề phòng hổ.
Con trâu vàng chạy từ nước Tàu sang nước Việt, nơi mẹ nó ở thực quá dễ dàng vì con hổ của nước Tầu quá ngược với con trâu của nước Việt nên nó khắc chế thế nào được con trâu. Để đánh hổ chỉ cần vào hang cọp, điệu hổ ly sơn, mất không gian hổ chẳng còn gì. Còn trâu đi đâu cũng chỉ cần tấm thân trần truồng, ăn cỏ và ở đâu cũng được. Thế thì làm sao có thể dùng không gian và thức ăn mà không chế con trâu, như khống chế con hổ được. Nước Tàu cứ nghĩ con trâu vàng ở nước Tầu thì nó là của nước Tầu, con trâu đi đâu chả được, nó hoàn toàn cởi trói được bản thân khỏi các truồng không gian, mà các con thú khác bị dính mắc rất nặn, đặc biệt là hổ.
Trong câu truyện “Trí khôn của tạo đây ?”, con hổ thắc mắc với con trâu rằng sao mà con trâu lại để cho con người đeo cái ách đi cầy vào người mình. Con trâu lừa con hổ, báo đó là do trí khôn của con người. Con hổ mon men đến hỏi con người và tự nguyện xin bi trói. Con người bèn lừa trói hổ lại, đốt lửa, làm da hổ bị cháy vằn vện. Con trâu cứ đứng cạnh cười lăn lộn, vì lừa được hổ, lại còn mượn tay người hại được hổ.
Kỳ thực trong 12 con gíáp không có con nào có được chiến lược sống không làm gì mà có tất cả như con trâu. Đó mới là tận cùng của cái trí. Cái trí của con hổ và con người là cái trí lộ, cái trí của trâu là cái trí không lộ.
Kỳ sau của câu truyện này là. Con hổ sau khi khỏi bỏng, bèn sán đến gần con trâu. Nó không muốn ăn thịt con trâu mà chỉ muốn hỏi làm sao trâu thông minh thế được. Con trâu bảo việc này không lộ được, chỉ có kiếp sau đổi phận sang làm trâu thì mới biết được. Nhưng con hổ không chiu cứ nài nỉ, rồi nó đòi đổi cả cánh rừng cho trâu, để xin được trâu hé lộ bí mật. Trâu bảo nó cần gì cả khu rừng của hổ đâu, nó có cả Trái đất. Ngờ đâu đúng lúc nó người chăn trâu đi đến, con hổ liền bắt người chăn trâu làm con tin để bắt trâu phải tiết lộ bí mật. Trâu cười bảo mày thích ăn người thì mày cứ ăn, tao cần quái gì cái thằng chăn trâu này đâu. Hổ khổ đau quá, bèn bỏ vào rừng, nguyện kiếp sau xin chớ làm hổ, chỉ xin làm trâu thôi.
Người nào mà có gì ăn nấy, không quan tâm lo lắng đến chuyện thiên hạ, trong khi những người xung quanh họ cứ sôi sùng sục lên lo tương lai quá khứ, lo việc này việc khác, chắc chắn là người tuổi Sửu.
Trâu đúng là sống đời thanh thản như tiên. Người tuổi trâu đúng là tiên giữa đời thường.
BÒ
===
Mỗi sinh vật có một tư thế vận động đặc trưng, cho nên chúng mới được gọi là “động vật”, chứ không phải “tĩnh vật” như với nhóm “khoáng vật”. Ví dụ con bò là đông vật đặc trưng cho tư thế bò.
Trâu bò là một trong 12 con vật đại diện cho 12 cung hoàng đạo phương Tây và 12 con giáp phương Đông, tuy nhiên
– Ở phương Tây : Taurus là cung hoàng đạo được sao Kim của thần Venus bảo trợ, thiên về tính nữ
– Ở phương Đông : con trâu cùng sức kéo và lực húc, là con giáp ít nhiều gắn với tính nam
Do từ “bò” có 2 nghĩa là “con bò” và “tư thế bò”, nên “ngu như bò” vừa có thể có nghĩa là “ngu như con bò”, vừa có nghĩa là “ngu như tư thế bò”. Con bò cái (chứ không phải con trâu) có ngu thật không ? Chúng ta hãy thử quan sát “tư thế bò” trước và nói về “con bò cái”, động vật đặc trưng của “tư thế bò” sau.
===
Bò là di chuyển vị trí đồng thời thay đổi vị thế, nói cách khác là thay đổi mặt phẳng ngang một cách từ từ.
– Từ mặt phẳng ngang chuẩn, tạm gọi là mặt đất, có thể bò lên cao hơn VD đỉnh núi hoặc bò xuống thấp hơn VD lòng chảo.
– Ngược lại, từ trên cao hơn hoặc thấp hơn, có thể bò về vị trí ngang chuẩn, mặt đất. VD lên núi rồi thì lại phải bò xuống, hoặc rơi xuống hố phải bò lên
Khi đứa trẻ chưa biết đi hoặc đi chưa vững, để thay đổi vị trí, nó bò như con thú 4 chân. Bò là vận động bước đệm trong quá trình tập đi để cấu trúc và vận hành thân thể của đứa trẻ được vững vàng hơn cho tư thế đi thẳng cột sống.
Vận động bò mang tĩnh dưỡng lực và bảo vệ rất cao, cho nên
– phù hợp với đối tượng : trẻ sơ sinh và phụ nữ,
– phù hợp với các hoàn cảnh quá sức như phải di chuyển trên địa hình cao thấp phức tạp trong khi chân đau, thân yếu
– phù hợp với hoàn cảnh nguy hiểm, cần kín đáo không thể đứng lên như di chuyển trên chiến trường tên bay đạn lạc hay di chuyển trong phòng kín có trộm
Bò là vận động âm, liên quan đến 2 vận động khác dương hơn, phải dùng lực nhiều hơn, nguy hiểm hơn là leo và nhảy
– Thay vì bò lên cao, VD đỉnh núi, rồi từ đó lại bò xuống, chúng ta có thể leo.
– Thay vì bò xuống thấp, VD xuống thung lũng, rồi từ đó lại bò lên, chúng ta có thể nhảy.
Trong 3 tư thế bò, leo và nhảy
– Cột sống dựng thẳng nhất trong tư thế leo, nên tư thế này cho phép thay đổi cao độ nhanh nhất. Con thú lớn có thể leo thẳng đứng 1 góc 180 độ và vẫn vững vàng là dê, con vật đại diện cho tính dương, mở đầu cho 12 cung chiêm tinh. Leo là chuyển đông dương nhất.
– Cột sống ngang nhất trong tư thế bò, mà cho phép duy trì mặt phẳng ngang lâu nhất, không cần nhiều sự khéo léo để giữ thăng bằng như leo và nhảy, và có thể tăng tốc thành chạy như hổ báo hay phi như ngựa. Bò là chuyển đông âm nhất.
– Cột sống chéo nhất trong tư thế nhảy, nên tư thế này đòi hỏi sự khéo léo và tính cân bằng, y như tư thế leo. Nhảy có thể rất dương rất dọc, rất mất lực như kiểu hồ vồ mồi, dê nhảy, hoặc rất âm, rất ngang, rất nhẹ như cá nhảy, chim nhảy.
===
Tiến hoá cơ bản của con người so với con khỉ là vận động thẳng đứng, nói cách khác là đi bằng hai chân. Ngay cả vua khỉ Tôn Ngộ Không cũng luôn đi trong tư thế lom khom như người gù.
Di chuyển bằng hai chân, hay đi đứng, thay cho di chuyển bốn chân hay đi bò, cho phép dựng thẳng cột sống, nâng cao điểm trọng lực của thân thể từ bụng lên tim, giải phóng đôi tay cho các vận động khác và mở rộng tầm nhìn. Tư thế này cho phép cân bằng sự phát triển của trung tâm tâm trí ở thái dương, với trung tâm sinh lý ở thái âm qua vị trí trung tâm, là tim. Quá trình đứng thẳng từ vượn lên người, cũng là quá trình thay đổi cấu trúc não bộ và vận hành tâm trí.
Những người nào không nên bò, mà nên đứng, ngồi, nằm, leo hay nhảy ?
– Chúng ta đã đủ trưởng thành, đủ khôn lớn, đủ nội lực, không còn là đứa trẻ sơ sinh hay phụ nữ mang thai yếu mệt
– Chúng ta cần một tầm nhìn và định hướng cao rộng hơn cho cuộc đời mình
– Chúng ta cần sự khéo léo, phóng khoáng, bay bổng, và kết nối tinh thần của tay
– Chúng ta cần tâm trí, suy nghĩ, tính toán và cân nhắc trong cuộc sống, chúng ta cần dùng đầu
Những hoàn cảnh nào không nên bò, mà nên đứng, ngồi, nằm, leo hay nhảy ?
– An toàn, thiếu sự đổi mới, sự bất ngờ, và cả thách thức, rủi ro, để trưởng thành
– Sa lầy, luẩn quẩn, không định hướng, không tầm nhìn
– Lặp lại quán tính, làm công việc cũ, sống kiểu cũ qua hết ngày này đến ngày khác
– Kéo lê, lao lực, nhịn nhục, không được dưỡng, gây gù, gây gò bó, gây suy
Khi về mặt chủ quan và khách quan đều không nên bò, mà theo quán tính, theo lối mòn, vẫn bò, nghĩa là “ngu như bò”. “Ngu như bò” là di chuyển không mục đích, vân hành theo lối mòn, đặc biệt không không suy nghĩ, không sáng tạo, không tự chủ. “Ngu như bò” là bước chân hoàn toàn đánh mất lý trí của đầu và tự chủ của tim.
Bởi vì mục đích duy nhất của bò là để thay đổi vị trí đồng thời cũng vị thế, nên “ngu như bò” chính là vận động ngang, liên tục thay đổi vị trí mà không thay đổi vị thế,
Sống bò là
– Ngựa quen đường cũ
– Giẫm theo vết xe đổ
– Cha truyền con nối
– Tiếp bước cha anh
– Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa
– Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó
– Đi theo tấm gương,
– Làm theo điển hình,
– Rập khuôn công thức
– Đu trend
– Sùng bái idol
Sống bò cũng là
– Con trâu đi trước cái cầy theo sau : người đi theo trâu, người đi theo đường mòn do trâu tạo ra, tầm nhìn của người là tầm nhìn của con trâu
– Bán mặt cho đất bán lưng cho trời VD ngày nào cũng giống ngày nào hoặc vất vả cầy cấy, chạy deadline hoàn thành việc sếp giao, làm đi làm lai các việc nội trợ … không bao giờ dừng lại để nghỉ ngơi và tự hỏi mình làm như vậy để làm gì, được gì, mất gì, có thay đổi đươc vòng lặp và sự sa lầy này hay không
– Con trâu là đầu cơ nghiêp : Dùng sự chăm chỉ và lực kéo ngang làm động lực vận hành cuộc sống. Lúc này, bò là sự sa lầy trong chính sự luẩn quẩn trong hành động lặp đi lặp lại làm mất tầm nhìn, tư duy, tự chủ và mục đích.
– Khi nào cây lúa còn bông, thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn
– An phận thủ thường
Một khi con người đã bị lập trình đường đi nước bước để cứ thế bò theo, nghĩa là họ an phận thủ thường làm trâu ngựa, làm nô dịch, suốt đời cho kẻ vẽ đường. Không đặt câu hỏi con đường từ đâu sinh ra và có con đường khác không, họ chết lý trí của đầu và tự chủ của tim. Đó là trạng thái “ngu như bò”.
Những người nào tiếp tục sống bò ngang, trong khi họ cần đứng lên, đi thẳng, ngồi lại hay nằm xuống, sẽ mất hết cái tôi, sự kiêu hãnh, lý tưởng sống, tâm trí, tầm nhìn cuả Thái dương Sagittal, sự sáng tao, sự kết nối và sự bay bổng của cánh tay Coronal. Họ sống bò, sống mòn, sống lê, sống hèn, sống vô đinh, sống tồn tai, sống mất bản thân.
CON BÒ CHÍN & CON TRÂU NƯỚC
===
CON BÒ CHÍN
“Trùng trục như con bò thui,
chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu”
Mắt, mũi, đuôi, đầu là cổng cuối đầu của các trục năng lương của thân thể.
Khi cấu trúc và vân hành dạng “bò” nghĩa là cấu trúc tiếp đất và vân hành tiếp xúc đất, mà găp môi trường hoả khí bốc lên, nói cách là “bị thui”, thì sẽ có hiện tượng “trục xuất” hay “tách trục” năng lượng tại các cổng, dựa trên sự “chín muồi” của các luồng vận hành và các chu kỳ vận hành.
===
CON TRÂU NƯỚC
Con bò chín là hiện tương có thực của chòm sao Kim Ngưu liên quan đến Thập nhị trực
1. SAO KIM NGƯU
Chòm sao Kim Ngưu (Taurus) là một trong mười hai chòm sao hoàng đạo, với tinh chủ là sao Kim
1. Bạch Dương – Sao Hỏa
2. Kim Ngưu – Sao Kim
3. Song Tử – Sao Thuỷ
4. Cự Giải – Mặt Trăng
5. Sư Tử – Mặt Trời
6. Xử Nữ – Sao Thuỷ
7. Thiên Bình – Sao Kim
8. Hổ Cáp – Sao Hỏa và sao Diêm Vương Tinh
9. Nhân Mã – Sao Mộc
10. Ma Kết – Sao Thổ
11. Bảo Bình – Sao Thổ và sao Thiên Vương Tinh
12. Song Ngư – Sao Mộc và sao Hải Vương Tinh
Theo truyền thuyết, Zeus hóa thân thành trâu (Taurus), để kiếm cách đoạt được công chúa Europe. Khi Zeus lẩn vào đàn trâu của cha cô, công chúa Europe trèo lên lưng trâu và trang điểm sừng trâu bằng vòng hoa. Bất thình lình trâu dõng mình, lao xuống sóng nước cùng công chúa Europe. Trong chòm sao chỉ có hình ảnh đầu trâu đang bơi, còn phần mình không nhìn thấy vì đang chìm trong sóng nước. Zeus mang Europa ngang qua biển Địa Trung Hải đến vùng đảo Crete của Hy Lạp, và cưới nàng ở đó. Kể từ đấy, miền đất mà Zeus mang Europa đến được biết đến dưới cái tên Europe, chính là châu Âu ngày nay.
Truyền thuyết trên mô tả trong trâu ở dưới nước, với công chúa Europe trên lưng. Còn con bò của bài ca dao ở trong khí hoả, con bò thui.
Sao Kim chính là chìa khoá chuyển giữa hai trang thái của chòm sao Kim Ngưu
– Trâu nước : Dương trong Âm, Hoả Thổ Kim trong Thổ Thuỷ Mộc
– Bò thui : Âm trong Dương, Thổ Thuỷ Mộc trong Hoả Khí Kim
Cung Taurus rơi vào khoảng thời 20 tháng 4 – 20 tháng 5 Dương lich, khoảng cuối tháng 3 Âm lịch. Đó chính là thời điểm mà xảy ra hiện tượng của Bài vè nói ngược về tháng 3 và Ngày cá nói dối 1/4 vì lúc này có sự chuyển đổi giữa hai trạng thái của chòm sao Kim Ngưu.
Chỉ có lúc này chòm Taurus mới thực sự trọn vẹn với hai trạng thái âm dương của nó nhất.
2. THẬP NHỊ TRỰC
Thập nhị trực là 12 trực trong phong thủy, là cách phân chia thời gian.
Trực Kiến (1)
Trực Trừ(2)
Trực Mãn (3)
Trực Bình (4)
Trực Định (5)
Trực Chấp (6)
Trực Phá (7)
Trực Nguy (
Trực Thành (9)
Trực Thu (10)
Trực Khai (11)
Trực Bế (12)
Thập nhị trực liên quan đến chòm sao Bắc Đẩu (Bắc Đẩu Thất Tinh), gồm 7 ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Đại Hùng (Gấu lớn)
Tên sao Ký hiệu. Tinh quân
Dubhe α UMa Thiên Xu (Tham Lang) Bắc Đẩu 1
Merak β UMa Thiên Tuyền (Cự Môn) Bắc Đẩu 2
Phecda γ UMa Thiên Cơ/Ky (Lộc Tồn) Bắc Đẩu 3
Megrez δ UMa Thiên Quyền (Văn Khúc) Bắc Đẩu 4
Alioth ε UMa Ngọc Hành (Liêm Trinh) Bắc Đẩu 5
Mizar ζ UMa Khai Dương/ (Vũ Khúc) Bắc Đẩu 6
Alkaid η UMa Dao Quang (Phá Quân) Bắc Đẩu 7
Alcor 80 UMa Phụ tinh của Mizar
Sao Phá Quân hay sao Dao Quang, Bắc Đẩu Thất Tinh, có số 7, còn có tên khác là sao Trực.
“Tháng nào thì trực ấy” : ở tháng nào thì trực Kiến trực số 1 bắt đầu khởi từ ngày đó
– Tháng Giêng là tháng Dần thì trực Kiến sẽ bắt đầu từ ngày Dần và luân chuyển lần lượt đến ngày Mão sẽ là trực Trừ, ngày Thìn sẽ là trực Mãn,…
– Tháng 2 là tháng Mão thì trực Kiến bắt đầu từ ngày Mão và luân chuyển lần lượt đến ngày Thìn sẽ là trực Trừ. Ngày Tỵ sẽ là trực Mãn,…
– Tháng 3 là tháng Thìn thì trực Kiến bắt đầu từ ngày Thìn và luân chuyển lần lượt đến ngày Tỵ sẽ là trực Trừ. Ngày Ngọ sẽ là trực Mãn,…
3. SAO TRỰC PHÙ
Sao Trực Phù là chòm sao đứng vị trí thứ mười trong vòng Thái Tuế gồm
– Thái Tuế,
– Thiếu Dương,
– Tang Môn,
– Thiếu Âm,
– Quan Phù,
– Tử Phù,
– Tuế Phá,
– Long Đức,
– Bạch Hổ,
– Phúc Đức,
– Điếu Khách,
– Trực Phù.
Theo ngũ hành, Trực Phù thuộc hành Hỏa. Chòm sao này luôn nằm trong tam hợp
– Thiếu Âm
– Long Đức
– Trực phù