ĐẤT NƯỚC – XỨ SỞ CỦA MẸ

Loading

ĐẤT NƯỚC – XỨ SỞ CỦA MẸ

Đất giống như nước có bản chất lưỡng nghi, nghĩa là trong đất có nước và trong nước có đất.
Tính đất và tính nước, kết hợp dạng lưỡng nghi là tính mộc của mẹ đối xứng với tính trời, tính dương hoả, dương thổ, dương kim của cha cho nên có các câu
– Cha trời mẹ đất : trời đất
– Cha trời mẹ biển : trời biển
– Cha thiên mẹ địa : thiên địa
– Cha thiên mẹ hà : thiên hà
– Cha sơn mẹ thuỷ : sơn thuỷ
– Cha sơn mẹ hà : sơn hà
– Cha núi mẹ rừng : núi rừng
– Cha núi mẹ sông : núi sông
Liên quan đến mẹ đất là các cặp
– Cha trời mẹ đất : trời đất
– Cha thiên mẹ địa : thiên địa
– Cha núi mẹ rừng : núi rừng
Liên quan đến mẹ nước là các cặp
– Cha trời mẹ biển : trời biển
– Cha sơn mẹ thuỷ : sơn thuỷ
– Cha núi mẹ sông : núi sông
Liên quan đến mẹ đất nước là các cặp
– Cha thiên mẹ hà : thiên hà
– Cha sơn mẹ hà : sơn hà
Đất nước thường được đồng hoá với tính nữ, tính mẫu, tính mẹ của xứ sở, cho nên mẹ xứ sở đều là mẹ đất nước như
– Bà Po Nagar (Thiên Y A Na) : Cha trời mẹ đất nước
– Bà chúa sứ núi Sam : Cha sơn mẹ hà
– Bà Đen (núi Bà Đen) : Cha sơn mẹ địa
– Bà Rá (núi Bà Rá, thác Mơ) : Cha sơn mẹ thuỷ
Các tính chất của Đất
– Người thuận theo Đất,
Đất thuận theo Trời,
Trời thuận theo Đạo,
Đạo thuận theo tự nhiên.
– Khôn ngoan : Tính chất của Đất là thuận theo Trời. Đất thuận theo trời, chính là khôn ngoan. Khôn ngoan là trí khôn mang tính bản năng, mang tính bị động, mang tính bản chất của đất. Con trâu đại diện cho cung khôn, tính đất, đối xứng với cung càn, tính trời trong bát quái. Bản chất của đất là thuận theo trời.
– Đầu đất : Sự khôn ngoan của đất có tính âm nhu, tính thuỷ, tính bị động, khác với trí khôn bằng tính toán, mang tính chủ động, tính hoả khí của cái đầu.
– Lành như đất : Vận hành thuận, thì lành
– Hiền như đất : Vận hành thuận, thì hiền
– Mộc, gọi chung là Mộc Thổ
– Tối như đêm, dày như đất : Đất có tính âm, tính ẩn, của ban đêm, ẩn chứa tầng tầng, lớp lớp những điều sâu kín
Tính chất của nước
– Cá thể : mỗi giọt nước là một con cá trong biển nước.
– Xúc cảm
– Tự do
– Trôi chảy
– Kim gọi chung là Kim Thuỷ
Tính đất và tính nước của xứ sở phối hợp tạo nên khái niệm đất nước.
Trái đất của chúng ta là một trái đất mà cũng là một trái nước.

ĐẤT NƯỚC & TỔ QUỐC

Đất nước là xứ sở của mẹ, thì tổ quốc là xứ sở của cha. Đất nước là đối xứng âm của tổ quốc mà mang tính dương.
– Đất nước có tính lưỡng nghi, tính âm, tính chuyển đổi liên tục và tính chuyển đổi đứt đoạn
– Tổ quốc có tính thống nhất, tính định cả biên và tâm và tính dương.
Tổ là nằm trong bộ từ dành để gọi cha mà liên quan đến cha xứ sở
– Cha : cha mẹ, cha sinh, cha đẻ, cha nuôi, cha dượng
– Bố : bố mẹ, bố đẻ, bố nuôi, cha bố, tổ bố, bố tướng
– Phụ : phụ mẫu, phụ thân, phụ huynh, nghĩa phụ
– Ba : ba má
– Bác : bác mẹ
– Bô : ông bô, bô lão
– Tổ : thuỷ tổ, tổ phụ, tổ tiên, tổ bố, tổ cha, tổ quốc, quốc tổ, tổ sư, thày tổ, ban thờ tổ, ban tổ, nhà thờ tổ, đình tổ, tổ chim, tổ chảng
– Tía : tía má
– Thày : thày mẹ, thày u, thày u, thày mợ
– Dượng : cha dượng, bố dượng
Tổ cũng là Tổ chim. Người Việt đều cho rằng mình là con rồng cháu tiên, sinh ra từ bọc trăm trứng của tiên chim Âu Cơ. Bọc trăm trứng này là biểu tượng của tổ chim hay Tổ tiên của Bách Việt. Tổ tiên lúc này ở dạng kết tinh của các giọt nước, hay phôi bào, nên được gọi là Thuỷ tổ. Lạc Long Quân là Quốc tổ của tổ chim bọc trăm trứng.
Tổ quốc có biên giới rõ ràng, còn đất nước có biên dạng tần số, nói một cách khác là long biên, và các long mạch dạng biên này vận hành theo sự chuyển đổi liên tục của đất và của nước.
Cái phần của đất nước Việt Nam mà định biên được rõ ràng bản chất chính là tổ quốc Việt Nam.
Cộng đồng người Việt sống ở đâu mà còn giữ được vận hành máu nền, nói cách khác là vẫn còn ở trong dòng chảy của cội nguồn dòng máu thì nghĩa là họ còn ở trên xứ sở Việt. Người Việt xa xứ có thể nói là sống nhờ trên xứ người, nếu mất nguồn cội thì dòng máu cuối cùng sẽ suy.
Mọi dòng máu của con người, động vật, thực vật … khi xa xứ đều có thể bị suy không còn giữ được đặc trưng âm, hình, mùi, vị và tinh thần, bởi vì máu của thân thể nào, của xứ sở nào phải chảy trên thân thể ấy, đất nước ấy và ngược lại thân thể nào, đất nước nào cũng phải được nuôi dưỡng bằng dòng máu ấy.

CÁC MẢNH ĐẤT Ở TRONG NƯỚC

—o—o—o—
Tính đất và tính nước của xứ sở phối hợp tạo nên khái niệm đất nước.

GIỒNG

Giồng là “dải đất nổi cao ở ven sông do phù sa bồi đắp”, nên nó chính là một ví dụ tiêu biểu của đất nước.
—o—
Mẹ mong gả thiếp về giồng
Thiếp than phận thiếp gánh gồng chẳng kham
—o—
Anh đừng lên xuống uổng công
Con gái đất giồng không thích đồng bưng
—o—
Ngày mai lên thẳng rừng giồng
Kiếm gan công, mật cóc thuốc chồng theo anh
—o—
Bắp với khoai tuy rằng khác giống
Nhưng cùng sống trên cục đất giồng
Anh với em đồng vợ đồng chồng,
Tát biển Đông cũng cạn, đập núi Hồng cũng tan.
—o—
Lêu lêu mắc cỡ
Chạy lỡ giồng khoai
Kêu bớ anh Hai
Cho vài cục mỡ
Ăn hết mắc cỡ
—o—
Anh đi khắp cả miệt giồng
Trở về Nước Xoáy mà lòng nhớ ai
—o—
Ai về Thầy Phó đất giồng
Dưới sông nước đục, cá đồng chợ khuya
—o—
Chợ giồng triệt một thằng Tây
Mấy chú mộ nghĩa đem thây bỏ đìa
Bỏ đìa cho quạ nó tha
Cho cá chốt rỉa làm ma không mồ
—o—
Đất Giồng Thanh Bạch xưa kia
Có đền ông lớn với bia lưu truyền
—o—
Đèn nào cao bằng đèn Ba Vát
Gái nào bạc bằng gái chợ Giồng
Ngày em làm lễ tơ hồng
Là ngày em bẻ gãy chữ đồng với anh
—o—
Ai về Giồng Dứa qua truông
Gió đưa bông sậy, dạ buồn nhớ ai
—o—
Giồng Trôm có gái nhu mì
Qua thương nhớ bậu, sá gì đường xa
—o—
Em là con gái Giồng Trôm
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì
Yêu em anh phải nhớ ghi
Đánh Tây giữ đất mới bì trượng phu
—o—
Bánh giá Chợ Giồng
Mắm còng Phú Thạnh
—o—o—o—

BIỀN

Biền là bãi lầy ở biên sông, khi thủy triều lên thì ngập nước, đất này để giồng cây gọi ruộng biền, nương biền.
—o—
Mạ non bắt nhẻ cấy biền
Thương em đứt ruột, chạy tiền không ra
—o—
Mạ non đem cấy đất biền
Làm trai muốn vợ chạy tiền không ra
—0—
Mạ non mà cấy đất biền
Mưa hòa, gió thuận, có tiền cưới em
—o—
Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non
Cao biền không chỉ là tên riêng, mà cũng là một loại biền. Cao biền dậy non là đất biền mới nổi nên còn yếu.
—o—o—o—

DÂU BỂ

Đất và nước có lưỡng tính sóng hạt, tạo nên năng lực chuyển đổi linh hoạt.
Biền còn có nghĩa là lưỡng nghi. Biền sản là cặp song sinh. Biền ngẫu là các văn, các câu thơ đối ứng theo cặp đôi, cả về thanh âm và ngữ nghĩa.
Giồng cũng có tính lưỡng nghi sóng hạt, như biền
– Giồng & Rồng : Giồng mang tính lưỡng nghi âm, đối xứng với rồng, mang tính sóng hạt dương.
– Giồng & Trồng : Đất giồng là đất trồng cây vì có đủ cả đất và nước
– Giồng & Chồng : Giồng là thân thể nữ, của người vợ, đối xứng với chồng
Chuyển đổi, chuyển hoá là năng lực của đất giồng, đất biền, thì chuyển đổi, chuyển hoá cũng là năng lực của cây, con và cả người dân sống trên đất các vùng đất này.
Biền và giồng là bãi đất sông, tạo nên ruộng biền, nương biền và miệt giồng, rừng giồng. Các bãi đất sông, tao nên ruộng biền, nương biền và miệt giồng, rừng giồng, thì cũng có bãi đất bể, tạo nên bãi bể, nương bể. Các bãi đất phù sa của sông Hồng, sông Đồng Nai, sông Cửu Long đều có thể gọi là bãi bể, vì đó là các sông Cái, sông Mẹ, có nghĩa sông có mạch gốc là mẹ biển, mẹ xứ sở, và bản thổ gốc hình thành nên các con sông ấy là bản thổ lục địa, bản thổ cấp Trái đất chứ không phải là một bản thổ bình thường cấp quốc gia.
Nương bể là đất bãi bể, còn gọi là nương dâu, và máu của bãi bể còn gọi là dâu bể.
Dâu là một tổ phôi hay một bọc trứng phôi gồm rất nhiều tế bào, giọt máu, sinh ra từ giọt máu gốc là trứng mẹ. Phôi là một dạng mô có sự phát triển và biến đổi liên tục, từ trứng và sau đó chuyển thành bào thai. Bọc trăm trứng của Âu Cơ và Lạc Long Quân chính là phôi dâu.
Phần đất hay phần bào của phôi dâu là nương dâu, còn phần nước là bể dâu.
Năng lực chuyển đổi lớn lao và nhanh chóng của đất nước ở dạng phôi dâu tạo nên khả năng sinh sôi nảy nở của đất nước, và đó là ý nghĩa của câu
Bãi bể nương dâu.
hay
Tang thương dâu bể
Phôi dâu

ĐẤT LÀ BAO, NƯỚC LÀ DỊCH

Để đạt được bất kỳ cái gì mong muốn, chúng ta phải có Dịch
– Để có tiền thì tiền và chúng ta phải dịch chuyển được đến với nhau
– Để có địa vị thì địa vị và chúng ta phải dịch chuyển được đến với nhau
– Để có người yêu thì anh và em phải dịch chuyển được đến với nhau
Để vứt bỏ được bất kỳ cái gì không mong muốn, chúng ta cũng phải có Dịch
– Để vứt được rác, thì chúng ta phải dịch chuyển được rác ra khỏi nhà
– Để bỏ được virus, thì chúng ta phải dịch được virus ra khỏi cơ thể mình
Tương tự với sắc đẹp, hạnh phúc, sức khoẻ, nhà cửa … hay người yêu cũ.
Người phụ trách Dịch là Thần tài. Kinh dịch là kinh của Thần tài, chỉ tiếc là bộ kịnh này chúng ta đọc không hiểu gì lắm.
Vấn đề là nếu
– Tiền đến rồi tiền lại đi
– Tình đến rồi tình lại đi
– Địa vị đến rồi địa vị lại đi
thì vô tác dụng.
Lúc đó chúng ta cần Thổ địa. Ngài thổ địa có bao thần kỳ, đựng được những thứ cần giữ lại với chúng ta.
Ví dụ,
– chúng ta đói và gầy không phải vì không ăn đủ chất mà vì bao tử hỏng
– chúng ta nghèo không phải vì không có tiền mà vì hầu bao hỏng.
– chúng ta ế không phải vì không ai yêu mà vì không có bao nhà cửa và bao gia đình, cho cuộc sống vợ chồng
– chúng ta bị lừa và bế tắc không phải vì không có suy nghĩ, mà không có bao suy nghĩ và bao đối tượng, mà chỉ có luồng suy nghĩ dịch chuyển từ đối tượng này đến đối tượng khác
Nhưng để có được những cái bao đựng những điều quý giá, trước hết chúng ta cần có một cái bao cho thân thể của chúng ta. Không có bao thân thể thì chẳng có Tôi lẫn Thổ địa của tôi. Không có bao thân thể, thì chẳng có nhà cửa của tôi, gia đình của tôi, tiền của tôi, tình của tôi. Không có bao thân thể, thì cũng chẳng có cuộc đời của tôi, vì cuộc đời của tôi chính là một cái bao mà cái nhân là thân thể của tôi. Cái bao thân thể của tôi mất phần nào thì cuộc đời của tôi cũng sẽ mất luôn phần đó.
Đó là lý do chúng ta vô cùng cần bao. Bao là xứ sở, dịch là dòng máu, tạo nên lưỡng nghi âm dương. Bao là đất, dịch là nước.
Chia sẻ:
Scroll to Top