AI THỜ CÚNG GIA TIÊN ? AI ĐẶT BÁT HƯƠNG, BAN THỜ ?
Ai là người đặt ban thờ gia tiên ? Ai là người trực tiếp thực hiện việc thờ cúng gia tiên ? Chủ nhà
– Chủ nhà về mặt pháp lý là người đứng sổ đỏ hoặc là người nhận thừa kế của người đứng sổ đỏ, nếu người đứng sổ đỏ đã mất mà chưa chuyển giao quyền sử dụng đất và nhà ở trên đất
– Chủ nhà về mặt vật chất và cấu trúc là người mua nhà đất và/hoặc người xây dựng, sửa chữa ngôi nhà trên đất
– Chủ nhà về mặt tinh thần và vận hành là người chủ vận hành của ngôi nhà, nghĩa là người sống trong nhà và bảo đảm vận hành cuả ngôi nhà
Ai không được phép đặt ban thờ gia tiên ?
– Người không sống cùng nhà : Tất cả các trường hợp bàn thờ có tà thuật, đều vì chủ nhà đạp lên nguyên tắc chủ thể ban thờ gia tiên. Thày cúng tà thuật luôn tìm cách thao túng ban thờ gia chủ qua đó thao túng gia chủ. Thày cúng có tâm cũng không được phép đặt ban thờ mà chỉ có thể khuyên cách đặt ban thờ.
– Thày chùa là trường hợp đặc biệt vì thày chùa xuất gia, nghĩa là đã ra khỏi gia đình mình. Nhưng thày chùa ra khỏi gia đình mình thì thày chùa cũng không vào gia đình người khác, mà vào chùa, nên thày chùa chỉ tham gia một số lễ cúng đặc biệt cho gia chủ, trên các ban thờ đặc biệt, khi được mời và trong nhà gia chủ có người quy y.
Khi chủ nhà tự tay đặt bùa, tranh tượng hay các đồ của người ngoài lên ban thờ gia tiên thì chủ nhà tự tay phá hoại ban thờ gia tiên của nhà mình vì chủ nhà tự đạp đổ tư cách chủ nhà của mình và đặt người ngoài lên đầu gia tiên tiền tổ, ông bà, cha mẹ của mình. Nhưng thực tế nhiều nhà bị chuyện này, bởi vì nhận thức của hầu hết chủ nhà về ngôi nhà và gia đình của mình quá kém.
===
THỜ AI ? ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC THỜ
Thần linh thổ địa của đất : Không phải ai sống trên đất đó cũng thờ đúng một vị thần linh thổ địa trên đất như nhau Chủ nhà rất mạnh thì thần linh, thổ địa trên đất cũng mạnh. Nếu ban thờ đang có chủ nhà mạnh và thần linh thổ địa trên đất rất mạnh, mà chuyển sang chủ nhà mới yếu hơn không thể gánh vác được thì thần linh thổ địa cấp mạnh đó sẽ chuyển sang cấp thấp hơn, đóng bớt thậm chí đóng luôn cổng đất của ban thờ.
Gia tiên :
– Có nhà thờ gia tiên hai họ của đầy đủ mọi thành viên sống trong nhà, liên kết thành một cây dòng họ chung.
– Có nhà thờ gia tiên một bên nội hoặc ngoại, thường là bên sở hữu ngôi nhà. Ví dụ
– – – nhà của bà cho mẹ thì khi bố mất, mẹ chỉ thờ bố mà không thờ ông nội và gia tiên bên bố,
– – – nhà của ông bà nội, sống cùng con trai và con dâu thì chỉ thờ nhà nội, nếu con dâu mất tại nhà đó thì có thể thờ con dâu như là mẹ hoặc vợ của những người đang sống tại ngôi nhà
– Có nhà không thờ chung gia tiên bên nội hay bên ngoại mà chỉ thờ cụ thể người này và người khác mà từng sống trong nhà hoặc có quan hệ dòng máu thân thiết với người sống trong ngôi nhà
Cách thờ gia tiên đầy đủ nhất là thờ cây dòng họ của gia tiên hai họ của mọi thành viên trong gia đình. Dù đây là cách thờ chuẩn nhất nhưng hầu như không ai làm được, vì chủ nhà phải xây cây dòng họ và theo cây dòng họ phải phân biệt rõ từng người, từng nhánh của cây dòng họ này
– nhánh nào, gia tiên nào được vào bát hương, ban thờ và nhà đất
– nhánh nào, gia tiên nào không được vào bát hương, ban thờ và nhà đất do tà thuật hay do nhiều nguyên nhân khác.
Không được phép
– Pha trộn đối tượng của ban thờ gia tiên với đối tượng của ban thờ Thiên, ban thờ Chúa, ban thờ Phật hay các ban thờ thần linh khác.
– Thắp hương và đứng trước bát hương rồi khấn lung tung đủ các vị trên trời dưới bể nghĩ ra
Ngược lại cũng không nên cho rằng gia tiên đã được thờ ở nhà cha mẹ, anh em, họ hàng rồi, nhà mình chỉ để sống thôi. Ai đã được sinh ra từ dòng máu cha và mẹ, ai cần kết nối với dòng họ đều phải thờ gia tiên đủ âm dương hai họ.
Nếu chủ nhà không đủ hiểu biết, thì chỉ nên giữ một ban thờ duy nhất trong nhà với một bát hương duy nhất cho cả gia tiên và thần linh thổ địa trên đất, vì đó là trách nhiệm cá nhân lớn nhất và rõ ràng nhất của chủ nhà.
===
BÁT HƯƠNG
Đinh vị bát hương liên quan đến đối tượng được thờ.
Nếu chủ nhà đặt một bát hương thì không cần định vị quá nhiều nhưng nếu chủ nhà đặt ba, năm, bảy bát hương, thậm chí nhiều hơn, là phải định vị rõ ràng bát hương nào thờ ai và trật tự thứ bậc giữa các bát hương có hợp lý không. Ví dụ
– một số nhà đặt một bát hương và đến ngày giỗ Tết cụ thể của ai hoặc cần kết nối với ai thì khấn chính xác tên người đó.
– một số nhà đặt ba bát hương, cụ thể ở giữa là thần linh thổ địa, một bên là gia tiên và bên còn lại là bà tổ cô. Bà tổ cô và ông mãnh đi đường giữa thần linh thổ địa xứ sở và dòng máu, rất đối xứng với thày chùa. Nếu làm cây dòng họ thì bà tổ có thể gộp vào cây dòng họ hoặc tách ra thành nhánh liên dòng họ.
– một số nhà đặt ba bát hương, bên trái và bên phải là gia tiên nội ngoại và ở giữa là thần linh thổ địa
Định vị bát hương là việc cực kỳ lớn, nếu không nói là lớn nhất quan trọng nhất trong việc lập ban thờ. Chỉ xác định được rõ ràng định vị bát hương khi hoàn thành lễ an ban thờ và an bát hương, vì lúc đó chủ nhà sẽ được gặp gia tiên từng người cùng thần linh thổ địa, để biết chính xác ai vào bát hương nào. Muốn làm được như vậy chủ nhà phải làm cây dòng họ và phải kết nối được với thổ địa của đất trước.
Với nhà do mình sở hữu
– Không đặt bát hương mà không biết cụ thể đang thờ ai cả
– Không sử dụng bát hương có sẵn tại nhà mình do chủ cũ để lại
Người ở nhà thuê, phải tự đặt bát hương của mình và khi chuyển nhà thì mang bát hương của mình theo. Không dùng lại bát hương cũ của chủ nhà.
===
CÁC ĐỒ THỜ KHÁC
Bát hương là đồ thờ trung tâm của ban thờ, các đồ khác hãy suy nghĩ kỹ khi mua và đặt vào, mà không biết mục đích và cách dùng.
Ban thờ là khu vực có giá trị tinh thần nhất căn nhà, đó không phải khu vực trang trí để chủ nhà mua cả bộ đồ thờ sang chảnh đắt đỏ để đặt lên.
Không mua lại các đồ thờ cũ, dù là đổ cổ, đồ quý như lư hương, con hạc, sắc phong … rồi đặt lên ban thờ của gia đình.
Các đồ thờ liên quan ngoài bát hương
– Đèn nến (đăng toạ)
– Bình hoa
– Đĩa hoa quả
– Chén nước
Chén nước có lẽ là quan trọng nhất sau bát hương. Số lượng chén nước phụ thuộc vào
– Số lượng bát hương ví dụ 3 bát hương 3 chén nước
– Người được cúng cụ thể vào buổi lễ đấy và loại nước mà họ muốn dùng
– Loại nước cúng lên : nếu chỉ 1 chén thì nước thì sẽ là nước trắng, còn 3 chén thì nên là nước, trà và rượu
===
Ở ĐÂU ? VỊ TRÍ ĐẶT BAN THỜ
Ban thờ gia tiên tương đương với nóc nhà. Có câu “nhà có nóc”, nghĩa là nhà phải có ban thờ gia tiên.
Vị trí đặt ban thờ là
– Trong nhà, dưới mái nhà, không được đặt ngoài trời
– Trên sàn nhà, không được treo
Vì khi còn sống gia tiên ở trong nhà, ở sàn nhà, cho nên khi mất không được phép thờ gia tiên ngoài trời và cố gắng không treo ban thờ lên tường.
Vị trí đặt ban thờ với nhà một tầng thì vô cùng đơn giản, cố gắng đặt ban thờ ở gian trung tâm của ngôi nhà, gian có nóc nhà
Vị trí đặt ban thờ của nhà nhiều tầng thì có hai trường hợp
– Đặt tầng trên cùng, phòng áp mái hoặc phòng có nóc mái càng tốt, nhưng phòng này phải tiếp đất được và phải có các trục cân bằng
– Đặt tầng dưới cùng, tiếp trời tốt và phải có trục cân bằng
Vị trí cần xem cụ thể vì có gia tiên đi đường trời, có gia tiên đi đường đất, nhưng nói chung là đi cả hai, nên dù đặt ở đâu phòng thời đều cần có trục trời đất và tiếp đất tốt
===
AN BAN THỜ & AN BÁT HƯƠNG
Có nhiều gia đình thờ cúng hoành tráng và thậm chí đã từng tổ chức cả tang lễ người thân tại nhà, nhưng chưa từng an được an thờ và bát hương, nên
– bát hương vô định hoặc vô giá trị,
– gia tiên không về được hoặc về không an toàn, không ổn định, không có người nhà đón và thần linh trên đất quản lý.
– người sống trong nhà không tiếp đất được do không thần linh thổ địa trên đất không mở cổng
Cho nên về nguyên tắc khi đặt ban thờ và bát hương và phải an ngay ban thờ và bát hương luôn, không thể đặt ban thờ và bát hương trong tình trạng vô định và bất an, không được bảo vệ hay không có giá trị.
Chủ nhà chưa an ban thờ và bát hương nhiều năm sau khi đặt cần xem xét lại những vấn đề cơ bản trong thờ cúng, sau đó nếu có thể hãy làm lễ an ban thờ và bát hương. Người ta nói “an cư lạc nghiệp”, nhưng mà có an thờ cúng gia tiên thì mới an cư được.