Câu chuyện này phổ biến ở vùng hồ đầm Thanh Trì, bên đầm Linh Đàm cũng có câu chuyện tương tự. Năm cung ngũ nhạc được mô tả trong bài thơ này cũng được mô tả trong bài ca dao
Thanh Trì có bánh cuốn ngon
Có gò Ngũ Nhạc có con sông Hồng
Thanh Trì cảnh đẹp người đông
Có cây sáo trúc bên đồng lúa xanh
CÁC LÀNG HOÀNG XÀ
YÊN MỸ
– Đình Yên Mỹ – Cao Sơn Đại Vương. Tản Viên, Cao Sơn cùng Quý Minh là một bộ ba.
YÊN DUYÊN – SỞ MUI
– Đình làng Yên Duyên thờ Trần Khát Chân, tướng nhà Trần có công giết vua Chămpa Chế Bồng Nga. Khi bị Hồ Quý Ly giết, Trần Khát Chân đã ôm đầu chảy máu chạy qua 99 làng, mà nay đều thờ ông. Yên Duyên là trang ấp của Trần Khát Chân. Tương truyền, ông là người cắm đất, lập ấp, khoanh vùng cho dân tụ cư, cố định nơi ăn chốn ở mà trước đó, luôn hợp – tan, quần tụ – lưu tán không rõ ràng địa giới. Người Yên Duyên cho rằng làng mình là tim của con rồng, nên chiến tranh bom Mỹ dội khu vực này riêng đình Yên Duyên chả bị sao cả.
SỞ THƯỢNG – SỜ LỜ
Sở Thượng vốn là một phần đất của làng Yên Duyên, nằm ở phía nam Kinh thành Thăng Long. Vào giữa thế kỷ XV, sau cuộc Nam chinh, Vua Lê Thánh Tông đưa một bộ phận tù binh Chiêm Thành ra đây khai khẩn vùng đất hoang, lập thành một sở đồn điền của nhà nước. Vậy Sở Thương và Yên Duyên đều liên đến Chămpa.
– Đình Làng Sở Thượng thờ ba vị thành hoàng là Cao Sơn đại vương, Linh Lang đại vương, Thái Phú đại vương
– Chùa Hưng Phúc
– Đền thờ Mẫu Thoải (Mẫu Thủy, do làng gần sông nước)
– Nhà thờ họ Cao
Yên Duyên có tên Nôm là làng Mui, hay Sở Mui. Vì gần làng Yên Duyên nên sở này gọi là Yên Duyên Sở Thượng, hay Yên Duyên Thượng, gọi tắt là Sở Thượng, sau hình thành một làng riêng. Làng còn có tên là Sở Lờ, do dân làng rất giỏi đan lờ để đánh cá giữa vùng đất trũng.
Đại Hồ từng là đầm lớn nhất của Hà Nội ở phía Nam đối xứng với Dâm Đàm, hồ Tây phía Bắc. Bây giờ Yên Sở là khu đầm lớn nhất ở phía Nam Hà Nội, dấu vết rõ nét nhất của Đại Hồ ngày xưa.
LĨNH NAM – KHUYẾN LƯƠNG
Đình Khuyến Lương thờ Trần Khát Chân
LĨNH NAM : TRẦN PHÙ – NAM DƯ – TRUNG LẬP
Đình Nam Dư Thượng thờ các vị thành hoàng là
– Minh Hoa An Quốc đại vương cùng phu nhân Hoàng Phi Trân. Tương truyền, Minh Hoa An Quốc Đại vương là con vua Hùng Vương thứ 17, có công trong việc trị quốc an dân.
– Đương Thống đại vương cùng phu nhân Nguyệt Thái. Đương Thống đại vương còn gọi là Thống Công, em Sơn Thánh, sống dưới triều Hùng Duệ Vương. Sơn Thánh lấy công chúa Mị Nương còn Thống Công lấy công chúa Nguyệt Thái. Hai người có nhiều công lao dưới triều vua Hùng.
Lễ hội Nam Dư Thượng từ ngày 14 đến 15 tháng Hai âm lịch. Trong dịp này, đặc sắc nhất là lễ cấp thuỷ, rước nước lấy từ sông Hồng về để cầu cho mưa thuận gió hoà và mùa màng bội thu. Làng Nam Dư Thượng ở trong đê nên mỗi khi rước kiệu ra sông lấy nước đều phải đi qua đình làng Thúy Lĩnh, khi đoàn rước qua cửa đình thì dừng lại, quay long đình vào đình Thúy Lĩnh lễ vọng. Cùng lúc đó, dân làng Thúy Lĩnh ăn mặc chỉnh tề làm lễ phụng nghênh. Khi đoàn rước nước ra đến bến sông Hồng, dưới bến đã có nhiều chiếc thuyền đợi sẵn để chở kiệu nước và các lễ vật đi xuống sông thực hiện nghi thức cấp thuỷ. Đoàn rước lên thuyền tiến ra sông lên đến đình làng Bát Tràng (huyện Gia Lâm) thì chào và lễ vọng. Sau đó, đoàn thuyền quay ra giữa dòng sông. Một cụ già cao niên đã được lựa chọn cân nhắc theo tiêu chuẩn về tuổi tác, đạo đức gia đình cũng như sức khoẻ được đại diện dùng gáo đồng múc từng gáo nước đổ vào choé. Chóe được đặt giữa thuyền trên miệng có phủ một vuông vải điều.
Đình Trung Lập thuộc xã Lĩnh Nam, huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội, thờ
– vua Chiêm là Nha Cát đại vương
– vợ là Nguyệt Nga công chúa.
“Năm 1470 Trà Toàn (vua Chiêm) sai con đem quân đánh lại vua (Lê Thánh Tông). Tháng ba, quân Đại Việt bắt sống được Trà Toàn đưa về và cho Trà Toàn ra ngoài trấn làm nhà nhỏ để ở. Nguyệt Nga là vợ vua Chiêm đã không chịu khuất phục nên nhảy xuống sông tự trẫm. Vua Lê cho là người khí tiết. Sau này ở vùng Vĩnh Tuy, Trung Lập, vua Lê cho quân lính người Chiêm đã về hàng, ra khai khẩn làm ăn và cho phép làm đình thờ Nhát Cát, Nguyệt Nga, và việc thờ cúng bắt đầu có từ đó, về sau lại còn được phong làm phúc thần”.
Đình Nam Dư Hạ là ngôi đình làng của làng Nam Dư Hạ, xã Trần Phú, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Đình thờ
– Ba vị thần Tam đầu là Cửu Vĩ Long Vương : Xưa có vị Thiền sư tên là Từ Phong, ông thường đi du ngoạn, khất thực quanh kinh thành Thăng Long, có lần đi qua Nam Dư, Ông ngồi khất thực bên đường bổng nhiên ông thấy một ánh hào quang chiếu sáng, dưới ánh hào quang đó có rồng bay lên nhào lượn trên không trung rồi biến mất trên bầu trời. Biết là đất thiêng, trời đất hoà hợp Vị thiện sư quyết định xây chùa lấy tên là Thiên Phúc, Vị sư sau khi khi chết Vị thiền sư được dân làng trôn cất và lập đền thờ cúng Long Vương.
– Nguyễn Xí : Nguyễn Xí là tướng dưới trướng Lê Lợi, có lần được sai đi đánh quân Minh ở Đông Quan, trong khi hành quân có ngủ lại đình Nam Dư, được Long Vương báo mộng rằng hôm sau xuất quân thắng trận. Về sau khi Lê Lợi đăng cơ, Nguyễn Xí tâu lại với nhà vua và xin sắc phong cho thần đình Nam Dư là Thượng đẳng thần. Sau khi ông qua đời, dân chúng vùng này xin triều đình ban sắc tôn ông làm thành hoàng Nam Dư.
THUÝ LĨNH
– Đình Thuý Lĩnh thờ Linh Lang Đại Vương, mẹ của ông (ngày xưa dân Thuý Lĩnh hội làng phải về tân quê của bà ở Đan Phượng)
– Chùa Thuý Lĩnh
– Thuý Lĩnh có lễ hội vật rất nổi tiếng diễn cảnh thuyền Linh Lang Đai Vương bị trúng đạn
– Ở đình Thuý Lĩnh còn thờ một ông quan, được thờ ở một ngôi miếu làng đã sụp đổ trong chiến tranh. Chúng tôi hỏi xem đó có phải viên quan mà đầu bên Thuý Lĩnh, người bên Kim Lan không thì cả hai bên đều không biết. Chúng tôi nghi ngờ điều này vì bến đò Thúy Lĩnh, quận Hoàng Mai nối với bờ bên kia là Kim Lan, Gia Lâm
CÁNH ĐỒNG THANH TRÌ
Đình Thanh Lân thờ hai vị thần nước và thần đất trong vị được thờ ở đình Thanh Trì
– Thánh Linh Lang đại vương;
– Thánh Cao Sơn đại vương;
Đình làng Thanh Trì thuộc phường Thành Trì quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội thờ Bát vị Thành hoàng
– Thánh Linh Lang đại vương;
– Thánh Cao Sơn đại vương;
– Thánh Đô Hồ đại vương;
– Thánh Long Uyên đại vương;
– Thánh Uy Linh chính là Uy Linh Lang đại vương;
– Thánh Linh Cảm đại vương;
– Thánh Độ Hộ đại vương;
– Thánh An Sinh đại vương.
HOÀNG XÀ NĂM KHÚC – TRÁI TIM RỒNG – TAM ĐẦU CỬU VĨ LONG
Hòang Xà chia 5 khúc như sau
VÙNG YÊN là LX5 & LX6
– YÊN MỸ là đầu
– – – Chùa Yên Mỹ : chính là nơi ông thày dạy học trong sự tích Hoàng Xà
– – – Núi Chùa : chính là đầu Hoàng xà LX6
– YÊN SỞ là cổ ngực, Yên Sở tên ghép của Yên Sở & Sở Thượng.
– – – Sở Thượng/Sờ Lờ là cổ, LX5 : Sở Thượng gần đầu Hoàng xà hơn
– – – Yên Duyên/Sở Mui/Làng Mui, LX54 : người làng Yên Duyên cho rằng đình làng nằm ở tim con rồng nên được bảo vệ khỏi bom Mỹ là chính xác.Yên Mỹ & Yên Sở đều đứng chữ Yên vì tuyến yên nằm ở LX56.VÙNG LĨNH là LX3 & LX4
– LĨNH NAM :
– – Khuyến Lương là LX54
– – Trần Phù – Nam Dư là LX4 :
– – – Dư Nam Thượng
– – – Dư Nam Hạ là thờ nhà Tam Đầu Cửu Vĩ Long Vương là chín cái đuôi rồng (Cửu Long Vĩ) mà đều xuất phát từ luân xa 3, 4, 5 (Tam Đầu)
– THUÝ LĨNH là bụng, LX3VÙNG THANH là LX2 & LX1
– Thanh Lân cũng ở vùng chậu rốn LX23
– Thanh Trì là chậu, nơi đây có đầm Thanh Trì và một loạt đầm không tên, là LX21
Có thể nói
– Hoàng Xà 5 khúc trong tích của làng Yên Mỹ
– Tam đầu Cửu Long Vĩ trong tích của làng Nam Dư Hạ
– Con rồng Yên Duyên mà bảo vệ cho đình làng Yên Duyên không bị bom Mỹ
đều chỉ là một con rồng
Con rồng này có phần thuỷ và phần thổ
– Phần thổ của con rồng này là dải đất ven sông Hồng phía nam cầu Vĩnh Tuy mà có nhiều đồi núi thấp liên quan đến xương cột sống của Hoàng Xà được dân các làng đắp lên để cảm ơn Hoàng Xà đã hy sinh vì dân làng. Tên của phần thổ này là Hoàng Xà. Vì là đất của Hoàng Xà nên năm khu làng này dù ở ven sông nhưng đất rất chắc.
– Phần thuỷ của con rồng này chính là sông Sét đổ vào đầm Yên Sở, tên nó là Tam Đầu Cửu Long Vĩ. Chữ Sét ở đây là Sấm Sét mà cũng là Sét Sắt, là sắt trong được oxy hoá chuyển thành đất, để nuôi cơ thể.
– Trái tim của con rồng này vừa là thổ vừa là thuỷ chính là đầm Yên Sở, đầm Sét nổi tiếng trong ca dao, tục ngữ. Đầm Yên Sở chính là phần còn lại rõ ràng nhất của Đại Hồ Thăng Long ngày xưa.Con rồng này cũng có phần hình và phần âm
– Núi “Năm Cung Ngũ Nhạc” tạo ra bởi Hoàng Xà là 5 quãng luân xa của rồng
– – – Cung LX75-LX6
– – – Cung LX64-LX5
– – – Cung LX53-LX4
– – – Cung LX42-LX3
– – – Cung LX31-LX2
Năm cung Ngũ nhạc, được biết đến là “hò, xự, sang, xê, cống” cũng là tên ngũ cung của Tản Viên, vì Tản Viên là vua cha Nhạc Phủ. Tản Viên được thờ ở Đình Nam Dư Thượng.
Như vậy Hoàng Xà Năm Khúc liên quan đến phần hình của con sông, trong khi Năm Cung Ngũ Nhạc liên quan đến phần Âm của con sông sông Sét và phần đất nước của con sông Sét là phần chuyển hoá âm hình.
CÁC LÀNG HOÀNG XÀ & NGƯỜI CHĂM
Vùng đất này có sự kết nối sâu sắc với Chămpa qua đời Lý, Trần và Lê
– Thuý Lĩnh – Đình Thuý Lĩnh : thờ Linh Lang Đại Vương, đời Lý đánh Chiêm Thành
– Thanh Trì – Đình Thanh trì, Đình Thanh Lân : thờ Linh Lang Đại Vương, đời Lý đánh Chiêm Thành
– Lĩnh Nam – Đình Trung Lập : thờ vua Chiêm là Nha Cát đại vương & vợ là Nguyệt Nga công chúa, vào đời Lê khi đánh vua Chăm Trà Toàn
– Yên Duyên – Đình Yên Duyên : thờ Trần Khát Chân đánh vua Chăm Chế Bồng Nga
– Khuyến Lương – Đình Khuyến Lương : thờ Trần Khát Chân đánh vua Chăm Chế Bồng Nga, đời Trần
CÁC LÀNG HOÀNG XÀ & TÍN NGƯỠNG THỜ MẪU
Các mẫu Đất nước được thờ dọc theo các làng Hoàng Xà
Yên Mỹ : Đền Nhà Bà thờ Vua bà, họ Đặng là Mẫu Địa
Yên Duyên :
– Nghè Bà Chúa thờ Thuỷ Tinh Công chúa : Tên chữ “Yên Duyên” vốn là “An Duyên”, bắt nguồn từ câu chuyện, Vua Lý Nhân Tông (1066 – 1128), trong một chuyến đi kinh lý đến đất này, thấy một cô gái xinh đẹp cứ ẩn hiện trên con thuyền giữa dòng sông Hồng. Vua ở xa, cô gái cất tiếng hát, giọng ấm mà vang truyền. Vua đến gần, lại không thấy cô gái đâu. Vua cho rằng, đó là công chúa Thủy cung hiện lên, có nhân duyên với mình nhưng không gặp, bèn sức cho dân làng lập nghè thờ, gọi là Nghè Bà Chúa và ban mỹ tự cho bà là “Thần tiên mỹ nữ tự đại vương”. Nhân đó, đổi tên làng là An Duyên (mối tình duyên yên bình).
– Đền Mẫu Thoải
Nam Dư :
– Chùa Nam Dư Thượng tọa lạc tại thôn Nam Dư Thượng, nay thuộc phường Lĩnh Nam, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội. Chùa thờ Phật và 2 vị nữ thần có công lớn với địa phương là:
– – – – – – Hoàng thái hậu Trương Thị Niếu, Hoàng thái hậu là người trung thành với nhà Lê, bị quân Mạc đuổi theo lật thuyền giết chết. Bà đứng nước, cung mẫu Thoải
– – – Vương phi chánh cung Nguyễn Thị Ngọc Tú. Lịch sử chùa theo ghi chép vợ nguyên soái thống quốc chính Thanh Đô Vương Trịnh Tráng, Chánh cung Nguyễn Thị Ngọc Tú có công bỏ tiền của ra thuê nhân công quai đê lấn bãi sông Hồng có trên 200 mẫu ruộng cho dân cày cấy. Bà cũng là người bỏ tiền của xây dựng ngôi chùa này vào năm Vĩnh Tộ 4 (1622). Bà đứng đất, cung Mẫu Địa
– Miếu Nam Dư
Thanh Lân : Đền Mẫu Thoải
KẾT NỐI CỦA HOÀNG XÀ VỚI TẢ NGẠN SÔNG HỒNG
Hai vùng đất ven sông ứng với Hoàng Xà – Lĩnh Nam có sự kết nối sâu sắc
– Thanh Trì : Cầu Vĩnh Tuy
– Nam Dư Thượng/Lĩnh Nam – Bát Tràng : lễ hội rước nước
– Thuý Lĩnh – Kim Lan : bến đò
– Khuyến Lương – Trung Quan : bến đò
– Yên Mỹ – Trung Quan : qua tích di đình Trung Quan từ Gia Lâm về Yên Mỹ
Ở 2 bên bờ sông khu vực này đều có cửa sông lớn đổ ra sông Hồng
– Bên tả ngạn sông Hồng : Cửa sông Bắc Hưng Hải
– Bên hữu ngạn sông Hồng : Cống Ngâu nằm giữa Yên Mỹ và trường bắn Yên Sở
Vì cửa sông Tô Lịch và cửa sông Thiên Phù đều bị lấp, nên Cống Ngâu trở thành cửa sông duy nhất của hệ thống sông Tô Lịch đổ ra được sông Hồng
Vì sông Dâu ở ngã ba Dâu cũng bị lấp, nên Bắc Hưng Hải cũng trở thành cửa sông duy nhất của hệ thống sông của quận Long Biên và tỉnh Hưng Yên đổ được ra sông Hồng
Phải lưu ý rằng sông Hồng dịch chuyển theo thời gian từ Tây sang Đông nên thực chất ngày xưa vùng đất hai bên sông và giữa sông hiện nay nối liền làm một, nghĩa là dòng chảy gốc cỉa sông Bắc Hưng Hải và công Ngâu hòan toàn có thể là một dòng và hiện giờ vẫn có thể thông sang nhau và kết nối
– Sông Tô Lịch/Sông Kim Ngưu/Sông Sét/Sông Lừ bên bờ Tây sông Hồng
– Sông Hồng
– Sông Bắc Hưng Hải/Sông Luộc/Sông Thái Bình (về Lục Đầu Giang) bên bờ đông sông Hồng
CA DAO – TỤC NGỮ VỀ VÙNG ĐẤT HOÀNG XÀ – SÔNG SÉT
Chính vì tầm quan trọng quá lớn của vùng đất Hoàng Xà – Sông Sét mà ca dao tục ngữ có rất nhiều bài về 5 khu làng này của vùng đất cổ Nam Thăng Long – Thanh Trì.
YÊN MỸ
Ai về Khương Hạ, Đình Gừng
Dưa chua, cà muối, xin đừng quên nhau
Dù ai buôn đâu bán đâu
Cũng không bỏ được cống Ngâu chợ Chùa
Cống Ngâu là đoạn sông phía Bắc làng Yên Mỹ, chảy từ làng Ngâu qua vùng đầm Yên Sở, để đổ ra sông Hồng.
Chợ Chùa là địa danh liên quan đến núi Chùa Yên Mỹ mà ở canh chùa Yên Mỹ hoặc chợ chùa là chợ tam bảo, tụ tập gần các chùa, thu nhập từ chợ đưa cho chùa quản lí chứ không phải nộp cho triều đình. Chợ chùa tồn tại tới thế kỉ 19 thì chấm dứt.
Chợ chùa một tháng sáu phiên,
Mời anh đi chợ thăm miền quê ta.
Xanh mắt là chị hàng na,
Mặn mà hàng muối, ngọt hoa hàng đường.
Thơm ngát là chị hàng hương,
Tanh tao hàng cá phô trương hàng vàng.
Bộn bề là chị hàng giang,
Bán rổ bán rá bán sàng bán nia.
Nghênh ngang là chị hàng cua,
Hàng ếch nhấp nhổm người mua cũng nhiều.
Hàng khoai đêm suốt sớm chiều,
Người quen kẻ lạ cũng đều ngợi khen.
—o—
Lúa Làng Ngâu, trâu Yên Mỹ
Trâu đi đôi với lúa. Làng Ngâu, mà cũng gọi là làng Yên Ngưu nằm ở một đầu cống Ngâu có lúa. Làng Yên Mỹ nằm ở đầu kia của cống Ngâu có trâu.
SỞ THƯỢNG – SỞ LỜ
Sở Mui chẳng khác Sở Lờ
Quanh năm cua ốc, be bờ, đắp mương
Sống ngâm thịt chết ngâm xương
Trời ơi có biết trăm đường cực không!
—o—
YÊN DUYÊN – SỞ MUI – LÀNG MUI – KẺ MUI
Kẻ Mui anh đã biết chưa
Đàn ông vác nặng be bờ, đắp truông
Mẹ em đẻ em trong buồng
Về sau em lớn quay guồng ươm tơ
Huyện Thanh Trì kia làng Thịnh Liệt
Đồn cá rô Đầm Sét là ngon
Bấy lâu cạn nước trơ bùn
Biết rằng hương vị có còn như xưa
—0—
Dưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bần
Nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét.
—o—
LĨNH : KHUYẾN LƯƠNG – TRẦN PHÙ – NAM DƯ – TRUNG LẬP – THUÝ LĨNH
Làng Mui thì bán củi đồng
Nam Dư mía mật giàu lòng ăn chơi
Thanh Trì buôn bán mọi nơi
Đồng Nhân, Thúy Ái là nơi chăn tằm
Làng Mơ thì bán rượu tăm
Sở Lờ cua ốc quanh năm đủ đời.
—o—
THANH TRÌ – THANH LÂN – KẺ MƠ – LÀNG MƠ
Em là con gái Kẻ Mơ,
Em đi bán rượu tình cờ gặp anh
—o—
Sống thì canh cửa Tràng Tiền,
Chết thì bộ hạ Trung Hiền kẻ Mơ
Trung Hiền là tên một ngôi miếu xưa nằm ở kẻ Mơ, Hà Nội, nằm cạnh gốc cây đa ở đầu phố Trương Định hiện nay. Tương truyền, Trung Hiền là một người giỏi võ ở làng Tương Mai, hay hành hiệp trượng nghĩa. Khi ông bị kẻ gian sát hại, nhân dân đã dựng ngôi miếu này để thờ. Sau năm 1954 ngôi miếu bị dỡ bỏ. Năm 1980, cây đa cổ thụ cũng bị chặt hạ. Hiện nay Trung Hiền là tên gọi một ngã tư, nơi gặp gỡ của bốn con phố: Bạch Mai, Trương Định, Đại La, Minh Khai.
Cửa Tràng Tiền là cửa sông Hồng nối với Hồ Gươm, đã bị giặc Pháp lấp để xây Nhà hát Lớn.
—o—
Thứ nhất làm lính Tràng Tiền
Thứ nhì được cúng quan hiền Kẻ Mơ
—0—
Đồn rằng Văn Điển vui thay
Ngoài phố chợ họp năm ngày một phiên
Tàu qua phố dưới, phố trên
Đình thì ở giữa hai bên rặng bàng
Làng Mơ cất rượu khê nồng
Làng Vọng dệt gối, chăn tằm làng Mui
Kẻ Giả thì bán bùi nhùi
Làng Lê bán phấn cho người tốt da
Kẻ Vọng khéo ngọc, khéo ngà
Đưa đem đi bán cho nhà kẻ sang
Kẻ Lủ thì bán bỏng rang
Trên Ô Hàng Đậu lắm hàng nhiều thay
Ngâu, Tựu thì bán dao phay
Dù đem chặt nứa gãy cây lại liền
Trong kho lắm bạc nhiều tiền
Để cho giấy lại chạy liền với dây.