CHỦ NHÂN CỦA NGÔI NHÀ & GIA ĐÌNH

Loading

Chủ nhân Ngôi nhà & Gia đinh gồm
1. Chủ Ngôi với ngôi là ngôi thứ
Có nhiều loại ví dụ ngôi thứ 1 (tao, chúng tôi) là chủ nhà , ngôi thứ 2 (mày, các anh) là vợ/chồng chủ nhà, ngôi thứ 3 (nó, chúng nó) là các con. Cùng một đối tương làm chủ như ngôi nhà, giường ngủ, ban thờ, tôi làm chủ, khác hẳn chúng tôi làm chủ hay chúng nó làm chủ.
Chủ ngôi thứ nhất số ít sở hữu thân thể của chính mình, và đồ cá nhân gắn liền với thân thể của mình là
– cái giường
– đồ gắn với cái giường như chăn, màn, gối
– tủ đồ cá nhân, đồ dùng cá nhân, dùng cho thân thể khi ở trong nhà
– hành lý, tư trang, phương tiện cá nhân, và giấy tờ cá nhân dùng cho khi thân thể đi ra khỏi ngôi nhà
Chủ ngôi thứ nhất số ít chịu trách nhiệm về
– Tình trạng thân thể của mình bao gồm sức khoẻ, diện mạo
– Tình trạng tư trang của mình
– Hành động, hành vi của mình bao gồm ăn, uống, ngủ, nghỉ, đi lại, nói, làm, tai nạn, chữa bệnh, dưỡng bệnh, tình dục, sinh con … và chết
– Hành động, hành vi mình đáng nhẽ thuộc trách nhiệm của mình nhưng mình uỷ quyền, mình nhờ cậy, mình làm ngơ, mình để người khác làm cho mình hay gây ra cho mình … như nhờ bác sỹ, nhờ spa chăm sóc thân thể, thụ tinh ống nghiệm, nhờ thầy cúng đặt bát hương ở nhà, nhờ chùa cúng cúng lễ ở nhà, nhờ nấu nướng, thuê người giúp việc làm việc nhà, thuê tư vấn …. như vậy hiện nay gần như chỉ còn ăn, uống, ngủ là chúng ta tự làm, còn tất cả những hành vi khác chúng ta đều không làm, bao gồm nấu ăn. Mình phải chịu trách nhiệm về các hành vi của chữa bệnh, nấu nướng, đặt ban thờ  ….của người khác làm cho mình,…. ví dụ các hành vi trộm, cướp, lừa đảo, hiếp dâm, bao hành và giết người xảy ra với mình, suy đến cùng mình phải chịu trách nhiệm toàn bộ
Chủ ngôi thứ nhất không chịu trách nhiệm về
– Tình trạng thân thể của người khác,
– Hành động, hành vi của người khác
– Đánh giá và cảm xúc của người khác về mình
Lễ căn năm 12 tuổi là lễ lên ngôi thứ nhất gồm mở căn và đóng căn. Các lễ tuổi đời trước ngày đó là các mức độ trưởng thành dần về thân
Chủ ngôi thứ nhất số nhiều (chúng tôi) là chủ
– Giường đôi
– Tình dục
– Con cái
===
2. Chủ Nhà là người sở hữu nhà ở và đất ở.
Đồ sở hữu của chủ nhà do chủ nhà mua, thiết kế, xây dựng, lắp đặt và sửa chữa
– Nhà gồm nhà ở, nhà vệ sinh, nhà bếp, nhà tắm, nhà xe, nhà chăn nuôi gia súc …
– Sân vườn, hàng rào, tường bao, cổng cửa và sân vườn ….
– Thiết bị hạ tầng gắn chặt với nhà như hệ thống điện, hệ thống nước, hệ thống điện tử dùng chung cho cả nhà như đường truyền internet, camera giám sát ….
– Đồ dùng chung cho cả gia đình
Chủ nhân của ngôi nhà định ra đối tượng được sống trong nhà, cụ thể là sống trong khu nào của nhà và được vào nhà, cụ thể là vào khu nào của nhà
– Đối tượng được sống ổn định trong nhà là người có giường ổn định trong nhà, ví dụ cha mẹ, con đẻ, con nuôi …
– Đối tượng được sống tạm thời, ngắn hạn trong nhà và những lúc đó được ngủ trong nhà : ví dụ cha mẹ ở quê lên thăm rồi ở lại một thời gian
– Đối tượng khách đến chơi : Khách đến chơi chỉ được vào phòng khách, mà không được vào các khu vực khác trong nhà, như ban thờ, phòng ngủ và không được ngủ lại trong nhà, ví dụ họ hàng xa, bạn bè, hàng xóm
– Đối tượng khách đến làm việc gì đó như sửa chữa mái, sửa chữa điện … hoặc làm vườn thì chỉ đến đúng khu vực liên quan, không được lên ban thờ và không được ngủ lại nhà.
– Tất cả các đối tượng khác
– – – không được thường xuyên tụ tập, bán hàng hay đỗ xe trước cửa nhà
– – – không được vào nhà
– – – tuyệt đối không được vào các khu vực riêng tư và bảo mật : ban thờ, phòng ngủ, phòng tắm và không được đụng vào các thiết bị và đồ dùng của gia đình
===
3. Chủ Gia là người chăm lo dưỡng nuôi các thành viên của gia đình, đặc biệt bữa ăn và giấc ngủ
– Đồ của chủ gia là bếp ăn, mâm cơm,
===
4. Chủ Đình là người chăm lo phần tinh thần, phần hồn của gia đình
Đồ của chủ đình là chủ của
– ban thờ
– các đồ thờ cúng như tượng thờ, tranh thờ, bát hương ….
Chủ đình chịu trách nhiệm về
– Tên gọi của mình
– Tinh thần của mình, ý chí của mình, cảm xúc của mình, lý trí của mình
– Nhận thức của mình, câu hỏi của mình và câu trả lời cho câu hỏi của mình.

– – Câu hỏi của một số bạn 

– – – Tại sao phải làm chủ ?
– – – Không làm chủ có được không ?
– – Chúng ta không thể chịu trách nhiệm về hành vi và nhận thức của các thầy (đủ loại thầy, đủ hạng thầy), nhưng chúng ta phải chịu trách nhiệm về
– – – Lựa chọn thầy của mình, lựa chọn thày của người khác cho mình và việc thày lựa chọn mình
– – – Việc hiểu, việc tiếp nhận và việc từ chối kiến thức của mình
– – – Việc đặt câu hỏi như thế nào, cho ai và việc trả lời câu hỏi
Nếu mình là chủ nhân tinh thần mình, nhận thức của mình, thì mình tự đặt câu hỏi và tự trả lời luôn.
– Linh hồn của mình
– Quan hệ tinh thần của mình bao gồm quan hệ với Phật, Chúa, thần linh, gia tiên, tổ cô ông mãnh, ma quỷ …
– Đồ thờ của mình là bát hương, ban thờ, đồ thờ
– Các hành vi mang tính tinh thần của mình
– – – Thờ
– – – Khấn
– – – Nguyện
– – – Cầu
– – – Cúng
– – – Tế
– – – Lễ
– – – Bái
Chủ nhân của ban thờ phải đặt câu hỏi
– Mình thờ ai, cúng ai, khấn ai, gặp ai …. ?
– Ai là tinh thần chủ của bát hương, tượng thờ, tranh thờ, đồ thờ khác … ?
Những ban thờ chính có thể có trong một ngôi nhà
1. Ban thờ gia tiên :
– Thờ riêng từng người có ảnh và bài vị
– Thờ chung từng họ
– Thờ chung hai họ hay nhiều họ
– Vừa thờ chung vừa thờ riêng
– Thờ chung hoặc thờ riêng hoặc vừa thờ chung vừa thờ riêng bà cô, ông mãnh và gia tiên
2. Ban thờ Thần tài Thổ địa :
– Thổ địa khác ông địa hay thần đất, vì thổ địa là vị thần của các cấu trúc trên đất như nhà, đền, đình, miếu, quán …
– Thần tài và Thổ địa vừa giúp đỡ người sống trong nhà vừa giúp đỡ gia tiên về được ban thờ, vào được nhà.
– Với nhà có ban thờ gia tiên, thì Thần tài Thổ địa sẽ được thờ chung với bát hương thần linh ở vị trí trung tâm, vì nếu tách ban thờ này ra thì bát hương gia tiên sẽ thiếu sự bảo trợ của Thần Tài Thổ Địa, không an toàn, còn Thần Tài và Thổ Địa sẽ lại chỉ được thờ ở tầng 1, chỉ lo cửa chính bỏ ngỏ một cánh cổng quá nghiêm trọng là ban thờ.
– Người ta chỉ lập riêng ban thờ Thần Tài – Thổ Địa ở cửa hàng, nơi mình không sống và không thờ gia tiên, còn đã có ban thờ gia tiên, thì để chắc chắn khi mời gia tiên về là cần khấn luôn cả Thần tài, Thổ địa, nghĩa là bát hương trung tâm của ban thờ gia tiên phải thờ Thần Tài – Thổ Địa rồi.
– Nếu trong nhà vừa có ban thờ Thần Tài Thổ Địa vừa có ban thờ gia tiên với bát hương trung tâm thì cần thống nhất chúng lại để đảm bảo ngôi nhà không bị xé nát ra về tinh thần, tình trạng xé nát về tinh thần rất dễ dẫn đến vô chủ và mất tự chủ
3. Ban thờ Thiên : rất nhiều nhà xây và dựng ban thờ Thiên trên sân thượng hoặc ở ngoài sân vườn mà chẳng biết thờ gì. Có bản ban thờ thiên thờ các vị nhiên thần và nguyên tố thần như thần nước, thần lửa … hay các thần tứ trụ, các thần ngũ hành như Ngũ hành nương nương, nhiên thần như thần sông, thần đất, thần giếng … hay thiên thần như Thiên lôi và các vị thần xứ sở như mẹ xứ sở …Ban thờ thiên là một trong các ban thờ vô cùng phức tạp của ngôi nhà, và nếu không hiểu sẽ gây ra hậu quả vô cùng lớn, vì nó sẽ mở đường cho đủ loại tinh thần ra vào nhà như cái chợ.
4. Ban thờ Thổ công, Thần bếp thờ các vị thần đảm trách các công việc trong nhà.
5. Ban thờ ông Công ông Táo cũng thường được đặt trong bếp vì ba vị đầu nhau cũng là ba vị thần bếp
6. Ban thờ Phật :
– một số nhà chỉ biết là có ban thờ Phật, chẳng biết thờ Phật nào,
– một số nhà thờ riêng Phật Quán Âm, Phật Thích Ca hoặc Phật Di Lặc,
– một số nhà thờ cả bộ Phật tam thế như ở Tam bảo của chùa, mà thực chất chủ nhà cũng không biết bộ Phật tam thế là cái gì
– một số nhà thờ Thánh cùng Phật như Cửu Thiên Huyền Nữ, Quan Thánh …
7. Ban thờ Chúa
Trong thờ cúng chúng ta cần biết hai điều
– Chủ nhân của ban thờ, của đồ thờ, của tượng thờ là ai ?
– Tinh thần chủ được thờ là ai ?
Phần vật chất của ban thờ, đồ thờ và tượng thờ bản chất chỉ là vật chất, nghĩa là vô chủ và vô tinh thần, nên chúng ta không thể dưa vào hình tướng tượng thờ hay những điều mắt tai nghe bình thường mà bảo là một ban thờ thờ ai. Nhiều nhà sở hữu đất và nhà, nhưng ban thờ lại không phải do mình làm chủ do nhờ người khác đặt ban thờ cho, nên ban thờ bị chiếm quyền làm chủ, và theo đó tinh thần ngôi nhà cũng bị chiếm luôn.
Trong thực tế, nhiều gia đình ăn ở hiền lương, cứ nghĩ mình thờ gia tiên, thờ thần tài thổ địa, thờ thiên nhưng mà thực tế thờ đủ
loại ma quỷ trong nhà, do nhờ thầy cúng đặt ban thờ cho.
Ca cá nhân ngày 15/6/2024 : Gia chủ có ba ban thờ, mỗi ban thờ 1 bát hương đều do một thầy chùa đặt, thày chùa đặt ban thờ cho cả khu vực xung quanh nhà chùa
– Ban thờ gia tiên 1 bát : thực chất thờ 1 tinh thần đen đứng sau thày chùa,
– Ban thờ thiên 1 bát hương là cổng xâm nhập và điều khiển ngôi nhà
– Ban thờ thần tài thổ địa trấn và chặn luôn thần tài và thổ địa thật của ngôi nhà và khu đất
Lễ liên quan đến chủ đình tiêu biểu là
– Lễ cúng 1 ngày (lễ đặt tên và nhận tên)
– Lễ lập ban thờ
– Lễ kiết giới ban thờ
– Lễ truyền thừa ban thờ (cả cho và nhận)
=== === ===
Có 1 số câu hỏi nếu không trả lời được thì coi như làm chủ là vô nghĩa
– Làm chủ cái gì ? – Không làm chủ cái gì ? Mình phải biết cả cái mình làm chủ thì mình mới biết cái mình không làm chủ và ngược lại, mình phải biết cái mình không làm chủ mới biết cái mình làm chủ
– Làm chủ từ bao giờ đến bao giờ ?
Chia sẻ:
Scroll to Top