CHĂN TRÂU ĐỒNG XA

Loading

Truyện Tấm Cám kể rằng
“Thấy Tấm sau mỗi bữa ăn thường mang cơm ra giếng, mụ dì ghẻ sinh nghi, bèn bảo Cám đi rình. Cám nấp ở bụi cây bên bờ giếng nghe Tấm gọi bống, bèn nhẩm cho thuộc rồi về kể lại cho mẹ nghe.
Tối hôm ấy mụ dì ghẻ bảo Tấm sáng mai dậy sớm chăn trâu, và dặn:
– Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu
Tấm vâng lời, sáng hôm sau đưa trâu đi ăn thật xa.
Ở nhà mẹ con Cám mang bát cơm ra giếng, cũng gọi bống lên ăn y như Tấm gọi. Nghe lời gọi, bống ngoi lên mặt nước. Mẹ con Cám đã chực sẵn, bắt lấy bống đem về làm thịt.”
CẤM ĐỒNG
Cấm đồng xảy ra vào mùa lúa chín, với lúa mùa là tháng mười âm lịch
Tháng sáu gọi cấy rào rào
Tháng mười lúa chín mõ rao cấm đồng
Tháng sáu những nhà giàu tranh nhau gọi người nghèo cấy mướn, đến tháng mười lúa chín thì lại mõ rao cấm người nghèo ra đồng mót lúa.
ĐỒNG XA & ĐỒNG GẦN
Con trâu của Tấm được dặn phải được chăn ở đồng xa, để trâu ăn cỏ ở đồng gần, ăn cả lúa chín của làng thì làng sẽ bắt mất trâu.
Đồng gần là đồng gần nhà, gần ngõ, cùng làng, cùng họ. Đồng xa là đồng khác nhà, khác ngõ, khác làng, khác họ.
Đồng xa chính là bộ xứ sở nam của hoàng tử và đồng gần là bộ xứ sở nữ của Tấm.
CHĂN TRÂU ĐỒNG XA
Sự kiện Tấm đi chăn trâu đồng xa xảy ra trong cuộc đời của tất cả những người con gái vào lứa tuổi dạy thì.
Con trâu là một biểu tượng của đất nước và thân thể. Con trâu đi ăn đồng xa, đưa thân thể bước vào tuổi dạy thì. Ở lứa tuổi này cơ thể kết nối các xứ sở đối xứng về giới tính, đối xứng bộ xứ sở của giới tính gốc.
Giời mưa ướt áo nâu sồng
Công em đi cấy quăng đồng đồng xa
Mùa này trời giúp cho ta
Mùa này lúa tốt bằng ba mọi mùa
—o—
Cái cò là cái cò con
Mẹ đi xúc tép, để con ở nhà
Mẹ đi lặn lội đồng xa
Mẹ sà chân xuống, phải mà con lươn
Ông kia có cái thuyền buồm
Chở vào rừng rậm xem lươn bắt cò
Ông kia chống gậy lò dò
Đi vào bụi rậm xem cò bắt lươn
Con cò cắp cổ con lươn
Con lươn cũng cố quấn quanh cổ cò
Hai con, cò kéo, lươn co
Con lươn tụt xuống con cò bay lên
Vị thần hỗ trợ cho sự kiện kết nối xứ sở nam và xứ sở nữ là ông Nguyệt Lão, ông già cưỡi trâu.
Sáng trăng sáng cả bờ sông
Ta được cô ấy ta bồng ta chơi
Ta bồng ta tếch lên trời
Hỏi ông Nguyệt lão: Tốt đôi chăng là?
BẮT TÔM BẮT TÉP ĐỒNG GẦN
Sự kết kiện Tấm đi bắt tôm tép và gặp được cá bống xảy ra ở đồng gần, giữa những người trong gia đình.
Sự kiện đồng xa bao giờ cũng phải xảy ra sau sự kiện đồng gần. Nếu sự kiện đồng gần mà thất bại, nghĩa là Tấm không gặp được Bống Bang, không kết nối được với Rốn Nhau, thì sự kiện đồng xa sẽ không xảy ra được, hoặc xảy ra rất trục trặc.
Sau sự kiện đồng xa là sự kiện Tấm rơi hài trên đường và sau đó gặp hoàng tử, người nhặt được hài. Hoàng tử nhặt được hài của Tấm trên đường vì xứ sở của hoàng tử và của Tấm đã được kết nối với nhau trong sự kiện đồng xa.
LÀNG BẮT MẤT TRÂU
Làng bắt mất trâu là xảy ra khi trâu đáng lẽ cần ăn đồng xa để đúng đối xứng đôi, thì trâu lại ăn đồng gần, bị làng bắt. Hỗ trợ cho sự kiện bắt trâu ở đồng gần là bà Nguyệt.
Bài “Vè con cút” trong ca dao mô tả sự kiện “làng bắt mất trâu” này.
Nghe vẻ nghe ve
Nghe vè con cút
Trâu ăn mấy chút
Bắt mẹ tôi đền
Nắm chóp tôi lên
Đau đầu cha chả
Chạy mời Trùm Xã,
Lại có Trưởng Đông
Trâu ăn ngoài đồng
Bắt vô mà cột
Mâm trầu cho tốt
Hũ rượu cho ngon
Phải trâu của con
Thì con bắt lấy
Bớ bà bán giấy
Mua lấy một tờ
Làm một cái thơ
Gởi về bên ấy
Ban ngày đi cấy
Tối lại cửi canh
Lòng em thương anh
Cùng nhau thuở trước
Bởi anh chậm bước
Em mới lấy chồng
Trách ông tơ hồng
Ông xe dây vào
Bà tháo dây ra.
Trong bài vè này, có thể hiểu là người con gái đã yêu một chàng trai, mà cô gái đã kết nối trong sự kiện chăn trâu đồng xa nhờ ông Nguyệt Lão, nhưng gia đình cô lại nhận sính lễ của người làng. Điều này có nghĩa là cô bị ép phải lấy người trong làng, bởi vì cô đã để cho các sự kiện kết nối tình cảm, duyên nghiệp với người cùng làng xảy ra. Bà Nguyệt không cùng xe duyên với ông Nguyệt mà bà lại xe một duyên cùng làng cho cô gái và cắt mối duyên xa làng mà ông Nguyệt Lão đã xe cho cô.
Ông Nguyệt Lão ưu tiên tơ duyên trời định, bất chấp khác biệt về thân thể, tuổi tác, địa vị. Ông đại diện cho tình yêu rất tinh thần và rất xứ sở.
Bà Địa Nguyệt, ngược lại ưu tiên kết nối các mối tơ duyên dựa trên điều kiện rất thực tế như môn đăng hộ đối, cùng làng cùng xã, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, và các liên hôn toan tính bằng đầu vì danh sắc, tiền bạc, quyền lực, địa vị …
Mâu thuẫn giữa ông Tơ và bà Nguyệt là chuyện thường xuyên xảy ra, nên có câu
Râu ông nọ cắm cằm bà kia
hay
Râu ông Tơ cắm cằm bà Nguyệt
Đợi đúng tơ duyên của ông Nguyệt là một trong các ý nghĩa của câu “nam nữ thụ thụ bất thân” vì nếu nam nữ phát sinh quan hệ thể xác quá sớm với đối tượng không đối xứng, thì tơ bà Nguyệt xe sẽ cắt tơ của ông Nguyệt, vì bà Nguyệt luôn ưu tiên quan hệ thể xác và điều kiện vật chất.
Chính vì bà Nguyệt và ông Nguyệt làm việc độc lập như vậy, nên tranh Đồng Hồ vẽ ông Nguyệt và tranh Đông Hồ vẽ bà Nguyệt là hai bức khác nhau.
TUỔI DẠY THÌ CỦA NAM & SỰ KIỆN THẰNG CUỘI CHẾT
Khi bên người con gái xảy ra chuỗi sự kiện dạy thì và dứt căn thì bên con trai, xảy ra các sự kiện tương ứng được mô tả bằng các bài ca dao về thằng Cuội.
Thằng Cuội ngồi gốc cây đa,
Để trâu ăn lúa gọi cha ời ời.
Cha còn cắt cỏ trên trời,
Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên.
Ông thì cầm bút, cầm nghiên,
Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa.
Thằng Cuội chết tối hôm qua
Đánh trống đánh phách đưa ma ra đồng
Đến tuổi dạy thì khi thằng Cuội vẫn còn đang ngồi ở gốc cây đa, nghĩa là ở đồng gần, thì con trâu của thằng Cuội đã tự đi ăn lúa ở đồng xa rồi.
Cơ thể nam bước vào tuổi dạy thì, tự dứt căn khỏi cha và mẹ, trong khi Cuội vẫn còn phụ thuộc vào cha vào mẹ, nên để con người trưởng thành thì thằng Cuội phải chết. Thằng Cuội là cái tôi trước tuổi dạy thì, là thằng nhưng mới chỉ có thân thể giới tinh nhưng thật là chưa có cảm xúc giới tinh.
Bài ca dao về đám ma của thằng Cuội do đó chính là bài ca dao về lễ trưởng thành của nam.
Thằng Cuội lên gốc cây đa với chi Hằng, biểu tượng của sự vĩnh hằng không thay đổi, trong khi cô Tấm thì đi với ông Nguyệt Lão và Cám đi với bà Địa Nguyệt.
SỰ KIỆN CÁM CHẾT & MẸ CÁM CHẾT
Kết của truyện Tấm Cám :
“Cám thấy Tấm trở về được vua yêu như xưa thì nó không khỏi sợ hãi. Một hôm Cám hỏi chị:
– Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế?
Tấm không đáp, chỉ hỏi lại:
– Có muốn đẹp không để chị giúp!
Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố.
Cám chết, Tấm sai đem xác làm mắm bỏ vào chĩnh gửi cho mụ dì ghẻ, nói là quà của con gái mụ gửi biếu. Mẹ Cám tưởng thật lấy mắm ra ăn, bữa nào cũng nức nở khen ngon. Một con quạ ở đâu bay đến đậu trên nóc nhà kêu rằng:
– Ngon ngỏn ngòn ngon! Mẹ ăn thịt con, có còn xin miếng?
Mẹ Cám giận lắm, chửi mắng ầm ĩ rồi vác sào ra đuổi quạ. Nhưng đến ngày mắm gần hết, khi dòm vào chĩnh, mụ thấy đầu lâu của con thì lăn đùng ra chết.”
Sự kiện Cuội chết trong lễ trưởng thành của nam đối xứng với sự kiện Cám chết để hoà hợp cả tinh thần và thể xác với nửa kia của mình là Tấm, mà sau một vòng chuyển hoá đã trưởng thành.
Khi trưởng tay, Tấm phải tự đối diện với những mâu thuẫn bên trong con người mình, mà quan trọng nhất là mâu thuẫn giữa Tấm và Cám. Tấm tự báo ân trả oán với đầu mối ân oán của mình là Cám thì nghiệp lực của hai người mới cân bằng được. Các câu truyện sửa cái kết câu truyện Tấm Cám, ví dụ như viết rằng trời đánh sét cho Cám chết để Tấm được sống hạnh phúc là sai, vì Cám chẳng nợ nần gì trời và Tấm không thể nào hạnh phúc bên hoàng tử khi không tự mình cùng Cám sửa lại những sai lầm và lệch lạc của cả hai trong quá khứ. Trưởng thành là làm việc cần làm để đưa mọi chuyện vào trật tự.
Trong truyện Tấm Cám, bà Địa Nguyệt đứng về phía mẹ con Cám, còn ông Nguyệt Lão cùng ông Bụt giúp đỡ cho Tấm để gặp được hoàng tử. Khi mẹ Cám chết, rất nhiều duyên nghiệp cũ mà bà cố tình tạo ra giữa Cám và hoàng tử cũng được cắt đứt, đồng thời những tơ duyên giữa Tấm và hoàng tử do bà cắt đi lại được nối lại.
Khi mẹ Cám chết xuất hiện con quạ. Con quạ đại diện cho cái chết của bóng, vì con quạ nhìn được bóng và ăn được bóng mà cần chuyển hoá về âm phủ khi nó ăn xác chết. Đồng thời, con quạ cũng thấy được sự kết nối của bóng âm và bóng dương, cho nên có hiện tượng quạ kêu nam nữ đáo phòng.
Vị thần đại diện cho thân thể nam là người và xứ sở nam là trâu là Ngưu Lang. Vị thần đại diện cho thân thể và xứ sở nữ mà liên tục chuyển hoá cho nhau là Chức Nữ. Sự kiện xứ sở nam gặp xứ sở nữ là sự kiện chăn trâu đồng xa. Sự kiện nam và nữ kết nối cả xứ sở và thân thể với nhau là sự kiện Ngưu Lang gặp Chức Nữ vào Tết Thất Tịch. Đó chính là sự kiện mở cổng sinh. Khoá xứ sở nam và xứ sở nữ trong sự kiện này là cầu Ô Thước của quạ đen
Bố mẹ Tấm đều đã chết ở đầu câu chuyện, Tấm chết nhiều lần ở giữa câu chuyện và Cám cùng mẹ Cám chết ở cuối câu chuyện, thì các duyên nghiệp cũ của Tấm Cám lúc này được cắt đứt hết cả, bởi vì cái chết trọn vẹn là sự kết thúc thân thể mà còn là kết thúc cuộc đời với các nghiệp duyên.
Nhưng cái chết cũng là sự chuyển hoá. Sinh tử luôn song hành với nhau. Con quạ là biểu tượng của đồng sinh và đồng tử, trong khi con trâu là biểu tượng của sự đồng hành.
Thời điểm mẹ Cám chết, cũng là thời điểm Tấm Cám cùng tái sinh một lần nữa hợp nhất với Bống Bang, và mở cổng sinh con với hoàng tử. Cuối cùng hoàng tử vẫn sẽ yêu cả Tấm và Cám, mà chỉ là hai khía cạnh lưỡng nghi của cùng một người nữ mà thôi, khi hai khía cạnh đó đủ trưởng thành để song hành với nhau thay vì song hành với mẹ (như Cám trước lúc chết và chưa trưởng thành) và song hành với cha (như Tấm trước lúc chết và chưa trưởng thành).
Chia sẻ:
Scroll to Top