CA DAO VỀ BỘ HỒN VÍA CỦA CON NGƯỜI

Loading

BỘ HỒN VÍA CỦA CON NGƯỜI
Bộ hồn vía của con người được mô tả trong bài ca dao sau
Cây cao lá rậm rườm rà
Mượn người xẻ gỗ làm nhà chín gian
Ba gian đóng cửa đóng bàn
Ba gian treo mùng thắm thiếp chàng ngồi chơi
Ba gian thờ Phật thờ Trời
Để trời phù hộ bốn tôi đôi nhà
Cây cao lá rậm rườm rà : “Cây cao lá rậm rườm rà” là cây kinh lạc của thể vía, với nhựa cây là khí huyết. Hình tượng “cây cao bóng cả” trong dân gian là nói về cái cây này.
Mượn người xẻ gỗ làm nhà chín gian : Nhà chín gian là chín vía, chín vía có tính mộc vì nó là sự kết hợp của
– Thể hào quang (thể hạt hình ánh sáng photon)
– Trường âm cung (trường sóng âm phonon)
Ba gian đóng cửa đóng bàn : Ba gian thể phách (phách khí) liên quan đến cấu trúc nền tảng gồm
– Thượng phách,
– Trung phách,
– Hạ phách.
Ba gian mùng thắm, thiếp chàng ngồi chơi : Ba gian thể cảm liên quan đến cảm xúc và tương tác, đặc biệt là tương tác âm dương nam nữ, gồm
– Thượng cảm,
– Trung cảm
– Hạ cảm.
Ba gian thờ Phật thờ Trời : Ba gian thể trí
– Thượng trí,
– Trung trí
– Hạ trí
Có hai dạng vận hành của trí
– Lý trí : xuyên suốt thượng, trung và hạ trí qua phân cực âm dương thượng – hạ
– Tâm trí : quy tụ về trung tâm và phân tách theo trung tâm
Gian thờ Phật đi đường tâm trí (vạn pháp quy tâm và bát chánh đạo)
– Phật Tổ Thích Ca (Phật Ông) đi đường trung đạo (lưỡng cực) và đạo vô thường (vô cực)
– Phật Tổ Man Nương (Phật Bà) đi đường pháp thể là Tứ pháp (pháp vân – pháp lôi – pháp vũ – pháp điện)
Gian thờ Trời đi theo nguyên tắc lý trí phân cực âm dương
– Thượng Đế (Chúa nam) đi đường Thiên – Địa của Thần Nông
– Hai Bà (Chúa nữ) đi đường lưỡng nghi của bà Man Thiện (mẹ Hai Bà Trưng)
Để trời phù hộ bốn tôi đôi nhà :
– Bốn tôi là bốn cái tôi :
– – – Đất.
– – – Nước
– – – Khí
– – – Lửa
– Bốn nhà là bốn thể con người :
– – – Thể xác – đất
– – – Thể điện từ – nước
– – – Thể vía – khí
– – – Thể xứ sở – lửa
– Đôi nhà là ghép hai nhà vào thành một bộ
– – – Bộ nữ (Sáu bộ) : Đất nước – Đất khí – Đất lửa – Khí nước – Khí lửa – Nước lửa
– – – Bộ nam (Lục Tổ) : (Thượng – Trung – Hạ) – (Trí – Cảm – Phách)
—o—o—o—o—o—
BỘ BA HỒN CHÍN VÍA CỦA NỮ
Bài ca dao viết về 9 vía nên chủ yếu mô tả 3 hồn 9 vía của nữ.
Cây cao lá rậm rườm rà : Cây cao bóng cả của nữ là cây Thị Tổ.
Mượn người xẻ gỗ làm nhà chín gian : chín gian là chín vía nữ, ứng với câu “Đàn bà chín vía”, gồm
– Ba gian đóng cửa đóng bàn : Thể Phách gồm
– – – Thượng Phách
– – – Trung Phách
– – – Hạ Phách
– Ba gian treo mùng thắm, thiếp chàng ngồi chơi : Thể Cảm gồm
– – – Thượng Cảm
– – – Trung Cảm
– – – Hạ Cảm
– Ba gian thờ Phật thờ Trời : Thể Trí gồm.
– – – Thượng Trí
– – – Trung Trí
– – – Hạ Trí
Để trời phù hộ bốn tôi đôi nhà :
– Bốn tôi là bốn cái tôi :
– – – Thể xác – Đất
– – – Thể điện từ – Nước
– – – Thể vía – Khí
– – – Thể xứ sở – Lửa
– Đôi nhà là ghép hai nhà vào thành một bộ
– – – Bộ nữ (Sáu bộ) : Đất nước – Đất khí – Đất lửa – Khí nước – Khí lửa – Nước lửa
—o—o—o—
BỘ BA HỒN CHÍN VÍA CỦA NỮ & TỨ PHÁP MAN NƯƠNG
Tứ pháp của Phật Tổ Man Nương
– Pháp vân – Mây – Bà Dâu (cả) – Chùa Dâu (Thiền định tự)
– Pháp vũ – Mưa – Bà Đậu (hai) – Chùa Đậu (Thành đạo tự)
– Pháp lôi – Sấm – Bà Tướng (ba) – Chùa Tướng (Phi tướng tự)
– Pháp điện – Chớp – Bà Dàn (út) – Chùa Dàn (Trí quả tự)
Tứ pháp của Phật Tổ Man Nương chính là pháp thân (pháp nhà)
– Cái tôi đất – Bà Dâu (cả) – Pháp vân – Mây – Thiền định tự – Thể xứ sở
– Cái tôi nước – Bà Đậu (hai) – Pháp vũ – Mưa – Thành đạo tự – Thể phách nước (điện từ)
– Cái tôi khí – Bà Tướng (ba) – Pháp lôi – Sấm – Phi tướng tự – Thể vía
– Cái tôi lửa – Bà Dàn (út) – Pháp điện – Chớp – Trí quả tự – Thể xác
Đôi nhà là các bộ thể được khoá đôi với nhau theo Tứ pháp để thành sáu bộ
– Đôi nhà đất nước :
– Đôi nhà khí lửa :
– Đôi nhà đất lửa :
– Đôi nhà nước khí :
– Đôi nhà đất khí :
– Đôi nhà nước lửa :
—o—o—o—
BỘ BA HỒN CHÍN VÍA CỦA NỮ TRONG TRUYỆN TẤM CÁM
Cây thị trong truyện Tấm Cám chính là “Cây cao lá rậm rườm rà”
Bộ bốn cái tôi theo truyện Tấm Cám là Tấm – Cám – Bống – Bang
– Cám là cái tôi giữ thể xác (lửa) – Con gà giữ khoá Pháp điện
– Tấm là cái tôi giữ thể điện từ (nước) – Tôm tép giữ khoá Pháp vũ
– Bống là cái tôi giữ thể vía (khí) – Chim sẻ giữ khoá Pháp lôi
– Bang là cái tôi thể xứ sở (đất) – Con trâu giữ khoá Pháp vân
Bộ đôi nhà do Tấm giữ chính là các hoá thân của Tấm sau khi chết
– Nước khí : Chim vàng anh (Thể cảm – Thượng thể)
– Nước đất : Cây xoan đào (Thể phách – Trung thể)
– Nước lửa : Khung cửi (Thể trí – Hạ thể)
Bộ đôi nhà do Cám giữ chính là các hoá thân của Cám sau khi Cám chết
– Đất khí : Hố đất (Hạ thể – Thể cảm)
– Đất lửa : Nước sôi, được đổ vào thân thể Cám bên trong hố (Trung thể – Thể phách)
– Khí lửa : Đầu lâu Cám trong nước mắm (Thượng thể – Thể trí)
—o—o—o—o—o—
BỘ BA HỒN BẢY VÍA NAM
Cây cao lá rậm rườm rà : Cây cao lá rậm rườm rà là cây cao bóng cả.
– Cây Bồ Đề của đức Phật Tổ
– Cây Thông (& cây thập giá) của đức Chúa
– Cây Đa (& cây lúa) của Thần Nông
– Cây đèn Nhiên Đăng (& cây thập điện) của Đức Cổ Phật
Mượn người xẻ gỗ làm nhà chín gian : chín gian là chín vía nữ, ứng với câu “đàn bà chín vía”, còn nam chỉ có bảy vía do có sự thống nhất cấu trúc và vận hành, hoặc theo bộ ô (trung đạo) hoặc theo bộ lý (thượng hạ)
– Bộ lý (thờ Trời)
– – – Thượng Phách – Hạ Phách
– – – Thượng Cảm – Hạ Cảm
– – – Thượng Trí – Hạ Trí
– Ba ô (thờ Phật)
– – – Trung Phách
– – – Trung Cảm
– – – Trung Trí.
Bốn tôi đi theo từng nhà :
– Cái tôi đất – Thể xác – Vua cha Ngọc Hoàng
– Cái tôi nước – Thể điện từ – Vua cha Long Vương
– Cái tôi khí – Thể vía – Vua cha Tản Viên
– Cái tôi lửa – Thể xứ sở – Vua cha Diêm Vương
—o—o—o—
THỂ BỒ ĐỀ & BỘ BA HỒN BẢY VÍA CỦA NAM
Thể Bồ Đề là bộ thể vía, mà có cấu trúc và vận hành thống nhất với thể xác và thể điện từ
– Trung thể vía thống nhất cả cấu trúc và vận hành khí huyết của toàn bộ thể vía
– Trục điện từ thống nhất vận hành tinh huyết của toàn bộ thể điện từ
– Trái tim, thống nhất vận hành thổ huyết của toàn bộ thể xác
Nhong nhong nhong nhong
Ngựa ông đã về
Cắt cỏ Bồ Đề
Cho ngưa ông ăn
Cỏ Bồ Đề là khoá lưới xứ sở của Thể Bồ Đề
Ngựa ông đã về : Ngựa Ông là bộ huyết của thể Bồ Đề gồm khí huyết, tinh huyết và thổ huyết
Các địa điểm thờ :
– Phật tổ Thích Ca thờ ở các chùa
– Phật Tổ Man Nương được thờ ở chùa Tổ và các chùa Tứ Pháp.
– Chùa Phật Tích, Bắc Ninh thờ cả hai vị Phật Tổ, cho nên mới được gọi là Phật Tích
– Cha Trời được ở đền Thần Nông, các đền vua cha, bao gồm hệ thống đền Trần
– Lục Tổ được thờ ở chùa Tiêu, Bắc Ninh
Chia sẻ:
Scroll to Top