LỄ CÚNG BẾN NƯỚC
Lễ cúng Bến nước hay Tết Giọt nước, Tết bến nước là một trong những nghi lễ quan trọng của đồng bào dân tộc đặc biệt đồng bào ở miền Trung và Tây Nguyên.
– Thời gian : Lễ cúng được tổ chức hàng năm, thường là sau dịp thu hoạch mùa và chia làm nhiều ngày
– Địa điểm : Phần quan trọng nhất của lễ cúng được tổ chức ở bên nước của làng.
– Chủ tế : Già làng hoặc thầy cúng sẽ là người chủ trì lễ cúng
– Mâm cúng là cơm gạo và thịt lợn gà

Lễ cúng bến nước của người H’rê ở huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi. Nguồn nước là nơi nữ thần Vada ngự trị, nơi giữ hồn người, giữ tài sản của bản làng. Đồng bào H’rê tổ chức lễ cúng nhằm tạ ơn Yàng, nữ thần nước (Vada), tri ân nguồn nước đã giúp người dân cày cấy, gieo hạt trên nương… mang lại cuộc sống no đủ, hạnh phúc.
Lễ cúng bến nước là một lê hội của người M’Nông. Theo phong tục người dẫn sẽ cõng nước từ đầu nguồn về nhà để làm nghi lễ tạ ơn cúng tổ tiên và mời thần linh về chứng giám lễ tạ ơn thần nước. Dân làng cầu mong thần nước phù hộ sức khỏe cho gia đình, cho buôn làng, cầu mong thần núi, thần sông cho mưa thuận gió hòa, cho mùa màng tốt tươi, mang lại nhiều hạt gạo cho dân làng. Đoàn rước lễ gồm chủ lễ cũng là chủ bến nước, già làng, thầy cúng, cùng các anh em trai của người chủ nhà, hai thiếu nữ là con cháu của những người chủ nhà. Thầy cúng làm lễ gọi thần núi, thần nước đến nhà chứng kiến lễ tạ ơn, chủ bến nước là người đứng ra khai phá, phát hiện nguồn nước. Nếu người này mất đi thì con cháu hoặc người kế vị sẽ đảm nhận chức danh này. Dân làng thường cúng vật hiến sinh là trâu, bò, heo, cỏ, gạo, nếp, rượu cần. Các thiếu nữ cùng hòa nhịp với âm vang cồng chiêng.
Lễ cúng bến nước của người Ê Đê : Trong các phong tục, tập quán và nghi lễ truyền thống của dân tộc Ê Đê ở Tây Nguyên, lễ cúng bến nước có ý nghĩa hết sức quan trọng. Mỗi khi dời buôn, lập buôn mới và vào dịp đầu năm mới, người Ê Đê đều tổ chức lễ cúng bến nước, cầu mong thần nước ban cho dòng nước trong lành. Dịp này, chủ bến nước là người đứng ra chủ trì việc cúng trong ba ngày.
Ngày thứ nhất, cả buôn làng dọn đường và sửa bến nước.
– Mọi người tham gia được chia thành hai nhóm chính.
– – – Nhóm thứ nhất cùng thầy cúng làm lễ cúng ở khoảng giữa đường, từ đầu buôn làng đến bến nước.
– – – Nhóm thứ hai thực hiện lễ cúng tại bến nước.
– Lễ vật dâng cúng gồm 2 con heo và 9 ché rượu, được buộc vào các cây cột gơng thành một hàng dọc ở giữa gian khách của ngôi nhà dài. Thầy cúng cầm rượu đổ lên ống nước để cầu nước nguồn không bao giờ cạn. Trong khi đó, một người đàn ông cầm khiên múa, tiến lên lùi xuống ba lần. Hành động này mang ý nghĩa xua đuổi thần xấu ra khỏi bến nước.
– Lễ cúng ở bến nước xong, dân làng cùng đến nhà chủ bến nước uống rượu cần.
Ngày thứ hai, cấm buôn. Lễ vật gồm 1 con gà trống trắng, 1 ché rượu cần, sợi chỉ bông, gạo. Nghi lễ được diễn ra tại cổng buôn. Hai bên cửa nhà chủ bến nước treo sợi chỉ bông, lông gà và vòng làm bằng tre. Đường vào buôn sẽ bị chắn ngang bằng cây có buộc các loại dây như sợi chỉ hồng, lông gà… để báo cho khách ở xa biết là hôm nay trong buôn có việc, cấm người lạ vào. Trường hợp người lạ đến muốn rời khỏi buôn, làng thì phải để lại một cái gì đó làm tin. Hôm sau người đó trở lại lấy sẽ được dân làng trả lại. Trong thời gian làm lễ cúng bến nước, tất cả các hoạt động như làm rẫy, săn bắt, hái lượm đều phải ngưng lại. Ai vi phạm sẽ bị phạt theo lệ của buôn. Thầy cúng đọc lời cúng hòa với tiếng chiêng ngân vang, cúng xong thầy cúng cầm cần rượu cần trao cho chủ bến nước (chủ nhà), bà con dân làng theo thứ tự nữ uống trước, nam uống sau. Sau đó, thầy cúng phát gạo, sợi chỉ hồng cho các gia đình trong buôn về cúng tại nhà riêng của mình.
Ngày thứ ba, mở cổng buôn. Đồ cúng gồm một con gà, một ché rượu. Lễ cúng này mang ý nghĩa đuổi thần xấu, cầu mong nguồn nước mạch trong lành cho dân làng sử dụng. Cúng xong, các dấu hiệu ngăn cấm người qua lại được dỡ bỏ.
—o—o—o—o—o—
BẾN GIANG TÂN
GIANG TÂN TRONG CA DAO
Giang Tân thường được hiểu là bến sông, với giang là sông và tân là bến, nhưng giang cũng không hẳn là sông và tân cũng không hẳn là bến. Ca dao có câu
Từ phen ra tới giang tân
Sớm theo dặm tuyết đêm lần ngàn mưa
Tiếc công anh chứa nước đan lờ
Để cho con cá vượt bờ nó đi
Vây giang tân là nơi
– anh chứa nước đan lờ bắt cá
nhưng
– cá vượt bờ (giang tân) nó đi
—o—
Bình bồng ở giữa giang tân
Bên tình bên nghĩa biết thân bên nào?
– Nhứt lê, nhì lựu, tam đào
Bên tình, bên nghĩa, bên nào cũng đồng thân
Vây giang tân là nơi có hai luồng phải lựa chọn
– bên tình
– bên nghĩa
—o—o—o—o—
GIANG TÂN TRONG VĂN HỌC
Văn học một lần nữa cho thấy sự bí ẩn của Giang Tân
Chinh Phụ Ngâm :
Thân thiếp chẳng gần kề dưới trướng (257)
Lệ thiếp nào chút vướng bên khăn
Duy còn hồn mộng được gần
Đêm đêm thường đến Giang Tân tìm người.
Tìm chàng thuở Dương Đài lối cũ (261)
Gặp chàng nơi Tương Phố bến xưa
Xum vầy mấy lúc tình cờ
Chẳng qua trên gối một giờ mộng xuân.
Vì sao đến Giang Tân tìm người ? Phải chăng Giang Tân không phải là bến sông bình thường mà giống như quầy lễ tân đón người mới đến.
Vì sao phải tìm người vào ban đêm ? Khách của Giang Tân dường như chỉ vào buổi đêm, giống như họ là thần hồn của người sống ở xa hoặc người đã mất hơn là người bằng xương bằng thịt.
—o—
Truyện Kiều của Nguyễn Du :
Quanh co theo dải giang tân,
Khỏi rừng lau đã tới sân Phật đường.
Giác Duyên lên tiếng gọi nàng,
Buồng trong vội dạo sen vàng bước ra.
Dải giang tân là con sông rất dài hay một bải đất bến sông rất quanh co ?
—o—o—o—o—
CÂU CHUYỆN TIÊN BỬU ĐƯA ĐÒ GIANG TÂN
Ca dao có câu
Anh không thương em, đừng nói chuyện sập sò
Giả như Tiên Bửu đưa đò giang tân
Tiên Bửu – Lão Trượng là một tập thơ tuồng cổ, trong đó
– Ông Trượng, vốn là một tiên ông có tài phép muốn thử lòng Tiên Bửu.
– Tiên Bửu là một cô lái đò trẻ tuổi ở Giang Tân, ngày đêm chèo chống lấy tiền nuôi mẹ già là bà Bửu mẫu – mẹ của Tiên Bửu.
Như vậy,
– Lão Trượng thì không phải là đấng trượng phu mà lại là tiên
– Cô Tiên Bửu tên là tiên nhưng lại là người thường
Một hôm, Ông Trượng muốn thử lòng Tiên Bửu nên đã giả dạng làm ông khách già “bảy mươi tuổi xưa nay hiếm” sang sông và mong muốn tán tỉnh Tiên Bửu, cô gái trẻ mới tuổi mười lăm.
Tiên Bửu tất nhiên không đồng ý, thế là xảy ra một đoạn đối đáp. Sau đây là đoạn đối đáp giữa Tiên Bửu và Lão Trượng
Tiên Bửu :
– Ông già kia hỡi ông già,
Bảy mươi còn muốn gái mà mười lăm.
Ông Trượng đáp:
– Áo dài chẳng nệ quần thưa,
Bảy mươi có của cũng vừa mười lăm.
Tiên Bửu:
– Thoàn (thuyền) tôi chở lưới chở câu,
Thoàn đâu có chở hàm râu ông già.
Ông Trượng:
– Già thời già mặt già mày,
Chơn tay già hết lòng này còn non.
Tiên Bửu đáp:
– Thân tôi như trái mãng cầu,
Ở trên bàn án hạc chầu, lọng che
Ông Trượng:
– Thân ta như thể con dơi,
Bay lên bàn án (mà) chơi mãng cầu.
Tiên Bửu lại đáp:
– Thân tôi như thể chuông vàng,
Ở trong thành nội cả ngàn quân canh.
Ông Trượng:
– Thân qua như thể cái chày,
Bỏ lăn bỏ lóc, chờ ngày động chuông.
Tức giận, Tiên Bửu nói:
– Thân tôi như thể cái giường ngà,
Thân ông như manh chiếu rách ngồi đà ngồi trên.
Ông Trượng xỏ lại:
– Nhờ trời cho thổi gió lên,
Cho manh chiếu rách nằm trên giường ngà.
Tiên Bửu thấy Ông Trượng thông thái nên ra câu đánh đố lão và thách nếu lão trả lời vẹn thì thành thân cùng lão. Vì là tiên nên lão Trượng trả lời rốp rẻng nên theo giao ước thì Bửu phải chấp nhận lão làm chồng. Tiên Bửu không muốn nên lập kế lừa Ông Trượng chèo đò ra sông để cô chạy trốn về nhà với mẹ.
Ông Trượng biết mình bị lừa nên đuổi theo cùng Tiên Bửu về ra mắt Bửu mẫu. Mẹ Tiên Bửu phản đối, không cho phép chứa chấp cuộc hôn nhân già – trẻ này nên Ông Trượng xin phép dẫn Tiên Bửu về nhà mình. Về đến nhà, Tiên Bửu lập mưu dụ Ông Trượng nhảy vào chảo dầu để “tắm hết già hóa trẻ”. Ông Trượng “chết”, Tiên Bửu trở lại Giang Tân làm nghề lái đò.
Nhưng vì lão Trượng là tiên nên chẳng những không chết mà hóa thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú, quay lại bến sông mà “thử nàng có biết có nhân chăng là?” Tiên Bửu vừa gặp chàng trai nhất kiến đã say tình, hai bên thề nguyền kết nghĩa phu thê nhưng đúng một thời gian ngắn, tráng sĩ lấy cớ về quê phụng dưỡng mẹ già liền chia tay. Tiên Bửu chờ mãi không thấy chàng về uất ức sanh tương tư mà chết.
Thế là, ông già Tiên Bửu muốn giết và anh giai mà Tiên Bửu muốn lấy làm chồng mình đều chỉ là 1 người trong 2 hình dáng khác nhau.
Tiên Bửu chỉ dựa vào hình thức mà từ chối phũ phàng một người và đón nhận một người kia
– Với Lão Trương : Tiên Bửu lừa giết ông ta
– Với anh trai trẻ : Tiên Bửu vì tương tư mà chết vì anh ta
Tiên Bửu có vẻ đi đến tận cùng sự lựa chọn của mình với 2 người đàn ông, nhưng vì ngay từ đầu Tiên Bửu đã không chạm được vào cái hồn chung của 2 người này nên 2 con đường tưởng mà khác hẳn nhau này đã tự cân bằng với nhau, dẫn đến Tiên Bửu giết người khác rồi lại tự vì người ấy mà tự giết mình. Hai cái chết nhưng cuộc tình và bài học của Tiên Bửu vẫn dang dở.
“Tiên Bửu đưa đò tại bến Giang Tân” là biểu tượng về sự dang dở, khi một người cương quyết tách bạch và giải quyết đến tận cùng một vấn đề mà không hiểu được cái gốc của vấn đề và cũng không hiểu chính bản thân mình.
– Giang là dòng chảy một chiều của nước mang nhiều tính kim hoả, ứng với các sự lựa chọn, ứng xử và dòng đời của người tính Kim.
– Tiên nữ là dạng sống vận hành mạnh tiên lên phía trước, hướng về tương lai, mà yếu đi về nguồn cội, căn nguyên và quá khứ, thích những thứ mới mẻ, trẻ trung mà chán ghét những thứ cũ già, lặp lại
– Bàn chất của thuỷ là xuôi dòng, quy thuận, nhưng bản chất của hoả là theo ý chí mình dù có phải ngược dòng. Vì hai năng lượng này vừa bổ sung và tương khắc với nhau trong Giang và trong Tiên, nên nếu không đủ cân bằng và phân tách thì thuỷ sẽ suy, mà thuỷ suy thì giang chết và tiên cũng chết
– Đưa đò là trạng thái ở giữa dòng chảy nhưng lại chẳng đi xuôi dòng và chẳng ngấm nước mà lại cứ cắt ngang dòng chảy và bốc hoả, dẫn đến sự dở dang và cái chết của chính mình như Tiên Bửu
Có một bài ca dao đã mô tả trạng thái này
Cô giỏi cô giang, cô đang xúc tép
Cô thấy anh đẹp cô đổ tép đi
—o—o—o—o—o—
BẾN GIANG TÂN LÀ GÌ ?
Giang Tân có thể hiểu là bến sông dành cho con sông mới (Tân Giang) trên một con sông cũ. Ví dụ : nếu xuôi dòng sông Hồng từ ngã ba Bạch Hạc đến ngã ba Dâu thì có thể đi vào sông Đuống hoặc đi tiếp trên con sông cũ.
– Sông Đuống được gọi là Giang Tân nếu như con sông này giữ được nguồn cội sông Hồng và dù nó có tên là Sông Đuống, và nhớ được gốc Giang Tân của mình dù nó có chảy ra đến biển
– Sông Đuống được gọi là Tân Giang khi là nó đơn giản là một con sông mới hay một con sông ở đầu nguồn dòng chảy
Như vậy,
– Giang Tân là các bến sông dành cho các chi lưu hay phân lưu của một con sông mà tại đó con sông này chia nhiều nhánh để chảy ra biển. Giang Tân cơ bản có tính Kim.
– Hợp Giang là các bến sông dành cho các phụ lưu của một con sông mà tại đó các con sông hợp lại với nhau. Giang Hợp cơ bản có tính Mộc.
Khi vừa có Giang Tân vừa có Giang Hợp chúng ta sẽ có Tam Giang và thần Tam Giang sẽ được thờ ở đó, mà ngã ba Bạch Hạc nơi có đền thờ Tam Giang – Bạch Hạc là một ví dụ cực kỳ tiêu biểu.
Tam Giang là một cổng không thời gian
– Con sông mới có thể là một con sông thực sự mà chúng ta nhìn được bằng mắt tách ra khỏi dòng sông cữ hoặc một dòng sông mới vật lý nhưng chảy chìm trong dòng sông cũ. Cho nên một số trường hợp, các con sông có tên mới khi đi đến một vùng đất mới, bởi vì khi con sông đi vào vùng đất đó, đã đi qua một bến Giang Tân.
– Con sông mới có thể là một dòng thời gian (timeline), mà chạy được cả hai chiều quá khứ và tương lại.
– Con sông mới có thể là một dòng chảy sự sống trong cả không thời gian vật lý ví dụ một đứa con mang dòng máu của bố và mẹ, nhưng vẫn tách ra khỏi bố mẹ
Trong thiền Vipassana, có một kỹ thuật là đổi dòng thời gian sử dụng việc mở cổng giang tân cho dòng thời gian quá khứ từ hiện tại, đồng thời đổi luôn dòng thời gian tương lai tại điểm hiện tại. Một dòng thời gian mới là gì ?
Giả sử chúng ta là người đang đi xuôi dòng trong dòng sông cuộc đời với các quán tính sống và nghiệp lực cực kỳ lớn mà rất khó thay đổi, thì tại Giang Tân, người đi xuôi dòng có cơ hội để có được sự lựa chọn này. Như vậy tại bên Giang Tân, nếu cứ tiếp tục xuôi dòng chúng ta có 2 lựa chọn
– sống như quán tính cũ
– sống khác đi hay lựa chọn dòng sông Giang Tân
Thiền cho chúng ta quan sát quán tính nghiệp của mình và từ nhận thức hiện tại đổi được quán tính của dòng nghiệp đổ về hiện tai của chúng ta, làm thay đổi dòng cháy tương lai của chúng ta.
Xuôi dòng theo con sông Giang Tân thay vì cứ chèo đò chính là cơ hội mà Lão Trương đã cho Tiên Bửu, nhưng cô không làm được và rơi vào quán tính của mình, dẫn đến cái chết. Vở tuồng Tiên Bửu – Lão Trượng chính là một ví dụ về việc thất bại trong việc đổi dòng thời gian tương lai do không hiểu được bài học trong quá khứ và lặp lại quán tính nghiệp.
—o—o—o—o—o—
BẾN GIANG TÂN NẰM Ở ĐÂU ?
Hiện nay nước ta không có địa danh Giang Tân mà chỉ có địa danh Tân Giang.
– Tân Giang là một phường thuộc thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng, Việt Nam. Phía Bắc giáp phường Hợp Giang; Phía Đông giáp phường Sông Bằng. Phía Nam giáp phường Duyệt Trung; Phía Tây giáp phường Hòa Chung. Vây chúng ta có thể đoán rằng
– – – Có một con sông cổ là chi lưu của sông Bằng ở Tân Giang
– – – Có một con sông cổ là phụ lưu của sông Bằng ở Hợp Giang
– Tân Giang là một phường trung tâm thuộc thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, Việt Nam.
– – – Sông Tân Giang có nghĩa là Sông mới và là tên của một đoạn hào dẫn nước từ sông Rào Cái vào hào vệ thành của Thành Sen (thành cổ Hà Tĩnh xưa) nối với chợ Hà Tĩnh cũ (vị trí ngày nay là công viên Lý Tự Trọng) mà ngày nay còn sót lại đoạn chạy dọc theo đường Nguyễn Phan Chánh.
– – – Bến Giang Tân chính là nơi sông Rào Cái đổ với Tân Giang
—o—o—o—o—o—
Ở thành Đại La xưa có một bến Giang Tân nổi tiếng đó là ngã ba sông Tô Lịch & Thiên Phù. Xung quanh ngã ba sông này có 4 ngôi làng là Yên Thái của kẻ Bưởi, Cống Yên của Thập Tam Trại, Thiên Hương của Nghĩa Đô, và Bái Ân. Mỗi ngôi làng lại nối về một cụm làng
– Kẻ Bưởi có 6 làng cổ : Yên Thái, An Thọ, Ðông Xã, Hồ Khẩu, Võng Thị, Trích Sài
– Nghĩa Đô có 4 làng cổ : Vạn Long (Dâu), Trung Nha (Nghè), Tiên Thượng (ấp Thiên Hương), An Phú (ấp Thiên Hương)
– Trại Cống Yên của Thập Tam Trại gồm 13 trại cổ (Vĩnh Phúc, Đại Yên, Cống Yến, Cống Vị, Thuỵ Khuê, Vạn Phúc (Vạn Bảo), Ngọc Hà, Hữu Tiệp, Kim Mã, Kim Mã Thượng, Hào Nam, Liễu Giai, Thủ Lệ, Giảng Võ, Ngọc Khánh và Khán Xuân)
– Bái Ân nối với dải làng bên sông Thiên Phù cũ như làng Quán La
—o—o—o—o—o—
BẾN GIANG TÂN MỞ LÚC NÀO ?
Bất kỳ ở đâu có thờ thần Tam Giang, thì ở đó chắc chắn có bến Giang Tân, đặc biệt đối với các con sông Cái. Tuy nhiên không phải lúc nào bến Giang Tân cũng mở, vì việc xuất hiện một dòng chảy cuộc đời mới là điều vô cùng nghiêm trọng. Điều này là hiển nhiên như là việc một người phụ nữ có buồng trứng và tử cung không có nghĩa là lúc nào người này cũng mang thai và sắp sinh em bé.
Tạo ra sự sống mới là công việc của Chúa, của Giàng, của ông bà Đầu nhau.
Bến Tân Giang mở vào Tết Hạ Nguyên hay Tết Mùa Mới. Hạ Nguyên chính là Nguyên Thần giáng hạ. Mùa Mới là sự sống mới được tạo ra. Sự sống mới có thể là lúa, ngô, hoa màu, gia súc, gia cầm, chim thú trên rừng và cả những đứa trẻ.
Tam Giang là vị thần trợ cho sự ra đời của sống mới như các bà Mụ. Tuy nhiên, các bà mụ là về vận hành thân thể nhiều hơn còn thần Tam Giang lo về cấu trúc xứ sở, tinh thần và phần hồn nhiều hơn.
—o—o—o—o—o—
LÊ CÚNG BẾN NƯỚC MỞ CỔNG GIANG TÂN
Thần Tam Giang là vị thần giữ cổng Giang Tân.
Cổng Giang Tân mở trong Lễ cúng Bến nước và cơ bản sau đó thì mới có Tết mùa mới, giống như khi cha mẹ phải kết hợp với nha và linh hồn đứa con phải xuất hiện nhập vào hợp tử thì chín tháng mười ngày sau mới có đứa trẻ được.
Trong Lễ cúng Bến nước của đồng bào dân tộc
– Già Làng thường là người giữ bến nước của làng sẽ là người đại diện dân làng liên lạc với thần Tam Giang
– Mâm cúng dành cho Giàng và Thần nước. Giàng chính là ông Ông công Táo, hay Táo quân của người Việt và Thần nước chính là Bà Thị.
Lễ cúng Bến nước là một trong các lễ cúng quan trọng nhất trong năm không chỉ đối với đồng bào dân tộc mà với tất cả người dân Bách Việt. Nó không khác gì lễ cúng ông bà Đầu nhau của từng gia đình, từng dòng họ trong dịp Tết Nguyên Đán của người Kinh. Lễ cúng Bến nước cũng giống như lễ cúng Âu Cơ (bà Thị) và Lạc Long Quân (Giàng) của người Bách Việt. Thậm chí, lễ cúng cổ xưa này hoàn toàn có thể ra đời trước cả thời kỳ của Âu Cơ và Lạc Long Quân, bởi vì nó liên quan đến bản chất của sự sống.