LÓNG – CẤU TRÚC KHÔNG GIAN
– lóng mía, nằm giữa 2 mắt mọc mầm được của thân mía
– lóng tre nằm giữa 2 mắt mọc mầm được của thân tre
– lóng xương
– lóng tay
Lóng mía còn được gọi là dóng hay gióng mía.
LÓNG – CẤU TRÚC THỜI GIAN
– Lóng này : dạo này, khoảng thời gian này, trong một chuỗi thời gian có nhiều phân kỳ, giống như lóng mía, lóng tre
LÓNG – VẬN HÀNH ÂM THANH
– tiếng lóng : tiếng long ra từ tiếng gốc
– nói lóng : nói để thằng khác không hiểu được mà chỉ có trong nhóm hiểu được, bằng nhiều cách như chen tạp âm, tạo vỏ bọc âm thanh, nói lái …
– lóng = nghe lóng : lắng nghe âm thanh giữa nhiều âm khác, giữa nhiều tạp âm hoặc lắng nghê âm gốc bị che dấu
– nghe lóng = nghe ngóng
LÓNG – VẬN HÀNH VẬT CHẤT
– Lóng nước : lóng nước y như lóng âm thanh, gạn lấy phần trong khỏi các chất hoà tan trong nước
Dò trong lóng đục.
LÓNG – TÍNH TỪ
– lóng ngóng, lóng nga lóng ngóng : vật tính thổ mộc vận hành vùng về trong trang thái lòng vòng vướng víu
– lóng lánh, lóng la lóng lánh : vât tính kim khí phản chiếu hoặc phát sáng qua sóng nước
DÓNG – VẬN HÀNH (HÌNH)
– Dóng : Ngắm nhìn để điều chỉnh cho thẳng với hàng, thẳng hướng chuẩn
– – – dóng hàng
– – – dóng cho thẳng
DÓNG – CẤU TRÚC (HÌNH)
– Dóng dỏi : Giống như rắn rỏi nhưng thiên về dáng dấp đàng hoàng ngay thẳng
GIÓNG – VÂN HÀNH (ÂM)
– Gióng chuông, gióng trống : báo hiệu hay hiệu lệnh bằng các hồi chuông liên tiếp để bắt đầu một vận hành từ trạng thái nghỉ trước đó.
– – – Gióng trống khua chiêng
– – – Gióng trống mở cờ
– – – Gióng trống phất cờ
GIÓNG – CẤU TRÚC (ÂM)
– gióng một, gióng mốt : gióng từng tiếng nhịp đều đặn như tiếng tim
– gióng giả : một chuỗi âm rành rọt, rõ ràng từng tiếng, thúc giục, khuyến khích hay báo hiệu bắt đầu vận hành
GIÓNG – NHÂN VẬT
Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc và hoá trên núi Sóc, cũng là Thánh Long, với long, gióng, sóc đều là năng lượng khởi phát
– Gióng là hiệu lệnh khởi phát vận hành giống như nhịp tim đầu tiên
– Giáp Thìn là năm khởi đầu của chu kỳ can chi 60 năm
– Sóc là ngày mùng 1 âm lịch
Biểu tượng Thánh Gióng bay lên trời ở núi Sóc là sự khởi phát một thời kỳ mới, một vận hành mới, trong lịch sử Văn Lang, liên quan đến tách dòng máu Văn Lang ra ở thời Hùng Vương thứ 7 mà sau này thành nhánh nhà Chu (Thánh Gióng đánh giặc Ân là thời vua Hùng Vương thứ 6).
Biểu tượng Bạch Dương là cung khởi phát của 12 cung Hoàng Đạo có ý nghĩa tương tự như biểu tượng Thánh Gióng.
Cơn như cơn đức Thánh Gióng
—o—
Ai ơi mồng chín tháng tư
Không đi hội Gióng cũng hư mất đời
—o—
Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu
Mồng chín đâu đâu trở về hội Gióng
—o—
Hội Dâu đã tàn, hội Gióng đã tan
Ai còn hồng nhan thì về hội Bưởi
—o—
Râm râm hội Khám
U ám hội Dâu
Vỡ đầu hội Gióng
—o—
Trèo lên cây gạo cao cao
Bước xuống hội Gióng vui sao vui vầy
Giáo gươm cờ xí trùng trùng
Hằng năm mở hội tưng bừng vui thay
Nhớ xưa Thánh Gióng tích rày
Uy phong rạng rỡ đến nay còn truyền