NGÂN HÀ, SÔNG NGÂN, SÔNG HÀ, SÔNG NGÂU
Cầu Ô Thước trăm năm giữ vẹn
Sông Ngân Hà mãi mãi không phai
Sợ em ham chốn tiền tài
Dứt đường nhân nghĩa lâu dài bỏ anh
—o—
Qua cầu xem bắc ngó đông
Nghe ai than khóc dưới sông Ngân Hà
Quớ người quân tử cứu ta
Mai sau giàu có thưởng ba lạng vàng
—o—
Trai năm thê bảy thiếp
Gái chính chuyên ba mươi sáu thằng chồng
Mười thằng đem nhận biển Đông
Mười thằng đem đổ xuống sông Ngân Hà
Mười lăm thằng đem bỏ ngã ba
Một thằng kết nghĩa giao hòa ngàn năm.
—o—
Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá: cá lặn; trông sao: sao mờ.
Buồn trông con nhện chăng tơ,
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao Mai,
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?
Đêm đêm tưởng giải Ngân Hà,
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn.
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,
Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ.
—o—
Trai thương vợ cũ, gái sầu chồng xưa
Đất năng lở năng bồi,
Tình ta thương quân tử cựu,
Không lẽ đi mời quân tử tân,
Thôi em liều mình thác xuống sông Ngân,
Thác đi lại bỏ ái ân hai chàng.
– Ới em ơi, muốn cho đặng cả hai bên
Em về đan tám bức phên, dựng tường buồng
Dựng buồng thì phải dựng luôn,
Đừng ngăn quân tử cựu, đừng buồn quân tử tân
Tội gì em thác xuống sông Ngân
Thác đi lại bỏ ái ân hai chàng.
Cảm thương người bạn buổi đầu thâm ân
Kể từ qua lại mấy lần,
Nào ai khỏa lấp sông Ngân, suối Vàng.
Gẫm trong kim cổ kì quan,
Bướm vô vườn liễu, hoa tàn vì ai?
Nhìn xem nguyệt xế non Đoài,
Bóng trăng mờ lợt không ai nương cùng.
Xưa rày nhân nghĩa bập bùng,
Xuống lên không đặng tỏ cùng anh hay.
Mưu kia, kế nọ ai bày,
Làm cho chàng thiếp mỗi ngày mỗi xa.
– Ở đâu năm cửa, nàng ơi?
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ?
Sông nào bên đục bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất tỉnh Thanh?
Ở đâu lại có cái thành tiên xây?
Ở đâu là chín từng mây?
Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?
Chùa nào mà lại có hang?
Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không?
Ai mà xin lấy túi đồng?
Ở đâu lại có con sông Ngân Hà?
Nước nào dệt gấm thêu hoa?
Ai mà sinh cửa, sinh nhà, nàng ơi?
Kìa ai đội đá vá trời?
Kìa ai trị thủy cho đời được yên?
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời
Xin em giảng rõ từng nơi từng người.
– Thành Hà Nội năm cửa, chàng ơi
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng
Nước sông Thương bên đục bên trong
Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh
Đền Sòng thiêng nhất tỉnh Thanh
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây
Trên trời có chín từng mây
Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng
Chùa Hương Tích mà lại ở hang
Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không
Ông Nguyễn Minh Không xin được túi đồng
Trên trời lại có con sông Ngân Hà
Nước Tàu dệt gấm thêu hoa
Ông Hữu Sào sinh ra cửa, ra nhà, chàng ơi
Bà Nữ Oa đội đá vá trời
Vua Đại Vũ trị thủy cho đời yên vui
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời
Em xin giảng rõ từng nơi từng người.
Ai lên cho tới cung trăng,
Nhắn con vịt nước đừng ăn cá trời
Hỡi con vịt nước kia ơi
Sao mày vùng vẫy ở nơi sông Hà
Hỏi thăm chú lái, nào chồng em đâu
Chồng em lên ngọn sông Ngâu
Buôn chè mạn hảo, năm sau mới về
Ba con sông ấy đổ vào sông Thương
Con sông sâu nước dọc đò ngang
Mình về bên ấy ta sang bên này
Đương con nước lớn đò đầy…
Năm ngoái lên ngọn sông Ngâu
Dầm sương dãi nắng chẳng tìm đâu bằng nàng
Năm nay anh về, lắm bạc nhiều vàng
Ðể anh sắm sửa thời nàng lấy anh
Lấy anh, anh sắm sửa cho
Sắm ăn, sắm mặc, sắm cho chơi bời
Khuyên em có bấy nhiêu lời
Thủy chung như nhất là người phải nghe
Mùa đông lụa lụa the the
Mùa hè bán bạc hoa xòe sắm khăn
Sắm gối thì phải sắm chăn
Sắm gương, sắm lược, sắm ngăn đựng trầu
Sắm cho em đôi lược chải đầu
Cái ống đựng sáp, vuốt đầu cho xinh
NGÂU
VỢ CHỒNG NGÂU
Nhớ ai như vợ chồng Ngâu
Một năm mới gặp mặt nhau một lần.
–o–
Thương thay cho vợ chồng Ngâu
Cả năm chỉ mới gặp nhau một lần
–o–
Tháng một là tiết mưa xuân
Tháng hai mưa bụi dần dần mưa ra
Đàn bà như hạt mưa sa
Mưa đâu mát đấy biết là đâu hơn
Tháng năm tháng sáu trong trận mưa cơn
Bước sang tháng bảy rợp rờn mưa ngâu
Thương thay cho vợ chồng Ngâu
Cả năm chỉ mới gặp nhau một lần
Nữa là ta ở dưới trần
Cũng mong kết nghĩa Tấn Tần cùng nhau
Nữa là mưa nắng dãi dầu
Cũng mong cho vợ chồng Ngâu hợp hòa
Gặp nhau từ ngày mồng ba
Đến ngày mồng bảy là ra bơ phờ
Đã đành kết tóc xe tơ
Đã buồn cả ruột lại dơ cả đời
Mưa thì em đã họa rồi
Nắng đâu anh họa một bài cùng nghe
SÔNG NGÂU
Sông Ngâu, sông Cả, sông Đào
Ba con sông ấy đổ vào sông Thương
Con sông sâu nước dọc đò ngang
Mình về bên ấy ta sang bên này
Đương con nước lớn đò đầy…
Sông Ngâu là sông Nậm Thi, còn được gọi là sông Ngâu hay sông Ngưu, thậm chí sông Ngân, là một dòng sông bắt nguồn tại Vân Nam, Trung Quốc và tạo thành một đoạn biên giới tự nhiên giữa hai nước Trung Quốc-Việt Nam trước khi hợp lưu với sông Hồng tại cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai-Hà Khẩu.
Sông Cả là sông Lam, sông lớn nhất của xứ Nghệ. Hai nhánh thượng nguồn hợp thành sông Cả là Nậm Nơn và Nậm Mộ. Nậm Nơn bắt nguồn từ tỉnh Hủa Phăn và Nậm Mộ từ tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) chảy qua huyện Kỳ Sơn, vượt bao nhiêu ghềnh thác hiểm trở về hợp lưu tại ngã ba Cửa Rào. Từ đây, dòng lớn người Thái thường gọi Nậm Pao, người Kinh gọi là Rào Cả-sông Lam, điểm cuối là cửa Hội Thống ra Biển Đông.
Ngoài ra, sông Cả còn là tên một nhánh của sông La Tinh, con sông nhỏ chảy trên địa bàn hai huyện Phú Cát và Phú Mỹ của Bình Định.
Sông Đào là sông Nam Định, chảy qua thành phố Nam Định, cũng thuộc hệ thống sông Hồng.
Ngoài ra, sông Đào cũng là tên của một số con sông nhân tạo lấy nước từ sông Lam để lấy nước phụ vụ thuỷ lợi cho các huyện vùng đồng bằng ven biển.
Sông Thương hay sông Nhật Đức (xưa còn gọi là sông Nam Bình, sông Lạng Giang, sông Long Nhỡn) là một trong sáu con sông hợp tại Lục Đầu Giang, sông Thương được coi là một phụ lưu của sông Thái Bình.
Sông Thương mà nhận được nước từ sông Ngâu, sông Cả và sông Đào là sông cảm xúc yêu thương, trong đó chỉ con sông Ngâu là tình cảm yêu thương trai gái.
“Con sông sâu nước dọc đò ngang, mình về bên ấy ta sang bên này, đương con nước lớn đò đầy…” là tình cảm nhiều luồng, nhiều hướng và chưa biết sẽ ra sao.
–o–
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Hỏi thăm chú lái, nào chồng em đâu
Chồng em lên ngọn sông Ngâu
Buôn chè mạn hảo, năm sau mới về
–o–
Năm ngoái lên ngọn sông Ngâu
Dầm sương dãi nắng chẳng tìm đâu bằng nàng
Năm nay anh về, lắm bạc nhiều vàng
Ðể anh sắm sửa thời nàng lấy anh
Lấy anh, anh sắm sửa cho
Sắm ăn, sắm mặc, sắm cho chơi bời
Khuyên em có bấy nhiêu lời
Thủy chung như nhất là người phải nghe
Mùa đông lụa lụa the the
Mùa hè bán bạc hoa xòe sắm khăn
Sắm gối thì phải sắm chăn
Sắm gương, sắm lược, sắm ngăn đựng trầu
Sắm cho em đôi lược chải đầu
Cái ống đựng sáp, vuốt đầu cho xinh
Sông Ngâu là con sông đại diện cho dòng chảy cảm xúc tình yêu nam nữ, vợ chồng. Vợ lên ngọn sông Ngâu thì tìm thấy chồng mà chồng lên ngọn sông Ngâu thì tìm thấy vơ.
NGƯU LANG – CHỨC NỮ
Ngưu Lang và Chức Nữ là biểu tượng của hai người yêu nhau, bị ngăn cách ở hai đầu sông Ngân, chỉ găp nhau khi có cầu Ô Thước vào ngày mùng 7 tháng 7 âm lịch.
Vô tình chi bấy Ngưu Lang
Nỡ xui cho trẻ dở dang thêm sầu
–o–
Còn trời còn nước còn non
Còn cô Chức Nữ hãy còn chàng Ngưu
–o–
Đêm khuya lác đác sao thưa
Sâm, Thương ngán nỗi còn chưa chữ tòng
– Từ ngày thước bắc cầu Ngân
Chức, Ngưu còn độ tới gần lo chi
–o–
Thiếp gặp chàng như Ngưu lang gặp hội
Chàng gặp thiếp như hạc đỗ lưng quy
Cứ lời anh dặn em ri
Giàu sang mặc họ, khó khăn chi cũng vợ chồng
–o–
Ai làm Ngưu Chức đôi đàng
Để cho quân tử đa mang nặng tình
Thuyền quyên lấp ló dạng hình
Em đành chẳng chịu gởi mình cho anh
Trách ai nỡ phụ lòng thành
Đêm nằm thổn thức tam canh ưu sầu
Ai làm ra cuộc biển dâu
Gối luông chẳng đặng giao đầu từ đây
CẦU Ô THƯỚC
Giá thước kiều ngưu nữ độ hà (bắc cầu ô thước cho Ngưu lang Chức nữ qua sông).
–o–
Tình cờ chẳng hẹn mà nên
Gặp nàng anh muốn kết duyên Châu Trần
Nên chăng Tấn hỏi thực Tần
Kẻ lòng nghi thị trăm phần chưa xong
Đôi ta tạc lấy chữ đồng
Ngày nào Ô Thước bắt xong nhịp cầu
Để mà kết nghĩa Trần Châu
Để mà ăn ở bền lâu một nhà
Cầu Ô Thước bắt xong ở đây tương đương lễ kết hôn, gắn bó hai người yêu nhau trong quan hệ vợ chồng.
–o–
Cầu Ô Thước trăm năm giữ vẹn
Sông Ngân Hà mãi mãi không phai
Sợ em ham chốn tiền tài
Dứt đường nhân nghĩa lâu dài bỏ anh
–o–
Ô thước kỳ hình nhi thiên lý
Ai ai có trí bằng trí Khổng Minh
Gương linh tỏ rạng mặc tình,
Chừng nào gá nghĩa cựu tình sẽ thương.
CẦU Ô (chim quạ)
–o–
Ai làm cho quạt long nhài,
Cầu Ô long nhịp, cửa cài long then.
Cầu Ô là biểu tượng của sự kết nối hai người yêu nhau bị ngăn cách, cầu Ô Thước long nhịp là hai người yêu nhau không còn yêu nhau hoặc bị ngăn cách.
–o–
Bậu đừng dứt nghĩa cầu Ô
Chớ anh không phụ Hớn Hồ như ai
Nghĩa Cầu Ô là nghĩa của hai người yêu nhau. Dứt nghĩa Cầu Ô là dứt tình cảm yêu nhau giữa hai người.
–o–
Nếu anh chưa rõ, em tỏ anh tường
Bởi cầu Ô lỗi nhịp, mới chán chường yêu anh
Cầu Ô lỗi nhịp, nên bắt nhầm hai người không thực sự là cặp đôi, không thực sự yêu nhau.
–o–
Cầu Ô gặp lúc long vân
Cá xa mặt biển cận gần chân mây
Tơ hồng xe kéo múi dây
Bầm gan tím ruột không khuây dạ chàng
Cầu Ô gặp lúc long vân, là cầu Ô tít trên trời, xa cách mặt nước, mặt đất, làm cho hai người chỉ có gặp nhau trong tinh thần, trong tư tưởng, tinh thần, nên “Bầm gan tím ruột không khuây dạ chàng”
–o–
– Đố anh con rết mấy chân
Cầu Ô mấy nhịp, nước Tần ở đâu?
– Em ơi, con rết trăm chân
Cầu Ô mười hai nhịp, nước Tần ở bên Ngô
Cầu Ô mười hai nhịp là một ẩn dụ ước lệ như là mười hai bến nước hay mười hai tháng một năm.
–o–
Đố anh con rết mấy chân,
Cầu ô mấy nhịp, chợ Dinh mấy người
Chợ Dinh bán nón quan hai,
Bán tua quan mốt, bộ quai năm tiền,
Năm tiền một giạ đỗ xanh,
Một cân đường cát, đưa anh lên đường.
– Thôi thôi đường cát làm chi
Đỗ xanh làm gì, có ngãi thì thôi.
CẦU THƯỚC (Chim khách)
–o–
Năm voi anh đúc năm chuông
Năm cô anh đóng năm giường bình phong
Còn một cô bé chửa chồng
Lại đây anh kén cho bằng lòng cô
Một là ông Cống, ông Đồ
Hai là ông Bát, ông Đô cũng vừa
Giả tên bà Nguyệt, ông Tơ
Sớm đi cầu Thước, tối mơ mộng hùng
Rồi ra, cửa lại treo cung
Để cho cô đẻ, cô bồng cô ru
Ru rằng: con bú, con nô
Con lẫy, con bò, con chững, con đi
Ngày sau con lớn kịp thì
Con học, con viết, con thi cùng người
–o–
CHIM Ô THƯỚC
–o–
Quạ đen lông kêu bằng con ô thước
Thấy em có chồng vô phước anh thương
Con quạ đen bình thường chỉ là con ô, con quạ, nhưng con quạ đen lông mà được gọi là con ô thước lại là biểu tượng kết nối âm dương, kết đôi trai gái yêu nhau, cánh chim Ô thước chính là cảm xúc yêu thương trai gái
–o–
Ngủ dậy sớm mai ra vườn tưới nước
Nghe con chim Ô Thước
Kêu chèo chèo chẹt chẹt hỡi thậm hay
Một là quạ gửi chim bay
Con chim Ô Thước hôm rày đem tin
Giở sách ra phải chữ bạn tình
Đời mô cận liễu vấn vương nhành tùng
Chim Ô Thước báo tin về tình cảm trai gái, dù chưa có đối tượng rõ ràng.
–o–
Buồn trông ngọn nước chảy dưới sông Hàn
Thấy xôn xao ghe cộ, nhưng bóng chàng thấy đâu
Ngó lên Thương chánh thấy mấy nhịp cầu
Lá lay vì con ô thước khéo để sầu cho ta
Có cầu Ô thước, có tình cảm, có sông Hàn, nhưng lại chẳng có chàng, nên là tình yêu đơn phương, hoặc tình cảm một phía hướng về bên kia nhiều hơn.
–o–
Sớm mai, em ngồi bên bức vách
Em rửa cái trách
Em nghe con chim khách
Nó kêu chí cha chí chách trên bụi tre già
Khách ơi! Có phải khách báo tin người bạn đường xa?
Để ta trải chiếu, quét nhà cho nó tinh tươm
CHIM THƯỚC, CHIM HỈ THƯỚC, CHIM CHÁT LÀ, CHIM ÁC LÀ, CHIM BỒ CÁC, CHIM KHÁCH, CHIM QUẠ
CHÁT LÀ
—o—
Ác ngồi ngọn tre, ác lo thân ác,
Bèo nằm mặt nác bèo lo thân bèo
—o—
Ngó lên con ác lăng xăng
Có đôi chim sẻ đang quần với nhau.
—o—
Con ác là nó nằm đầu hè
Nó kêu tréo que tréo quảy
Em có chồng như bụi trảy còn non
Nhìn em rồi lại nhìn con
Có chồng lâu lắc, sao nói còn như xưa?
Lẽ nào nẫu để như xưa
Ngoi nam còn ướt đất, huống chi mưa tháng mười?
ÁC LÀ
—o—
Thứ hay lớn tiếng
Tu hú ác là
Nhảy nhót lân la
Chích chòe bìm bịp
Tính hay ăn hiếp
Chim cú, diều hâu
Sang đứng lưng trâu
Sáo hành, sáo nghệ …
—o—
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em sáo đá
Sáo đá là má bồ nông
Bồ nông là ông ác là
Ác là là bà tu hú
Tu hú là chú chim ri
Chim ri là dì chim xanh
Chim xanh là anh cò bợ
Cò bợ là vợ thằng Ngô
Thằng Ngô là cô sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
—o—
Con ác là nó nằm đầu hè
Nó kêu tréo que tréo quảy
Em có chồng như bụi trảy còn non
Nhìn em rồi lại nhìn con
Có chồng lâu lắc, sao nói còn như xưa?
Lẽ nào nẫu để như xưa
Ngoi nam còn ướt đất, huống chi mưa tháng mười?
BỒ CÁC
—o—
Bồ các là bác chim ri
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim ri
—o—
Bồ câu bồ các
Tha rác lên cây
Gió đánh lung lay
Là vua Cao Tổ
Những người mặt rỗ
Là ông Tiêu Hà
Tính toán chẳng ra
Là thím Lý Bí
Những người vô ý
Là chị Hoắc Quang
Ăn no chạy quàng
Là người Tào Tháo
Không quần không áo
Là chú Trần Bình
Cái bụng tầy thình
Là anh Lưu Bị
QUẠ ĐEN
—o—
Đen đen là con quạ, bạc bạc là con cò
Đi lò dò là con ông lão
—o—
Bao phen quạ nói với diều
Cù lao Ông Chưởng có nhiều cá tôm
—o—
Bao phen quạ nói với diều
Dưới cầu Bến Lức có nhiều cá tôm
CHIM KHÁCH
—o—
Má ơi, sắm sửa nồi niêu
Hôm qua chim khách đậu kêu mái nhà
—o—
Sớm mai, em ngồi bên bức vách
Em rửa cái trách
Em nghe con chim khách
Nó kêu chí cha chí chách trên bụi tre già
Khách ơi! Có phải khách báo tin người bạn đường xa?
Để ta trải chiếu, quét nhà cho nó tinh tươm
—o—
Ở nhà con khách mách tương liên
Con nhện sa trước mặt, đi ra tự nhiên gặp nàng
—o—
– Mẹ ơi năm nay con mười tám tuổi rồi
Chồng con chưa có, mẹ thời tính sao?
Con chim khách nó mách có hai bà mối
Mẹ ngồi thách cưới:
Tiền chẵn năm quan
Cau chẵn năm ngàn
Lợn béo năm con
Áo quần năm đôi
– Mẹ ơi, năm nay con hai mươi ba tuổi rồi
Chồng con chưa có mẹ thời tính sao?
Com chim khách nó mách có hai bà mối
Mẹ ngồi thách cưới:
Tiền chẵn ba quan
Cau chẵn ba ngàn
Lợn béo ba con
Áo quần ba đôi
– Mẹ ơi, năm nay con ba mươi hai tuổi rồi
Chồng con chưa có mẹ thời tính sao?
Con chim khách nó mách có hai bà mối
Mẹ ngồi thách cưới:
Tiền chẵn một quan
Cau chẵn một ngàn
Chó béo một con
Áo quần một đôi
– Mẹ ơi, năm nay con bốn mươi ba tuổi rồi
Chồng con vẫn hoàn chưa có… mẹ thời
Mẹ thời… cho không.
SÔNG NGÂN
Sông Ngân há dễ bắc cầu
Trai thương vợ cũ, gái sầu chồng xưa
–o–
Cầu Ô Thước trăm năm giữ vẹn
Sông Ngân Hà mãi mãi không phai
Sợ em ham chốn tiền tài
Dứt đường nhân nghĩa lâu dài bỏ anh
—o—
Qua cầu xem bắc ngó đông
Nghe ai than khóc dưới sông Ngân Hà
Quớ người quân tử cứu ta
Mai sau giàu có thưởng ba lạng vàng
–o–
Ai lên cho tới cung trăng,
Nhắn con vịt nước đừng ăn cá trời
Hỡi con vịt nước kia ơi
Sao mày vùng vẫy ở nơi sông Hà
Vịt nước là người phụ nữ, vịt nước ăn cá trời là vấn vương tình cảm với người con trai xa cách về cả địa lý và tinh thần, người con trai trên cung trăng, để mình rơi vào xứ sở sông Hà, chính là tình cảm mênh mông không lối thoát, không bến bờ.
–o–
Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá: cá lặn; trông sao: sao mờ.
Buồn trông con nhện chăng tơ,
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai?
Buồn trông chênh chếch sao Mai,
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?
Đêm đêm tưởng giải Ngân Hà,
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn.
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,
Tào Khê nước chảy hãy còn trơ trơ.
–o–
– Trời tháng Mười năng mưa năng lụt,
Đất năng lở năng bồi,
Tình ta thương quân tử cựu,
Không lẽ đi mời quân tử tân,
Thôi em liều mình thác xuống sông Ngân,
Thác đi lại bỏ ái ân hai chàng.
– Ới em ơi, muốn cho đặng cả hai bên
Em về đan tám bức phên, dựng tường buồng
Dựng buồng thì phải dựng luôn,
Đừng ngăn quân tử cựu, đừng buồn quân tử tân
Tội gì em thác xuống sông Ngân
Thác đi lại bỏ ái ân hai chàng.
Thác về sông Ngân, suối Vàng, là một ẩn dụ về xứ sở mà người chết sẽ về đó như chết về cát bụi, lên thiên đàng, xuống địa ngục, hay vào giấc ngủ ngàn thu, đi gặp ông bà ông vải. Thác về sông Ngân là chết vì tình cảm, người chết về xứ sở tình cảm.
–o–
Ngó lên dốc Một, chùa Lầu,
Cảm thương người bạn buổi đầu thâm ân
Kể từ qua lại mấy lần,
Nào ai khỏa lấp sông Ngân, suối Vàng.
Gẫm trong kim cổ kì quan,
Bướm vô vườn liễu, hoa tàn vì ai?
Nhìn xem nguyệt xế non Đoài,
Bóng trăng mờ lợt không ai nương cùng.
Xưa rày nhân nghĩa bập bùng,
Xuống lên không đặng tỏ cùng anh hay.
Mưu kia, kế nọ ai bày,
Làm cho chàng thiếp mỗi ngày mỗi xa.
–o–
Trai năm thê bảy thiếp
Gái chính chuyên ba mươi sáu thằng chồng
Mười thằng đem nhận biển Đông
Mười thằng đem đổ xuống sông Ngân Hà
Mười lăm thằng đem bỏ ngã ba
Một thằng kết nghĩa giao hòa ngàn năm.
–o–
Chàng xanh xanh, thiếp cũng xanh xanh
Rủ nhau xuống tắm bãi sông Ngân Hà
Tắm rồi lại cởi áo ra
Mình trắng như ngà lại đội nón xanh?
Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng ?
Sông nào bên đục bên trong?
Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?
Đền nào thiêng nhất tỉnh Thanh?
Ở đâu lại có cái thành tiên xây?
Ở đâu là chín từng mây?
Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?
Chùa nào mà lại có hang?
Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không?
Ai mà xin lấy túi đồng?
Ở đâu lại có con sông Ngân Hà?
Nước nào dệt gấm thêu hoa?
Ai mà sinh cửa, sinh nhà, nàng ơi?
Kìa ai đội đá vá trời?
Kìa ai trị thủy cho đời được yên?
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời
Xin em giảng rõ từng nơi từng người.
– Thành Hà Nội năm cửa, chàng ơi
Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng
Nước sông Thương bên đục bên trong
Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh
Đền Sòng thiêng nhất tỉnh Thanh
Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây
Trên trời có chín từng mây
Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng
Chùa Hương Tích mà lại ở hang
Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không
Ông Nguyễn Minh Không xin được túi đồng
Trên trời lại có con sông Ngân Hà
Nước Tàu dệt gấm thêu hoa
Ông Hữu Sào sinh ra cửa, ra nhà, chàng ơi
Bà Nữ Oa đội đá vá trời
Vua Đại Vũ trị thủy cho đời yên vui
Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời
Em xin giảng rõ từng nơi từng người.
Răng đen hạt nhót, chân đi cù nèo
Tóc rễ tre cô chải lược bồ cào
Xù xì da cóc, hắc lào tứ tung
Trên đầu chấy rận như sung
Rốn lồi quả quít, má hồng trôn niêu
Cô tưởng mình cô ái ố mỹ miều
Chồng con chả lấy, để liều thân ru
Hai nách cô thơm như ổ chuột chù
Mắt như gián nhấm, lại gù lưng tôm
Trứng rận bằng quả nhãn lồng
Miệng cười tủm tỉm như sông Ngân Hà
MƯA NGÂU
—o—
Vào mùng 3 ra mùng 7
—o—
Trời mưa sụt sùi
—o—
Lác đác mưa ngâu,
Sình sịch mưa ngâu,
Lá ngâu rụng xuống,
Bông lau phất cờ,
Nước trong xanh lạnh ngắt như tờ,
Một đàn cá lớn nhấp nhô đầu ghềnh
–o–
Bất kỳ sớm tối chiều trưa
Mưa khắp Hà Nội mưa ra Hải Phòng
Hạt mưa vừa mát vừa trong
Mưa xuống sông Hồng, mưa khắp mọi nơi
Hạt mưa chính ở trên trời
Mưa xuống Hà Nội là nơi cõi trần
Giêng hai lác đác mưa xuân
Hây hẩy mưa bụi, dần dần mưa sa
Hạt mưa vào giếng Ngọc Hà
Hạt thì vào nhị bông hoa mới trồi
Tháng năm, tháng sáu mưa mòi
Bước sang tháng bẩy sụt sùi mưa Ngâu
—o—
Mình rằng mình quyết lấy ta
Ðể ta hẹn cưới hăm ba tháng này
Hăm ba nay đã đến ngày
Ta hẹn mình rày cho đến tháng giêng
Tháng giêng năm mới chưa nên
Ta hẹn mình liền cho đến tháng hai
Tháng hai có đỗ có khoai
Ta lại vật nài cho đến tháng tư
Tháng tư ngày chẵn tháng dư
Ta lại chần chừ cho đến tháng năm
Tháng năm là tháng trâu đầm
Ta hẹn mình rằng tháng sáu mình lên
Tháng sáu lo chửa kịp tiền
Bước sang tháng bảy lại liền mưa ngâu
Tháng bảy là tháng mưa ngâu
Bước sang tháng tám lại đầu trăng thu
Tháng tám là tháng trăng thu
Bước sang tháng chín mù mù mưa rươi
Tháng chín là tháng mưa rươi
Bước sang tháng mười đã đãi mưa đông
Quanh đi quẩn lại em đã có chồng
Như chim trong lồng, như cá cắn câu
—o—
– Bạn hẹn với ta mùng bốn tháng giêng
Trông hoài không thấy bạn hiền vãng lai
Bạn hẹn với ta mùng bốn tháng hai
Tiết xuân con én đưa thoi đã rồi
Tháng ba, tháng tư ta không thấy bạn thời thôi
Chim kêu thỏ thẻ trước nơi sân hòe
Tháng năm, tháng sáu ta chẳng thấy nhắn nhe
Chim kêu nhỏ nhẻ, mùa hè sang thu
Chim kêu, vượn hú, cu gù
Cây khô lá rụng, mịt mù tang thương
Tháng bảy, tháng tám, tháng chín mưa trường
Đến khi ta nhắn gửi, hết lời ta lại qua
Tháng mười, tháng mười một, nước chảy mưa sa
Đương khi tiết lạnh bạn với ta xa vời
Còn mình tháng chạp bạn ơi
Niên tàn nguyệt tận, bạn phải tính cho rồi mưu chi?
Về nhà ngửa bàn tay tính lại đính đi
Tháng thời mười hai tháng, mùa y bốn mùa
Chuỗi sầu ai khéo thêu thùa
Đớn đau dạ ngọc, xót chua gan vàng!
HOA NGÂU
Vì ai nên lá ngâu tàn,
Ong say bởi nhụy bướm xoàng vì ba
–o–
Bình tích thủy đựng bông hoa lý,
Chén chung vàng đựng nhụy bông ngâu,
Trách ai làm trai hữu nhãn vô châu,
Chim oanh không bắn, bắn con chim sâu đậu nhành tùng.
–o–
Hoa lài, hoa lý, hoa ngâu
Chẳng bằng hoa bưởi thơm lâu dịu dàng
–o–
Xin ai chớ phụ hoa ngâu
Tham nơi quyền quý đi cầu mẫu đơn
Hoa ngâu đại diện cho quan hệ trai gái, hoa mẫu đơn đại diện cho quan hệ gia đình, quan hệ phụ mẫu, quan hệ thông gia môn đăng hộ đối.
–o–
Ngọc còn ẩn bóng cây ngâu
Em đang tùng phụ mẫu, dám đâu tự tình?
Hoa ngâu đại diện cho quan hệ tình cảm trai gái, phải đặt dưới quan hệ phụ mẫu, cho việc làm tròn chữ hiếu.
–o–
Hoa từ bi dãi nắng dầm sương
Hoa cam hoa quýt anh thương hoa nào
Anh thương hoa mận hoa đào
Còn bên hoa cúc lọt vào tay ai
Đào kia chưa thắm đã phai
Thoang thoảng hoa nhài mà lại thơm lâu
Xin chàng đừng phụ hoa ngâu
Tham vời phú quý đi cầu mẫu đơn
Dù chàng trăm giận nghìn hờn
Bông hoa dạ hợp đương cơn Tấn Tần
Hoa ngâu đại diện cho quan hệ tình cảm trai gái, phải đặt dưới quan hệ phụ mẫu.
–o–
Bông lài trộn lộn bông ngâu
Tiếc hường nhan bậu làm dâu bên Tàu
–o–
Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
CHIÊM HOA NGÂU
Chiêm hoa ngâu, bỏ đi đâu không gặt
–o–
Lúa chín hoa ngâu, đi đâu mà chẳng gặt
LÀNG NGÂU, CỐNG NGÂU
–o–
Đồn rằng Văn Điển vui thay
Ngoài phố chợ họp năm ngày một phiên
Tàu qua phố dưới, phố trên
Đình thì ở giữa hai bên rặng bàng
Làng Mơ cất rượu khê nồng
Làng Vọng dệt gối, chăn tằm làng Mui
Kẻ Giả thì bán bùi nhùi
Làng Lê bán phấn cho người tốt da
Kẻ Vọng khéo ngọc, khéo ngà
Đưa đem đi bán cho nhà kẻ sang
Kẻ Lủ thì bán bỏng rang
Trên Ô Hàng Đậu lắm hàng nhiều thay
Ngâu, Tựu thì bán dao phay
Dù đem chặt nứa gãy cây lại liền
Trong kho lắm bạc nhiều tiền
Để cho giấy lại chạy liền với dây.
–o–
Ai về Khương Hạ, Đình Gừng
Dưa chua, cà muối, xin đừng quên nhau
Dù ai buôn đâu bán đâu
Cũng không bỏ được cống Ngâu chợ Chùa
NGÂU VÀY
Tiếc quả hồng ngâm mà đem cho chuột vọc
Tiếc con người ngọc mà đem cho ngâu vày
Tiếc của Nam ta xây dựng, để cho Tây tung hoành