BÀ NGUYỆT – ÔNG NGUYỆT
Râu ông Tơ cắm cằm bà Nguyệt
—o—
Sáng trăng sáng cả bờ sông
Ta được cô ấy ta bồng ta chơi
Ta bồng ta tếch lên trời
Hỏi ông Nguyệt lão: Tốt đôi chăng là?
—o—
Ước gì anh lên được trời
Anh chôn bà Nguyệt, anh vùi ông Tơ
—o—
Ông Tơ, bà Nguyệt lừa ta
Lại thêm bà mối chả ra cái gì.
—o—
Em không trách ông Tơ
Không phiền bà Nguyệt
Trách phận mình sao thiệt long đong
—o—
Kìa cành trúc, nọ cành mai
Ông tơ bà nguyệt xe hoài chẳng thương
Một lần chờ, hai lần đợi,
Sớm lần nhớ, chớ lần thương,
Anh thương em nhưng bác mẹ họ hàng chẳng thương
—o—
Phải gặp Ông Tơ hỏi sơ cho biết
Gặp Bà Nguyệt gạn thiệt cho rành
Vì đâu hoa nọ lìa cành
Nợ duyên sao khéo dứt tình, hỡi em?
—o—
Gái này chẳng phải vừa đâu
Gái vỗ vai bà Nguyệt, gái câu ông Tơ hồng
Gái này tát bể tìm chồng
Lật núi tìm bạn, nghiêng đồng tìm con
—o—
Con dao bé bé sắc thay
Chuôi sừng bít bạc về tay ai cầm
Lòng tôi yêu trộm nhớ thầm
Trách ông Nguyệt lão xe lầm duyên ai
Duyên tôi còn thắm chưa phai
Hay là người đã nghe ai dỗ dành
—o—
Bắc thang lên đến tận trời
Bắt ông Nguyệt lão đánh mười cẳng tay
Đánh thôi, lại trói vào cây
Hỏi ông Nguyệt lão: nào dây tơ hồng?
Nào dây xe bắc xe đông
Nào dây xe vợ, xe chồng người ta?
Ông vụng xe, tôi lấy phải vợ già
Tôi thì đốt cửa, đốt nhà ông đi
TƠ NGUYỆT
Thương sao thấy mặt thương đành,
Hay là tơ nguyệt để dành cho anh
TUẾ NGUYỆT
Trơ gan cùng tuế nguyệt
MÃN NGUYỆT
Mãn nguyệt khai hoa
—o—
Bác mẹ sinh ra đá mấy hòn
Ôm ấp đêm ngày dạ héo hon
Mãn nguyệt khai hoa từ vỏ đá
Con con, mẹ mẹ mới vuông tròn
HOA NGUYỆT
Bước đi ba bước lại ngừng
Tuổi em còn nhỏ xin đừng nguyệt hoa
—o—
Bầm về bầm gọi: Con ơi!
Ra đây bầm bế đến chơi ngoài bà
Bố con đi nguyệt về hoa
Quên cửa quên nhà, chẳng nhớ đến con
—o—
Bậu trở lui về với chồng con bậu
Choa trở lui về với vợ con choa
Kẻo mai tê thiên hạ họ đồn xa
Trai mê dâm bỏ vợ, gái đắm nguyệt say hoa quên chồng .
—o—
Cỏng còng là cỏng còng cong
Làm cho con gái, mẹ chồng tốt tươi
Lão già tuổi bảy, tám mươi
Bỏ đường hoa nguyệt còn chơi cỏng còng.
Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga
Tưởng tơ, tơ tưởng vì tơ,
Trăng lồng bóng nguyệt, gió đưa phong tình
—o—
NGUYỆT
Ngày đêm trông bóng trăng tàn
Muốn riêng với nguyệt mà than một lời
Nguyệt rằng: vật đổi sao dời
Thân này vẫn để cho người soi chung
—o—
NHẬT NGUYỆT
Nhật nguyệt soi tỏ
NGUYỆT LẠC
Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
Canh khuya thao thức mạn thuyền
Biết người quân tử vượt biên chốn nào?
NGUYỆT NGA
Em đây quyết noi gương chị Nguyệt Nga
Mặc ai phỉnh dỗ chẳng xa lời nguyền
NGUYỆT : Cây
– Cây nguyệt quế
– Cây nguyệt quế núi
NGUYỆT – Nhân vật
– Chúa Nguyệt Hồ : Đền Chúa Nguyệt Hồ, Hương Vỹ, Yên Thế, Bắc Giang
NGUYỆT – Địa danh
– Sông Như Nguyệt
– Bãi Nguyệt Bàn Lục Đầu Giang
– Núi Nguyệt Hằng Sơn, An Lão, Bình Lục, Hà Nam : Núi An Lão còn được biết đến trong các tư liệu cổ và theo cách gọi của dân gian là núi Quế (Quế Sơn), hoặc Nguyệt Hằng Sơn, Tượng Sơn (giống hình con voi đang phục) và Lão Sơn (tên làng).
– Dải Nguyệt Hằng sơn (trăng trên đỉnh núi) hay còn gọi là núi Chè (tên núi gắn liền với tên làng) thuộc hai xã Liên Bão và Hoàn Sơn (Tiên Du, Bắc Ninh)
– Động Nguyệt thuộc thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn, Hà Giang
– Nguyêt Áng, Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội
– Xã Nguyệt Đức, Thuận Thành, Bắc Ninh
– Chùa Nguyệt Hằng, Thôn Núi Đông, Hoàn Sơn, Tiên Du, Bắc Ninh
– Xã Nguyệt Cư, Tiên Cát, Việt Trì, Phú Thọ
– Xã Nguyệt Cư, Minh Nông, Việt Trì, Phú Thọ
– Xã Nguyệt Đức, Yên Lạc, Vĩnh Phúc
– Chùa Nguyệt Quang, Đông Khê, Ngô Quyền, Hải Phòng
– Thôn Nguyệt Lũ, Tây Tiến, Tiền Hải, Thái Bình : Chùa Nguyệt Quang
– Nguyệt Bói, Yên Tân, Ý Yên, Nam Định
– Xã Nguyệt An, Ngọc Lặc, Thanh Hoá
– Xã Nguyệt Ấn, Ngọc Lặc, Thanh Hoá
– Làng Nguyệt Sơn, Nguyệt Ấn, Ngọc Lặc, Thanh Hoá
– Thôn Nguyệt Viên, Làng Nguyệt Viên, Hoằng Hoá, Thanh Hoá
– Xã Nguyệt Hoá, Càng Long, Trà Vinh
– Chùa Nguyệt, An Lạc, Chí Linh, Hải Dương
– Chùa Nguyệt Chiếu, Hưng Đạo, Chí Linh, Hải Dương
– Chùa Nguyệt Thắng, Phù Liễn, Hồng Phong, Nam Sác, Hải Dương