BỐN LOẠI GIẶC & CÁC VỊ ANH HÙNG ĐÁNH GIẶC THỜI HÙNG VƯƠNG 6

Loading

4 loại giặc
– Giặc Ma Lôi
– Giặc Mũi Đỏ :
– – Được mô tả là loài quỷ gây bệnh tật hoặc một loại giặc trực tiếp tấn công người dân. Giặc này xuất hiện nhiều đời vua Hùng Vương khác nhau, trong đó có thời vùa Hùng Vương thứ 6.
– – Theo thần tích, hai anh em Vũ Dục Công và Vũ Minh Công sống dưới thời vua Hùng Vương thứ 6 có công dập tắt bệnh cứu dân trong trang Hà Lỗ và các vùng lân cận, nên vua phong Vũ Dục Công là Khâm thiên nguyên soái và Vũ Minh Công là Minh nghị triều chính đại tướng công. Về sau hai ngài có công chống giặc Xích Tị (mũi đỏ) nên lần lượt được phong Thiết chế đại tướng công và Tham tán mưu sự đại tướng công, khi mất vua lại truy phong làm thượng đẳng phúc thần và cho thờ tại 42 nơi khác nhau. Dân tôn Vũ Dục Công làm Thiên uy đại vương và Vũ Minh Công làm Minh uy đại vương. Như vậy, trong tích này dịch bệnh và giặc Mũi Đỏ không được đồng hoá với nhau.
– Giặc Xích Quỷ :
– – Động giặc Xích Quỷ ở gần núi Nghĩa Lĩnh (nay thuộc Việt Trì, Phú Thọ).
– – Tướng giặc Đằng Xà bị Đổng Sóc Thiên Vương chém thành ba khúc.
– Giặc Ân
– – Giặc Ân đóng ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Quế Võ, Bắc Ninh). Vùng núi Trâu Sơn được cho là vùng núi Châu Cầu xã Châu Phong, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, góc giữa sông Cầu và sông Đuống của Lục Đầu Giang.
– – Tướng giặc Ân Vương : đầu văng ra thành núi Độc dãy Phả Lại
– – Tướng giặc Thạch Linh : bị chém bởi gươm thần của tướng Hùng Lang (thờ ở đền Trình Ngũ Nhạc Linh Từ chùa Hương)
Vì thời Hùng Vương 6 là giai đoạn chuyển đổi thời kỳ nên có thể giặc lơi dụng tình hình dịch bệnh để tấn công đất nước ta, vì dịch bệnh giống như giặc trong và giặc xâm lược là giặc ngoài; hoặc giặc cũng chủ động gây lây lan dịch bệnh, cho nên trong tích sử không phân biệt hai loại giặc này với nhau.
Giặc Mũi Đỏ, Quỷ Đỏ, Ma Nhung … được mô tả chi tiết hơn trong các sự tích liên quan đến các thời Hùng Vương khác
– Sự tích làng Thổ Hà : “Lúc bấy giờ trong nước có giặc Quỷ mũi đỏ, một vị quan thị hầu vua bị bệnh ngã nhào xuống đất và sau đó bệnh tật lan khắp mọi nơi. Trong nước nhiều nơi mắc bệnh, người ốm người chết thiệt hại rất nhiều. Nhà vua vội truyền hịch đi các nơi: Nếu ai trừ được giặc Quỷ vua sẽ gia phong tước lộc. Lão Tử vâng mệnh, đến nơi có giặc Quỷ, người liền niệm chú. Xong, ngài lại thư phù vào gậy trúc và phóng đi bốn phương. Các nơi đều trở nên yên ổn. Quan địa phương tâu với triều đình, vua liền mời Lão Tử đến ban thưởng, mở tiệc khoản đãi và phong người là Đệ nhất nhân. Lại cho ngài được hưởng thực ấp ở vùng An Việt huyện. Người bái tạ đức vua và trở về Thổ Hà trang”.
– Sự tích thần Độc Cước thờ ở đền Độc Cước, Bỉm Sơn, Thanh Hoá đánh giặc Quỷ Đỏ, giặc Ma Nhung ngoài biển : Quỷ đỏ mình trùng trục, mõm dài răng nhọn rất thích ăn thịt người, chúng sinh sống ngoài biển khơi và hay về vùng Sầm Sơn, Thanh Hóa làm hại dân. Chúng thường chọn những người ngư dân ra khơi đánh cá để bắt và ăn tươi nuốt sống, khiến dân chúng không khỏi khiếp sợ. Khi không còn dân chài nào dám ra biển, chúng đã mò vào vùng đất liền để tàn sát hàng loạt người dân từ già trẻ, gái trai không tha một ai. Ai nấy đều chỉ còn cách rời làng xóm đi xứ khác, khiến cảnh vật nơi đây vô cùng tan hoang, tiêu điều. Trong vùng có một đứa trẻ mồ côi, tương truyền là con của Mẫu Núi, chú bé lớn nhanh như thổi, cao lớn khác thường trở thành một chàng trai cao to vạm vỡ. Với sức mạnh hơn người, chàng trai ra sức tiêu diệt, đẩy lùi được nạn Quỷ đỏ bảo vệ dân làng, bằng lưỡi búa sắc bén của mình. Biết không thể làm được gì chàng trai trẻ, lũ Quỷ đỏ nhân lúc chàng ra khơi xa, tìm cách lẻn vào đất liền tàn sát dân làng, giết hại nhiều phụ nữ, trẻ con. Khi chàng trở về thì bọn chúng lại thay nhau phá ngoài khơi. Căm phẫn lũ Quỷ, chàng trai tự dùng búa chẻ đôi người mình ra. Một nửa thân và một chân đứng ngự trên đỉnh Sầm Sơn canh giữ bản làng, còn một nửa thân và một chân theo thuyền bè hộ vệ dân chài ra khơi. Từ đấy, lũ Quỷ không còn dám quấy nhiễu nữa. Về sau, Ngọc Hoàng cảm phục tấm lòng của chàng cho thiên sứ mời về trời, ban nhiều phép thuật và phong danh hiệu “Thần Độc Cước”.
Sự tích làng Thổ Hà gọi dịch bệnh là giặc Quỷ, trong sự tích thần Độc Cưới, chỉ gọi quỷ là giặc không gọi dịch bệnh, cũng không mô tả dịch bệnh. Vậy để khách quan, ở đây cứ xin liệt kê các loại giặc này chung với nhau.
—o—o—o—
NHỮNG NGƯỜI ĐÁNH GIẶC
– Giặc Ma Lôi
– – Xà Công (Ông Rắn) và Bạch Công (Ông Đất) đánh giặc Ma Lôi và Xích Tỵ (giặc Mũi Đỏ) thành hoàng làng Vĩnh Ninh (nay là làng Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội)
– – Bột Hải Đại Vương (Đức Thánh Cả) thờ ở đền Đức Thánh Cả, thôn Thái Bình, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hoà, Hà Nội
– Giặc Mũi Đỏ
– – Xà Công (Ông Rắn) và Bạch Công (Ông Đất) đánh giặc Ma Lôi và Xích Tỵ (giặc Mũi Đỏ) thờ ở đình làng Vĩnh Ninh (nay là làng Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Hà Nội)
– – Hai anh em ngài Vũ Dục Công (Khâm thiên nguyên soái) và Vũ Minh Công (Minh nghị triều chính đại tướng công) chống giặc Mũi Đỏ, thành hoàng làng Hà Lỗ (nay là thôn Hà Lỗ, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội). Hai ông còn được thờ ở đình Hà Hương còn có tên nôm là đình Giỗ Hương, thôn Hà Hương, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội.
– – Thiên Can, thành hoàng làng Đồng Kỵ (nay thuộc phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)
– – Bột Hải Đại Vương (Đức Thánh Cả) thờ ở đền Đức Thánh Cả, thôn Thái Bình, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hoà, Hà Nội
– – Bột Hải Đại Vương (Đức Thánh Cả) thờ ở đền Đức Thánh Cả, thôn Thái Bình, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hoà, Hà Nội
– Giặc Xích Quỷ
– – Thiên Can, thành hoàng làng Đồng Kỵ (nay thuộc phường Đồng Kỵ, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh)
– – Thánh Gióng, sự tích làng Bộ Đẩu : “Thiên thần lập tức xông thẳng tới nơi giặc ở Động Xích Quỉ bên núi Ngũ Lĩnh. Tướng giặc Đằng Xà bấy giờ đang giữa trăm quân hầu cận, trông thấy ngài bèn hồn bay phách lạc. Bọn tả hữu vội tẩu tán. Thần tướng bắt sống được tướng giặc Đằng Xà bên chân núi Ngũ Lĩnh, chém nó thành ba đoạn. Tàn quân giặc Xích Quỉ bị đánh tan tác như tro bụi. Thần tướng trở gót một mạch về triều, tới trước mặt vua nói: Ơn bú mớm thật là sâu nặng, Xin nhà vua hãy thay ta chăm sóc mẹ. Dứt lời thiên thần cầm đao long vút thẳng lên trời”.
– Giặc Ân
– – Thánh Gióng chém đầu tướng giặc Ân Vương
– – Hùng Lang (ông Hoàng Hổ trong múa hát Ải Lao) thờ ở đền Trình chùa Hương Ngũ Nhạc Linh Từ (bằng kiếm thần) chém đầu tướng giặc Thạch Linh
– – Lý Tiến (ông Câu trong múa hát Ải Lao) : Trước khi Gióng ra đời, vùng ven sông Tô Lịch (Hà Nội) đã có ông Lý Tiến vâng mệnh vua Hùng cầm quân chống giặc Ân. Trong trận chiến ở Vũ Ninh (nay là Quế Võ), không may ông bị tên bắn vào ngực, ông chạy về chết ở quê nhà. Ngày nay ở phố Hàng Cá, Hà Nội, còn mộ và đền thờ ông, là đình Hàng Cá.
– – Tổ sư thợ rào đã rèn đồ sắt cho ông Gióng thờ ở Nghè Ba Chạ, mộ ở Đồng Rào, nay ở thôn Từ Phong, xã Cách Bi, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh, cũng trực tiếp ra trận
– – Bột Hải Đại Vương (Đức Thánh Cả) thờ ở đền Đức Thánh Cả, thôn Thái Bình, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hoà, Hà Nội
– – Bột Hải Đại Vương (Đức Thánh Cả) thờ ở đền Đức Thánh Cả, thôn Thái Bình, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hoà, Hà Nội
– – Lang Liêu, con vua Hùng Vương 6, sau là vua Hùng Vương 7, mang quân từ kinh đô Phong Châu hội quân với Gióng. Trên đường đi thì có người con gái tên là Ngọc Tiêu dẫn người từ núi Tam Đảo đến tụ nghĩa dưới trướng của quân đội Lang Liêu. Sau đó Lang Liêu, Ngọc Tiêu cùng dẫn quân theo tụ nghĩa với nghĩa quân của Gióng. Sau khi thắng giặc Lang Liêu cũng về Phong Châu. Người con gái tên Ngọc Tiêu cùng Lang Liêu đánh giặc Ân xong thì về lại núi Tam Đảo (sau này Lang Liêu kế vị làm vua Hùng thứ bảy thì lên núi Tam Đảo đón nàng về kinh đô Phong Châu làm vợ).
– – Hai anh em ngài Vũ Dục Công (Khâm thiên nguyên soái) và Vũ Minh Công (Minh nghị triều chính đại tướng công) chống giặc Mũi Đỏ, thành hoàng làng Hà Lỗ (nay là thôn Hà Lỗ, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội) nhập quân với ông Gióng ở làng Rỗ. Sau khi Gióng lên trời, người em phi ngựa đến gò Hà Nham núi Độc rồi biến mất, người anh sau này cũng hóa ở làng Tuy Xá (Đại Từ, Thái Nguyên)
– – Lạc tướng là Dương Minh Thắng được vua Hùng cử đi đánh giặc Ân ở đất Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh, sau đó theo Thánh Gióng. Lạc tướng Dương Minh Thắng ở lại bộ Vũ Ninh lập doanh trại, đóng đồn bảo vệ lãnh thổ Văn Lang lâu dài.
– – Hai tướng Trương Chiêu (Chiêu Ứng đại vương), Trương Tuấn (Nội minh đại vương) đem quân trấn thủ ở huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn chặn giặc Ân, nhưng sau nhiều trận giao tranh không phân thắng bại, sau đó theo Thánh Gióng. Sau khi thắng giặc, Trương Chiêu, Trương Tuấn quay về kinh đô Phong Châu (2 năm sau, hai ông này vâng lệnh vua Hùng đi dẹp giặc Ô Lý ở Châu Hoan. Thắng trận rồi cũng bay về trời).
– – Hùng Linh Công (cháu ruột vua Hùng thứ 6 – theo Ngọc phả quốc lục) đánh giặc Ân ở Hiệp Hoà, sau đó thấy thế giặc mạnh về tâu với vua Hùng để tìm người tài, sau đó vua Hùng mới cử sứ giả đi tìm và Thánh Gióng xuất hiện. Giặc tan, Hùng Linh Công lui quân về xã Hiệp Hòa, theo truyền thuyết thì ông này cũng bay về trời. Ông được thờ ở đền Y Sơn được xây dựng dưới chân núi thuộc xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang, bao gồm đền Hạ, đền Thượng, giếng Tiên và chùa.
– – Quách Nhân (Ông Cầm Vồ) ở làng Trung Mầu (Gia Lâm, Hà Nội), đang cầm vồ đập đất giữa ruộng, nghe tin Gióng đi đánh giặc liền bỏ dở công việc vác vồ đi theo. Vì vậy ở đình Trung Mậu có thờ ông Cầm Vồ, cứ đến hội Gióng người ta đều rước ông Cầm Vồ lên đền Gióng dự hội.
– – Hai anh em đang đập đất ở Võ Giàng (nay là Quế Võ) nghe tin đoàn quân đánh giặc Ân của Thánh Gióng cũng đi theo. Anh ở làng Cán (Can Vũ, Bắc Ninh), em ở làng Ngườm (Nghiêm Xá, Bắc Ninh). Một hôm đang làm ruộng thì nghe tin quân ông Gióng đánh giặc Ân đi ngang qua làng liền cầm vồ đến gặp xin đi theo. Sau khi thắng trận hai anh em theo Gióng lên Sóc Sơn. Gióng hóa ở đấy, còn họ về quê ít lâu sau cũng hóa luôn. Chiếc vồ của người em bằng tre về sau biến thành rừng tre, chiếc vồ của người anh bằng gỗ sau biến thành rừng gỗ.
– Năm anh em sinh năm ở làng Na (nay là làng Y Na, Quế Võ, Bắc Ninh) cũng mộ quân đi theo Gióng. Ở làng Y Na có một bà mẹ ăn ở tốt, một hôm có cầu vồng ngũ sắc hiện lên trời và sa xuống thẳng người đàn bà này,sau đó bà mang thai năm người con trai. Lớn lên năm anh em xung phong đi đánh giặc Ân dưới sự chiêu mộ của vua Hùng nhưng không thắng, phải rút về. Sau này họ đến nhập hội với ông Gióng ở núi Trâu. Đánh bại giặc Ân, năm người được vua Hùng thưởng cho vùng đất Vũ Ninh nắm giữ rồi hóa tại đây. Về sau làng Y Na chia làm hai: Làng anh giữ tên Y Na và thờ ba ông đầu, làng em lấy tên làng Bò (nay là Bò Sơn) thờ hai ông sau. Hai làng kết nghĩa lâu đời, từ đó đến nay trai gái hai làng không lấy nhau
– – Trâu/Châu Đô Thống :
– – – Tên là Bùi Duy Trí, người làng Phù Minh, nay là thôn Phù Dực, xã Phù Đổng là vị tướng quân thời Hùng Vương, đã được cử theo Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc lập công. Sau khi đánh tan quân giặc, Thánh Gióng bay về trời, còn Ðô Thống thu quân hạ trại tại Lệ Chi để tiêu diệt nốt bọn nổi loạn, rồi ông lâm bệnh và mất ở đó. Dân làng suy tôn ông là Thành hoàng, lập nghè ở ven dòng Thiên Ðức. Mộ phần của Tướng Châu Đô Thống theo ý nguyện, được chôn tại quê nhà, trước phía Đền Gióng hướng về phía Đền Mẫu và làng Lệ Chi Nam.
– – – Mộ ở xóm Vận Hang, trước đền Thượng (đền Gióng Phù Đổng).
– – – Đình Chi Nam, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội
– – – Đình Chi Đông và chùa Hương Hải (tên chữ là Hương Hải tự hay còn gọi theo tên địa danh hành chính của làng là chùa Chi Đông) hiện nay thuộc thôn Chi Đông, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
– – Trấn Quốc Đại tướng quân
– – – Trấn quốc Đại tướng quân, là một trong 6 vị dũng tướng đã cùng. Phù Đổng Thiên vương dẫn binh đánh bại giặc Ân.
– – – Đền Hiển Ứng – Miếu Chợ (mộ) ở phía sau, cách đền Gióng Phù Đổng 200 mét.
– – Bạch Sam
– – – Đình Hiệp Phù, thuộc thôn 6, xã Ninh Hiệp
– – Minh Công, Nghiêm Công, Trị Công
– – – Sự tích : Tam vị tướng anh em Minh Công, Nghiêm Công, Trị Công, chiêu quân cùng Thánh Gióng giúp Vua Hùng đánh giặc Ân.
– – – Đình làng Đại Lâm, xã Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh
– – Châu Việt
– – – Sự tích : Để nắm được nội tình của giặc và hỗ trợ cho Thánh Gióng trước khi xuất trận, vua Hùng Huy Vương đã lựa chọn và cử một thiếu nữ rất gan dạ, dũng cảm, thông minh, nhanh trí tên là Châu Việt xuống vùng Vũ Ninh để dò xét tình hình giặc Ân, giúp Thánh Gióng. Để thuận tiện cho thực hiện nhiệm vụ, Châu Việt đã mở một quán hàng ở Tam Quan thuộc làng Châu Cầu (nay là làng Thanh Nhàn- một trong bốn làng thôn thuộc xã Châu Phong, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). Đây là lối đi chính dẫn vào doanh trại giặc Ân đóng trên núi Ba Bậc thuộc dãy Trâu Sơn ở làng Thất Gian cùng xã Châu Phong. Thấy có quán hàng, người chủ quán là một cô gái xinh đẹp, bọn giặc Ân ham mê tửu sắc thường kéo nhau ra quán la cà uống rượu, chêu chọc người đẹp. Nhân khi chúng ngà ngà say, Châu Việt khéo léo gợi chuyện quân binh, bọn chúng để lấy oai với nàng liền tranh nhau nói hết; có khi thì Châu Việt bề ngoài lo rượu thịt phục vụ nhưng tai vẫn chú ý lắng nghe bọn giặc trò chuyện; thế là nhiều bí mật quân cơ, bọn chúng không khảo mà xưng bằng hết. Khi Thánh Gióng kéo quân đến Vũ Ninh đánh giặc, Châu Việt đã tìm tới quân doanh nói rõ từng nơi bố phòng, vị trí đóng quân cho đến kho lương thảo của chúng, nhờ đó chẳng mấy chốc Gióng dẹp tan giặc, lúc trở về ngài có ghé qua Tam Quan cám ơn Châu Việt, rồi lại tung vó ngựa sắt về Sóc Sơn mà hóa về trời.
– – – Đình làng Châu Cầu, nay là làng Thanh Nhàn một trong bốn làng thôn thuộc xã Châu Phong, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
– – Đỗ Phụng Trân (An Dương Quảng Bác Đại Vương)
– – – Sự tích : Ông là tướng cầm vồ của Thánh Gióng.
– – – Đền, đình, miếu thờ Đỗ Phụng Trân ở 5 làng: Khê Kiều, La Uyên, Phú Lễ, La Điền, Thượng Điền huyện Vũ Thư – Thái Bình
Chia sẻ:
Scroll to Top